Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.94 KB, 19 trang )

THS. NGUYỄN VINH HIỂN
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐỊA LÝ ĐỘNG VẠT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT - BINH DƯƠNG
(ĐÂY CHỈ LÀ BẢN THẢO, AI CÓ BẢN HAY XIN GỬI CHO MÌNH THAM KHẢO VỚI.)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐỊA LÝ SINH VẬT, VỊ TRÍ TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC, SƠ LƯỢC
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
2. Vị trí địa lý sinh vật trong hệ thống các khoa học
3. Sơ lược lịch sử phát triển của Địa lý sinh vật
4. Sơ lược lịch sử Địa lý sinh vật Việt Nam
CHƯƠNG II: SINH QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT TRONG SINH QUYỂN
1. Khái niệm về sinh quyển
2. Giới hạn phân bố của sinh vật trong sinh quyển
3. Môi trường với sự phân bố của các sinh vật
CHƯƠNG III: VÙNG PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
1. Khái niệm về vùng phân bố
2. Sự phân bố của loài trong vùng phân bố
3,. Khái niệm về hình thái vùng phân bố
4. Khả năng phát tán của sinh vật
5. Trở ngại và chướng ngại đối với phát tán sinh vật
CHƯƠNG IV: VÙNG PHÂN BỐ CÁCH BIỆT
1. Khái niệm về vùng phân bố cách biệt
2. Vùng phân bố cách biệt trong một lục địa
3. Vùng phân bố cách biệt địa phương
4. Vùng phân bố cách biệt đại dương
5. Vùng phân bố cách biệt trong đại dương
6. Nguồn gốc của khu hệ động vật, khu hệ thực vật hiện tại ở các miền khác nhau trên
Trái Đất


CHƯƠNG V: SỰ CÁCH LY
1. Sự cách ly và cách hình thành
2. Đặc điểm động vật giới, thực vật giới ở hồ cách ly cổ xưa
3. Đặc điểm động vật giới hang động và bể nước ngầm
4. Đặc điểm động vật giới, thực vật ở đảo
CHƯƠNG VI: CÁC MIỀN ĐỊA LÝ SINH VẬT TRÊN CÁC LỤC ĐỊA
1. Nguyên tắc chung phân chia lục địa theo sự phân bố địa lý của các sinh vật
2. Các miền địa lý thực vật trên thế giới
3. Các miền địa lý động vật trên lục địa
CHƯƠNG VII: CÁC MIỀN ĐỊA LÝ SINH VẬT ĐẠI DƯƠNG
1. Nguyên tắc cơ bản phân vùng địa lý sinh vật đại dương
2. Miền Bắc cực (Arctic)
3. Miền nước ôn hòa Bắc Thái bình dương (Boreo _Pacific ) và miền nước ôn hòa Bắc
Thái bình dương (Boreo – Atalantci)
4. Miền nước ấm Ấn Độ - Thái bình dương và miền nước ấm Đại tây dương
5. Miền Nam cực (Antarctic)
6. Phân bố địa lý cá nước ngọt
CHƯƠNG VIII: ĐỊA LÝ SINH VẬT VIỆT NAM
1. Các nhân tố hình thành hệ thực vật, hệ động vật
2. Địa lý thực vật Việt Nam
3. Địa lý động vật Việt Nam
BẢN CHỈ DẪN ĐỊA LÝ SINH VẬT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG I:
ĐỊA LÝ SINH VẬT, VỊ TRÍ TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC,
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Định nghĩa
Địa lý sinh vật (Biogeography) là khoa học nghiên cứu về thảm thực vật và sự phân bố
của quần thể động vật ở các miền của Trái Đất; là khoa học về những quy luật phân bố,

mối quan hệ giữa các loài thực vật và động vật hình hình thảm thực vật và quần thể động
vật.
1.2. Đối tượng và nhiệm vụ
Trong tự nhiên, sinh vật giữ vai trò trọng đại. Sự hình hình đất và chu trình tuần hòa vật
chất trong tự nhiên sẽ không xảy ra nếu không có sự tham gia của động vật và thực vật. Vì
thế nghiên cứu đặc điểm phân bố của động vật và thực vật có tầm quan trong rất lớn.
Việc sử dụng hợp lý động vật và thực vật có ích cũng như đấu tranh chống những loài có
hại không thể làm được nếu không hiểu đặc điểm sinh học của những loài động vật và thực
vật và những quy luật địa lý quyết định sự tồn tại của chúng.
Như vậy, đặc điểm của thảm thực vật và giới động vật phân bố ở các vùng khác nhau trên
trái đất là đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lý sinh vật.
Địa lý sinh vật có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu sự phân bố của động vật và thực vật ở các phần khác nhau của Trái Đất
trước kia và ngay nay, nghĩa là sự phân bố của động vật và thực vật đang sống và đã chết.
Nghiên cứu sự phân bố có thể của một loài, đơn vị trên loài như giống, họ, bộ, lớp,… trên
phạm vi toàn thể giới hay trên một khu vực địa lý xác định, như trên lãnh thổ của một khu
vực liên quốc gia, hoặc của một quốc gia hoặc một khu vực nhỏ hơn.
- Nghiên cứu các nhân tố bà các quy luật quyết định sự ohaan bố của động vật, thực vật .
Trên Trái Đất có nhiều loài động vật và thực vật chúng phân bố theo một quy luật nhất
định tùy thuộc vào điều kiện địa lý, của nhân tốt sinh thái môi trường nơi sinh vật sinh
sống. Như vật, khả năng định cư, những trở lực cản sự định cư của sinh vật là hai mặt của
nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lý sinh vật.
- Tìm hiểu và giải thích con đường phát sinh, phát triển của sự phân bố động vật , thực
vật dự kiến sự phân bố trong tương lai của chúng
Ba nhiệm vụ này của Địa lý sinh vật có quan hệ gắn bó với nhau không thể xem nhẹ bất
kể một nhiệm vụ nào
1.3. Các quan niệm về Địa lý sinh vật
Có hai quan niệm về Địa lý sinh vật cần được làm sáng tỏ:
- Quan niệm thứ nhất, lất đặc trung của khu hệ động vật , khu hệ thực vật hoặc lớp phủ
thực vật, giới động vật của một vùng Địa lý nào đó của lớp vỏ Trái Đất làm cơ sở nghiên

cứu.
- Quan niệm thứ hai, đặc trưng địa lý nơi loài, giống, họ,,,, động vật, thực vật sinh sống,
nghĩa là lấy khu vực địa lý được giới hạn bởi ranh giới nào đó làm cơ sở nghiên cứu
Từ hai quan niệm trên đây sẽ có yyy sinh vật học (Biogeography) và sinh vật địa lý
(Geography).
Về động vật, Địa lý động vật học nghiên cứu động vật giới của các miền Địa lý, còn động
vật Địa lý học nghiên cứu sự phân bố địa lý của đơn vị phân loại động vật. Có thể nói
tương tự như vậy đối với Địa lý thực vật học và thực vật Địa lý học.
Một số nhà khoa học như N.V Bobrinxki (1951) đề nghị coi quan niệm thứ nhất (tức là
lấy động vật giới, thực vật giới làm đối lượng nghiên cứu) là của khoa học Địa lý . Và vì
thế Địa lý động vật học hay Địa lý thực vật học, Địa lý sinh vật học là một ngành của khoa
học Địa lý. Còn quan niệm thứ hai (nghiên cứu sự phân bố địa lý của động vật, thực vật
hay sinh vật nói cung) được coi là của sinh vật học và xem động vật và Địa lý học (thực
vật Địa lý học hoặc sinh vật Địa lý học) như là một ngành của khoa học động vật , thực vật
hay sinh vật
Tuy nhiêm cách phân chia Địa lý sinh vật thành ngành khoa học của sinh học và của Địa
lý như trên hình như không được đúng. Xét tổng thể có thể xem Địa lý sinh vật như là một
khoa học trung gian giữ khoa học địa lý và khoa học sinh học, vừa có tính chất địa lý vừa
có tính chất sinh học. Theo quan niệm thứ nhất (quan niệm địa lý sinh vật), đối tượng
nghiên cứu không phải là loài, giống và những đơn vị phân loại khác của động vật và thực
vật nói chung, mà là khu phân bố của chúng, tác động của môi trường vùng địa lý đến sự
hình thành các khu phân bố đó. Như vậy, đối tượng nghiên cứu một lần nữa vừa có tính
chất sinh học vừa có tính chất địa lý. Trong thời gian điều tra thực địa nhà Địa lý sinh vật
nghiên cứu một vùng các định với quan niệm nghiên cứu khu hệ động vật , khu hệ thực vật
, lớp phủ thực vật của vùng đó. Những tài liệu về đặc điểm phân bố địa lý của từng loài
đều được thu thập. Trong quá trình phân tích tài liệu đó và các tìa liệu đó và các tài liệu
tham khảo Nhà Địa lý sinh vật của khu vực nghiên cứu, hoặc phải nêu lên những đặc điểm
phân bố địa lý của từng nhóm phân loại động vật ,thực vật . Mặt khác, trong khi đánh giá
đặc điểm địa lý tự nhiên của các vùng khác nhau, những biết về lớp phủ thực vật, khu hệ
động vật, khu hệ thực vật có ý nghĩa lớn. Còn trong khi nhận xét đặc điểm các đơn vị phân

loại động vật, thực vật, những hiểu biết về sự phân bố địa lý của các đơn vị phân loại động
vật, thực vật cũng rất quan trong trong việc nêu ra những đặc điểm địa lý của địa phương
đó.
Tóm lại, sinh vật và địa lý là hai mặt của môn Địa lý sinh vật không đối lập nhau mà gắn
liền nhau.
1.4. Các phân môn của Địa lý sinh vật
- Nghiên cứu địa lý sinh vật trước tiên cần nêu lên những đặc điểm phân bố của từng loài
động vật , thực vật và cả những bậc phân loại lớn hơn và những đặc điểm của hệ thực vật
và hệ động vật của các miền địa lý khác nhau. Ngành địa lý sinh vật đó gọi là Địa lý sinh
vật về thực vật động vật hay là Địa lý sinh vật thống kê
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hệ động vật và hệ thực vật của các vùng địa lý khác
nhau, khoa học địa lý sinh vật đối chiếu, so sánh các dẫn liệu đó nhận thấy loài động vật,
thực vật nào đó có mặt ở khu vực này nhưng không có ở khu vực kia và ngược lại, số thứ
ba là những loài có ở nhiều vùng khác nhau, nhờ đó mà phân biệt được vùng này với vùng
khác. Từ đó, Địa lý sinh vật phân chia vỏ Trái Đất ra thành các vùng địa lý sinh vật khác
nhau. Đó là Địa lý sinh vật phân vùng hay Địa lý sinh vật (miền địa lý động vật , miền địa
lý thực vật ). Miền địa lý sinh vật được phân nhỏ hơn thành phân miền, rồi đến “tỉnh:,
“khu”… Việc phân chia và xác định ranh giới của các đơn vị địa lý sinh vật là đối tượng
và nhiệm vụ chủ yếu của Địa lý sinh vật phân vùng.
- Địa lý sinh vật tìm hiểu những nguyên nhân phân bố hiện tại của sinh vật đã xác định
được mối quan hệ giữa sinh vật với nhau và mối quan hệ của hệ động vật, hệ thực vật với
môi trường địa lý. Sinh thái học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi
trường . Địa lý sinh vật nêu lên mối quan hệ nhân quả giữa sự phân bố của sinh vật với
những đặc điểm sinh thái của chúng được gọi là Địa lý sinh vật sinh thái.
Địa lý sinh vật sinh thái nghiên cứu những điều kiện sinh thái để giải thích sự phấn bố
của các sinh vật. Tuy nhiên, trong trường hợp những hiểu biết về những đặc điểm hiện tại
của môi trường địa lý không giải thích được sự phân bố của một số loài. Ví dụ, không thể
lấy các yếu tố sinh thái ngày nay của vùng địa lý để giải thích một số loài động vật, thực
vật chỉ phân bố ở trong lãnh thổ tương đối nhỏ, như Thú đơn huyệt (Prototheria) chỉ sinh
sống ở một khu vực nhất định của Úc châu, bộ Thú thiếu răng (Edentala) lại chỉ có mặt ở

Nam Mỹ châu. Sự đứt đoạn của khu phân bố của cây mao lượng núi cao (Thalietrum
alpitum) . Chỉ có thể hiểu được những hiện tượng này khi nghiên cứu lịch sử hình thành
các lãnh thổ mà hiện nay các loài động vật, thực vật đó chiếm cứ, cũng như nghiên cứu quá
khứ của chính loài động vật, thực vật đó. Địa lý sinh vật chuyển nghiên cứu ý nghĩa lịch sử
của Trái Đất trong sự phân bố của sinh vật được gọi là Địa lý sinh vật lịch sử.
Như vậy, Địa lý sinh vật có thể phân ra 4 phân môn chính sau đây:
- Địa lý sinh vật thống kê (hay Địa lý sinh vật về động vât, thực vật)
- Địa lý sinh vật phân vùng (hay địa lý sinh vật so sánh)
- Địa lý sinh vật sinh thái
- Địa lý sinh vật lịch sử
@@
Tương ứng với một phân môn này, trong Địa lý đông vật có Địa lý động vật thống kê,
Địa lý phân vùng. Địa lý động vật sinh thái thống kê. Địa lý thực vật phân vùng, Địa lý
thực vật sinh tahis và Địa lý thực vật lịch sử.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Địa lý sinh vật sử dụng các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp định lượng đối tượng nghiên cứu:
Đây là phương pháp đặc trưng của môn Địa lý sinh vật hiên đại. Khi đề cập tới khu hệ
động vật và khu hệ thực vật thì không thể đơn thuần phác vẽ khu phân bố của một loài nào
đó, mà cần phải đánh giá được số lượng các loài động vật và thực vật ở các phần khác
nhau của khu phân bố đó, có như vật mới thu được những cứ liệu xác thực có ý nghĩa thực
tiễn, và khi nghiên cứu những quan hệ giữa các loài động vật , thực vật thì phải đánh giá
cho được về mặt số lượng, vai trò của các loài trong quần xã sinh vật ở địa phương đó. Khi
phân vùng địa lý sinh vật, cần chú ý không chỉ đến sự có mặt hay vắng mặt đơn thuần của
loài này hay loài nọ trong một miền hoặc phân miền địa lý sinh vật nào đấy, mà còn phải

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×