Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT TỐT ĐOẠN VĂNTRONG VĂN MIÊU TẢ CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 27 trang )

1

I. Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN
TRONG VĂN MIÊU TẢ CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 VNEN
II. Đặt vấn đề:
1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
Môn Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống, là phương
tiện để giao tiếp và tư duy, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của
cuộc sống xung quanh. Thông qua dạy và học môn Tiếng Việt, giáo viên bồi
dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ
cho học sinh thể hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Vậy để nâng cao
chất lượng của môn Tiếng Việt thì người giáo viên không những cần giúp đỡ
các em nhận ra tầm quan trọng của nó mà còn phải giúp các em nói, viết
chính xác, thành thạo để các em có năng lực sử dụng Tiếng Việt làm công
cụ tư duy, giao tiếp. Đó chính là chìa khóa, là phương tiện giúp các em
học tập tốt các môn học còn lại.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, phần lớn học sinh viết văn còn khô
khan, hầu như các em chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn chỉ mang tính chất
thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Để giúp học sinh tiểu học
viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, có hình ảnh, giàu cảm xúc đang là vấn đề
khó khăn và nan giải mà mỗi giáo viên, các nhà quản lý giáo dục đều đặc biệt
quan tâm.
2. Những thực trạng liên quan đến vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy chương trình lớp 4 bản thân tôi rút ra được một
số vấn đề như sau :
- Học sinh sử dụng sách văn mẫu khá nhiều nhưng sách văn mẫu hầu
như chỉ tập trung giải đề cho sẵn.


- Học sinh viết câu rời rạc do không biết sắp xếp ý và chưa nắm vững
về cấu trúc câu, cấu trúc đoạn văn, các thành phần phụ trong câu…
- Khả năng viết đoạn văn miêu tả của các em còn nhiều lúng túng do
các em ít quan sát thực tế hoặc có quan sát nhưng chưa phát huy hết khả năng
quan sát của các giác quan.
- Vốn từ của học sinh còn ít nên bài viết nghèo ý, chưa có sức gợi tả.
- Khoa học, công nghệ phát triển nên một số học sinh chỉ tập trung vào
trò chơi điện tử, phim hoạt hình nên ít đọc các loại sách, báo dành cho thiếu
nhi.


2

- Khi viết đoạn văn miêu tả các em chỉ dừng lại ở việc chỉ liệt kê các
chi tiết các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức khô
khan.
3. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ những lí do nêu trên nên việc học Tiếng Việt trong trường
tiểu học của các em còn nhiều hạn chế, đặc biệt là viết đoạn văn miêu tả,
nhiều em còn lúng túng, không ham thích học văn. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong văn miêu
tả của môn Tiếng Việt lớp 4 Vnen. Nhằm mục đích giúp học sinh có tư duy,
độc lập sáng tạo hơn nữa trong khi viết văn và viết được đoạn văn có hình
ảnh, biết sắp xếp ý logic, bước đầu hình thành được bài văn có bố cục chặt
chẽ.
4.Giới hạn nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Học sinh lớp 4D (năm học 2016-2017) của trường Tiểu học Nguyễn
Ngọc Bình.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đề tài chỉ nêu một số biện pháp giúp học sinh viết đoạn văn ngắn ở
thể loại văn miêu tả.
III. Cơ sở lí luận:
Hiện nay, hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung
mà còn phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.Vì thế nhà
trường và giáo viên luôn quan tâm đến phương pháp của người dạy và người
học, nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt. Giữa yêu cầu ngày càng
nâng cao của chất lượng giáo dục thì nhiệm vụ đó phụ thuộc phần lớn vào
việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy viết đoạn văn hoàn chỉnh
trong thể loại văn miêu tả của môn Tiếng Việt nói riêng. Vấn đề đặt ra là
người giáo viên phải dạy như thế nào để có được một kết quả tốt nhất, giúp
các em có năng lực sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp trong
học tập.
IV. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực trạng chung :
a. Thuận lợi :
- Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình là trường đạt chuẩn Quốc gia
mức 2, thư viện được công nhận đạt chuẩn theo Quyết định 01. Vì vậy sách,
báo, truyện... có rất nhiều để phục vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo.
- Trường đã xây dựng tủ sách của em với nhiều loại sách rất đa dạng.


3

- Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học
mới Vnen cùng với việc thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện
học sinh tích cực” đã giúp cho học sinh có kĩ năng mạnh dạn, tự tin hơn trong
giao tiếp. Học sinh có thể bày tỏ những ý kiến của mình về một vấn đề với
các bạn, thầy cô giáo, với bố mẹ và mọi người xung quanh một cách tự nhiên.
b. Khó khăn :

- Trường nằm trên địa bàn có kinh tế khá nhưng mặt bằng kinh tế
không đồng đều, do đó nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn
ít được cha mẹ quan tâm.
- Những học sinh chậm tiếp thu tiếp cận nội dung chương trình còn
nhiều khó khăn. Do đó việc học môn Tiếng Việt của các em thường vấp
những lỗi sau:
+ Một là, học sinh chỉ làm bài để đối phó chứ không có hứng thú,
không có thói quen quan sát và không có cảm xúc gì về đối tượng miêu tả.
+ Hai là, học sinh chép văn mẫu hoặc vay mượn ý của bài văn mẫu để
viết.
+ Ba là, các em không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào trong
mỗi đoạn văn và miêu tả một cách hờn hợt chung chung không có một sắc
thái riêng, không có nhận xét cụ thể. Hơn nữa một bộ phận học sinh ít có thói
quen đọc sách hoặc các em ít được giao tiếp nhằm phát triển ngôn ngữ khi
nhìn nhận sự vật để viết thành một đoạn văn.
+ Bốn là, các em chưa có kỹ năng xác định yêu cầu đề bài là viết về cái
gì và chưa chú ý miêu tả đặc điểm nổi bật của sự vật muốn miêu tả.
+ Năm là, vốn từ ngữ của các em còn nghèo do học chưa tốt, chưa nắm
vững kiến thức Tiếng Việt về ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu
từ.
2. Thực trạng lớp 4D Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình trong
học kì I năm học 2016- 2017:
- Sau khi khảo sát 29 HS ở bài tập 1 HĐTH/122 SHDH Tiếng Việt 4
tập 1B tôi đã thống kê và phân loại theo các nhóm đối tượng sau :
STT
1
2

Nhóm đối tượng học sinh
Nhóm không có thói quen quan sát sự vật.

Nhóm không xác định được yêu cầu đề bài.

Số lượng
15/29 HS
10/29 HS

3

Nhóm sử dụng từ không chính xác.

14/29 HS

4

Nhóm viết đoạn văn không có sự liên kết về câu.

13/29 HS


4

- Ghi chú: (Ở bảng số liệu này có thể 1 học sinh nằm trong 1,2 3 nhóm
đối tượng)
- Sau đây tôi xin dẫn chứng một số bài làm của học sinh lớp 4D:
Ví dụ 1: (BT1HĐTH/ 122 sách HDH TV4 tập 1B)
Đề bài: Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em

Qua ví dụ 1: Học sinh dùng từ lặp, dùng từ chưa chính xác, ý còn ít,...
Ví dụ 2: (BT4 HĐTH/ 128 sách HDHTV4 tập 1B)


Với ví dụ 2: Học sinh chưa quan sát kĩ sự vật, chưa biết cách dùng từ,
dùng từ chưa chính xác, ý còn nghèo, diễn đạt không trôi chảy, chưa có sự
liên kết về câu.
Ví dụ 3: Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của cái cây mà em yêu
thích. (Bài tập 2 HĐTH/71 SHDH Tiếng Vệt 4 tập 2A).


5

Ở ví dụ 3: Học sinh xác định chưa đúng yêu cầu của đề bài, chưa nắm
được trình tự miêu tả.
Qua kết quả trên tôi thật sự bối rối và tự đặt ra câu hỏi: Phải chăng
trong dạy học của mình tôi chỉ chú trọng tới việc cung cấp kiến thức mà quên
đi cái chính đó là chuyển kiến thức thành tri thức, thành nguồn vốn để học
sinh thực hành. Vì vậy tôi phải làm một điều gì đó để học sinh chuyển các
kiến thức học được thành vốn tri thức của bản thân. Có lẽ tôi phải tạo cơ hội
để các em bộc lộ năng khiếu, bộc lộ suy nghĩ trước sự vật xung quanh, biết
cảm nhận cái đẹp của sự vật, biết viết lại suy nghĩ của mình qua quan sát thực
tế bằng những câu văn mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, chứa đựng tâm hồn
ngây thơ hồn nhiên của tuổi nhỏ.
V. Nội dung nghiên cứu:
Xuất phát từ suy nghĩ trên và thực trạng của học sinh lớp 4D tôi đã
nghiên cứu, theo dõi cả một quá trình giảng dạy. Qua chấm bài, chữa lỗi bài
làm của học sinh tôi đã tìm ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh
khắc phục lỗi viết câu và viết đoạn văn giàu hình ảnh, biết sắp xếp các ý mạch
lạc, logic, câu văn gãy gọn, cụ thể như sau:
1. Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua dạy đọc và dạy kiến thức
Tiếng Việt:
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn. Nó có một vị
trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu từ ngữ, sử dụng đúng, sử dụng hay

mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ
của các em rất ít, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ và điều đó sẽ khiến các
em không thể viết được đoạn văn hay hoặc bài văn hay. Để đáp ứng được yêu
cầu đó, tôi đã giúp học sinh tích lũy vốn từ và biết lựa chọn từ ngữ miêu tả
phù hợp thông qua hoạt động đọc, giải nghĩa từ và tìm hiểu nội dung bài đọc.
Khi dạy các bài tập đọc, tôi giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ có trong bài,


6

học sinh phải nắm được nội và các biện pháp nghệ thuật viết văn, cảm nhận
được cách sử dụng ngôn từ và hình ảnh của mỗi tác giả.
Ví dụ 1: Bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu (SHDH Tiếng Việt 4 tập 1A
trang 4) tôi hướng dẫn các em tìm tất cả các hình ảnh nhân hóa có trong bài
văn và sau đó yêu cầu các em nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em
thích.
Ví dụ 2: Khi học bài Sầu riêng (SHDH Tiếng Việt 4 tập 2A trang 55)
tôi chỉ cho học sinh thấy được đoạn văn hay trong bài mà tác giả đã dùng từ
ngữ giàu hình ảnh và sử dụng nghệ thuật so sánh để tả vẻ đẹp của hoa sầu
riêng. “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như
hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng
ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy
li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng
lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư,
tháng năm ta”.
Như vậy qua mỗi tiết học, học sinh sẽ bổ sung được vốn từ ngữ cho
mình, mở rộng thêm vốn từ góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng
từ đúng, nói và viết thành câu. Đó là nền tảng giúp các em viết được đoạn
văn, bài văn hay.
2. Kích thích hứng thú học văn cho học sinh:

Để chuẩn bị cho tiết Tiếng Việt có đề bài "Viết một đoạn văn miêu
tả...” tôi đã gợi ý và giao việc cho học sinh quan sát sự vật cần miêu tả ở nhà
trước khi đến lớp. Lúc quan sát các em có thể tự trả lời những câu hỏi như:
Nhìn từ xa em thấy cảnh vật đó hiện ra như thế nào? Trong cảnh đó em chọn
tả những cây gì? (màu sắc, mùi hương), Con vật gì? Âm thanh của chúng như
thế nào? So sánh các bộ phận của chúng với các loài khác để thấy điểm nổi
bật.
- Ở lớp giáo viên đặt ra những câu hỏi “Vì sao” như vậy, điều này tạo
nên kiến thức bách khoa cho học sinh. Khi học sinh nêu lại trên lớp giáo viên
giúp cho học sinh sắp xếp theo thứ tự những điều đã quan sát một cách hợp lí.
(Học sinh quan sát và ghi lại những nội dung quan sát được bằng cảm nhận
thực tế và suy nghĩ riêng của mỗi em).
- Từ chỗ quan sát được, khi thảo luận trong nhóm, trình bày trước lớp
các em sẽ có cơ hội tranh luận, tự tin trình bày ý kiến, tạo điều kiện để ngôn
ngữ của các em phát triển. Đồng thời tạo hứng thú, say mê tìm tòi, tạo động
lực để các em học tập môn Tiếng Việt tốt hơn.
- Chuẩn bị một số tranh ảnh, câu văn, đoạn văn hay, một số vốn từ ngữ
thuộc bài học để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Chuẩn bị câu hỏi gợi mở,
tạo ra nhiều tình huống để các em tập bình luận, mô tả lại những điều đã quan
sát được một cách tự tin, cởi mở.


7

Ví dụ: Đối với đề bài: Em hãy viết đoạn văn tả một loài hoa hoặc một
thứ quả mà em yêu thích. (Bài tập1 HĐTH/83 SHDH Tiếng Việt 4 tập 2A)
- Với đề bài này ngoài một số tranh ảnh trong sách giáo khoa tôi có thể
cho các em chuẩn bị một số hoa, quả thật có tại gia đình gần gũi với các em.

Hoa cúc


Hoa thược dược

Hoa hồng

Quả bưởi

Quả xoài

Quả ổi

- Đồng thời tôi chuẩn bị một số câu hỏi như: Hoa, quả đó có hình dạng
như thế nào? Giống cái gì? Màu sắc, mùi vị của nó ra sao? Học sinh sẽ tự
chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích. Sau đó quan sát thật kĩ


8

tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, hương vị đặc trưng, quyến rũ riêng, sắp xếp ý
để viết thành đoạn văn. Cần làm cho học sinh thấy được sự khác biệt giữa các
loại hoa, thứ quả và ý tưởng về tả các loài hoa, thứ quả không nhất thiết phải
giống nhau.
Bằng những biện pháp trên tôi làm cho học sinh hứng thú, tự tin, thoải
mái khi học viết đoạn văn.
3. Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề bài: (đối với nhóm học
sinh không xác định được yêu cầu đề bài).
Xác định được yêu cầu của đề bài sẽ giúp học sinh đi đúng hướng ở
những thao tác tiếp theo. Có kĩ năng tìm ý, lập dàn ý theo từng kiểu bài là cơ
sở để viết bài văn đúng và hay.
Vì vậy, mỗi khi ra đề tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đọc kĩ đề
Tả đồ vật
Bước 2: Xác định thể loại:
Tả cây cối
Tả con vật
Bước 3: Xác định yêu cầu

Tả cái gì? Cây gì? Con gì?
Ở đâu? Vào lúc nào? Trình tự tả? Tả thế nào?
Tình cảm của em đối với sự vật định tả.

* Tất cả những điều trên được ghi ra thành một dàn bài ngắn gọn, sắp
xếp có thứ tự. Từ đó học sinh nắm chắc yêu cầu và thực hiện đúng trọng tâm
mà đề bài yêu cầu.
4. Hướng dẫn học sinh dùng giác quan để quan sát và tiếp xúc với
đối tượng cần miêu tả: (đối với nhóm học sinh không có thói quen quan sát
và còn lẫn lộn giữa các đối tượng miêu tả).
Đây là thao tác quan trọng nhất có tính quyết định về nhiều mặt, do đó
để viết được đoạn văn miêu tả điều tất yếu đầu tiên đòi hỏi học sinh phải quan
sát và nắm đối tượng quan sát. Vì vậy, giáo viên cần chú trọng vấn đề này.
Các em được quan sát và tiếp xúc với sự vật thì các em sẽ cảm nhận được vẻ
đẹp đáng yêu của chúng và trong lối viết văn trở nên có hồn, tạo nên một cái
nhìn sâu sắc, tạo hứng thú để viết đoạn văn hay.
Ví dụ 1: Viết một đoạn văn tả đặc điểm bên ngoài của chiếc cặp.
- Chiếc cặp là một đồ vật gần gũi, thân quen với các em hằng ngày.
Nhưng muốn làm được đề bài này đạt kết quả cao thì học sinh phải quan sát


9


kĩ, tìm tòi, lựa chọn những chi tiết nổi bật, sau đó hình dung lại để viết.

- Cũng tả một chiếc cặp nhưng sau khi quan sát thì nhiều vấn đề đã xuất
hiện.
* Qua quan sát bằng mắt học sinh có thể tả được bao quát chiếc cặp
như sau:
+ Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha ni lông. Dáng cặp như
một hình chữ nhật nằm, rộng bằng hai quyển sách giáo khoa ghép lại.
+ Chiếc cặp trông thật đẹp khi khoác lên mình bộ áo màu đỏ pha lẫn
màu xanh. Nó có dáng một hình chữ nhật đứng, chiều dài khoảng bốn mươi
xen-ti-mét, chiều rộng khoảng ba mươi xen-ti-mét.
* Qua quan sát bằng tai học sinh sẽ nghe được âm thanh của tiếng khóa
cặp khi đóng hoặc mở cặp.
+ Mỗi khi cần mở cặp em chỉ ấn nhẹ vào hai bên khóa, tiếng “tách
tách” vang lên nghe thật vui tai.
Ví dụ 2: Viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em
yêu thích. (HĐ7 HĐTH/142 SHDH Tiếng Việt 4 tập 1B)


10

Với ví dụ trên tôi đã gợi ý HS quan sát như sau :
* Chọn đồ vật cần tả sau đó dùng các giác quan để quan sát.
- Về mắt: Nhìn bằng mắt em thấy đồ vật đó có màu sắc như thế nào ?
- Về tai: Khi quan sát em đã nghe được những âm thanh gì ?
- Về xúc giác: Khi sờ vào chúng em có cảm giác như thế nào ?
Vậy có quan sát kĩ lưỡng và tiếp xúc với đối tượng miêu tả thì học sinh
mới nhận ra được những nét độc đáo đặc biệt của sự vật, đồng thời thói quen
quan sát chiều sâu sẽ được hình thành dần trong mỗi học sinh.
Ngoài ra, trong các bài tập đọc đã có một số đoạn văn miêu tả, trong đó

tác giả dùng nhiều giác quan để miêu tả. Cho nên trong những giờ học này tôi
yêu cầu các em phát hiện một cách triệt để các giác quan mà tác giả đã quan
sát để các em học tập và giáo dục các em học tập cách quan sát của tác giả…
Hơn nữa trong lúc học sinh quan sát tôi còn lưu ý học sinh nên gắn với
cảm xúc, với kỉ niệm, với cuộc sống của mình kết hợp liên tưởng, so sánh thì
câu văn sẽ sinh động, lôi cuốn người đọc.
5. Hướng dẫn cách dùng từ, tìm ý: (Đối với nhóm học sinh dùng từ
không chính xác).
Đối với học sinh lớp 4 các em mới làm quen với văn miêu tả theo cảm
xúc riêng của mình, nên vấn đề quan sát sự vật đối với các em còn bỡ ngỡ,
lúng túng và khó khăn nhưng việc dùng từ để diễn tả cái quan sát được thì lại
càng khó khăn gấp bội.
Qua những điều học sinh ghi lại bằng việc quan sát giáo viên yêu cầu
học sinh trình bày lại rồi so sánh cách dùng từ của mình với bạn.
Ví dụ: Viết vào vở đoạn văn miêu tả đặc điểm bên trong chiếc cặp của
em theo gợi ý sau: (HĐ5HĐTH/130 SHDH Tiếng Việt 4 tập 1B)
Chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế
nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn?
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài, học sinh quan sát và kết hợp
với câu hỏi gợi ý để làm bài. Trong quá trình chấm chữa bài, giáo viên đưa ba
ví dụ tả đặc điểm bên trong chiếc cặp sách như sau:
Ví dụ 1: Chiếc cặp của em rất đẹp và xinh xắn. Bên trong cặp có bốn
ngăn, ngăn thứ nhất em để sách, ngăn thứ hai em để vở. Còn ngăn thứ ba em
để bút và ngăn còn lại thì em đựng đồ dùng học tập.
Ví dụ 2: Chiếc cặp của em rất đẹp và xinh xắn. Bên trong cặp có bốn
ngăn, Hai ngăn rộng và hai ngăn hẹp, hai ngăn rộng em để sách vở, còn hai
ngăn hẹp em để đồ dùng học tập.


11


Ví dụ 3: Chiếc cặp của em rất đẹp và xinh xắn. Bên trong cặp có bốn
ngăn. Vách ngăn được làm bằng vải ni lông có lót thêm một lớp đệm xốp thật
êm. Sách vở của em lúc nào cũng nằm gọn gàng, ngăn nắp trong hai ngăn
rộng giống như chú mèo con đang nằm trong lòng mẹ. Hai ngăn còn lại em
đựng những đồ dùng học tập cần thiết của mình.
Qua ba ví dụ trên giáo viên hỏi: Em thấy đoạn văn nào hay nhất? Hay
chỗ nào? Đoạn nào chưa hay? Thì các em chưa trả lời được. Lúc này tôi
hướng dẫn các em tìm xem trong ba đoạn trên có từ nào hay? Trong đoạn đó
có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Sắp xếp ý thế nào? Từ nào dùng chưa
hợp lí? Qua đó học sinh rút ra được cách dùng từ, tìm ý hay.
Ngoài ra trong giờ chuyển tiết tôi cũng có một yêu cầu nhỏ vừa để học
sinh thư giãn, vừa để học sinh động não trong cách dùng từ.
Ví dụ: Em hãy đặt một câu miêu tả hình ảnh chiếc lá đang rơi trước sân
(hay hãy tả hình dáng màu sắc của chiếc áo em đang mặc).
- Các em thi nhau miêu tả, rồi tíu tít so sánh bàn luận xem câu của ai
hay hơn. Cứ như thế tôi tập cho các em làm quen với những từ ngữ gợi tả âm
thanh, hình ảnh, có sắc thái biểu cảm. Nhằm giúp các em tiếp cận với vốn từ
láy, từ tượng thanh, từ tượng hình rất phong phú, đa dạng của Tiếng Việt. Tiếp
tục, tôi hướng dẫn các em sắp xếp ý cho chặt chẽ, miêu tả là phải có trình tự:
Cái gì trước, cái gì sau, không nên để chúng lẫn lộn hoặc chưa hết ý này đã
chuyển ý khác.
* Mặt khác, tôi còn tổ chức một số trò chơi nhằm giúp các em có khả
năng sử dụng từ ngữ trong khi viết văn.
a. Các bài tập làm giàu vốn từ.
Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ màu sắc của sự vật: Đỏ ói, đỏ bừng, đỏ au,
đỏ đọc, xanh biếc, xanh lơ, xanh rì, xanh ngắt,...
Ví dụ 2 : Tìm hình ảnh để so sánh chiếc áo của em.
(Chiếc áo như người bạn thân hằng ngày cùng em tới trường).
- Qua các ví dụ trên học sinh sẽ tự làm giàu vốn từ và sử dụng một cách

có hiệu quả khi viết đoạn văn miêu tả.
b. Dạng bài tập sử dụng từ láy, tính từ, so sánh, nhân hoá.
- Thông qua cách sử dụng từ ngữ này học sinh biết diễn đạt các sự vật,
hiện tượng bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ : Hãy chọn các từ thích hợp trong các từ sau : lộp độp, lộp độp,
ào ào, run rẩy. để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“...mưa rồi. Cơn mưa...đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng
lại. Những cây non cây nhỏ trong vườn...ngả nghiêng nhưng vẫn cố bám vào
nhau.


12

c. Cung cấp thêm cho học sinh vốn từ: (chỉ màu sắc,từ gợi tả hình
ảnh, âm thanh của sự vật)
Ví dụ: - Vàng xuộm, vàng hoe, vàng xọng, vàng giòn, vàng tươi...
- Vòi vọi, bao la, bát ngát, vắng vẻ, long lanh, lóng lánh...
- Lẹt đẹt, lách tách, rào rào, râm ran, lích rích....
6. Hướng dẫn HS lập dàn ý đoạn:
Dàn ý đoạn văn được xây dựng dựa trên những yêu cầu về nội dung,
thể loại của bài tập đã nêu ra và trên cơ sở của bước định hướng, tìm từ, tìm ý
mà học sinh xác lập được. Nhờ xây dựng dàn ý, học sinh sẽ hình thành và cố
định hoá được các ý trong đầu. Làm cơ sở, làm chỗ dựa vững chắc cho việc
huy động lại những từ ngữ đã chọn để thực hiện hóa các ý này. Nắm vững các
kiến thức về cách viết đoạn văn, bài văn theo mỗi thể loại sẽ giúp học sinh
luyện tập các kĩ năng viết theo quy trình văn bản thuận lợi.
Ví dụ 1 : Em hãy viết đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà
em yêu thích. (HĐ1 HĐTH/83 SHDH Tiếng Việt 4 tập 2A)
Tôi sẽ gợi ý học sinh với dàn bài:
- Em chọn hoa gì ? Quả gì?

- Em hãy chọn trình tự miêu tả (Không gian, thời gian)
- Loài hoa, thứ quả em định tả có gì nổi bật?
- Em có cảm nghĩ gì khi ngắm hoa, hoặc ăn thứ quả ấy?
Sau khi hướng dẫn học sinh lập lại dàn bài, giáo viên cho một số học
sinh nhắc lại dàn ý đã lập. Sau đó cho các em xem một dàn ý mẫu đã chuẩn
bị để các em có cơ hội rà soát lại và so sánh với dàn ý của mình. Từ đó các
em khắc sâu hơn cách lập dàn bài.
Hơn nữa trong quá trình dạy học kiến thức tiếng Việt cũng thường có
những bài tập liên quan đến viết đoạn văn thì tôi cũng chú trọng tới việc lập
dàn bài để tạo thành thói quen lập dàn bài trước khi viết đoạn văn cho học
sinh.
Ví dụ: Viết một đoạn văn khoảng 4 câu về một loại trái cây em yêu
thích, trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (HĐ2 HĐTH/58 SHDH
Tiếng Việt 4 tập 2A)
Đối với bài tập trên tôi cũng hướng dẫn học sinh lập dàn bài rồi dựa vào
dàn bài để viết đoạn văn. Mặc dù đoạn văn chỉ có bốn câu nhưng việc lập dàn
bài là cần thiết nhằm giúp học sinh cố định được các ý trong đầu và huy động
tối đa vốn từ mà các em có.
7. Luyện viết câu văn hay, diễn đạt bằng những câu văn giàu hình
ảnh:


13

Việc hướng dẫn học sinh đặt câu, chữa câu sai trong việc luyện viết
đoạn, bài văn cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Khả năng nhận thức, sử
dụng Tiếng Việt của học sinh còn hạn chế nên giáo viên nhất thiết không được
xem nhẹ vấn đề này. Bởi vì luyện dùng từ viết câu đúng về nội dung cần biểu
đạt, đúng về mục đích nói và đúng về cấu tạo ngữ pháp là cơ sở để học sinh
có thể luyện tập viết đoạn văn, bài văn thuận lợi. Sau khi học sinh đã có kĩ

năng viết câu, cần luyện cho các em liên kết câu thành đoạn. Việc luyện cho
học sinh viết câu trong đoạn văn, xây dựng đoạn văn sẽ giúp các em diễn đạt
được những thông tin mạch lạc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi đã
được luyện tập viết đoạn văn, học sinh có thể viết được bài văn hoàn chỉnh có
lôgic và đạt kết quả.
a. Câu phải đúng về cách sắp xếp trật tự:
Trong câu các từ phải được sắp xếp theo những qui tắc nhất định đã
được sử dụng rộng rãi. Qui tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa về trật tự các từ chiếm
một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình đặt câu như: Chủ ngữ thường
đứng ở đầu câu, vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ thường
gắn với nhau bằng quan hệ chủ vị. Chủ ngữ nêu đối tượng thông báo, vị ngữ
chuyển đạt nội dung thông báo về đối tượng ấy. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi
Ai? (Cái gì, con gì ?), còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi : làm gì ?, như thế nào ?...
Ví dụ : Mùa đông, cây bàng rụng hết lá, để lại những cành cây khẳng
khiu, trơ trọi. Chứ không nói: Mùa đông, rụng hết lá cây bàng, để lại những
cành cây khẳng khiu, trơ trọi.
Như vậy khi đặt câu cần phải sắp xếp trật tự từ một cách thích hợp, có
dụng ý nghệ thuật thì mới lôi cuốn người đọc.
b. Câu phải đúng về ý, hợp lôgic diễn đạt: Giáo viên cần hướng dẫn
học sinh nói và viết sao cho mỗi câu đều hợp với qui luật suy nghĩ thông
thường. Làm sao ý trong mỗi câu phải có quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: Chú mèo rất hiền nhưng chú rất láu lĩnh
Câu trên sai vì không có sự tương hợp giữa hai vế câu. Hai vế câu ở
đây mâu thuẫn nhau. Bởi vế thứ nhất diễn tả: “Chú mèo rất hiền” nhưng vế
thứ hai “chú rất láu lĩnh”. Ở đây có thể học sinh muốn diễn đạt tính của chú
mèo vừa ngoan vừa ngộ nghĩnh nhưng do không biết biểu đạt nên đã làm câu
trở nên sai. Ta có thể sửa lại như sau:
Cách 1: Thay từ cho phù hợp: Chú mèo rất ngoan ngoãn và ngộ nghĩnh.
Cách 2: Thay quan hệ từ và thay đổi một số cụm từ: Mặc dù chú mèo
hiền nhưng đôi khi chú cũng rất láu lĩnh.

c. Câu phải có cấu tạo ngữ pháp :
Khi viết câu chú ý viết đầy đủ hai thành phần chính, nếu không cẩn
thận sẽ viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.


14

Ví dụ: Đối với đề bài tả một đồ vật mà em yêu thích. Học sinh viết: Nó
được làm bằng vải da. Vẫn còn thơm mùi vải mới. Câu trên thiếu chủ ngữ, lỗi
này học sinh mắc rất nhiều. Ta có thể sửa lại là: Chiếc cặp được làm bằng vải
da. Nó vẫn còn thơm mùi vải mới. Hoặc là: Nó được làm bằng vải da,vẫn còn
thơm mùi vải mới. Vì vậy, muốn cho đoạn văn trong sáng, ý chính xác, diễn
đạt đầy đủ nội dung cần trình bày thì khi dạy cho học sinh viết đoạn văn (nhất
là trong tiết dạy kiến thức Tiếng Việt), giáo viên cần chú trọng biện pháp này
nhiều hơn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn khi học sinh học viết đoạn, bài văn.
8. Tổ chức thực hành luyện nói, diễn đạt:
Đặc trưng của việc luyện nói là khả năng thực hành vận dụng, đặc biệt
là kĩ năng diễn đạt, lập luận. Để hình thành kĩ năng luyện nói có hiệu quả là
một điều không dễ đối với cả người dạy và người học. Với thực tế đó là giáo
viên ta cần tìm nhiều biện pháp tháo gỡ để cho việc luyện nói trở nên sinh
động, hấp dẫn.
Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của một con vật mà
em yêu thích. (HĐ1HĐTH/61 SHDH Tiếng Việt 4/61 tập 2B)
Sau khi cho học sinh quan sát và lập dàn ý, giáo viên gợi mở để các em
thấy được bức tranh đầy màu sắc và đường nét mà các em cần đề cập. Sau đó
từ những câu hỏi mang tính chủ đạo của giáo viên, để rồi đưa các em vào
cuộc thực sự với những tìm tòi khám phá.
Chẳng hạn: Giáo viên đưa ra một số bức tranh khác nhau.

Tranh chú gà trống đang gáy


Tranh chú gà trống dắt gà mái kiếm mồi


15

Tranh gà mẹ dắt dàn con đi ăn

Tranh gà mẹ ấp ủ đàn con

- Học sinh quan sát các bức tranh này và trình bày theo yêu cầu đề bài.
- Giáo viên không gò ép học sinh theo ý mình mà để các em tự trao đổi,
trình bày theo hướng các em tự chọn, nhất là những thắc mắc của các em. Cần
động viên những ý kiến sáng tạo, những ý tưởng cá nhân nhằm tạo điều kiện
để học sinh tranh luận và đưa đến thống nhất.
Chú ý: Đối với biện pháp này, giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt
động nhóm đôi càng ít đối tượng thì khả năng thực hành càng nhiều. Tránh
hoạt động nhóm lớn, làm cho một số em sẽ không vào cuộc được. Mặt khác,
khi học sinh trình bày giáo viên để cho học sinh nói càng nhiều càng tốt,
không nhất thiết nói phải chuẩn ngay, có thể câu còn lủng củng, thiếu từ, sai
lỗi. Sau đó giáo viên tập trung sửa lỗi, cung cấp thêm từ cho học sinh, phát
triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh.
Qua các bức tranh trên sau khi cho học sinh quan sát nhận xét, tôi gợi
ý dẫn dắt để học sinh phát hiện ra các hình ảnh oai vệ, sự mạnh mẽ của chú gà
trống (hay sự dịu dàng, trìu mến, che chở của gà mẹ đối với đàn con). Từ đó
học sinh sẽ tìm được ý làm nổi đặc điểm con vật các em cần miêu tả.
Ví dụ: Cũng với đề bài trên nhưng học sinh có thể tả hoạt động của chú
gà trống theo nhiều cách khác nhau:
- Chú vỗ cánh, há mỏ gáy “Ò...ó...o...o !”
- Chú gà trống chính là chiếc đống hồ báo thức của mọi người. Sáng

nào cũng vậy, chú dậy sớm nhất. Chú vỗ đôi cánh phành phạch liên hồi, cổ
chú rướn cao, mỏ há rộng, chú cất tiếng gáy dõng dạc, ngân vang: “Ò…ó…
o…o…o!”
- Mỗi khi cao hứng chú lại cất lên tiếng gáy. Chú vỗ cánh phành phạch
rồi dang chân, vươn cổ gáy một hồi thật to, thật dài. Tiếng gáy của chú lanh
lảnh như tiếng kèn đồng, vang dậy cả xóm làng. Có miếng mồi ngon chú cũng
chia sẻ cho những cô mái tơ thường đi cùng với chú.


16

Hoặc học sinh tả hoạt động của gà mái dắt đàn con đi ăn.
- Gà mẹ đi trước, gà con chạy theo sau.
- Gà mẹ đủng đỉnh đi trước kêu tục tục. Đàn gà con líu ríu theo sau, kêu
chiếp, chiếp.
- Sáng sớm tinh sương, gà mẹ đã tục tục gọi đàn con đi kiếm mồi. Tìm
được thức ăn gà mẹ gắp lên, cất tiếng kêu “Tục, tục!” gọi lũ gà con. Đàn con
vội vã chạy thật nhanh về phía mẹ để tranh nhau giành giật miếng mồi.
- Đôi cánh của gà mẹ xòe ra rất rộng như một chiếc ô vững chãi để che
chở cho đàn con của mình.
- Cứ như thế tôi đã tạo ra môi trường giao tiếp cho học sinh.
- Rèn cho học sinh nói một mình, nói trước nhóm, nói trước lớp. Cần
chịu khó tập cho các em tự lập, tránh nóng vội, bỏ qua giai đoạn, gây bi quan
cho các em.
- Giúp học sinh phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. (Ngôn
ngữ nói đi kèm nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Lời nói mang sắc thái ý nghĩa, tình
cảm, bản sắc cá nhân).
- Mặc dù trong phân phối chương trình không dành riêng cho tiết luyện
nói nhưng giáo viên nên tranh thủ thời gian thực hiện vấn đề này (có thể tranh
thủ thời gian trước khi học sinh làm bài cá nhân vào vở), vì nó giúp ích rất

nhiều cho học sinh.
9. Rèn kĩ năng viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu
hình ảnh và nhạc điệu:
Từ cách dẫn dắt, gợi mở của giáo viên và từ một ý cho trước hay từ một
câu đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), giáo viên hướng dẫn học sinh tập
mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ
ngữ, động từ, tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh,…Sử dụng các
hình ảnh, chi tiết sinh động biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân
hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, …làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn văn,
thêm cụ thể, sống động giúp người đọc như cùng cảm nhận với mình.
Yêu cầu rèn luyện kĩ năng này có thể thực hiện ở các tiết dạy học kiến
thức Tiếng Việt hoặc tiết dạy học viết đoạn, bài văn. Bài tập luyện viết câu sẽ
giúp học sinh có ý thức viết văn ngày càng chặt chẽ về ý, sinh động, giàu xúc
cảm,…từ đó giúp các em thêm hứng thú trong học tập. Sau đây là một số ví
dụ về cách dùng từ, viết câu văn sinh động:
Ví dụ 1: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc
bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật:
Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân
trường.


17

Các em học sinh quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân
trường tựa như một đàn bướm xinh tung tăng bay lượn. (Biện pháp so
sánh).
Bông hoa hồng xinh đẹp.
Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm toả hương thơm
ngát. (Biện pháp nhân hoá).
Ví dụ 2: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ dấu chấm để tạo thành những

câu văn gợi tả, gợi cảm:
Cổng trường…chúng em vào lớp.
Cổng trường đang giang rộng vòng tay đón chúng em vào lớp. (Biện
pháp nhân hoá).
Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen…
Chú mèo mướp có đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn.. (Biện pháp so
sánh).
Ví dụ 3: Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ,
các biện pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi cảm.
Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng.
Đôi cánh gà mẹ xoè ra rất rộng như một chiếc ô vững chãi che chở
cho đàn con khỏi mưa.
Chiếc cặp đựng vào lòng mình tất cả dụng cụ học tập của em.
Chiếc cặp đựng vào lòng mình tất cả dụng cụ học tập của em như
một người anh cả đùm bọc cho đàn em.
Chiếc bảng đen xinh xắn.
Chiếc bảng đen xinh xắn như mỉm cười với chúng em mỗi khi bước
vào lớp.
Ví dụ 4: Trong quá trình tập học sinh diễn đạt nội dung để viết câu văn,
giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
- Ta có thể tả màu sắc hoa hồng nhung bằng những từ nào? (đỏ thẫm,
đỏ thắm).
- Gốc hồng làm nhiệm vụ gì?
Tuy nó sần sùi màu nâu và khô cằn. Em có thể dùng biện pháp so sánh
hay nhân hoá để làm nổi bật nét đẹp trong hình thức xấu xí của nó được
không? (Gốc cây như người mẹ giản dị trong bộ áo nâu xám. Nó nhường sắc
xanh tươi cho lá, cho hoa).
- Những chiếc gai có thể nhân hóa được không? (Nhân hoá như những
người lính).



18

- Tàu lá chuối có thể so sánh với cái gì? (Cái quạt khổng lồ, tấm lụa
màu xanh lục).
- Những quả chuối cong cong giống cái gì? (Vầng trăng khuyết).
Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như vậy học sinh sẽ nêu ra những ý kiến của
mình. Sau khi nghe phần trình bày của các em, tôi sẽ rút ra một số từ ngữ,
hình ảnh, câu văn hay để cả lớp có thể học tập và đưa vào bài của mình.
Không những thế để giúp học sinh biết cách sử dụng các biện pháp
nghệ thuật trong viết văn, tôi đã hướng dẫn các em tìm các câu có các biện
pháp so sánh trong các bài tập đọc, bài văn đã học.
Ví dụ:
-Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh
hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp. (Bài Cây gạo/50 SHDH
Tiếng Việt 4 tập 2A)
- Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ
xanh mát, trầm tư. (Bài Cây gạo/50 SHDH Tiếng Việt 4 tập 2A)
- Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu
vườn.(Bài Sầu riêng/54 SHDH Tiếng Việt 4 tập 2A)
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con. (Bài Sầu
riêng/54 SHDH Tiếng Việt 4 tập 2A)
- Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít
nhau. (Bài Hoa học trò/72 SHDH Tiếng Việt 4 tập 2A)
Ngoài cách viết câu, dùng từ, ngữ nêu trên; trong giảng dạy giáo viên
cần hướng dẫn học sinh chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt là
đa dạng về kiểu loại (từ đơn, từ ghép, từ láy), phong phú về ý nghĩa (từ một
nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa,…),
linh hoạt về cách sử dụng (từ dùng trong sinh hoạt, trong sách vở khoa học, từ
địa phương,…).

10. Nhận xét đánh giá bài làm:
Giáo viên gọi học sinh dưới lớp lần lượt đọc đoạn văn của mình cho cả
lớp cùng nghe. Sau mỗi lần giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài làm
của bạn theo các tiêu chí:
- Nội dung có sát hợp với yêu cầu của đề bài không? Câu có đúng ngữ
pháp không? Và đặc biệt vấn đề diễn đạt và sự liên kết giữa các câu có hợp lý,
chặt chẽ chưa?
- Khi sửa bài giáo viên cần quan tâm chữa riêng cho một số học sinh
viết văn còn khô khan, diễn đạt ý chưa trọn vẹn, dùng từ sai, câu văn còn lủng
củng. Cần có lời phê ngắn gọn, dễ hiểu để khi đọc học sinh sẽ dễ dàng thấy


19

được trong bài mình chưa đạt yêu cầu gì đồng thời không mặc cảm với lời
nhận xét của cô.
Ví dụ :
+ Giáo viên nên nhận xét: Bài làm đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu,
cần khắc phục điều gì hay xếp ý chưa theo thứ tự, diễn đạt ý còn dài
+ Tránh nhận xét: Xếp ý chưa logíc, diễn đạt vụng về, câu cụt, câu què
làm cho học sinh không hiểu hết nghĩa của những lời nhận xét đó.
+ Không nên nêu tên phê bình học sinh trước lớp để tránh sự mặc cảm.
Giáo viên cần lưu ý: Phải tìm cho được những tiến bộ trong bài làm của
học sinh dù là rất nhỏ để động viên khuyến khích các em.
Ví dụ 1: Tiết trước em viết câu còn lặp từ, đến tiết hai em không còn
mắc lỗi này nữa, mặc dù đoạn văn của em chưa hay nhưng cũng nên nêu ra
những tiến bộ của em trước lớp để tuyên dương khen ngợi, khuyến khích em.
Ví dụ 2: Trong bài học sinh có câu :
- Thân cây phượng sần sùi như da cóc màu nâu xỉn
- Trên cành cây những chiếc lá đang rì rào nói chuyện với nhau.

- Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc.
Chỉ với một từ rì rào hay một câu văn miêu tả gắn gọn nhưng học sinh
đã biết dùng từ láy để diễn tả, biết kết hợp các giác quan để quan sát, đồng
thời học sinh đã biết dùng biện pháp so sánh để viết câu. Vì vậy giáo viên cần
khen ngợi để động viên các em học tốt hơn.
Giáo viên có thể cho học sinh chọn viết lại một đoạn văn trong bài của
mình để bài làm hay hơn. Sau khi viết lại giáo viên tranh thủ thời gian cho các
em tự nhận xét, đối chiếu với bài làm của mình để thấy sự tiến bộ và rút ra
kinh nghiệm cho bản thân.
11. Phân tích câu văn hay, đoạn văn hay:
Sau khi chấm bài giáo viên cần dự kiến sẽ đọc câu nào? Đoạn nào? Phải
làm cho học sinh thấy được, cảm nhận được vì sao hay.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đoạn văn hay bằng cách so sánh
đối chiếu qua các nội dung sau :
a. Dùng dấu câu, dấu phẩy đúng chỗ.
Ví dụ : - Khi mùa hè đến hoa phượng nở rộ khắp sân trường.
- Khi mùa hè đến, hoa phượng nở rộ khắp sân trường.
b. Dùng từ bổ sung ý nghĩa cho câu.
Ví dụ: - Cây bàng cho chúng em bóng mát để vui chơi.


20

- Chẳng những cây bàng cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô
điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi trường của em.
c. Dùng điệp ngữ để làm câu văn sinh động.
- Là biện pháp lặp lại từ có mục đích để nâng cao hình ảnh cảm xúc
muốn diễn đạt.
Ví dụ 1: Câu văn trong bài tả cây chuối tiêu
Tròn lên, tròn lên... rồi dần dần căng lên. Những quả chuối trở nên bụ

bẩm, nải chuối cũng lớn thêm từng ngày.
Ví dụ 2: Câu văn tả hoạt động của con chó
Rối rít, rối rít... chú Mi - lu nhón chân, vẫy đuôi lia lịa, chỉ chực phóng
lên liếm vào mặt em mỗi khi em đi học về.
Ví dụ 3: Câu văn trong bài văn tả cây phượng
Bồi hồi, bồi hồi...em nghe trong lòng dâng lên cảm xúc lưu luyến mái
trường khi hoa phương nở đỏ rực xen lẫn trong vòm lá xanh biếc.
d. Câu mạnh mẽ hùng hồn.
Là câu có tác động mạnh mẽ vào thính giác của người nghe, nó khắc
sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng, hình ảnh sống động có ý nghĩa và
tình cảm sâu sắc.
Ví dụ : Rồi mùa hè đi qua, trên sân trường lả tả sắc màu đỏ của những
cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non như
những cánh cung cong cong. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây
phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hằng ngày, vẫn hân hoan
chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.
Ngoài ra, giáo viên cần đọc cho học sinh nghe đoạn văn hay của học
sinh trong lớp, gợi ý cho học sinh nhận xét bài văn hay của bạn (bố cục sắp
xếp, diễn đạt dùng từ đặt câu, biện pháp nghệ thuật).
Có thể câu văn của học sinh chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng giáo viên
cần nhẹ nhàng sửa lại đôi chút rồi động viên, khuyến khích một cách kịp thời
để tăng thêm sự tự tin, niềm hứng thú cho các em.
VI. Kết quả:
Qua hai năm nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi nhận thấy học sinh đã có
nhiều tiến bộ trong học tập. Học sinh thích thú hơn trong việc học môn Tiếng
Việt. Học sinh chậm tiếp thu cũng đã có tiến bộ rõ rệt.
- Về việc xác định đúng yêu cầu đề bài: Đạt 100%
- Học sinh có thói quen quan sát trước khi tả: Đạt 96,5 %



21

- Học sinh sử dụng từ chính xác, hợp lí. Đặc biệt việc dùng từ lặp
không còn xảy ra.
- Học sinh viết đoạn văn mạch lạc, sắp xếp ý logíc, gãy gọn hơn: Đạt
93,1% .
- Hơn nữa trong tiết học các em phát biểu, tranh luận với nhau một cách
sôi nổi. Viết câu rõ ràng đủ ý, diễn đạt trôi chảy, khắc phục tình trạng lạc đề
hoặc làm bài dàn trải. Đối với những em chậm tiếp thu, bài làm đã đúng trọng
tâm. Còn đối với những em khá, giỏi thì rất phong phú về ý, sâu sắc về nội
dung, chặt chẽ trong lập luận. Chính điều đó đã làm nền tảng, cơ sở vững
chắc cho học sinh viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
Kết quả khảo sát bài kiểm tra viết tuần 20 (Bài tập 1/29 SHDH
Tiếng Việt 4,Tập 2A) của học sinh lớp 4D:
STT
1
2

Nhóm đối tượng học sinh
Nhóm không có thói quen quan sát sự vật.
Nhóm không xác định được yêu câù đề.

Số lượng
3/29 HS
1/29 HS

3

Nhóm sử dụng từ không chính xác.


5/29 HS

4

Nhóm viết đoạn văn không có sự liên kết về câu.

4/29 HS

*Kết quả bài khảo sát bài tập tuần 22 (Bài tập 2/ 71 SHDH Tiếng
Việt 4,Tập 2A) của học sinh lớp 4D:
STT

Nhóm đối tượng học sinh

Số lượng

1
2

Nhóm không có thói quen quan sát sự vật.
Nhóm không xác định được yêu câù đề.

2/29 HS
1/29 HS

3

Nhóm sử dụng từ không chính xác.

3/29 HS


4

Nhóm viết đoạn văn không có sự liên kết về câu.

2/29 HS

* Kết quả kiểm tra bài viết tuần 27 (Bài tập 3/152 SHDH Tiếng Việt
4,Tập 2A) của học sinh lớp 4D:
STT
1
2

Nhóm đối tượng học sinh
Nhóm không có thói quen quan sát sự vật.
Nhóm không xác định được yêu câù đề.

Số lượng
1/29 HS
0/29 HS

3

Nhóm sử dụng từ không chính xác.

1/29 HS

4

Nhóm viết đoạn văn không có sự liên kết về câu.


1/29 HS

*Kết quả kiểm tra định kì cuối kì II môn Tiếng Việt khối 4 của
trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình:


22

TSHS
143

Điểm 9,10

Điểm 7,8

Điểm 5,6

TL
96

TL
37

TL
10

SL
67.1


SL
25.9

TL
7.0

Dưới 5
SL
0

TL
0

Điểm 5 trở
lên
SL
TL
143 100.0

Qua khảo sát mặc dù vẫn còn một vài em bài viết chưa hay, diễn đạt ý
chưa trọn vẹn nhưng tôi đã nhận thấy được sự thành công của đề tài. Đó là
những kết quả bước đầu rất đáng mừng để tôi có thể áp dụng tiếp những biện
pháp này trong thời gian tới. Với những giải pháp tôi đã nêu ra và kết quả đạt
được khi áp dụng thực tế tại lớp tôi đang giảng dạy và khối 4 trường Tiểu học
Nguyễn Ngọc Bình, tôi thiết nghĩ đề tài này sẽ có khả năng áp dụng cho tất cả
giáo viên giảng dạy ở khối lớp 4, 5 trong ngành giáo dục.
*Minh chứng một số bài kiểm tra của học sinh


23


VII. Kết luận:
Như vậy để học sinh xây dựng và viết được đoạn văn miêu tả có hình
ảnh, giàu cảm xúc, diễn đạt ý trôi chảy, trước hết giáo viên phải phối hợp dạy
tốt tất cả các mạch nội dung kiến thức của môn Tiếng Việt lớp 4 như: Dạy
đọc, dạy viết, dạy nghe – nói, dạy kiến thức Tiếng Việt.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần rèn cho học sinh một số kĩ năng
cơ bản sau:
- Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn nhằm rèn luyện mình để có
được nhận thức đúng, tình cảm đẹp với môn Tiếng Việt, từ đó các em đến với
môn học một cách tự giác, say mê.
- Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học qua hoạt động
quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Đặc biệt là giúp học sinh quan sát như
thế nào để có kết quả tốt, phục vụ cho việc tích lũy kiến thức và tư duy ngôn
ngữ.
- Nắm vững kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng
Việt ở Tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm, chữ viết Tiếng Việt; nắm vững kiến
thức ngữ pháp Tiếng Việt, các em sẽ không những nói- viết tốt mà còn có thể
cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua các hình thức diễn đạt sinh động,
sáng tạo của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần
thiết đối với học sinh lớp 4. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm
nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, phong phú thêm về tâm hồn, nói- viết


24

Tiếng Việt thêm trong sáng, sinh động. Những điều nói trên cho thấy: Các em
tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau đồi để từng bước nâng cao
trình độ viết văn, giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn.

VIII. Đề nghị:
1. Về học sinh:
- Tạo một thư viện cá nhân: Mỗi học sinh tự thu thập những cuốn sách
hay và coi việc đọc chúng là một hoạt động quan trọng trong việc tự học ở
nhà. Thường xuyên đến thư viện mượn những cuốn sách dành cho thiếu nhi,
nếu có điều kiện thì trong những ngày nghỉ nên gợi ý ba mẹ đưa đến quầy
sách thiếu nhi.
- Thường xuyên đọc sách, báo ở tủ sách của lớp.
- Có sổ tay ghi lại những điều quan sát được hằng ngày. Hỗ trợ, đóng
góp ý kiến cho nhau, cùng nhau tìm kiếm để hình thành kiến thức bằng trí tuệ
chung.
- Có ý thức tự học ngay cả trên lớp và khi ở nhà, tự tin, mạnh dạn trong
giao tiếp.
2. Về giáo viên:
- Để dạy tốt cho học sinh lớp 4 viết đoạn văn miêu tả, người giáo viên
cần tự học, tự rèn, đọc và nghiên cứu thêm tài liệu để nâng cao vốn hiểu biết
về Tiếng Việt để có cách dùng từ, đặt câu linh hoạt.
- Nên giáo dục cho học sinh ý thức đọc sách thường xuyên.
- Tăng cường vai trò của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm, nhất là
rèn cho học sinh luyện đọc diễn cảm và cảm nhận văn bản qua phần luyện
đọc.
- Chú trọng việc rèn luyện cho học sinh đặt câu văn đủ ý, gãy gọn và
nhận xét bài của bạn.
- Chấm bài kĩ, đưa ra lời nhận xét thích hợp.
- Tập cho học sinh mạnh dạn, tự tin khi đặt câu, viết đoạn văn.
- Tập cho học sinh phân tích được những đoạn văn hay.
- Tập cho học sinh cách sử dụng từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật
kết hợp với nhiều giác quan trong khi miêu tả đồng thời hướng dẫn học sinh
tự lực suy nghĩ để giải quyết vấn đề, cách ghi nhớ tạo tâm thế thi đua, vượt
thử thách cho học sinh.

Để thực hiện được những điều trên thì người giáo viên phải mất rất nhiều
thời gian, bỏ nhiều công sức, có tâm huyết, có lòng yêu mến học sinh thật sự
thì bài dạy mới đạt hiệu quả như mong muốn.


25

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ để góp phần nâng cao chất lượng
môn Tiếng Việt 4 ở lớp tôi phụ trách. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài
này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Đại Hiệp, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Người viết

Hồ Thị Kim Sơn


×