Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 18 trang )

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Lời nói đầu:

Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp ra đời ngày
càng nhiều, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhưng đồng thời phải thể hiện
được bản sắc cùng nét văn hoá riêng của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử
dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một
“tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại
sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có
giá trị? Trong nội dung bài tiểu luận này chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề này.
I. Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp?
Để hiểu thế nào là văn hóa doanh nghiệp, đầu tiên ta cần hiểu thế nào là văn hóa.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi
tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định
nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống
động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra
trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã
cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó
từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả cũng
như đối với các doanh nghiệp. Chúng ta đều đồng ý nó tồn tại và khẳng định nó rất
quan trọng. Nhưng chúng ta lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về văn hoá
doanh nghiệp:
“Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan
niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi
phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong
việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.
“Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá tâp trung và toả sáng trong các thiết chế, các


đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung
thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của
doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra
chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp,
ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi
quá trình sản xuất kinh doanh …)”
Văn hoá doanh ngiệp bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo nhằm cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng suất tạo ra của cải vật chất để làm giàu cho bản thân và cho xã hội.
Bằng sức sáng tạo của mình các doanh nghiệp đang cố gắng làm ra của cải cho xã
hội với chi phí thấp nhất. Văn hoá doanh nghiệp còn thể hiện ở sự tương trợ lẫn nhau
và đóng góp nhiều vào công tác từ thiện như xây trường học, các công trình xây
dựng, cầu cống, bệnh viện...
Ngoài ra vấn đề làm giàu trong sạch cũng là một nét đẹp không thể thiếu được
trong văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể làm giàu không trong sạch, sau
đó dùng công tác xã hội để tô vẽ cho mình. Trong cơ chế thị trường như hiện nay,
văn hoá doanh nghiệp bao gồm một môi trường làm việc chuyên nghiệp mà trong đó
sự chuyên nghiệp được thể hiện qua chuyên môn của từng cá nhân riêng lẻ.
Văn hoá doanh nghiệp còn thể hiện qua việc xây dựng các sản phẩm hàng hoá có
thương hiệu. Một khi các sản phẩm hàng hoá đã khẳng định được thương hiệu thì
sản phẩm hoặc hàng hoá đó giữ gìn được qua rất nhiều đời, có khi hàng trăm năm.
Điều này rất quan trọng, qua thương hiệu của sản phẩm nói lên được mức độ phát
triển và sự văn minh của xã hội đó. Trong một xã hội văn minh và ổn định, người
tiêu dùng chỉ mua và sử dụng những hàng hoá nào có thương hiệu. Đây chính là điều
lớn mà văn hoá doanh nghiệp đã làm được. Bởi bản chất của văn hoá đó là cái đẹp,
cái tốt, là cái có chất lượng được tin cậy. Một thị trường có số hàng hoá có thương
hiệu nhiều bao nhiêu thì nó sẽ làm diện mạo của thị trường đó sang trọng, văn minh
và ổn định vững vàng lên bấy nhiêu. Một bản chất văn hoá nữa của văn hoá doanh
nghiệp đó là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tạo ra được uy tín nhất định
cho doanh nghiệp và từ đó góp phần tạo nên nét văn hoá nho nhỏ cho doanh nghiệp
và bản sắc riêng của từng quốc gia. Một sản phẩm có bề dày thời gian càng lâu càng

chứng tỏ được chất lượng của nó. Bởi trải qua bao nhiêu thời gian thì sản phẩm đó
có bấy nhiêu lần cải tiến cả về chất lượng lẫn mẫu mã và ngày càng tốt lên, đẹp lên,
hoàn thiện hơn. Các sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra góp phần tạo nên diện mạo
của chính doanh nghiệp đó và nó trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh
tế của một Nhà nước.
Ngoài ra, nói đến văn hoá doanh nghiệp không thể không nói đến cách ứng xử,
giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên và Sếp, giữa nhân viên và nhân viên, giữa khách
và chủ... Mà trong đó vấn đề nổi cộm nhất là cách dùng từ nơi công sở. Cảnh Sếp
văng tục, chửi thề trước mặt nhân viên và nhân viên văng tục trước mặt Sếp vẫn diễn
ra hàng ngày và nhiều người cho đó là điều bình thường không cần bận tâm. Tuy có
người cũng ý thức được đấy là những ngôn từ phản văn hoá, nhưng đã thành thói
quen mất rồi!. Cũng có nhiều người cho rằng xưng hô mày, tao hay văng tục, chửi
thề trước mặt nhân viên là thể hiện sự hoà đồng, sự gần gũi... Nhưng có rất nhiều
cách để có thể tạo được sự hoà đồng và gần gũi với nhân viên chứ không phải bằng
cách mày tao chí tớ như vậy.
II. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp, đặc
biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau
về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng
miền địa lý, tư tưởng văn hóa... Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn
tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp
với thực tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn
hoá đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên
vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vây việc xây dựng văn hoá
doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và hết sức quan trọng, nó là sức mạnh cạnh
tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào thiếu đi yếu tố
văn hoá, tri trức thì khó có thể đứng vững được và tồn tại được. Cụ thể văn hoá
doanh nghiệp có những vai trò sau:
√ Văn hoá doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giống như khi ta

thể hiện thái độ tại sao phải sống, sống làm gì và sống như thế nào? Khi mỗi doanh
nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng
muốn làm việc quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc. Tạo
cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng thấy tự hào mình là thành viên của doanh
nghiệp chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Khi văn hóa
doanh nghiệp hình thành nên giá trị và lòng tin của mọi thành viên trong tập thể,
người lao động sẽ làm việc mà không nghĩ đến tiền thưởng. Chẳng hạn, nếu lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp xoay quanh nguyên tắc sáng tạo và chất lượng sản
phẩm là niềm tự hào của Công ty, cá nhân trong Công ty xem sự thỏa mãn của mình
gắn liền với điều này, doanh nghiệp sẽ ít cần đến các giải pháp động viên về mặt tiền
bạc. Vì vậy xây dựng môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người
lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp chính là môi trường sống
của họ là điều mà các doanh nghiệp rất nên quan tâm.
√ Văn hóa doanh nghiệp còn quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp ở chỗ: Nó
giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều
người cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn,
văn hoá doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực
làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh...
+Giảm xung đột.
Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các
thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành
động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu
tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
+Điều phối và kiểm soát.
Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu
chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một
quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn
phải xem xét.
+Tạo động lực làm việc.
Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất

công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa
các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hoá doanh
nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện
vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng
“chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động
lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn
mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái,
được đồng nghiệp tôn trọng.
+Lợi thế cạnh tranh.
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu
quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp
doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
√ Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ để minh chúng cho tầm quan trọng của văn
hóa doanh nghiệp, đã giúp cho một số doanh nghiệp đi đến thành công: Theo tâm sự
của ông Nguyễn Ngọc Sang, Tổng giám đốc Công ty Liksin “Người giỏi hay đi, làm
sao giữ chân được họ? Đừng ràng buộc họ bằng tiền lương, chức vụ, vì những thứ
này không có nhiều, mà phải tạo được sự liên kết bằng văn hóa doanh nghiệp”. Và
trên thực tế ông đã xây dựng thành công mô hình này, như một bí quyết kinh doanh.
Đó là minh bạch, công bằng, công khai mọi hoạt động thực tế của công ty. Hằng
năm, Liksin tổ chức cho nhân viên đi du lịch, riêng những cá nhân xuất sắc được đi
tour xuyên Việt: Lăng Bác Hồ, Đền Hùng, Khu di tích Mỹ Sơn…Nhân viên kết hôn
được công ty tặng nhẫn cưới. Kết quả là “nước nổi thuyền nổi”, công ty ăn nên làm
ra, thu nhập bình quân lao động 3,5 triệu đồng/tháng. Gần 100% công nhân khi được
tham khảo trả lời “muốn làm việc tại Liksin do thu nhập ổn định, công việc phù hợp
và môi trường tốt”.
Còn ở Công ty Vietravel (Công ty Du lịch – Tiếp thị giao thông vận tải), mục tiêu
đặt ra là giúp mọi người hiểu rõ mình là ai, tương lai mình ở đâu? Hằng năm, công ty
tổ chức ngày hội gia đình Vietravel; gặp gỡ, trao đổi và xây dựng mối quan hệ hỗ trợ
giữa ban giám đốc, nhân viên và gia đình họ. Mỗi năm một lần, toàn thể nhân viên
và cán bộ công ty bỏ phiếu tín nhiệm phó giám đốc, giám đốc và tổng giám đốc. Hai

năm liền, nếu ai không được đủ số phiếu tín nhiệm thì không được giữ chức. Việc bổ
nhiệm cũng chỉ có giá trị cao nhất là 3 năm. “Việc một nhân viên giỏi đươc bổ
nhiệm vào chức vụ lãnh đạo cũng như việc một cán bộ tự nguyện từ chức vì không
đáp ứng được yêu cầu công việc là chuyện bình thường”, ông Nguyễn Quốc Kỳ,
Tổng giám đốc Vietravel nói. Vì vậy, công ty đã xây dựng được một bộ máy năng
động, hiệu quả. Doanh số năm đầu thành lập chỉ 7 tỷ đồng, năm 2002 đạt 170 tỷ
đồng, năm 2004 doanh số lên tới 288 tỷ đồng.
Một ví dụ nữa là Công ty Bao bì Việt (V-Pack), Giám đốc Trần Mạnh Hùng đã
khẳng định “Con người quyết định tới 80% hiệu quả của doanh nghiệp, vì vậy phải
quan tâm tới đào tạo đội ngũ và nâng cao khả năng hoạt động của họ”. Và “cú hích”
cho bộ máy chính là việc trả lương theo mức đống góp của nhân viên và khuyến
khích tin thần cầu tiến của mỗi người. Công ty định ra 30 tiêu chí để đánh giá chính
xác khả năng của cán bộ, bố trí đúng người đúng việc; nâng cao hiệu quả hoạt động,
quản lý của doanh nghiệp. Kết quả doanh thu bán hàng công ty tăng đều đặn
35%/năm. Bộ máy quản lý vận hành suôn sẽ, chủ động mà không cần sự can thiệp
nhiều của cấp lãnh đạo.
Ba câu chuyện nhỏ về văn hóa ứng xử, nhưng trên thực tế nó đã làm nên chuyện
lớn cho doanh nghiệp. Mà sức mạnh lớn nhất chính là sự liên kết, phát huy được
nguồn lực – vốn quý không thể thiếu của doanh nghiêp. Từ đó thấy được tầm quan
trọng của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
III. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
• Thuận lợi:
Trong thời kỳ Pháp thuộc, chúng ta cũng có những doanh nhân không chỉ làm giàu
cho mình mà còn làm giàu cho đất nước như Bạch Thái Bưởi, vừa làm giàu vừa quan
tâm những hoạt động xã hội từ thiện như Nguyễn Sơn Hà… Trên khắp đất nước ta,
trong những năm bị đế quốc thống trị, đã không ít những doanh nhân ý thức được
nỗi đau mất nước, luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh - một nội dung cơ
bản của văn hóa doanh nghiệp.
Từ khi công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần hình thành

mục đích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và lợi
ích của cả dân tộc. Song, ngày nay, mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp gắn
với công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, vì lợi ích của cá nhân, gia đình và lợi
ích của cả đất nước, dân tộc. Khác với doanh nhân các nước kinh tế phát triển và
cũng không nên bị nhìn nhận như giai cấp bóc lột, doanh nhân nước ta ngày nay
cũng có nỗi nhục của một dân tộc kiên cường, thông minh mà vẫn phải chịu cảnh lạc
hậu, kém phát triển. Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân,
mà còn vì sự phát triển của quê hương, của mỗi huyện, tỉnh; động cơ đó thúc đẩy
mỗi doanh nhân vươn lên. Mục đích ấy đang được thể hiện ngày càng rõ nét trong
chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp; cũng đã được thể hiện trong các doanh
nghiệp có hàng hoá được người tiêu dùng bình chọn đạt chất lượng cao trong những
năm gần đây. Cũng cần thấy rằng mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân ở nước
ta hiện nay cũng rất đa dạng về tính chất, bởi vì lẽ sống của con người là đa dạng,
phong phú, nhiều màu vẻ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn
chuyển đổi, thể chế kinh tế cũng đang được chuyển đổi từng bước.
Đồng thời mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân ở nước ta hiện nay cũng rất đa
dạng về tính chất.
Văn hoá doanh nghiệp của từng doanh nghiệp Việt Nam có những nét chung của
văn hoá doanh nghiệp Việt Nam và những nét riêng của từng doanh nghiệp.
• Khó khăn:

×