Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đáp án trắc nghiệm môn HÀNH VI TỔ CHỨC QT319

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.37 KB, 10 trang )

HÀNH VI T ỔCH Ứ
C - QT319

A là nhân viên có uy tín và chuyên môn rất giỏi trong nhóm. Vậy A có thể có
quyền lực nào đối với các thành viên trong nhóm? D) Quyền lực chuyên gia.
Biện pháp nào dưới đây là biện pháp khuyến khích sự sáng tạo của cá nhân, mà
theo đó cá nhân không nhất thiết phải tuân theo trình tự các bước trong quy trình
ra quyết định hợp lý? B) Tư duy zíc-zắc
Biện pháp tạo động lực nào cho nhân viên thuộc nhóm biện pháp kích thích về
tinh thần cho người lao động? D) Chương trình khuyến khích sự tham gia của nhân viên, chương
trình tôn vinh nhân viên, quản lý bằng mục tiêu.

Biện pháp tạo động lực nào cho nhân viên thuộc nhóm biện pháp kích thích về
vật chất cho người lao động? A) Tiền lương, thưởng, chương trình sở hữu cổ phần.
Cá nhân chắc chắn có được quyền lực nào khi cá nhân đó có vị trí và chức vụ
quản lí cao trong tổ chức? C) Quyền lực hợp pháp.
Cá nhân liệt kê các đặc điểm chủ yếu của một phương án giải quyết vấn đề, sau
đó thay đổi từng đặc điểm của phương án này theo cách chấp nhận được để có
một phương án mới. Ví dụ này minh họa cho việc sử dụng biện pháp nào để thúc
đẩy tính sáng tạo của cá nhân. A) Liệt kê thuộc tính
Các nhà quản lý cần phải nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, chấp
nhận sự khác biệt của các cá nhân và đối xử khác nhau đối với những người lao
động khác nhau là cách phản ứng lại với thách thức nào trong những thách thức
dưới đây? B) Sự đa dạng của lực lượng lao động.
Các thách thức sau là những thách thức thuộc về tổ chức đối với hành vi tổ chức
ngoại trừ: D) Sự cạnh tranh trong môi trường vi mô.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình giao tiếp gồm: C) Các yếu tố liên quan
đến người gửi và nhận thông tin, kênh giao tiếp, bối cảnh giao tiếp.

Các yếu tố cấu thành nên thái độ của cá nhân bao gồm các yếu tố sau, ngoại trừ?
D) Kinh nghiệm



Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, loại trừ: D) Diện mạo của
người tham gia giao tiếp.

Các yếu tố thuộc về tổ chức sau đây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của cá
nhân, loại trừ? D) Nhận thức của cá nhân.
Cán bộ lãnh đạo có phong cách quản lý kiểu (1,1) có đặc điểm B) cố gắng ở mức tối
thiểu để hoàn thành công việc phải làm, để giữ được tư cách là thành viên của tổ chức.

Cán bộ lãnh đạo có phong cách quản lý kiểu (1,9) sẽ có đặc điểm nào? A) Quan tâm
thực sự đến nhu cầu của con người nhằm thoả mãn các quan hệ, tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội Dễ chịu
trong tổ chức.

Cán bộ lãnh đạo có phong cách quản lý kiểu (5,5) có đặc điểm D) cân đối giữa công
việc và sự thoả mãn của người lao động nhằm đạt hiệu quả hoạt động của tổ chức.


Cán bộ quản lý sẽ quan tâm hơn tới yếu tố nào dưới đây? A) Các mục tiêu ngắn hạn và
hiệu quả của việc đạt các mục tiêu đó.

Cán bộ quản lý yêu cầu và ra lệnh buộc nhân viên phải có ý tưởng mới hay cách
thức thực hiện công việc mới. Trong tình huống này cán bộ quản lý đã sử dụng
phương pháp nào để kích thích tính sáng tạo của nhân viên? C) Chỉ thị, mệnh lệnh
Chuẩn mực nhóm được hiểu là? A) Các tiêu chuẩn hành vi trong khuôn khổ một nhóm mà các
thành viên phải tuân thủ.

Chức năng của hành vi tổ chức là: D) Giải thích, dự đoán và kiểm soát hành vi.
Chức năng quan trọng nhất của quản trị hành vi tổ chức là: C) Kiểm soát
Chương trình khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định có
các hình thức sau: B) Quản lý có sự tham gia, tham gia đại diện, vòng chất lượng.

Có các cách thức giải quyết xung đột sau: B) Hợp tác, cạnh tranh, né tránh, dung nạp, thỏa
hiệp.

Cơ chế nào thể hiện cá nhân học hỏi thông qua quan sát và bắt chước hành vi
của người khác? B) Bắt chước
Cơ chế nào thể hiện việc cá nhân học hỏi thông qua việc thực hiện thử-sai-sửa
trong quá trình học hỏi? A) Định hình
Có thể dễ dàng thay đổi văn hóa tổ chức khi nào? A) Tổ chức mới thành lập.
Đặc tính nào của cá nhân cho thấy mức độ mà cá nhân đó có tin cậy, hợp tác? B)
Hòa đồng

Đặc tính nào của cá nhân cho thấy mức độ mà cá nhân đó có trách nhiệm, tỉ mỉ,
cẩn thận, định hướng thành tích? D) Chu toàn
Đặc tính nào của cá nhân cho thấy mức độ mà cá nhân đó luôn bình tĩnh, tự tin
hay luôn lo lắng, hồi hộp? C) Ổn định về tình cảm
Đặc tính nào của cá nhân cho thấy mức độ mà cá nhân đó nhạy cảm, sáng tạo, có
óc tưởng tượng? A) Cởi mở tư duy
David McClelland đã đưa ra ba động cơ hay nhu cầu chủ yếu của cá nhân tại nơi
làm việc sau: A) Nhu cầu thành tích, nhu cầu quyền lực, nhu cầu hòa nhập.
Đây là vai trò của cá nhân trong nhóm? D) Tập hợp các chuẩn mực hành vi mà một người nắm
giữ một vị trí nhất định trong một nhóm phải tuân thủ.

Để áp dụng được quy trình ra quyết định hợp lý, cần phải có các giả thuyết sau,
loại trừ? D) Có sự hạn chế bởi thời gian và chi phí.
Để duy trì văn hóa tổ chức, cần quan tâm đến các yếu tố sau đây, loại trừ: C) Logo,
cách trang trí nơi làm việc.

Để hoàn thành công việc của bản thân và bộ phận, Trưởng phòng Hồng Hà cần
phải thực hiện những việc sau, ngoại trừ? A) Thực hiện tất cả mọi việc của nhân viên khi
nhân viên không hoàn thành công việc của họ



Để nâng cao hiệu quả ra quyết định cá nhân, cần phải quan tâm đến các yếu tố
sau đây, loại trừ? D) Có tính cách hướng ngoại.
Để phản ứng lại tình trạng “Khó xử về đạo đức đang gia tăng trong các tổ chức”,
các nhà quản lý thường thực hiện hành động nào? D) Soạn thảo và phổ biến các bộ quy
tắc đạo đức và chuẩn mực riêng trong nội bộ tổ chức để hướng dẫn nhân viên vượt qua tình trạng khó xử.

Để quản lý tốt những nhân viên có năng lực nhưng tinh thần thái độ làm việc
không tốt, các cán bộ lãnh đạo cần thực hiện những việc sau, loại trừ? C) Thường
xuyên giao việc không quan trọng và đơn giản cho nhân viên này.

Để tăng tính liên kết nhóm các nhà quản lý có thể sử dụng các biện pháp sau đây,
loại trừ: D) Trao phần thưởng cá nhân.
Để thay đổi văn hóa tổ chức, cần phải có: A) Thời gian, sự ủng hộ của người lãnh đạo và toàn
thể nhân viên trong công ty, các nguồn lực.

Để thay đổi văn hóa tổ chức, có thể thay đổi những yếu tố sau, loại trừ: D) Dây
chuyền công nghệ.

Do công việc quá nhiều, lãnh đạo công ty yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhân
viên không thích làm thêm giờ nhưng vẫn phải chấp nhận yêu cầu của lãnh đạo.
Hiện tượng này mô tả cho yếu tố nào dưới đây? A) Sự mâu thuẫn giữa thái độ với hành vi.
Giao tiếp là cách thức A) Truyền tải thông điệp từ người gửi sang người nhận sao cho người nhận có
thể hiểu được các thông điệp.

Hai nhân viên phòng nghiên cứu phát triển, 1 nhân viên phòng kỹ thuật và một
nhân viên phòng marketing tập hợp lại để thực hiện một dự án của công ty lập
thành nào dưới đây? A) Nhóm nhiệm vụ.
Hành vi tổ chức giúp tạo sự gắn kết của người lao động với tổ chức trên cơ sở?

D) Hiểu biết toàn diện về người lao động, tôn trọng sự khác biệt giữa những người lao động và tạo lập môi
trường làm việc hiệu quả trong tổ chức.

Hành vi tổ chức là lĩnh vực nghiên cứu bao trùm tất cả những vấn đề sau ngoại
trừ? D) Chú trọng nâng cao các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng quan hệ con người.
Hành vi tổ chức nghiên cứu hành vi ở các cấp độ nào sau đây? D) Cá nhân, nhóm, tổ
chức

Hành vi tổ chức tiến hành nghiên cứu hành vi dựa trên yếu tố nào dưới đây? C)
Nghiên cứu một cách có hệ thống

Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào yếu tố nào giữa người gửi thông tin và người
nhận thông tin? A) Sự hiểu biết lẫn nhau.
Hình thức giao tiếp ngôn từ gồm: A) Giao tiếp qua lời nói và qua chữ viết.
Học hỏi giúp cá nhân nâng cao yếu tố nào để có ảnh hưởng tích cực đến hành vi
của họ? B) Năng lực
Học thuyết công bằng ngụ ý rằng khi các nhân viên hình dung ra sự bất công, họ
có thể có một hoặc một số trong năm khả năng lựa chọn sau đây? B) Làm méo mó


các đầu vào hay đầu ra bản thân, thay đổi các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân họ, chọn một tiêu chí đối
chiếu khác để so sánh, bỏ việc.

Học thuyết công bằng thừa nhận rằng yếu tố nào sẽ được các cá nhân quan tâm?
A) Khối lượng phần thưởng tuyệt đối mà họ nhận được cho nỗ lực của mình, và mối quan hệ giữa khối lượng
đó với những gì những người khác nhận được.

Học thuyết lãnh đạo hành vi quan tâm đến yếu tố nào dưới đây? B) Hành vi ứng xử
của lãnh đạo.


Học thuyết lãnh đạo theo tình huống tính đến việc áp dụng các phong cách lãnh
đạo khác nhau trong khi có sự thay đổi của các yếu tố sau: D) Đặc điểm nhiệm vụ, đặc
điểm của nhân viên và mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.

Khả năng, sự học hỏi, và tính cách của cá nhân là những vấn đề mà chúng ta
xem xét ở cấp độ nào trong việc phân tích hành vi tổ chức? C) Cá nhân.
Khi cá nhân ra quyết định trong bối cảnh bị ảnh hưởng nhiều của phương án giải
quyết vấn đề trong quá khứ thì cá nhân đó bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào trong ra
quyết định? B) Tiền lệ của tổ chức
Khi các nhà quản lý nhận thấy rằng họ cần phải đối xử khác nhau với những cá
nhân khác nhau trong tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ
chức, như vậy họ đối mặt với thách thức nào sau đây: A) Sự đa dạng của lực lượng lao
động.

Khi các nhân viên coi sếp của mình là thần tượng thì vô hình chung sếp có quyền
lực nào .đối với nhân viên của mình? B) Quyền lực tham khảo.
Khi các thành viên trong đội có yếu tố nào dưới đây để theo đuổi mục tiêu rõ
ràng và khó thì hiệu quả hoạt động của nhóm sẽ tăng lên? A) Có động lực.
Khi cán bộ quản lý cho phép nhân viên lựa chọn thời điểm thích hợp nhưng vẫn
bảo đảm khối lượng thời gian làm việc theo quy định làm việc tại cơ quan thì đó
là họ sử dụng biện pháp nào dưới đây để tạo động lực cho người lao động? C)
Lịch làm việc linh hoạt.

Khi cán bộ quản lý tạo động lực cho nhân viên bằng cách đặt mục tiêu thực hiện
công việc rõ ràng, cung cấp thông tin phản hồi kịp thời và đánh giá kết quả thực
hiện của nhân viên dựa vào mục tiêu, thì đó là họ đang sử dụng biện pháp nào
sau đây? B) Quản lý dựa trên mục tiêu.
Khi cán bộ quản lý tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao một cá nhân hay một
nhóm cá nhân làm một điều gì đó?" là khi họ đang thực hiện chức năng nào? B)
Giải thích


Khi có sự khác biệt giữa nhận thức, thái độ và hành vi của một cá nhân thì đó là
sự mâu thuẫn nào dưới đây? B) Sự mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi.
Khi giải quyết vấn đề trên thực tế, cá nhân có xu hướng lựa chọn những vấn đề ở
dạng “hiện” vì các lý do sau đây, loại trừ: D) Đơn giản hóa quá trình ra quyết định.


Khi giao tiếp với người khác nền văn hoá, để giảm bớt sự hiểu lầm, giải thích
không đúng và đánh giá sai, chúng ta cần sử dụng các nguyên tắc sau đây, loại
trừ: A) Kiên định với ý kiến của mình.
Khi làm việc trong tổ chức, cá nhân luôn mong muốn được đối xử công bằng. Họ
có xu hướng so sánh? B) Tỷ suất giữa sự đóng góp của họ với quyền lợi mà họ được hưởng với tỷ
suất đó của người khác.

Khi một nhà quản lý của một nhà máy cố gắng xem công nhân sẽ phản ứng như
thế nào với việc đưa các thiết bị tự động để thay thế lao động thủ công là lúc nhà
quản lý đó đang thực hiện hành động nào dưới đây nhằm tương tác đến.hành vi
của nhân viên? C) Dự đoán
Khi một nhà quản lý đặt câu hỏi “Tôi có thể làm gì để cho nhân viên nỗ lực hơn
trong công việc ” là khi nhà quản lý đã quan tâm đến thực hiện chức năng nào
sau đây? A) Kiểm soát
Khi một nhóm làm việc được đặt vào tình trạng phải cạnh tranh với các nhóm
khác, sẽ dẫn đến yếu tố nào dưới đây? B) Tính liên kết nhóm tăng lên.
Khi nhân viên biểu hiện mong muốn có một vị trí quản lý hay cơ hội thăng tiến
trong doanh nghiệp, đó là họ mong muốn được thỏa mãn nhu cầu nào sau đây?
D) Nhu cầu được tôn trọng.

Khi nhân viên trong tổ chức phàn nàn nhiều về điều kiện làm việc không bảo
đảm, tiền lương thấp, hay so bì với đồng nghiệp, đó là biểu hiện cho thấy nhu
cầu nào trong 5 bậc nhu cầu của Maslow chưa được thỏa mãn? A) Nhu cầu sinh lý.

Khi nhân viên Vân liên tục không hoàn thành mọi công việc do cán bộ quản lý
trực tiếp giao cho, trong khi các nhân viên khác có kết quả thực hiện công việc
tốt, thì nguyên nhân dẫn đến sự không hoàn thành công việc của nhân viên Vân
là do yếu tố nào dưới đây? A) Do nhân viên Vân không nhiệt tình hoặc thiếu năng lực thực hiện
công việc.

Khi nhóm bị áp lực phải cạnh tranh với nhóm khác thì sự gắn kết giữa các thành
viên trong nhóm sẽ mang đặc điểm B) Tăng lên
Khi ở cương vị trưởng phòng kinh doanh của một công ty, Huy phải mặc đồng
phục khi đi làm, giao tiếp lịch sự với đồng nghiệp và khách oil. Nhưng khi là
thành viên của đội bóng đá của công ty, anh tỏ ra là người rất thân thiện, hoà
đồng, sôi nổi, nhiệt tình và rất quan tâm đến đồng đội. Ví dụ này minh họa cho
yếu tố nào dưới đây? B) Hành vi cá nhân thay đổi tùy theo vai trò của họ trong nhóm.
Khi quy mô nhóm làm việc là 15 người, thì rất có thể xuất hiện hiện tượng một vài
thành viên trong nhóm không nỗ lực làm việc như lúc họ làm việc độc lập một
mình. Hiện tượng này minh hoạ cho: D) Tính ỷ lại
Khi tính liên ứng của hành vi cao, tính riêng biệt của hành vi cao và tính nhất
quán của hành vi thấp, thì nguyên nhân của hành vi là nguyên nhân bắt nguồn từ
yếu tố nào dưới đây? B) Bên ngoài


Khi tổ chức tham gia vào xung đột và việc giải quyết xung đột quyết định đến sự
sống còn của tổ chức thì tổ chức sẽ có xu hướng sử dụng phong cách sau để
giải quyết xung đột: C) Cạnh tranh
Kiến thức về hành vi tổ chức rất hữu ích đối với các nhà quản lý vì nó tập trung
vào: D) Cải thiện năng suất, chất lượng, giảm sự vắng mặt tại nơi làm việc, tăng sự thỏa mãn đối với công
việc của người lao động, cải thiện kỹ năng quan hệ con người của nhà quản lý.

Lãnh đạo là B) một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt
được mục đích trong tình huống nhất định.


Lý do quan trọng nhất của việc thành lập các nhóm trong tổ chức là để nâng cao
yếu tố nào trong tổ chức? C) Hiệu quả hoạt động
Lý thuyết quy kết được đưa ra để giúp xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi
của cá nhân là nguyên nhân bên trong hay bên ngoài. Để xác định rõ nguyên
nhân, người ta xem xét các yếu tố nào sau đây? D) Tính riêng biệt, tính nhất quán và tính
liên ứng.

Mô hình chỉ số tính cách Myers-Briggs xem xét tất cả các yếu tố sau, loại trừ yếu
tố nào sau đây? D) Thông minh hay thử thách
Một nhóm gồm các thành viên có sự tương đồng lớn về tính cách, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm sẽ phù hợp để giải quyết vấn đề nào dưới đây? A) Giải
quyết vấn đề đơn giản, cấp bách

Một nhóm gồm các thành viên rất khác biệt nhau về tính cách, trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm sẽ phù hợp giải quyết vấn đề nào dưới đây? C) Giải quyết vấn đề
phức tạp nhưng không cấp bách.

Một trong những điểm mạnh của quyết định nhóm là: B) Sự đa dạng của các quan điểm.
Một trưởng phòng marketing và 3 nhân viên trong phòng được lập thành nhóm
nào dưới đây? B) Nhóm chỉ huy.
Mức độ phong phú của thông tin được truyển tải qua quá trình giao tiếp là cao
nhất khi sử dụng kênh giao tiếp nào dưới đây? C) Tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt.
Nghiên cứu về hành vi lãnh đạo của trường Đại học Ohio nhấn mạnh việc xác
định những đặc điểm cơ bản trong hành vi ứng xử của nhà lãnh đạo là A) khả năng
tổ chức và sự quan tâm tới nhân viên.

Người lãnh đạo khác với những người không làm lãnh đạo ở chỗ họ có các đặc
điểm sau đây? D) Nghị lực và tham vọng; mong muốn trở thành người lãnh đạo và có khả năng gây ảnh
hưởng đối với người khác; chính trực; tự tin, thông minh; hiểu biết rộng về chuyên môn.


Nguyên nhân nào sau đây có thể gây xung đột trong tổ chức? D) Do sự truyền tải
thông tin, sự khác biệt cá nhân, và đặc điểm của nhóm.

Nhận định nào không phải ưu điểm của giao tiếp bằng lời nói? B) Có thể lưu lại được
các thông tin.


Nhận định nào là yếu tố mà các nhà lãnh đạo thường tập trung? B) Xác định tầm nhìn
cho tổ chức, hướng đến những mục tiêu dài hạn, trao đổi, giao tiếp, thúc đẩy, tạo động lực cho người lao động
nhằm đạt mục tiêu.

Nhận định nào là yếu tố nhấn mạn của học thuyết cá tính điển hình? D) Đến đặc
điểm cá nhân của người có khả năng lãnh đạo và người không có khả năng lãnh đạo và khả năng lãnh đạo là
bẩm sinh, không thể đào tạo được lãnh đạo.

Nhận thức của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây? B) Kiến thức
kinh nghiệm của cá nhân, hoàn cảnh và đặc điểm. của đối tượng được nhận thức

Nhân viên phòng nghiên cứu phát triển không được đi làm muộn hơn thời gian
làm việc theo quy định của công ty là 15 phút và phải mặc đồng phục tại nơi làm
việc. Đây là ví dụ minh họa cho: B) Chuẩn mực nhóm.
Nhóm nhiệm vụ thường tồn tại mang đặc điểm nào dưới đây? B) Tạm thời
Nhóm yếu tố tạo động lực trong học thuyết hai yếu tố của Herzberg đề cập đến?
A) Trách nhiệm, sự tôn vinh, đặc điểm công việc, cơ hội thăng tiến.

Nhóm yếu tố thuộc về môi trường trong học thuyết của Herzberg đề cập đến? D)
Chính sách thù lao, điều kiện làm việc, sự giám sát của cán bộ quản lý.

Những đặc điểm của phong cách lãnh đạo đổi mới bao gồm? A) Uy tín của người lãnh

đạo, khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực, thúc đẩy trí tuệ, quan tâm đối với nhân viên.

Những nhu cầu nào sau đây không thuộc các nhu cầu liệt kê trong học thuyết
thứ bậc nhu cầu của Maslow? A) Thành tích.
Những phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp ra quyết định
nhóm: C) Bản đồ tư duy
Những thái độ có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân trong tổ chức gồm: D) Sự
thỏa mãn đối với công việc, sự cam kết với tổ chức và sự tham gia vào công việc.

Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới động lực của cá nhân? D) Nhu cầu của cá
nhân, đặc điểm của công việc và các chính sách thù lao và thăng tiến của tổ chức.

Những yếu tố thuộc về cá nhân nào sau đây ảnh hưởng đến tính liên kết giữa các
thành viên trong nhóm, loại trừ: C) Quy mô nhóm.
Những yếu tố thuộc về môi trường ảnh hưởng đến tính cách của một cá nhân
bao gồm các yếu tố sau, loại trừ? B) Gien di truyền
Phân loại phong cách lãnh đạo theo xu hướng nghiên cứu của Trường Đại học
Michigan là B) lấy con người làm trọng tâm và lấy công việc làm trọng tâm.
Quá trình hòa nhập vào tổ chức gồm các giai đoạn sau: B) Giai đoạn trước khi gia nhập,
giai đoạn đương đầu với thực tế, giai đoạn biến đổi về chất của nhân viên.

Quá trình nào là bất kỳ sự thay đổi tương đối bền vững nào về nhận thức và
hành vi diễn ra do kết quả của quá trình trải nghiệm? D) Học hỏi
Quá trình xung đột gồm các bước: A) Xuất hiện nguyên nhân, nhận thức và cá nhân hóa, hành
vi, kết quả.


Quan điểm quan hệ tương tác về xung đột B) Xung đột có thể là động lực tích cực của nhóm
và xung đột là hết sức cần thiết giúp nhóm hoạt động có hiệu quả.


Quan điểm truyền thống về xung đột A) Xung đột là có hại và cần phải tránh không để xung đột
xảy ra.

Quan điểm về mối quan hệ con người về xung đột cho rằng? C) Xung đột là quá trình
tự nhiên tất yếu xảy ra trong mọi tổ chức nên cần chấp nhận nó.

Quyền lực là A) khả năng gây ảnh hưởng tới các quyết định cá nhân hay tập thể.
So với giao tiếp theo chiều dọc, quá trình giao tiếp theo chiều ngang có đặc điểm
nào dưới đây? A) Có thể tạo nên nhiều mâu thuẫn và Khó khăn hơn.
Sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn được định nghĩa là
gì? D) Vấn đề
Sự liên kết nhóm được tăng cường với các điều kiện sau loại trừ? A) Khi các cá
nhân trong nhóm có nhiều điểm khác biệt.

Sự phát triển của công nghệ thông tin gây ảnh hưởng tới yếu tố nào? D) Tăng
lượng thông tin mà cán bộ quản lý phải xử lý, tăng tốc độ xử lý thông tin và tăng rủi ro đối với các quyết định
của cán bộ quản lý.

Sự thay đổi của môi trường và tổ chức tạo ra thách thức sau đối với các nhà
quản lý: D) Nhận biết những cản trở của cá nhân, của tổ chức đối với sự thay đổi và đưa ra những biện
pháp khắc phục những cản trở đối với sự thay đổi.

Tất cả các mô hình sau đều nghiên cứu về tính cách cá nhân, ngoại trừ: D) Mô
hình tâm lý cá nhân

Tất cả những nhận định sau về học hỏi đều đúng, loại trừ? D) Học hỏi yêu cầu phải có
kinh nghiệm.

Tất cả những thách thức sau đây là thách thức thuộc về phía tổ chức đối với
hành vi tổ chức, ngoại trừ yếu tố nào sau đây? B) Sự toàn cầu hóa.

Theo Alderfer, cá nhân có các nhu cầu sau? B) Nhu cầu tồn tại, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu
phát triển.

Theo học thuyết hai yếu tố của Herzberg, yếu tố nào sau đây có thể mang lại sự
thỏa mãn công việc lớn nhất cho cá nhân? A) Đặc điểm công việc.
Theo Locke, khi nào nhân viên sẽ có động lực làm việc cao? C) Xác định rõ mục tiêu
và mục tiêu thử thách và có thể đạt được.

Theo Maslow, các nhu cầu của cá nhân được sắp xếp theo cách nào dưới đây? D)
Được sắp xếp theo các thứ bậc, khi các nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì cá nhân sẽ có nhu cầu ở bậc cao.

Theo phương pháp quản lý bằng mục tiêu, người lao động có động lực làm việc
vì? D) Họ biết rõ về những gì mà cán bộ quản lý và công ty kỳ vọng về sự thực hiện công việc của bản
thân, họ được chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc và họ biết rõ mục tiêu phải đạt được.

Theo Victor Vroom, động lực của cá nhân phụ thuộc vào các mối nào quan hệ
sau đây? D) Nỗ lực- kết quả, kết quả-phần thưởng và tính hấp dẫn của phần thưởng.


Tính cách của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào dưới đây? D) Gien di
truyền, môi trường và các yếu tố thuộc về hoàn cảnh.

Tính sáng tạo của cá nhân trong ra quyết định thuộc khả năng nào dưới đây? C)
Khả năng kết hợp các ý tưởng theo một cách riêng biệt hoặc khả năng tạo ra những kết hợp khác thường giữa
các ý tưởng.

Trên thực tế, các yếu tố sau ảnh hưởng tới việc ra quyết định của cá nhân, loại
trừ? C) Bằng cấp của cá nhân.
Trong lý thuyết quy kết, đặc tính nào đề cập tới việc liệu một cá nhân có thể hiện
cùng một hành vi trong những tình huống khác nhau? B) Tính riêng biệt

Trong một tổ chức có các hướng giao tiếp sau đây, loại trừ: D) Giao tiếp bằng văn bản.
Trong một tổ chức, có các hình thức giao tiếp sau đây: C) Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn
từ.

Trong quản trị hành vi tổ chức, chúng ta thường có xu hướng: D) Khái quát hóa hành
vi của cá nhân.

Trong số các bước của mô hình ra quyết định hợp lý, bước nào cần phải được
thực hiện trước? B) Lựa chọn các tiêu chí ra quyết định.
Trong số các vai trò cơ bản của quản lý, vai trò nào.là quan trọng nhất? B) Quan hệ
con người.

Trong trường hợp mọi người đối mặt với những tình huống tương tự phản ứng
theo cách tương tự, thì chúng ta có thể nói rằng hành vi thể hiện đặc tính nào? C)
Tính liên ứng

Tư duy nhóm là hiện tượng các thành viên trong nhóm coi trọng yếu tố nào hơn
là thảo luận các phương án để giải quyết vấn đề? A) Sự đồng thuận
Vai trỏ cơ bản của các nhà quản lý bao gồm? D) Mối quan hệ con người, trao đổi thông tin
và ra quyết định.

Văn hóa mạnh là văn hóa mà ở đó có đặc điểm A) Các giá trị được chia sẻ bởi đa số thành
viên trong tổ chức.

Văn hóa tổ chức có các chức năng sau: D) Xác định ranh giới, lan truyền chủ thể, thúc đẩy
phát sinh các cam kết của nhân viên, làm tăng sự ổn định của tổ chức.

Văn hóa tổ chức có nguồn gốc từyếu tố nào? B) Triết lý của người sáng lập ra tổ chức.
Văn hóa tổ chức có tác dụng: D) Tăng sự cam kết của người lao động đối với tổ chức; Tăng tính
nhất quán hành vi của người lao động; Giúp các nhà quản lí kiểm soát hành vi của nhân viên.


Văn hóa tổ chức có thể có những tác động tiêu cực sau đây tới tổ chức, loại trừ:
C) Văn hóa cản trở sự cam kết của cá nhân đối với tổ chức.

Văn hóa tổ chức có thể được lan truyền thông qua D) Các câu chuyện trong tổ chức, các
nghi thức và các vật thể hữu hình

Văn hóa tổ chức thể hiện qua các nội dung sau ngoại trừ: D) Kỹ năng làm việc của nhân
viên trong tổ chức


Văn hóa tổ chức thể hiện qua: C) Các vật thể hữu hình, các giá trị được tuyên bố, các giá trị ngầm
định.

Việc áp dụng trả lương và thưởng cho nhóm thay vì cho từng cá nhân sẽ có tác
dụng nào dưới đây? D) Tăng tính gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
Việc dự đoán hành vi được tăng cường nếu chúng ta biết được yếu tố nào dưới
đây? B) Nguyên nhân của những hành vi của cá nhân.
Với một người quản lý đã có chuyên môn vững như trưởng phòng Hồng Hà, cần
kỹ năng quản lý nào nữa để thực hiện tốt công việc ở cương vị một trưởng
phòng? B) Kỹ năng thúc đẩy động lực cho nhân viên, kỹ năng giao việc.
Với vai trò làm trưởng phòng, nhiệm vụ của Hồng Hà là? C) Lập kế hoạch công việc, tổ
chức phân công nhiệm vụ cho nhân viên, tạo động lực làm việc cho nhân viên, kiểm soát quá trình thực hiện
công việc của nhân viên

Xung đột có thể có tác động như thế nào đến hoạt động của nhóm và tổ chức? C)
Tiêu cực và tích cực.

Yếu tố môi trường trong học thuyết hai yếu tố của Herzberg nhằm ngăn ngừa
điều gì dưới đây? B) Sự không thỏa mãn công việc của cá nhân.

Yếu tố nào là hệ thống giá trị, niềm tin được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ
chức và hướng dẫn hành vi của người lao động trong tổ chức? A) Văn hóa tổ chức.
Yếu tố nào sau đây Không ảnh hưởng đến văn hóa của tổ chức? C) Khả năng tài
chính của tổ chức.

Yếu tố nào sau đây không thuộc mô hình ra quyết định hợp lý? C) Xác định các tiêu
chuẩn ra quyết định.

Yếu tố nào sẽ xảy ra khi cá nhân ra quyết định và có xu hướng giữ quyết định đó
cho dù nó có ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức? A) Cam kết tăng dần trong ra quyết định.



×