Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.82 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN VIẾT
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Tạ Minh Quang
PTP. Khảo thí và Quản lý chất lượng – Sở GDĐT
ĐT: 0919 688 577;
Email:
Bến Tre, 2019


MỤC ĐÍCH
- Ghi lại kết quả tự đánh giá của nhà trường.
Xác định mức độ đáp ứng tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục và định hướng nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường;
- Thông báo công khai với các cơ quan quản
lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất
lượng giáo dục;
- Là điều kiện để đánh giá và công nhận nhà
trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.


YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
CỦA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
YÊU CẦU CHUNG

1.Đánh giá đúng thực trạng của nhà trường.
2.Xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu cơ bản
của nhà trường theo từng tiêu chí.
3.Xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng


một cách thường xuyên và liên tục.


YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
CỦA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
YÊU CẦU CHUNG

4.Trình bày đúng cấu trúc.
5.Nhất quán (không mâu thuẫn) giữa các phần
trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí.
6.Không có lỗi văn bản, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.


YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐƯỢC CỦA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
YÊU CẦU CỤ THỂ
•Mô tả hiện trạng phải bám sát nội hàm của các
chỉ báo, tiêu chí:
- Phải đúng, đủ;
- Không lạc sang vấn đề khác;
- Không chỉ nêu thành tích và mặt tốt.


YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐƯỢC CỦA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

• Các minh chứng phải đúng, đủ và thuyết phục
- Có minh chứng đủ cơ sở để khẳng định mức
đạt được của chỉ báo, tiêu chí;
- Minh chứng đảm bảo tính chính xác, trung

thực…


YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐƯỢC CỦA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

• Phần Điểm mạnh và Điểm yếu được xác
định đúng, trúng và rõ ràng.
• Kế hoạch cải tiến chất lượng phải sát hợp và
khả thi
• Mức độ đạt được của tiêu chí do nhà trường
đề xuất là thoả đáng.


TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
(phục lục 6)

1.Trang bìa chính và trang bìa phụ.
2. Danh sách và chữ ký thành viên hội đồng tự
đánh giá.
3. Mục lục.
4. Danh mục các chữ viết tắt (nếu có).
5. Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà
trường.
6. Phần I: Cở sở dữ liệu của nhà trường.
7. Phần II: Tự đánh giá.
8. Phần III: Phụ lục.
* Tất cả 8 nội dung này đều phải sang trang mới



Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU
• Điền đúng, đủ các dữ liệu theo Phụ lục 7
• Chú ý đến các mục “Các số liệu khác”, vì đây
là số liệu mang tính đặc thù của trường (mặc
dù không quy định bắt buộc)
• Hằng năm, có thể cập nhật các dữ liệu


PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đây là phần tóm tắt giúp người đọc có cái nhìn tổng
thể về nhà trường. Phần Đặt vấn đề cần thể hiện rõ:
- Tình hình chung của nhà trường (thông tin về cơ sở
vật chất, tài chính, về công tác quản lý,...);
- Mục đích, lý do tự đánh giá;
- Quá trình tự đánh giá và những vấn đề nổi bật trong
báo cáo tự đánh giá.


B. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2 VÀ MỨC 3
(Đánh giá lần lượt từng tiêu chuẩn và tiêu chí)
Tiêu chuẩn 1: ...................................................
Mở đầu:
• Cần viết ngắn gọn, mô tả tóm tắt, phân tích
chung về cả tiêu chuẩn (không lặp lại trong phần
phân tích các tiêu chí).
Tiêu chí 1.1. …...........................................
1. Mô tả hiện trạng (Mô tả theo từng mức đánh

giá đối với từng chỉ báo, có mã minh chứng kèm
theo)
[

Cách viết ? Linh hoạt cho từng chỉ báo, tiêu chí


B. TỰ ĐÁNH GIÁ
2. Điểm mạnh ...
3. Điểm yếu...
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: ...
5. Tự đánh giá...
Đã trình bày tại Phiếu đánh giá tiêu chí (thư ký
chỉ cần copy và paste vào báo cáo TĐG và
hoàn thiện lại là xong)


B. TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí 1.2. …...........................................
1. Mô tả hiện trạng:
2. Điểm mạnh:
3. Điểm yếu:
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
5. Tự đánh giá:
(Đánh giá lần lượt cho đến hết các tiêu chí trong tiêu
chuẩn theo cấu trúc trên)
Kết luận về Tiêu chuẩn 1:
Tiêu chuẩn 2:......................................................
(Đánh giá lần lượt cho đến hết các tiêu chuẩn theo cấu trúc trên)
II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN Ở MỨC 4

Đánh giá lần lượt từ tiêu chí 1 đến 6 (trung học), 1 đến 6 (trung
học)
Kết luận về Mức 4:


III. KẾT LUẬN CHUNG
Phần này cần ngắn gọn, nhưng phải nêu được
những vấn đề sau:
•Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt
và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3;
•Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt
và không đạt Mức 4;
•Mức đánh giá của cơ sở giáo dục: Mức ...;
•Cơ sở giáo dục đề nghị đạt KĐCLGD Cấp
độ ...;
•Hoặc cơ sở giáo dục đề nghị đạt CQG Mức
độ...;
•Các kết luận khác (nếu có).


NHIỆM VỤ HIỆU TRƯỞNG
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VÀ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC


Huy động các lực lượng trong và
ngoài nhà trường tham gia
Chỉ khi nào, tất cả các lực lượng trong và
ngoài nhà trường đều có nhận thức đúng, đồng

tình, hưởng ứng và tham gia tích cực thì công
tác kiểm định chất lượng giáo dục mới thu
được hiệu quả thực sự.


Chỉ đạo quá trình tự đánh giá
Cần phân biệt rõ việc triển khai tự đánh giá
với việc viết báo cáo tự đánh giá:
- Tự đánh giá là là hoạt động tự xem xét, tự
kiểm tra, đánh giá của nhà trường.
- Báo cáo tự đánh giá là sự ghi lại kết quả của
hoạt động tự đánh giá.


Chuẩn bị cho công tác
đánh giá ngoài
- Chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng tự

đánh giá, nhóm thư ký, các bộ phận giúp
việc, giáo viên, nhân viên, thực hiện các yêu
cầu của đoàn đánh giá ngoài (theo kế hoạch
khảo sát chính thức đã được thống nhất).
- Chuẩn bị đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho
đoàn làm việc.
- Trao đổi với đoàn đánh giá ngoài về công
tác tự đánh giá của trường.


Tham gia đoàn đánh giá ngoài
Trong quá trình đánh giá ngoài, cần chú ý một

số điểm sau đây:
- Luôn xác định mình là một đồng nghiệp tin
cậy.
- Nghiêm túc, khách quan trong đánh giá
nhưng không nên cứng nhắc và máy móc.
- Phấn đấu để đạt đến sự đồng thuận (đồng
thuận trong nội bộ của đoàn đánh giá ngoài và
đồng thuận giữa đoàn đánh giá ngoài với
trường được đánh giá ngoài).


Tổ chức thực hiện các hoạt động
sau tự đánh giá và đánh giá ngoài
- Tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất
lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá và
các kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài.
- Phát huy kết quả trường đạt chuẩn quốc gia
và kiểm định chất lượng giáo dục, không
ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng giáo
dục.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!



×