Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Giáo trình kế toán doanh nghiệp dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 170 trang )

TS. LÊ THỊ THANH HẢI (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

KẾ TOÁN DOMi NtHỆP DỊCH vụ


i

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DUC VIÊT NAM





NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CT

; Chửng từ

DDCK

: Dờ dang cuối kỳ



DN

: Doanh nghiệp

GTGT

: Giá trị gla tăng

HH

: Hàng hoá

KH

: Khách hàng

KKĐK

: Kiểm kê định kỳ

KKTX

; Kê khai thường xuyên

N

: Ngày

NCTT


: Nhân công trực tiếp

NK

: Nhật ký

NKBK

: Nhật ký bán hàng

NKC

: Nhật ký chung

NKCT

: Nhật ký chi tiền

NKTT

: Nhật ký thu tiền

NTGS

: Ngày tháng ghi sổ

NVLTT

: Nguyên, vật liệu trực tiếp


PB

: Bảng phân bố

PS

: Phát sinh

s

: Số

SL

: Số lượng

SPS

; Số phát sinh

sxc

: Sản xuất chung

TK

: Tài khoản

TN


: Thu nhập

TP

: Thành phẩm

TS

: Thuế suất

TSCĐ

: Tài sản cố định

TT

: Thành tiền

XĐKQ

: Xác định kết quả


Chưong 1

TÓ CHỨC CÔNG TÁC KÉ TOÁN TRONG
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH v ụ







Tô chức công tác kê toán là một trong những nội dung quan trọng
trong tổ chức công tác quản lý. Tổ chức tốt công tác kế toán giúp
cung cấp thông tin kế toán hữu ích phục vụ quản lý doanh nghiệp
(DN). Các DN khác nhau về chức năng, nhiệm vụ. đặc điếm hoạt
động sản xuất kinh doanh, quy mô,... thi việc tổ chức công tác kế toán
cũng không hoàn toàn giống nhau. Tại các DN kinh doanh dịch vụ,
với nhĩrng đặc thù riêng của ngành nên việc tổ chức côno; tác kể toán
cũng có những đặc trưng riêng.

1.1. ĐẶC ĐIẺM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH








vụ
«

Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung ứng lao vụ, dịch vụ phục
vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống dân cư cũng như phục vụ cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh toàn xã hội.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng. Các hoạt động kinh
doanh dịch vụ có thể được thực hiện và cung ứng đơn lẻ, có thê được

thực hiện và cung ứng đồna thời trong một "gói dịch V ỊI" nào đó và
mang tính chất bổ trợ nhau. Do vậy, việc hạch toán chi tiết doanh thu,
chi phí cho từng hoạt động dịch vụ cung ứng không đơn giản.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ cỏ tinh không tách rời. Quá trình
sản xuất, phục VỊI và tiêu thụ thường gắn liền với nhau; quá trình sản
xuất sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó
khó có thể phân biệt một cách rõ ràng chi phí ờ từng khâu sản xuất và
tiêu thụ. Vì vậy, tuỳ theo từng loại hoạt động dịch vụ đặc thù mà xác
định nội dung chi phí phù hợp cấu thành nên giá sản phẩm.


Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính rủi ro cao và tính hô trợ
lẫn nhau. Có những loại hoạt động dịch vụ để hoàn thành sàn phấm
dịch vụ, DN phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau nhưng đôi khi
vẫn không hoàn thành được sản phẩm như mong muốn, trong khi đó
kết quả cùa nó (nếu có) thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng. Ví
dụ như hoạt động hội chợ triển lãm, chi phí cho trước ngày tố chức
hội chợ là rất lớn như chi phí quảng cáo, in giấy mời, chi phí chuẩn bị
cho các gian hàng,... nhưng kết quả có thê có rất ít khách hàng. Khi
đã có khách hàng thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng thu nhập
như khách sạn, vận chuyển, bưu điện, hải quan, thuế,...
Hoạt động kinh doanh dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
con ngườL Chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng lớn trong tong
chi phí kinh doanh dịch vụ, còn các chi phí về nguyên, vật liệu và chi
phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối
với những loại hoạt động dịch vụ mang tính kỹ thuật, hàm lượng chi
phí về chất xám trong sản phẩm chiếm tỷ trọng cao.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có tính cạnh tranh kém do sản
phẩm dịch vụ hoàn thành không kho thành phẩm, sản phẩm không
tồn kho, không lưu trữ được. Người sản xuất sản phẩm dịch vụ chi

lưu trữ những yếu tố dưới dạng tiền sản phẩm dịch vụ chứ không phải
là sản phẩm dịch vụ. Do đó, sản phẩm dịch vụ hoàn thành thường
được xác định là tiêu thụ ngay; tuy nhiên đối với một số dịch vụ như
may đo, sửa chữa,... tuy đã hoàn thành nhưng chưa ghi doanh thu do
chưa trả hàng cho khách thì chi phí cho những dịch vụ đó vẫn coi là
chi phí của sản phẩm chưa hoàn thành.
Hoạt động kỉnh doanh dịch vụ có tính không đồng nhất. Cùng
một loại dịch vụ nhưng được thực hiện và cung ứng bởi những người
khác nhau, cho các đối tượng khách hàng khác nhau, ở những lần
phục vụ khác nhau đôi khi phưomg thức phục vụ và chất lượng dịch
vụ không giống nhau.
Sản phẩm của hoạt động kỉnh doanh dịch vụ có tính vô hình.
Hầu hết sản phẩm của hoạt động dịch vụ không mang hình thái vật
chất cụ thể gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ
trước khi cung ứng cho khách hàng.


1.2. TỐ CHỨC CÔNG TÁC KÉ TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP KINH DOANH DỊCH v ụ
1,2.1, Khái niệm và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
1.2.1.1. Khái niệm


Ke toán là công cụ quản lý kinh tế tài chính cần thiết nhằm kiểm
tra, giám sát có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn
vị kế toán cũng như trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tổ
chức công tác kế toán trong đcm vị một cách khoa học và hợp lý có ý
nghĩa quan trọng để kế toán thực hiện tốt vai trò là công cụ quản lý
của minh.

Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán là tổ chức lao động
kế toán đế áp dụng các phương pháp kế toán, nhàm thu nhận, xử lý và
cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý kinh tế
đơn vị.
1.2.1.2. Nguyên tẳc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
dịch vụ
Nguyên tắc thứ nhất, tổ chức công tác kế toán trong DN phải
tuân thủ các văn bản pháp lý về kế toán hiện hành của Nhà nước.
Đe thực hiện được việc quản lý thống nhất công tác kế toán, Nhà
nước ban hành hệ thổng văn bản pháp lý về kế toán, yêu cầu tất cá
các đơn vị kế toán trong nền kinh tế phải tuân theo, bao gồm: Luật Kế
toán quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán,
người làm công tác kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán; chuẩn
mực kế toán đưa ra những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản
để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; chế độ kế toán là những
quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số
công việc cụ thể và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến hoạt
động kế toán. Việc tuân thủ các văn bản pháp lý về kế toán do Nhà
nước ban hành khi tổ chức công tác kế toán sẽ đảm bảo kế toán là một
công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính.
7


cung cấp thông tin đầy đủ. trunụ thực, đáp ứng yêu cầu tố chức, quán
lý điều hành của cơ quan Nhà nước.
Nguyên lắc thứ hai, ĩô chức cônọ, lúc kẻ loàn phái phù hợp V('ri
đặc điêm lô chức kinh doanh, tô chức quàn lỵ của DN.
Trong mỗi nên kinh te, các DN kinh doanh dịch vụ khác nhau với
những đặc điểm, điều kiện hoạt động, quá trình thirc hiện và cLiim ứim
dịch vụ, yêu cầu và trình độ quán lý kinh tế.... khác nhau sẽ tạo nên sự

khác nhau về tổ chức công tác kế toán. Do đó, để phát huy lối đa vai
trò của kế toán trong quản lý kinh tế, khi tổ chức công tác kế toán,
DN phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý của
DN, đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm và điều kiện riêng của từng
đơn vị như chức năng, nhiệm vụ, tính chât hoạt động, quy mô, sự
phân cấp quản lý, trình độ và yêu cầu quản lý, số lượng và trình độ
chuyên môn của nhân viên kế toán, trình độ trang bị cơ sở vật chất
kỹ thuật hạch toán, sự phân bố mạng lưới và điều kiện giao thông,
liên lạc,... Khi đó, DN sẽ lựa chọn được mô hình tố chức bộ máy kế
toán, hệ thống số kế toán phù hợp và tìm được những phương án tối
ưu, trong quá trinh lựa chọn áp dụng các quy định, các phương pháp
kế toán.
Nguyên lác íhứ ha, tố chức côniỉ túc ké toún troniỊ các đơn vị
phải đám hảo tiết kiệm và hiệu quà.
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả luôn được coi trọng trong công
tác tổ chức nói chung và tổ chức công tác kế toán ở các DN kinh
doanh dịch vụ nói riêng. Theo nguyên tắc này, tổ chức công tác kế
toán phải đảm bảo khoa học, hợp lý, thực hiện tốt nhất chức năng,
nhiệm vụ của kế toán, phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của kế loán
trong công tác quản lý kinh tế, chất lượng công tác kế toán đạt được
mức cao nhất với chi phí hạch toán tiết kiệm nhất.
Nguyên tẳc thứ tư, tổ chức cônịỊ túc kể íocìn phủi đàm hào kết hựp
tốt ịỊiữa kế toán tài chinh và kế toán quản trị.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai loại kế toán có những
đặc điểm khác nhau về nhiều mặt nhvr: Đối tượng sử dụing thông tin,
đặc điểm của thông tin, kỳ báo cáo,... Tuy vậy, chúng có điểm giống

8



nhau là đều dựa trcn cùim một nguồn số liệu ban đầu, đều thu thập,
xứ lý, cung cấp thông tin cho quản lý DN. Do đó, khi tố chức công
tác kế toán phải nghiên cứu việc kết hợp giữa kể toán tài chính và kế
toán quản trị, nâng cao hiệu quả của kế toán quản trị đối với chức
năng quản lý.
1.2.2. Nội dung tố chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ
rố chức công tác kế toán là một hệ thống các yếu tố cấu thành
bao gồm nhiều nội duim khác nhau.
1.2.2.1.
dịch vụ

Tố chức bộ máv kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh

Đây là nội dung đầu tiên trong tổ chức công tác kế toán ở các
DN. Để tổ chức bộ máy kế toán hiệu quả, trước,hết phải căn cứ vào
mức độ phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ cho từng bộ
phận trong DN nhằm xác định mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù
họp. Sau đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, phần hành
và nhân viên kế toán, đảm bảo sự phối hợp tốt nhất giữa các bộ phận
và nhân viên kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Xét cả về lý luận và thực tiễn, tổ chức bộ máy kế toán có thể
được thực hiện theo một trong ba mô hình, đó là: mô hinh tổ chức bộ
máy kế toán phân lán, mô hinh tổ chức bộ máy kế toán tập trung và
mô hình tố chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Mỗi mô
hình tố chức bộ máy kế toán có đặc điểm riêng, thích hợp vcVi từnu
đơn vị có quy mô và các điều kiện cụ thể khác nhau.
a) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Theo mô hình tổ chức này, ở các chi nhánh, bộ phận phụ thuộc
đều có tổ chức kế toán riêng, làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra, xử lý

chứng từ kế toán, thực hiện kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình theo sự phân cấp quản lý
trong DN. Định kỳ, lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán công ty.
Phòng kế toán công ty thực hiện việc tổng hợp số liệu, báo cáo của
các chi nhánh, bộ phận phụ thuộc và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế


phát sinh tại văn phòng cônii ty, lập báo cáo kế toán của toàn DN. Mô
hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán trone DN được khái quát trong
hình 1.1.

Hình 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán thích hợp với các DN
dịch vụ quy mô lớn, tổ chức hoạt độntỉ trên địa bàn rộng, các đơn vị
(chi nhánh, bộ phận) trực thuộc hoạt động tương đổi độc lập.
b) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo mô hình tổ chức này, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu
nhận, xử lý, hoàn chỉnh, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo
cáo tài chính đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của công

10


ty. Các đơn vị (chi nhánh, bộ phận) phụ thuộc không tổ chức kế toán
riêng mà chỉ có những nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban
đầu, thu nhận, kiểm tra, phân loại chímg từ sau đó gửi chứng từ kế
toán về phòng kế toán công ty. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập
trung trong DN được khái quát trong hình 1.2.


Hình 1.2. Mô hlnh tổ chức bộ máy kế toán tập trung

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung áp dụng thích hợp với
các đan vị quy mô nhỏ, ít đơn vị trực thuộc và phân bố tập trung trên
cùng một địa bàn.
c) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vù-a phân tán
Theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán,
trong DN sẽ có những đơn vỊ phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng,
đồng thời có những đơn vị phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng.
Đối với những đơn vị phụ thuộc hoạt động tương đối độc lập, sẽ
tổ chức kế toán riêng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn
vị mình, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán công ty.
Những đơn vị này thực hiện hạch toán mang tính chất phân tán.
11


Hình 1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
vừa tập trung vừa phân tán

12


Đối với những đơn vị phụ thuộc quy mô nhỏ, không tổ chức kế
toán riêng, chỉ bố trí một số nhân viên kinh tế làm nhiệm VVI thu thập,
xử lý, kiểm tra chứng từ, sau đó gửi về phòng kế toán công ty. Những
đơn vị này thực hiện hạch toán maníĩ tính chất tập trung.
Phòng kế toán công ty có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát
sinh ớ văn phòng, các nghiệp vụ phát sinh ở đơn vị phii thuộc không
có tồ chức kế toán riông, tốiiíỉ hợp báo cáo kế toán của các đơn vị phụi
thuộc có tố chức kế toán riêrm. lập báo cáo kế toán toàn DN. Mô hình

tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán trong DN được
khái quát trong hình 1.3.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán áp
dụnc thích hợp với các đơn vị quy mô vừa, tình hình phân cấp quản lý
và hạch toán khác nhau, trình độ quản không đều nhau giữa các đon
vị tạrc thuộc.
Trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù họp với DN, kế
toán trưởng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động, quy
mô của DN. số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh để xác định các
phần hành kế toán, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ
phận, phần hành kế toán, quan hệ phối hợp giữa các bộ phận, phần
hành kế toán có liên quan bố trí lao động kế toán đảm bảo công việc
kế toán phái tiến hành nhanh gọn và hiệu quả. Việc bổ trí lao động kế
toán phải đảm báo phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của
từng nhân viên, tôn trọng các quy định có tính nguyên tắc như: nhân
viên kế toán không được kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỳ và các công tác
phụ trách vật chất khác. Lãnh đạo DN Nhà nước, công ty hợp doanh,
hợp tác xã và các đơn vị có sử dụng kinh phí của Nhà nước, đoàn thể
không được bố trí những người thân trong gia đình như bố, mẹ, vợ
hoặc chồng, con làm công tác tài chính kế toán, thủ kho, thủ quỹ tại
đơn vị mình.
1.2.2.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Đe thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra, kế toán cần thu
thập thông tin thông qua tổ chức hệ thống chứng từ kế toán; hệ thống
hoá, xử lý thông tin thông qua tổ chức hệ thống tài khoản (TK) kế
toán, sổ kế toán; cung cấp thông tin thông qua tổ chức hệ thống báo
cáo kế toán, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế
13



tài chính ở DN. Trong đó thu nhận thông tin thông qua tổ chức hệ
thống chứng từ kế toán là khâu khởi đầu có. Hệ thống hoá, xử lý
thông tin thông qua tổ chức hệ thống TK kế toán, sổ kế toán giúp
cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậv phục vụ quản lý kinh tế tài
chính DN. Khâu cuối cùng trong nội dung này là tổ chức cung cấp
thông tin thông qua hệ thống báo cáo kế toán.
a) Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Trong công tác kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là
khâu đầu tiên, quan trọng của tồ chức công tác kế toán, có ý nghĩa
quyết định đối với tính trung thực, khách quan của số liệu kế toán
trong các đơn vị. Tổ chức hệ thống chứng từ bao gồm việc lựa chọn
vận dụng hệ thống chửng từ kế toán, quy định cách ghi chép vào
chứng từ và tổ chức luân chuyển, bảo quản chứng từ trong DN theo
quy định hiện hành.
Thực hiện nội dung này, DN cần xác định những chứng từ phải
lập hoặc tiếp nhận cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nội dung của
chứng từ, bộ phận lập hoặc tiếp nhận chứng từ, số liên (tờ) chứng từ,
các bộ phận kế toán kiểm tra chứng từ, sử dụng chứng từ ghi sổ kế
toán, bảo quản và lun trữ chứng từ.
Tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán sẽ đảm bảo tính trung thực
và tính pháp lý cho số liệu kế toán. Đe việc tổ chức hệ thống chứng tò
kế toán được khoa học, hợp lý, trong quá trinh thực hiện, cần đảm bảo
một số yêu cầu cơ bản sau:
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phải căn cứ vào chế độ ghi
chép ban đầu do Nhà nước quy định.
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phải phù hợp với đặc điểm
tổ chức và hoạt động kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của DN.
b) Tổ chức hệ thống TK kế toán
- Hệ thống TK kế toán là nội dung quan trọng nhất của chế độ kế
toán, quy định số lượng TK kế toán, tên gọi TK kế toán, số hiệu TK

kế toán, nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán trên từng TK
kế toán.

14


Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán là dựa vào hệ thống TK kế
toán do Nhà nước ban hành, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính
chất hoạt động và yêu cầu quản lý cúa DN, kế toán trưởng xác định
TK kế toán cần sử dụne và phương pháp vận dụng các TK kế toán đó
theo hướng:
+ Vận dụng thống nhất về các TK cấp 1, cấp 2 và một số TK cấp
3 theo quy định của chế độ kế toán.
+ Xây dựng danh mục và phương pháp ghi chép các TK cấp 2,
TK cấp 3, cấp 4 chưa có trong quy định của chế độ kế toán nhằm
phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Tổ chức hệ thống TK kế toán là một vấn đề có ý nghĩa quyết
định chất lượng công tác kế toán đơn vị. Để vận dụng đúng đắn hệ
thống TK kế toán, góp phần tổ chức công tác kế toán một cách khoa
học, hợp lý, cần phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:
+ Phải tuân thủ các quy định trong hệ thống TK do Nhà nước
ban hành.
+ Phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của DN. Các TK
DN lựa chọn sử dụng phải đủ để xử lý thông tin phục vụ quản trị kinh
doanh, quản lý tài sản và sụr phân cấp quản lý kinh tế, tài chính trong DN.
+ Phải đảm bảo phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ các nội
dung hạch toán của DN, kết hợp tốt giữa kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết, giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đối với kế toán chi
tiết, cần căn cứ mối quan hệ giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra để
xác định mức độ và yêu cầu cung cấp thông tin.

c) Tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Sổ kế toán là một trong những nội dung quan trọng của chế độ
kế toán, quy định các loại sổ; phương pháp ghi sổ; quan hệ kiểm tra.
đối chiếu giữa các sổ kế toán theo tìmg hình thức kế toán.
- Tổ chức sổ kế toán là thiết lập, xây dựng cho đơn vị một bộ sổ
kế toán chính thức và duy nhất theo một hình thức kế toán phù hợp
với đặc điểm của đơn vị. Trong đó, xác định số lượng sổ kế toán bao
gồm cả sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, kết cấu mẫu sồ kế
toán, trình tir và phươiig pháp ghi sổ kế toán.
15


Theo chế dộ kế toán DN hiện hành có 05 hình thức kế toán; hinh
thức kế toán Nhật ký chứna từ, Nhật ký chung, Chứng từ ízhi sổ, Nhật
ký - So Cái và hình thức kế toán trên máy vi tính. Mồi hình thức kế
toán có một hệ thốno; sổ kế toán riêníỉ. kết cấu mẫu sổ, trinh tự và
phươnti pháp ehi chép, ưu và nhược điểm khác nhau, thích hợp với
từng DN cụ thể. Do đó, tổ chức hệ thốntì sổ kế toán trước hết phải căn
cứ vào đặc điểm cùa DN như quy mô, trình độ và yêu cầu quản lý của
DN, số lượnti và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán, điều
kiện cơ sở vậl chất, kỳ thuật của DN để quyết định lựa chọn hình thức
kế toán phù hợp. Sau đó. trên cơ sờ hình thức kế toán đã lựa chọn đế
xác định cơ cấu và số lượng sổ kế toán sử dụntỉ trorm DN; thiết ké
trinh tự ^hi sổ kế toán cụ thể. hợp lý; tổ chức quá trình tihi chép sô kế
toán khoa học; sứa chữa sai sót đủng phương pháp; bảo quan lưu giừ
sổ kế toán đúng quy định.

-

Tổ chức tốt hệ thống sổ kế toán trong đơn vị là góp phần quan


trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác kê toán của đơn vị.
Tuy có sự khác nhau về sự vận dụng hệ thống sổ kế toán giữa các
đon vị. nhưng việc tổ chức sổ kế toán đều phải dụra trên nguyên tắc cơ
bản sau:
+ Mỗi DN chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán chính thức
và duy nhất theo một trong 5 hình thức kế toán của chế độ kế toán
hiện hành.
+ Tô chức hệ Ihốna sổ kế toán phải đám bảo tính khoa học. uhi
chép thuận tiện, dễ đối chiếu, dễ kiêm tra.
+ Tố chức hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo tính ihống nhất giĩra
hệ thống TK với hệ thống sổ kế toán.
+ Kết cấu và nội dung ghi chép trên các sổ kế toán phải phù hợỊ5
với năng lực và trình độ của nhân viên kế toán trong DN.
+ Việc ghi chép trên sổ kế toán phải rõ ràng, không được tấy xoá,
không được dùng chất hoá học phủ lên số liệu kế toán. Mọi trường
hợp ghi sai trong sổ kế toán đều phải được sửa chữa kịp thời ngay
sau khi phát hiện. Tuỳ theo từng trường hợp ghi sai mà áp dụng
16


phương pháp chữa sổ thích hợp, nhưng không được làm mất số đã
ghi sai.
d) Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
- Báo cáo kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng
hợp cân đối kế toán, cung cấp thông tin kế toán theo các chỉ tiêu kinh
tế - tài chính, tinh hỉnh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
các đơn vị.
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán (báo cáo tài chính, báo cáo
quản trị) trong DN nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin

cần thiết về tình hình và sự biến động của tài sản trong đơn vị, nguồn
vốn kinh doanh, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
trong kỳ báo cáo.
Tố chức hệ thống báo cáo kế toán là việc lập và nộp các báo cáo
kế toán tài chính theo quy định. Lập và sử dụng các báo cáo kế toán
quán trị theo yêu cầu quản lý trong nội bộ DN.
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán là khâu cuối cùng, quan
trọng của việc thirc hiện chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán.
Để việc lập báo cáo kế toán đạt chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu
của công tác quản lý kinh tế trong đom vị, đòi hỏi phải tuân theo các
nguyên tắc cơ bản sau:
+ Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phải phù hợp với chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán hiện hành.
+ Tố chức hộ thống báo cáo kế toán phải đảm báo tính thống nhất
giữa kế toán và quản lý.
+ Tố chức lập báo cáo kế toán phải tiết kiệm và hiệu quả.
1.2.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán là sự xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật
về kế toán, sự trung thirc, chính xác của thông tin, số liệu kế toán cùa
đơn vị. Đây là một nội dung cần thiết và quan trọng của tổ chức công
tác kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán của đơn vỊ được tổ
chức một cách khoa học và họrp lý. Kiểm tra công tác kế toán thường
do kế toán trưởng và một bộ phận nhân viên kế toán của đơn vị tiến

2 GlAO TRÌNH KẾ TOÁN DNDV

17


hành. Công việc kiểm tra được thực hiện ở tất cả các phần hành kế

toán, kiểm tra một cách toàn diện việc thực hiện các nội dung công
tác kế toán trong đơn vị như: kièm tra việc lập, xử lý và luân chuyển
chứng từ kế toán, kiểm tra lính chất hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, số
liệu ghi chép trên chứng từ. kiểm tra việc vận dụnc hệ thống TK và sổ
kế toán, kiểm tra tính trunu thực, họp lý cùa số liệu, tài liệu ghi chép
trong sồ kế toán, trong các báo cáo kế toán, kiểm tra việc chấp hành
các quy định trong lAiật Kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán. Kiểm tra việc tổ chức, phân côníỉ lao động kế toán.

CÂU HỒI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1.

Đ ặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ có ảnh hưởng như thế nào
tới việc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị?

2.

Tổ chức công tác kế toán Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán khoa
học, hợp lý trong DN kinh doanh dịch vụ.

3.

Trong DN kinh doanh dịch vụ có nhiều chi nhánh được phân cấp
quản lý ở mức độ cao, địa bàn rộng sẽ được xây dựng mô hình tổ
chức bộ máy kế toán theo hinh thức nào? Vì sao? Trình bày nội
dung cụ thể hình thức tổ chức bộ máy kế toán đỏ.

phân

công


công việc

4.

Những căn cứ

cho các kế toán viên ở DN.

5.

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán gồm những nội dung cụ thể nào?
Nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao?

6.

Nội dung và yêu cầu của tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong
DN kinh doanh dịch vụ.

7.

Yêu cầu tổ chức hệ thống sổ kế toán trong DN kinh doanh dịch vụ,

8.

Trình bày nội dung công việc kiểm tra kế toán. Ý nghĩa của công
việc.

18



Chưong 2
KÉ TOÁN HOẠT ĐỘNG
KĨNH DOANH DỊCH vụ KHÁCH SẠN






2.1. ĐẶ C ĐIÉM HOẠT ĐỘNG KINH DO ANH DỊCH v ụ
KHÁCH SẠN VÀ NHIỆM v ụ KÉ TOÁN
2.1.1. Đ ặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn
- Hoạt độno kinh doanh dịch vụ khách sạn rất đa dạng và mang
tinh đồng bộ cao, bao gồm: kinh doanh dịch vụ lưu trú (dịch vụ
buồng, phòng); dịch vụ ăn uổng (nhà hàníỉ); dịch vụ vui chơi giải trí
(Karaoke, caíe,...). Tronií đó, dịch vụ lưu trú thưòng là dịch vụ kinh
doanh chính của khách sạn, các dịch vụ khác có thế là hoạt động kinh
doanh chính troniỉ khách sạn, cũng có thể là dịch vụ mang tính chất
bổ trợ cho hoạt độnu kinh doanh dịch vụ lưu trú.
- Hầu hết các sản phẩm dịch vụ của khách sạn đều không có hình
thái vật chất cụ thế, quá trinh sản xuất đồng thời là quá trinh tiêu thụ
nên không có sản phâm hoàn thành nhập kho, trừ một số sản phẩm
của dịch vụ trong nhà hànu.
- Moạt động kinh doíinh dịch vụ klìách sạn cũng phụ thuộc nhiều
vảo yếu tố con người (sự hiểu biết và thái độ phục vụ cua nhân viên).
Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú trong kinh doanh khách sạn lại phụ
thuộc rất nhiều vào trình độ iraim bị cơ sở vật chất và vị trí địa lý của
khách sạn.
2.1.2. N hiệm vụ kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ

khách sạn
Đê đám bảo chức năng cuntỉ cáp thông tin hữu ích phục vụ cho
việc ra quyết định, kế toán hoạt độne kinh doanh dịch vụ khách sạn
có các nhiệm vu sau:

19


- Ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các khoản chi
phí phát sinh trong quá trinh kinh doanh dịch vụ khách sạn; kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp cùa tìmg khoản chi phí, tình hình thực hiện kế
hoạch và định mức chi phí.
- Mở số theo dõi chi tiết chi phí theo từng hoạt động, từng yếu tố,
từng khoản mục làm cơ sờ cho việc tính giá thành từng loại dịch vụ
của khách sạn một cách đúng đắn.
- Tổ chức kế toán doanh thu từng hoạt động dịch vụ của khách sạn,
mở sổ kế toán theo dõi chi tiết doanh thu của từng loại hình dịch vụ,
cung cấp thông tin phục vụ cho kế toán xác định kết quả kinh doanh.
- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh
tế, tài chinh, kế hoạch giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh. Tổ
chức phân tích kinh tế, cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản
trị quyết định được các phương án kinh doanh tối ưu.

2.2. KÉ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH v ụ
BUỒNG
Kinh doanh dịch vụ buồng là một trong những hoạt động kinh
doanh chính của khách sạn nhàm đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú
trong một thời gian nhất định. Bộ phận buồng phối hợp cùng bộ phận
lễ tân cung cấp dịch vụ lưu trú tạo doanh thu chủ yếu trong tổng
doanh thu của khách sạn, vì buồng khách là sản phẩm chính của

khách sạn. Mặt khác, việc đẩv mạnh hoạt độníí kinh doanh dịch vụ
buồng sẽ quyết định việc mở rộng quy mô các dịch VVI khác trong
khách sạn.
Kinh doanh dịch vụ buồng là loại hoạt độntĩ kinh doanh đặc biệt,
vừa mang tính sản xuất kinh doanh, vừa mano, tính phục vụ khách lưu
trú. Tính chất công việc của hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng rất
phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp, thể hiện diện mạo của
khách sạn và trình độ văn hoá, văn minh.
Sản phẩm kinh doanh dịch vụ buồng không có hình thái vật chất
cụ thể. Quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ, không
có sản phẩm là thành phẩm nhập kho, sán phẩm không tồn kho,
20


không ỉưu trữ được. Người sàn xuất sán phẩm dịch vụ chỉ lưu trữ
những yếu tố dưới dạng tiền sản phẩm dịch VỊI chứ không phải là sản

phẩm dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ buồng được quyết định bởi trang thiết bị, vật
phẩm đồ dùng, cách bài trí, trình độ phục vụ của nhân viên. Dựa vào
những tiêu chuẩn quy định mà người ta phân loại buồng thành nhiều
loại khác nhau có chất lượnc và giá cá khác nhau.
2.2,1. Kế toán chi phí và giá thành dịch vụ buồng
2.2.1.1. Nội dung chi ph í kỉnh doanh dịch vụ buồng
Quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ buồng cũng là quá trình
tiêu dùng các nguồn lực của DN. Việc tiêu dùng các nguôn lực này
làm phát sinh chi phí của hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng. Song
do đặc điểm của dịch vụ buồng là không có hình thái vật chất, quá
trinh sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ, không làm tăng giá
trị sử dụng cho xã hội. Vì vậy, chi phí dịch vụ buồng cũng mang tính

đặc thù và sự tham gia của các yếu tố chi phí vào quá trình dịch vụ
cũng khác với các ngành sản xuất vật chất khác.
Chi phí kinh doanh dịch vụ buồng là biểu hiện bằng tiền của hao
phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà các DN kinh
doanh khách sạn phải chi ra cho quá trinh hoạt động dịch vụ buồng
trong một kỳ nhất định.
Chi phí kinh doanh dịch VỊI buồng gồm nhiều yếu tố chi phí khác
nhau, gồm:
- Chi phí nhân viên tạrc tiếp phục vụ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí công cụ, dụng cụ.
- Chi phí vệ sinh (xà phòng, giấy vệ sinh,...).
- Chi phí khác (thuốc đánh răng, bàn chải, hoa để phòng, quảnp
cáo,...).
- Chi phí dịch

VỊI

mua ngoài (điện, nước, điện thoại, sửa chữa

TSCĐ thuê ngoài,...).

21


Trong đó, chi phí nííuyên, vật liệu trực tiếp íỊồm các chi phí phát
sinh liên quan trực tièp đên việc ihực hiện và cune ứna dịch vụ buôno,
như; chi phí xà phòim, liiấy vệ sinh, kem đánh răim. bàn chái, hoa đế
phòntì,...; chi phí nhân công trực tiếp bao uồm tiền lươnu \ à các
khoán trích theo lươnti phải trá nhân viên phục vụ trục tiếp; chi phí

sản xuất chung gồm các chi phí phát sinh để quản lý và phục \ại gián
tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ buồiiíì như: chi phí khấu hao
TSCĐ; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí dịch vụ mua nsioài (điện,
nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ,...).
2.2.1.2. Đối tượng và phuơng pháp tập hợp chi p h í dịch vụ buồng
a) Đối tưọng tập họp chi phí dịch vụ buồng
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí hợp lý có ý nghĩa
quan trọng troiiíi việc hạch toán đúng đắn giá thành dịch vụ. Đôi
tượng tập hợp chi phí dịch vụ là phạm vi, giới hạn mà các loại chi phí
cần tập hợp.
Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí dịch vụ buồng
chính là xác định phạm vi và giới hạn tập hợp đối với các khoán chi
phí dịch vụ buồng phát sinh tương ứng đặc điểm hoạt động từng DN
khách sạn.
- Đối với DN khách sạn mà hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng
chỉ có một khu (tòa nhà) độc lập thì đối tượng tập hợp chi phí là toàn
bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng.
- Đối với DN khách sạn mà hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng
bao gồm nhiều khu (tòa nhà) khác nhau thì đối tượng tập hợp chi phi là
từng khu (tòa nhà) hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng.
b) PhưoTig pháp tập họp chi phí dịch vụ buồng
Để tập hợp chi phí dịch vụ buồng cho đối tượng tập hợp chi phí,
kế toán có thể sứ dụng các phương pháp sau.
- Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này được áp dụng khi các khoản chi phí có liên
quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực
tiếp cho từng đối tưọng. Vì vậy, hàng ngày, khi các khoản chi phí trực

22



tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào, kế toán phải
căn cứ vào chứng từ chứnu minh cụ thể từng khoản chi phí để hạch
toán trực tiếp cho đối tượng đó trên các TK kế toán hoặc sổ kế toán
chi tiết.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp được áp dụng khi chi phí có liên quan đến nhiều đối
tượng, cần phải tổng hợp để phân bổ cho các đối tượng theo tiêu
chuẩn hợp lý. Theo phương pháp này. hàng ngày, khi kế toán nhận
được các chứng từ về các khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều
đối tượng chịu chi phí, phái tập họp sổ liệu vào sổ chi phí chung, cuối
tháng phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp.
Trình tự tập hợp và phân bô chi phí chung như sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng:
+ Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí, kế toán ghi vào sổ
chi phí chung.
+ Cuối tháng tổng hợp số liệu từ sổ chi phí chung theo tổng số và
có phân tích theo từng nội dung chi phí.
Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và phân bổ theo
từng nội dung chi phí:
+ Trên cơ sở dựa vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất kinh
doanh dịch vụ, tổ chức quản lý và tính chất của sản phẩm để lựa chọn
tiêu chuẩn phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đối với dịch vụ buồng
thường là tổng chi phí nhân còng trực tiếp
+ Tính toán phân bổ chi phí chung Iheo công thức sau:

.. .

Chi phí chung
phân ỊdỔ cho

từng đối tượng

Tổng chi phí cần

= ------- .
^------- X
Tông tiêu chuẩn
phân bỗ

,

Tiêu chuản
phân bỗ từng
đối tượng

v ề mặt lý thuyết, có thể lựa chọn mỗi nội dung chi phí một tiêu
chuẩn phân bổ khác nhau, vì mỗi nội dung chi phí có tính chất, tác
dụng không giống nhau nên không lựa chọn một tiêu chuẩn phân bổ
chung. Tuy nhiên, việc làm này rất phức tạp và có thể không đạt hiệu

23


quả mong muốn. Vì vậy, để đơn giản quá trình tính toán, thường sử
dụng một tiêu chuẩn phân bổ chung cho tất cả các khoản mục chi phí
thuộc loại phân bổ gián tiếp.
2.2.1.3. Phương pháp kế toán chi p h í kinh doanh dịch vụ buồng
a) Chứng từ kế toán
Ke toán chi phí dịch vụ buồng thường sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho.

- Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ.
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT).
- Hoá đơn bán hàng.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).

b) Tài khoản và trình tự kế toán một số nghiệp vụ kinh tế
chủ yếu
- Tài khoản sử dụng: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154,...
+ TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Bên Nợ:

Trị giá thực tế nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất,
chế tạo sản phẩm trong kỳ.
Bên Có:

* Trị giá nguyên, vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho.
* Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vượt trên mức
bình thưòmg vào TK 632.
* Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên, vật liệu thực tế sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào các TK có liên quan để
tính giá thành sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.

24


+ TK 622 - Chi phí nhân công trục tiếp
Bên Nợ:


Tập họp chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất: Tiền
lương, tiền công và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ của
công nhân trực tiếp sản xuất.
Bên Có:

* Ket chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình
thường vào TK 632.
* Kết chuyển (phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp vào TK liên
quan để tính giá thành sản phẩm.
T K 622 không có số dư cuối kỳ.

+ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Bên Nợ:

Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có;

* Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
* Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận
vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản xuất thực tế thấp hon công
suất bình thường của máy móc thiết bị.
* Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung vào các TK liên
quan để tính giá thành sản phẩm.
TK 627 không có số dư cuối kỳ.

+ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK này để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá
thành sản phẩm, lao vụ ở những DN áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên (KKTX) trong hạch toán hàng tồn kho.
Kết cấu của TK 154.

Bên Nợ:

Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

25


Bên Có:

* Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏntĩ ỉứiông sứa
chữa được.
* Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong chuyển bán
hoặc nhập kho.
Số d ư Bên Nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
TK 154 được hạch toán chi tiết theo từng đối tưọng tập hợp chi
phí sản xuất.
+ TK 631 - Giá thành sản xuất
TK này để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở
các đơn vị sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ (KKĐK).
Kết cấu TK631:
Bên Nợ:

* Giá trị của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
* Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có:

* Giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dờ dang.
* Giá thành sản phẩm nhập kho kết chuyển vào TK 632 - Giá

vốn hàng bán.
TK 631 không có số dư cuối kỳ.

- Trình tự kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
+ Khi xuất kho nguyên, vật liệu như xà phòng, giấy vệ sinh, kem
đánh răng, bàn chải, hoa để phòng,... sử dụng trực tiếp cho hoạt động
kinh doanh dịch vụ buồng (DN hạch toán hàng tồn kho theo phưorng
pháp KKTX), kế toán ghi;
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Có TK 152 - Nguyên, vật liệu.
Ghi nhận nguyên, vật liệu như xà phòng, giấy vệ sinh, kem đánh
răng, bàn chải, hoa để phòng,... sử dụng trực tiếp cho hoạt động kinh
26


×