Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

VỢ CHỒNG A PHỦ (TRÍCH) TÔ HOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.41 KB, 64 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN
VỢ CHỒNG A PHU (TRÍCH)
- TÔ HOÀI (Dạng đề nghị luận văn học)


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
A. MỞ ĐẦU
1
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích, yêu cầu
2
1. Kiến thức
2
2. Kĩ năng
2
3. Thái đô
2
4. Phát triển năng lực cho học sinh
2
5. Phương pháp
2
6. Đối tượng, thời lượng giảng dạy chuyên đề
3
B. NỘI DUNG
4
I. Hệ thống kiến thức chuyên đề


4
1. Kiến thức cơ bản
4
1.1. Tác giả
4
1.2. Tác phẩm
4
1.3. Đoạn trích
6
2. Kiến thức mở rông, nâng cao
7
2.1. Về tác phẩm
7
2.2. Về đoạn trích
7
3. Tổng kết
8
II. Khung ma trận
8
III. Hệ thống các dạng đề
8
1. Dạng đề nghị luận văn học bình luận về ý kiến, nhận định.
8
2. Dạng đề nghị luận văn học so sánh (Đề cũ)
16
3. Dạng đề nghị luận văn học giữa tác phẩm lớp 12 liên hệ với tác phẩm
21
lớp 11- Đề liên hệ (Dạng đề thi THPT Quốc gia năm 2018)
4. Dạng đề nghị luận văn học phân tích nhân vật, giá trị của tác phẩm tư
23

đó trình bày bình luận/nhận xét.
5. Dạng đề nghị luận văn học về đoạn văn tư đó trình bày bình luận, nhận
28
xét về môt vấn đề nào đó (Dạng đề thi THPT Quốc gia 2019)
6. Dạng đề nghị luận văn học về chi tiết, hình tượng nhân vật trong tác
37
phẩm, tư đó trình bày nhận xét/bình luận về môt vấn đề nào đó.
7. Dạng đề nghị luận văn học phân tích/cảm nhận nhân vật qua hai chi
40
tiết/hai hình ảnh/hai đoạn văn trong môt tác phẩm; tư đó trình bày nhận
xét/bình luận. (Đề minh hoạ của Bô 2019)
IV. Đề tự làm
49
V. Kết quả
50
C. KẾT LUẬN
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
53


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Tô Hoài là môt nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện
đại Việt Nam. Ông cho rằng: “Viết văn là môt quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là
sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người
đọc”. Môt người tài năng và có trái tim nóng bỏng với sự hiểu biết phong phú, sâu rông
đặc biệt là về những văn hóa tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. Tô Hoài có
biệt tài luôn thu hút người đọc bởi chính những gì chân thật nhất mà ông đã tưng trải qua
và ông viết văn như viết bằng chính máu của mình, công thêm lối trần thuật hóm hỉnh,

vốn tư vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc
địa và tài ba nên có sức lôi cuốn lạ thường.
Để hiểu hơn về Tô Hoài, ta phải nhắc đến Tây Bắc - nơi đã gắn bó với ông suốt
bao năm tháng, nơi xứ sở của hoa ban, hoa mơ, hoa đào của những đêm tình mùa xuân
lãng mạn, những chợ tình đắm say. Nơi ấy Tô Hoài sau tám tháng sống và gắn bó máu
thịt đã thốt lên: cảnh và người Tây Bắc đã để thương để nhớ để cho tôi quá nhiều, niềm
thương nỗi nhớ ấy đã thăng hoa thành truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm này là
kiệt tác bất hủ giàu giá trị nhân đạo, ám ảnh lòng người đến muôn đời. Đặc biệt, đây là
tác phẩm trọng tâm trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, thầy và trò trường THPT Phạm Công Bình
đã gặp không ít trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà trường nằm trên địa bàn kinh tế
khó khăn, học sinh chủ yếu là con em nông dân, bố mẹ đi làm ăn xa... Học sinh còn
nhiều hạn chế như: môt bô phận không nhỏ nhận thức yếu, tiếp thu chậm, chưa chăm
chỉ, chưa có ý thức học tập. Học văn nhưng các em không nhớ được các chi tiết văn
xuôi. Bài văn còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng tư, đặt câu, diễn đạt... Viết bài văn nghị
luận văn học nhưng lại giống môt văn bản tóm tắt tác phẩm, có khi lại giống như môt
bài liệt kê kiến thức. Trầm trọng nhất là thực trạng học sinh rỗng kiến thức, không nắm
được kiến thức cơ bản, không biết vận dụng kiến thức để làm bài, khả năng đọc đề, phân
tích đề yếu... tư đó dẫn đến làm bài hời hợt, sơ sài đặc biệt là trước các kỳ thi quan trọng
như kỳ thi THPT Quốc gia.
Đứng trước những khó khăn và trở ngại trên, mỗi cá nhân giáo viên đều phải nỗ
lực, phấn đấu, song sự chỉ đạo sát sao của cấp trên là không thể bỏ qua. Ban giám hiệu
nhà trường luôn ủng hô, tạo điều kiện để các tổ ứng dụng những sáng kiến kinh nghiệm,
chuyên đề chuyên môn, đặc biệt chỉ đạo các môn điều chỉnh phân phối chương trình dạy
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và nôi dung ôn thi THPT Quốc gia. Nhận thức
rõ đối tượng học sinh hổng về kiến thức, kém về kỹ năng viết bài nên việc dạy học sinh
trường THPT Phạm Công Bình như chăm cây non nên luôn phải theo dõi, kiến thức dạy
tăng tư ít đến chuẩn kiến thức kỹ năng, tư đơn giản đến cơ bản. Đồng thời nhà trường
3



triển khai dạy ôn thi THPT Quốc gia theo hai giai đoạn: giai đoạn môt tư 6/9/2019 đến
tháng 3/2020; giai đoạn hai tư tháng 4/2020 đến 20/6/2020. Trong quá trình dạy ôn thi,
giáo viên luôn nắm bắt kịp thời học sinh học như thế nào để kịp thời điều chỉnh phương
pháp, kiến thức, kỹ năng phù hợp cho đối tượng học sinh mình dạy.
Tư những lí do trên, tôi chọn và xây dựng chuyên đề Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
theo hướng nghị luận văn học và theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện hành; mở
rông tầm hiểu biết cho học sinh bằng hệ thống đề thi sắp xếp theo các dạng đề để học
sinh hiểu và biết cách giải các dạng đề thi liên quan. Học sinh biết làm các dạng đề của
chuyên đề này cũng sẽ biết cách làm tốt các chuyên đề khác.
II. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Ôn tập và củng cố cho học sinh giá trị nôi dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ
chồng A Phủ trên cái nhìn nhiều chiều, so sánh với những tác phẩm khác trong chương
trình.
+ Nôi dung: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
+ Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống
truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích; nghệ thuật kể
chuyện; lời văn tinh tế vưa giàu chất tạo hình, vưa giàu chất thơ.
2. Kĩ năng
- Tái hiện kiến thức cơ bản của tác phẩm.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích giá trị nôi dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Phân tích môt đoạn trích, môt tác phẩm văn xuôi.
- Kiểu bài so sánh.
- Kiểu bài nghị luận về môt ý kiến (hoặc nhiều ý kiến) bàn về tác phẩm....
3. Thái độ
- Cảm thông với nỗi thống khổ của con người Tây Bắc dưới ách thống trị của thực
dân phong kiến, cảm phục sức sống mãnh liệt, trân trọng khát vọng tự do ở người dân
lao đông.

- Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà tác phẩm văn xuôi hiện đại
đem lại
4. Phát triển các năng lực cho học sinh
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn xuôi hiện đại Việt Nam (19451954).
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn xuôi hiện đại Việt
Nam (1945-1954).
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
4


- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nhân vật trong truyện và truyện cùng
chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề…
5. Phương pháp
- Giáo viên cần:
+ Phân loại các dạng đề nghị luận văn học theo cấu trúc đề THPT Quốc gia trong
những năm gần đây.
+ Tổ chức hệ thống kiến thức cơ bản, ôn luyện và hướng dẫn làm môt số dạng đề
nghị luận văn học thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia.
+ Vận dụng phương pháp đàm thoại, tổ chức, hướng dẫn học sinh cách làm các
dạng đề nghị luận văn học.
+ Trong quá trình ôn thi GV có thể đọc môt số đoạn văn mẫu, bài văn mẫu cho HS
tham khảo.
- Học sinh cần:
+ Huy đông những năng lực như: năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác,
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết
vấn đề thực tiễn… để hiểu sâu, rông hơn đoạn trích.
+ Biết vận dụng kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ đông, sáng tạo trong giờ học.

Đồng thời vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học
tập cũng như trong bài thi THPT Quốc gia.
6. Đối tượng, thời lượng giảng dạy chuyên đề
- Đối tượng: Học sinh lớp 12.
- Số tiết: 09 tiết

5


B. NỘI DUNG
VỢ CHỒNG A PHU (Trích) - TÔ HOÀI
I. Hệ thống kiến thức chuyên đề
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Tác giả:
- Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920.
- Quê nôi ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nôi) nhưng sinh ra và lớn lên ở quê
ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Tư Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường
Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nôi).
- Viết văn tư trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu
kí.
- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền
văn học Việt Nam hiện đại.
- Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là môt quá trình
đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ
những thần tượng trong lòng người đọc”.
- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác
nhau.
- Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh đông nhờ vốn tư vựng giàu có, phần lớn là bình
dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay
chuyển tâm tư.

- Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Môt số tác phẩm tiêu biểu:
+ Dế mèn phiêu lưu kí (1941)
+ Truyện Tây Bắc (1953)
+ Miền Tây (1967),…
1.2. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bô đôi vào giải phóng Tây Bắc năm
1952. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng sống với đồng bào các dân tôc thiểu số tư khu
du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Chuyến đi dài 8
tháng này đã để lại những ấn tượng sâu sắc và những tình cảm tốt đẹp của nhà văn với
con người miền Tây Bắc. Tô Hoài tâm sự: Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của
chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người miến Tây đã để thương để nhớ cho tôi
nhiều quá. Tôi không bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc
nào cũng có trong tâm trí tôi. Vì thế, tôi viết Truyện Tây Bắc.

6


- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây
Bắc (1953) được tặng giải Nhất- Giải thưởng Hôi Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác
phẩm là kỉ niệm, là tấm lòng của Tô Hoài dành tặng cho những người dân Tây Bắc.
* Đề tài: Viết về người nông dân miền núi.
* Chủ đề: Qua câu chuyện về cuôc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã thể hiện môt
cách xúc đông nỗi khổ cực của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn
chúa đất và thực dân; đồng thời phát hiện, khẳng định vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt và quá
trình vùng lên tự giải phóng, xây dựng lại cuôc đời của họ.
* Kết cấu: hai phần:
- Phần đầu: viết về cuôc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
- Phần sau: viết về cuôc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A

Phủ ở Phiềng Sa.
* Tóm tắt:
- Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải vay nhà thống lí, bố của
thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị mất, bố Mị đã già mà nón nợ mỗi năm phải trả lãi môt
nương ngô vẫn còn.. Mị là môt cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc
bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. Mị trở thành đày tớ không công,
bị bóc lôt chà đạp, cam phận cuôc sống tủi nhục, đoạ đày. Lúc đầu Mị phản kháng
nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
- Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng
vào côt nhà. Còn A Phủ môt thanh niên cường tráng, gan góc do đánh A Sử nên đã bị
bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trư nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Không may A Phủ để hổ
vồ mất môt con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. Cảm thương
cho người cùng cảnh ngô, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Cả hai cùng chạy đến Phiềng Sa và trở thành vợ chồng. Được cán bô A Châu
giáp ngô cách mạng giúp đỡ, A Phủ tham gia đôi du kích cùng bản làng, tham gia kháng
chiến chống thực dân pháp và tay sai.
* Giá trị tác phẩm
- Giá trị về nôi dung:
+ Giá trị hiện thực: Tác phẩm miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người
dân lao đông nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền
núi; tác phẩm còn phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị và những
hủ tục lạc hậu thối nát của chế đô phong kiến ở miền núi. Điều này thể hiện tập trung ở
nhân vật cha con thống lí: cảnh ăn vạ và xử kiện, cảnh hút thuốc phiện, cảnh hành hạ A
Phủ, cảnh đánh đập Mị của bố con thống lí. Phần sau của tác phẩm hé mở cho người đọc
thấy sự đổi đời của A Phủ và Mị: dưới ánh sáng của cách mạng, A Phủ và Mị đã tham
gia du kích, chuẩn bị cùng dân làng đánh Pháp, sống cuôc sống tự do.
7


+ Giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân

phận đau khổ của người lao đông nghèo miền núi. Truyện cho thấy thái đô căm thù các thế
lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm
hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn
cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh
phúc.
- Giá trị về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ, lời văn rất giàu tính tạo hình, gợi cảm, phong phú, giàu tính sáng tạo.
+ Là môt cây bút có biệt tài trong việc tả cảnh vật, thiên nhiên. Thiên nhiên trong
tác phẩm sống đông, có hồn, khêu gợi, góp phần đắc lực cho việc biểu hiện nôi tâm nhân
vật.
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu
tả cảnh sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích; nghệ thuật kể chuyện;
lời văn tinh tế vưa giàu chất tạo hình vưa giàu chất thơ.
1.3. Đoạn trích
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuôc phần đầu tác phẩm. Đây cũng là đoạn thành
công nhất của tác phẩm.
* Tình huống truyện: Tô Hoài đã lựa chọn được môt cuôc gặp gỡ của những con
người cùng cảnh ngô: Mị làm con dâu gạt nợ, A Phủ làm người ở gạt nợ. Tư tình huống
ấy, tác giả đã tái hiện chân thực tính cách, số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ.
* Các nhân vật
- Nhân vật Mị
+ Nắm được diễn biến cuôc đời của Mị: Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra,
khi về làm dâu, cuôc sống của Mị ở nhà thống lí, Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng
Ngài.
+ Mị là người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo.
+ Phẩm chất của Mị: Chăm chỉ, cần cù, hiếu thảo, khao khát tự do, hạnh phúc.
+ Sức sống tiềm tàng của nhân vật; diễn biến tâm lí, hành đông của Mị, sức phản
kháng mãnh liệt của nhân vật.
=> Mị là cô gái xinh đẹp, tài hoa, có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Cuôc đời và
số phận của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho cuôc đời và số phận của những người phụ nữ

miền núi.
- Nhân vật A Phủ: Cần nắm được lai lịch cuôc đời của A Phủ: mồ côi, nghèo,
không có ruông, không có bạc,.. -> cuôc đời bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn.
+ Tính cách, phẩm chất của A Phủ: Lúc nhỏ A Phủ rất bướng bỉnh. Trưởng thành
A Phủ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, bất chấp quyền lực của giai cấp thống trị. A
Phủ là người khỏe mạnh, lao đông giỏi, thạo công việc, cần cù, chịu khó, khao khát hạnh
phúc, thật thà, bôc trực, có khát vọng sống mạnh mẽ.
8


=> A Phủ có cuôc đời, số phận sóng đôi với Mị: nghèo khổ, có những phẩm chất tốt
đẹp, kiên cường, gan góc, tuy bất lực trước cường quyền nhưng ẩn chứa môt khát vọng
sống mãnh liệt.
* Giá trị tư tưởng của đoạn trích
- Đoạn trích phản ánh chân thực cuôc đời, số phận và những phẩm chất tốt đẹp
của người lao đông miền núi dưới ách thống trị của thần quyền và cường quyền.
- Qua đoạn trích tác giả đã lên án tố cáo thế lực miền núi; cảm thông với số phận
của người lao đông miền núi; đồng cảm với khát vọng hạnh phúc ở người lao đông; mở
cho họ con đường đi tới tương lai. Đó là chiều sâu nhân đạo của tác phẩm.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị và A Phủ với những tính cách, tâm lí phức
tạp…
- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt: kể đan xen tả; ngòi bút miêu tả thiên nhiên,
những sinh hoạt gắn với phong tục, tập quán rất chân thật góp phần giải thích tính cách,
tâm hồn nhân vật.
- Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính tạo hình, biểu cảm.
=> Tác phẩm xứng đáng là môt trong những sáng tác văn xuôi tiêu biểu của văn
học thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2. Kiến thức mở rộng, nâng cao
2.1. Về tác phẩm

Truyện đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, nhân bản vẫn còn nguyên tính
thời sự cho đến ngày hôm nay: Con người cần được sống cho ra sống, không thể sống
mà như đã chết. Vấn đề tưởng như đơn giản, tưởng như đã được giải quyết nhưng trong
thực tế vẫn còn nhiều người chưa được sống môt cuôc sống có ý nghĩa, chưa được
hưởng thụ những giá trị tinh thần mà con người đáng được hưởng; Hạnh phúc phải được
xây dựng trên cơ sở của tình yêu đích thực. Mọi sự áp đặt, ép buôc đều có nguy cơ dẫn
đến bi kịch trong cuôc sống gia đình; Cần phải đấu tranh với những hủ tục lạc hậu vẫn
còn rơi rớt trong xã hôi hiện đại, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; cần
tiếp tục ngăn chặn nạn bạo hành gia đình,…
2.2. Về đoạn trích
- Nhân vật cha con thống lí Pá Tra:
+ Tàn ác, lạnh lùng.
+ Dùng cường quyền, thần quyền để cai trị người dân.
+ Cảnh cướp vợ, xử kiện A Phủ, cúng trình ma phản ánh những tập tục của người
dân miền núi Tây Bắc; gián tiếp tố cáo cha con thống lí Pá Tra nói riêng, bọn thống trị ở
Tây Bắc nói chung đã lợi dụng phong tục tập quán ức hiếp người lao đông.

9


=> Qua miêu tả ngôn ngữ, hành đông, cử chỉ của cha con thống lí Pá Tra, tác giả đã
tố cáo bô mặt của giai cấp thống trị miền núi dùng cường quyền, thần quyền để chà đạp lên
cuôc sống của người dân.
3. Tổng kết
- Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao đông vùng cao Tây Bắc
không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuôc sống tối
tăm đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuôc sống tự do. Tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực
và nhân đạo sâu sắc.
- Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính
cách và tâm hồn người dân các dân tôc thiểu số bằng môt giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế,

đượm màu sắc và phong vị dân tôc, vưa giàu tính tạo hình, vưa giàu chất thơ.
II. Khung ma trận chung cho chuyên đề
Mức Nhận biết
Thông hiểu
Tổng
độ
Vận
dụng Vận
dụng
chủ đề
thấp
cao
Nghị luận - Nhận biết - Hiểu được - Triển khai - Có cách
văn học
đúng
kiểu yêu
cầu vấn đề nghị diễn đạt sáng
bài
trọng
tâm luận thành các tạo, thể hiện
- Xác định của đề bài.
luận điểm, hệ suy nghĩ sâu
đúng vấn đề - Hiểu cấu thống ý rõ sắc, mới mẻ
cần
nghị trúc bài nghị ràng.
về vấn đề
luận.
luận.
- Vận dụng nghị luận.
- Hiểu quy kiến thức, kỹ - Vận dụng

tắc chính tả, năng nghị luận kiến thức để
dùng tư, đặt theo dạng đề.
liên hệ bản
câu.
- Vận dụng tốt thân, để bình
các thao tác lập luận,
đánh
luận.
giá.
- Số câu
1
- Số điểm
0,5điểm
0,5 điểm
3 điểm
1 điểm
5 điểm
- Tỉ lệ %
5%
5%
30 %
10 %
50%
III. Hệ thống các dạng đề (Dạng đề 1,2,3: Chỉ giới thiệu tham khảo)
1. Dạng đề nghị luận văn học bình luận về ý kiến, nhận định.
1.1. Dạng đề nghị luận về một ý kiến, nhận định.
Phương pháp làm bài
* Mở bài
- Giới thiệu khái quát nôi dung ý kiến, nhận định.
- Dẫn nguyên văn ý kiến, nhận định đó.

* Thân bài
10


- Giải thích ý kiến, nhận định (chia tách các vế rồi tổng hợp nôi dung cụ thể thành
vấn đề nghị luận).
- Phân tích và chứng minh ý kiến qua đoạn văn/nhân vật/tác phẩm (theo cách đã
chia tách ở trên: mỗi vế là môt luận điểm).
- Bình luận ý kiến:
+ Làm nổi bật sự đánh giá của bản thân, chốt lại ý kiến, nhận định đó đúng hay
sai.
+ Đánh giá mở rông thêm ý kiến, nhận định đó với nhiều góc nhìn khác nhau.
+ Nêu tác dụng và ý nghĩa của ý kiến, nhận định đối với văn học và đời sống.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
1.1.2. Dạng đề nghị luận về hai ý kiến, nhận định.
Phương pháp làm bài
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề, dẫn hai ý kiến/nhận định.
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
+ Giải thích các tư ngữ, hình ảnh, cụm tư then chốt ở tưng ý kiến.
+ Sau đó, khái quát ý nghĩa của cả hai ý kiến/nhận định.
- Phân tích đoạn trích làm sáng tỏ hai ý kiến/nhận định:
+ Phân tích chứng minh ý kiến/nhận định thứ nhất.
+ Phân tích chứng minh ý kiến/nhận định thứ hai.
- Bình luận hai ý kiến/nhận định:
+ Trường hợp môt trong hai ý kiến/nhận định sai thì bác bỏ ý kiến sai/nhận định.
+ Trường hợp cả hai ý kiến/nhận định đều đúng thì khẳng định tính đúng đắn của
cả hai ý kiến theo cách sau: hai ý kiến/nhận định tuy khác nhau nhưng không đối lập mà
bổ sung cho nhau; giúp người đọc nhìn nhận toàn diện và thống nhất về đối tượng; giúp
chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng; thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà

văn.
* Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề đã trình bày.
- Phát triển, mở rông, nâng cao vấn đề.
Lưu ý: Đây là dạng đề khó, đòi hỏi lập luận chặt chẽ, logic, có tính lý luận cao. Vì vậy,
học sinh cần nắm vững kiến thức và tập viết nhiều về dạng đề này.
1.2. Đề minh hoạ
ĐỀ 1
Trong bài cảm nghĩ về chuyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:
11


Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng
không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm,
tiềm tàng mãnh liệt.
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hôi, 1990, trang 71)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học)
của Tô Hoài để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn trả lời:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn
b. Thân bài:
* Giải thích ý kiến:
- “… điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tôi ác cũng
không giết được sức sống con người”:
+ Điều kì diệu : Là điều tốt đẹp tưởng chưng như không thể xảy ra nhưng nó lại
có thể thành hiện thực.
+ Thế lực tội ác: Là thế lực tàn bạo, chà đạp, áp bức con người.

+ Sức sống con người: Lòng khát khao sự sống, tình yêu, hạnh phúc, tự do.
=> Thế lực bạo tàn dù có áp bức, chà đạp đến cùng cực cũng không thể giết chết
niềm khát khao sự sống, khao khát tự do của con người.
- Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt: Thế lực
tàn bạo chà đạp, áp bức, đọa đày Mị đến lay lắt, đói khổ, nhục nhã vẫn không thể giết
chết sức sống mãnh liệt luôn âm thầm tiềm tàng trong tâm hồn Mị.
=> Tô Hoài khẳng định niềm tin vào sức sống con người có thể chiến thắng mọi thế
lực bạo tàn. Niềm tin ấy được nhà văn gửi gắm, chứng minh qua sức sống tiềm tàng ở nhân
vật Mị.
* Cảm nhận về nhân vật Mị.
- Mị sống trong lay lắt, đói khổ, nhục nhã:
+ Mị vốn là cô gái xinh đẹp, hiếu thảo. Dù cuôc sống của Mị nghèo khổ nhưng tự
do, hạnh phúc. Món nợ tư thời cha mẹ Mị lấy nhau đã bị bàn tay thần quyền và cường
quyền của cha con thống lí lợi dụng, biến Mị trở thành người con dâu gạt nợ nhà thống lí
Pá Tra.
+ Cuôc sống làm dâu gạt nợ chỉ như kiếp đời trâu ngựa, Mị bị bóc lôt sức lao
đông, bị tước đoạt tuổi trẻ, hạnh phúc, bị đày đọa tàn nhẫn về thể xác và tinh thần. Cuôc
sống ấy đã biến Mị thành môt cô gái lặng câm, vô cảm, chai lì, mất hết ý thức về thời
gian, chỉ còn giống như môt thứ công cụ lao đông biết nói mà thôi.
- Mị sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt:
12


+ Sức sống tiềm tàng trước hết thể hiện ở sự phản kháng của Mị trước lời đề nghị
của Pá Tra: làm dâu để trư nợ, Mị xin với bố được làm nương để trả nợ chứ không về
làm dâu nhà giàu.
+ Khi bị A Sử lưa bắt về làm dâu cúng trình ma nhà Pa Tra, Mị đã khóc hàng
tháng trời rồi định ăn lá ngón để tự tử.
+ Mùa xuân về trên núi cao ở Hồng Ngài năm ấy, không khí tươi vui, nhôn nhịp
cùng âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha, bổi hổi đã vẫy gọi Mị, đánh thức tâm hồn

Mị. Mị lại khao khát tuổi trẻ, tình yêu, tự do, hạnh phúc. Mị nhớ về quá khứ, ý thức thực
tại, Mị muốn đi chơi…Dù bị A Sử trói đứng suốt đêm nhưng Mị vẫn sống trong tiếng sáo,
trong những cuôc chơi…
+ Vào đêm mùa đông trên núi cao, sức sống mãnh liệt lại đã bùng lên mạnh mẽ
khi dòng nước mắt lấp lánh đáng thương của A Phủ đã làm Mị xúc đông, thức tỉnh.
Hành đông cắt dây cởi trói cho A Phủ, hành đông bất ngờ chạy theo A Phủ chỉ sau giây
lát Mị đứng lặng trong bóng tối là minh chứng rõ rệt nhất cho sức sống luôn tiềm tàng
mãnh liệt trong Mị. Mị đã nhất quyết bước qua rào cản của thần quyền và cường quyền
để tự cứu mình.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Sự phát triển tâm lí, tính cách nhân vật Mị logic tư
lời nói đến hành đông. Nhà văn để cho nhân vật hiện lên giản dị, chân thật như ngoài
cuôc đời.
+ Ngôn ngữ nhân vật: Chủ yếu là đôc thoại nôi tâm, qua đôc thoại nôi tâm mà
cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, cuôc sống và tính cách nhân vật. Còn ngôn ngữ hôi
thoại lại gắn liền với hành đông của nhân vật, góp phần lí giải sự phát triển tính cách và
khẳng định được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
* Bình luận
- Nhận xét của Tô Hoài đúng đắn và sắc sảo, thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà văn
về sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người lao đông nói chung và nhân vật Mị nói riêng.
Qua nhận xét nhà văn đã tố cáo thế lực bạo tàn chà đạp, áp bức con người đến cùng cực
đồng thời nhà văn cũng khẳng định niềm tin vào sức mạnh của lòng khát khao sự sống,
tự do ở người lao đông mà không môt thế lực đen tối, bạo tàn nào có thể giết chết được.
- Nhận xét có ý nghĩa tạo định hướng cho người đọc, giúp người đọc có cái nhìn
đầy đủ, sâu sắc hơn về nhân vật Mị và giá trị tư tưởng của tác phẩm.
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề đã trình bày.
- Khẳng định lại ý kiến của Tô Hoài
- Phát triển, mở rông, nâng cao vấn đề.


13


ĐỀ 2
Có ý kiến cho rằng: “Hành đông cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành đông
cắt đứt sợi dây ràng buôc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Qua việc phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích
được học) của Tô Hoài anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Hướng dẫn trả lời:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)
- Trích dẫn ý kiến:
b. Thân bài:
* Giải thích ý kiến:
- “Hành đông cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ
khỏi những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
- Đó cũng là hành đông cắt đứt sợi dây ràng buôc mình với nhà thống lí: Mị tự
cứu bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí.
* Phân tích, lí giải nguyên nhân dẫn tới hành đông của Mị:
- Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng.
- Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại
cảnh ngô của bản thân, cảnh ngô của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A
Phủ, muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”.
- Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi
=> Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây không chỉ là hành đông giải thoát cho A Phủ
mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thân mình.
- Bình luận:
+ Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị.
+ Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng
=> giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi tư bao lâu.

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức
sống của con người.
c. Kết bài
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề :Hành đông cứu A phủ cũng là
hành đông Mị tự cứu mình
- Rút ra những bài học cho bản thân tư vấn đề : có thể nêu bài học cuôc sống,…
ĐỀ 3
Về diễn biến tâm trạng và hành đông của Mị (Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) trong
đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ có ý kiến cho rằng: Vì thương mình Mị cứu A Phủ.
Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Vì thương người Mị cứu A Phủ.
14


Tư cảm nhận về diễn biến tâm trạng và hành đông của Mị trong đêm đông cắt dây
cởi trói cứu A Phủ, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Hướng dẫn trả lời:
a. Mở bài:
- Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông
là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh những nét phong tục, tập quán của những miền
đất mà ông đã đi qua. Văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc bằng lối kể chuyện hóm hỉnh;
cách miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; ngôn ngữ tự nhiên, sinh đông dễ đi vào lòng người.
Vợ chồng A Phủ là môt trong những truyện ngắn đặc sắc của Tô Hoài in trong tập
Truyện Tây Bắc.
- Trong truyện, tác giả đã miêu tả thành công diễn biến tâm trạng và hành đông của
Mị trong đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ. Bàn về diễn biến tâm lí này có ý kiến cho
rằng: Vì thương mình Mị cứu A Phủ. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Vì thương người
Mị cứu A Phủ.
b. Thân bài:
* Giải thích ý kiến
- Ý kiến thứ nhất Vì thương mình Mị cứu A Phủ: Thương mình là cảm xúc tự xót

xa và đau đớn cho cuôc đời đau khổ, bất hạnh và tủi nhục của chính mình.
- Ý kiến thứ hai Vì thương người Mị cứu A Phủ: Thương người là tình cảm xót
thương, đồng cảm cho cuôc đời đau khổ, bất hạnh của người khác.
=> Hai ý kiến đề cập tới hai tâm lí khác nhau của Mị.
* Phân tích, chứng minh
- Ý kiến thứ nhất Vì thương mình Mị cứu A Phủ:
+ Giới thiệu ngắn gọn về cuôc đời Mị: là môt cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp,
có nhan sắc, có tài, có lòng hiếu thảo, lòng tự trọng. Nhưng cuôc đời Mị lại gặp nhiều
đau khổ, bất hạnh. Cô xuất thân trong môt gia đình nghèo, cha mẹ có món nợ truyền
kiếp với nhà thống lí Pá Tra nên cô bị bắt về làm dâu gạt nợ. Sống trong nhà thống lí với
danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất Mị là nô lệ. Mị bị áp bức, bóc lôt sức lao đông;
bị xúc phạm nhân phẩm môt cách tàn tệ; bị chà đạp, áp chế về tinh thần. Tất cả những
điều đó đã biến môt cô gái trẻ trung, đầy khao khát thành môt con người dường như tê
liệt về tinh thần, sống câm lặng, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, lúc nào cũng cúi
mặt, mặt buồn rười rượi.
+ Ban đầu, Mị không có ý định cứu A Phủ. Mị lạnh lùng thờ ơ, vô cảm, nếu A Phủ
là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Vào những ngày đau khổ nhất của A Phủ cũng là
lúc cuôc đời Mị bi đát nhất: tâm hồn cô tê dại, vô cảm. Suốt những đêm đông lạnh giá
dài và buồn cô chỉ biết làm bạn với ngọn lửa, còn cõi lòng cô hoàn toàn băng giá. Hơn
nữa, việc bắt người, trói người, hành hạ người cho đến chết đã trở thành chuyện bình
thường trong nhà thống lí Pá Tra nên Mị không thấy ngạc nhiên hay đáng để quan tâm.
15


+ Sau đó, khi nhìn thấy A Phủ khóc, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
hõm má đã xám đen lại, Mị chợt nhớ lại những đêm năm trước A Sử trói Mị: Mị cũng bị
trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau
đi được. Lòng thương của Mị bắt đầu tư sự thương thân.
- Ý kiến thứ nhất Vì thương người Mị cứu A Phủ:
+ Giọt nước mắt đau khổ, hiếm hoi của người đàn ông đã đánh thức trong Mị

niềm trắc ẩn, đã chạm tới đáy tâm hồn Mị, tâm hồn của môt người phụ nữ. Đó là tình
thương người, lòng nhân hậu. Mị nhận ra tôi ác của nhà thống lí với Mị và A Phủ: chúng
nó thật độc ác.
+ Mị thấy lo cho A Phủ: cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau,
chết đói, chết rét, phải chết. Mị nhận ra cái chết của A Phủ thật vô lí: ta là thân đàn bà,
nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…
Người kia việc gì phải chết. Chính lúc đó tình thương lại trỗi dậy trong trái tim Mị. Lần
đầu tiên trong óc Mị phảng phất hai tiếng A Phủ nghe như hơi thở nhè nhẹ của tình
thương.
+ Quy luật tất yếu của tình thương là sự hi sinh. Diễn biến tâm lí của Mị lúc này
thay đổi rất nhanh. Giờ Mị đã không sợ. Mị cắt dây giải thoát cho A Phủ.
+ Câu văn: Mị đứng lặng trong bóng tối được tách riêng thành môt đoạn thể hiện
quá trình đấu tranh nôi tâm vô cùng căng thẳng, quyết liệt của Mị. Mị nghĩ đến bản thân,
cái chết có thể đến với cô bất cứ lúc nào. Mị không muốn chết, Mị vẫn khao khát sống.
Mị chạy theo A Phủ, tự cắt sợi dây vô hình cởi trói cho đời mình.
- Nghệ thuật:
+ Tô Hoài đặt nhân vật vào môt tình huống đặc biệt.
+ Ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc; miêu tả tâm lí và hành đông
phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật;
+ Ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, chân thật, tinh tế…
* Bình luận hai ý kiến
- Hai ý kiến đề cập tới những phương diện khác nhau về tính cách, tình cảm của
nhân vật. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến cảm xúc tự xót thương, đau đớn cho cuôc đời
đau khổ, bất hạnh và tủi nhục của chính bản thân mình. Ý kiến thứ hai khẳng định niềm
xót thương, đồng cảm cho cuôc đời đau khổ, bất hạnh của người khác.
- Hai ý kiến tuy khác nhau song không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự
toàn diện và thống nhất, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về diễn biến
tâm trạng, tính cách và tình cảm của nhân vật.
c. Kết bài:
- Nhà văn ca ngợi, đề cao phẩm chất của nhân vật Mị như môt giá trị tinh thần của

dân tôc Việt Nam: truyền thống “thương người như thể thương thân”.
16


- Ca ngợi khát vọng tự do, khát vọng sống cho mình và cho người khác. Đó là vẻ
đẹp trong tâm hồn và tính cách của người con gái vùng cao Tây Bắc.
- Thể hiện ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhà văn mang tới chân lí: Trong xã hôi cũ
chỉ tình thương thôi thì chưa thể giải phóng con người. Tình thương ấy chỉ gắn liền với
hành đông cứu giúp, giải phóng họ, đưa họ đến với cuôc đời mới.
ĐỀ 4
Về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), có ý kiến cho rằng:
Mị là người cam chịu, nhẫn nhục, chai sạn, vô cảm về tâm hồn. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh: Mị là cô gái có khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt.
Tư cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm, anh/chị hãy bình luận hai ý kiến
trên.
Hướng dẫn trả lời:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Trích dẫn hai ý kiến
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Người cam chịu, nhẫn nhục làn gười không có tinh thần phản kháng, đấu tranh;
luôn đầu hàng, chấp nhận số phận, hoàn cảnh mặc dù bị xúc phạm, đày đọa nhân phẩm
và quyền sống.
- Chai sạn, vô cảm về tâm hồn là tâm hồn không có cảm xúc, không có rung đông,
hoàn toàn thản nhiên, lạnh lùng trước mọi biến cố, vui buồn của cuôc sống.
- Người có khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt là người có khát khao, hi
vọng, tin tưởng vào môt cuôc sống tốt đẹp, tự do; luôn tích cực, chủ đông, vươn lên đấu
tranh để có được cuôc sống tự do, hạnh phúc.

=> Hai ý kiến trên đánh giá về tính cách, tâm lí của Mị.
* Cảm nhận về nhân vật Mị:
- Mị là người cam chịu, nhẫn nhục: Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, tài năng,
yêu đời, hiếu thảo, chăm chỉ lao đông. Vì gia đình có món nợ truyền kiếp với nhà thống
lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ. Danh nghĩa là con dâu, nhưng thực chất Mị là
tôi tớ, là nô lệ cho nhà thống lí. Quá đau khổ, Mị định ăn lá ngón tự tử. Nhưng vì thương
cha, Mị không đành lòng chết. Mị đành quay lại nhà thống lí, chấp nhận thân phận con
trâu, con ngựa. Khi cha Mị chết, Mị cũng không thiết chết. Mị tồn tại như môt cái xác
không hồn.
- Mị là người chai sạn, vô cảm về tâm hồn:
+ Tư khi về làm dâu nhà thống lí, chẳng năm nàoMị đi chơi xuân.
17


+ Những đêm đông giá lạnh ở vùng cao, Mị thức dậy thổi lửa, A Sử đi chơi về,
liền đánh Mị ngã ngay ra cửa bếp, nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
+ Nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị thản nhiên, lạnh lùng. A Phủ có là cái xác chết đứng
đấy cũng thế mà thôi.
- Mị có khát vọng sống mãnh liệt, biểu hiện rõ nhất là trong những đêm tình
mùa xuân:
+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân, men rượu và tiếng sáo là những tác nhân quan
trọng làm nên sự nổi loạn trong tâm hồn Mị.
+ Mị có sự thay đổi về tâm trạng và hành đông.
- Mị là cô gái có khát vọng tự do. Điều đó được thể hiện qua diễn biến tâm
trạng và hành động của Mị trong đêm cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
+ Ban đầu, Mị thản nhiên, lạnh lùng.
+ Nhìn thấy A Phủ khóc, Mị đã thức tỉnh. Tâm hồn chai sạn, vô cảm vì đau khổ
của Mị đã hồi sinh. Mị đã cắt dây cởi trói cứu A Phủ và tự giải phóng cuôc đời mình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Tình tiết, cách kể chuyện hợp lí, hấp dẫn; xây dựng tình huống truyện đặc sắc;

miêu tả chân thực, tinh tế thế giới nôi tâm phong phú của nhân vật.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu chất thơ. Những yếu tố văn hóa, phong tục,
thiên nhiên, cuôc sống, con người Tây Bắc được vận dụng môt cách nghệ thuật.
* Bình luận về hai ý kiến
- Khẳng định tính đúng đắn của hai ý kiến.
- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận đầy đủ
về vẻ đẹp nhân vật, cuôc sống của đồng bào vùng cao và tư tưởng nhân đạo sâu sắc của
nhà văn Tô Hoài.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề đã trình bày.
- Phát triển, mở rông, nâng cao vấn đề.
2. Dạng đề nghị luận văn học so sánh (Đề cũ)
2.1. Phương pháp làm bài
* Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này).
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
* Thân bài:
- Làm rõ đối tượng thứ nhất (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích).
- Làm rõ đối tượng thứ hai (vận kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao
tác lập luận phân tích).

18


- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nôi
dung và hình thức nghệ thuật (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao
tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
- Lý giải sự khác biệt: dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hôi, văn hóa mà tưng
đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( vận

nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
* Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Nêu những cảm nghĩ của bản thân.
2.2. Đề minh hoạ
ĐỀ 1
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(1) Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao người có
chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn
phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ
không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu
vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không biết
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi.A Sử thay áo mới, khoác
thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy
đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị
nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm
vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng
sắp đi chơi. Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách.
(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
(2) Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn
quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn
giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy
hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ
cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui
sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người,
hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa

sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dư phần tu sửa lại căn nhà.
(Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Hướng dẫn trả lời:
19


a. Mở bài:
- Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho
đời môt sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về
nôi dung; đặc sắc về nghệ thuật. Vợ chồng A Phủ là môt truyện ngắn xuất sắc trong đời
văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.
- Kim Lân là môt trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Ông là môt cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu
tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Vợ nhặt là môt trong
những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí.
b. Phân tích:
* Đoạn văn trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài:
- Tình huống: Trong đêm tình mùa xuân, người người nô nức đi chơi, còn Mị phải
ở nhà. Tiếng sáo, hơi rượu và không khí ngày Tết ở Hồng Ngài khiến lòng Mị trẻ lại, bồi
hồi, xúc đông...
- Tâm trạng, hành đông của Mị:
+ Mị ngồi xuống giường. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột
nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước
-> Mị không còn giống tảng đá như trước, tâm hồn Mị đã có những cảm xúc.
+ Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp và cảm thấy vui .
+ Mị ý thức mình còn trẻ cũng là cô hiểu rõ mình có quyền được hưởng hạnh
phúc lứa đôi.
+ Nhưng hiện thực đen tối đối lập với quá khứ tươi đẹp, mơ ước về hạnh phúc
khó trở thành sự thật. Mị lại muốn chết. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mị sẽ ăn
cho chết ngay,chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị ý thức được quyền sống, quyền được

hưởng hạnh phúc của mình đã bị tước đoạt. Mị đang sống trong hoàn cảnh bi thảm mà
cô khó có thể thoát ra được. Ý nghĩ về cái chết lúc này có thể được coi như môt hành
đông phản kháng để lên tiếng đòi quyền được sống, được hạnh phúc.
+ Mị đến góc nhà,lấy ống mỡ,xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng
-> Hành đông của sự thức tỉnh. Mị thắp đèn là thắp lên ánh sáng để xua tan bóng
tối đang bao phủ căn buồng mình, cuôc đời mình, là làm cho khát vọng về hạnh phúc
của mình sớm trở thành hiện thực. Có thể nói hành đông Mị thắp đèn là môt bước
chuyển quan trọng đánh dấu sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Cô đang thắp lên ánh sáng
của niềm tin, hi vọng.
+ Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách
-> thiên tính nữ trở về khi con người ta khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc.
=> Dù tuyệt vọng, dù hành đông và khao khát của Mị bị chặn đứng bởi bàn tay đôc ác,
thô bạo của A Sử nhưng những tâm trạng, hành đông đó đã cho thấy sự hồi sinh, sự thức
tỉnh mạnh mẽ của Mị.
20


- Nghệ thuật:
+ Diễn tả thành công diễn biến tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn của nhân vật.
+ Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn.
+ Sáng tạo được chi tiết đặc sắc: tiếng sáo.
* Đoạn văn trong Vợ nhặt – Kim Lân:
- Tình huống: Tràng có vợ theo không về nhà sau mấy câu bông đùa ngoài chợ.
Sáng sớm hôm sau, tỉnh dậy, hắn thấy mình đã có môt gia đình đầm ấm.
- Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau:
+ Tràng trông thấy những thay đổi khác lạ ở ngôi nhà của mình, thay đổi ở người
mẹ và cả người vợ. Nạn đói khủng khiếp khiến Tràng quên mất những viêc anh ta phải
làm và khiến cuôc sống của anh trở nên tạm bợ, ngôi nhà trở nên trống trải. Nay Tràng
đã có môt gia đình và tổ ấm. Mẹ và vợ Tràng đang dọn dẹp, sửa sang lại ngôi nhà.
+ Với người khác, cảnh tượng ấy không có gì đặc biệt nhưng với Tràng đó là hình

ảnh của cuôc sống gia đình, là thứ mà anh ta tưởng chẳng bao giờ có được. Bởi vậy nên
tiếng chổi kêu sàn sạt trên mặt đất cũng đủ làm cho Tràng thấm thía và cảm đông.
+ Tư khi có gia đình là tư khi Tràng được sống trong những cảm xúc rất con
người, ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình. Hắn nghĩ đến tương lai sáng sủa,
không còn bế tắc.
- Nghệ thuật:
+ Am hiểu sâu sắc đời sống tâm lí nhân vật và diễn tả nó môt cách sâu sắc.
+ Giọng kể đậm chất trữ tình nhưng không chua xót, cay đắng mà đôn hậu, thấp
thoáng đâu đó sau câu chữ là nụ cười hóm hỉnh.
* Điểm tương đồng và khác biệt:
- Điểm tương đồng:
+ Hai đoạn văn đều khắc họa những chuyển biến mới mẻ trong tâm trạng của hai
nhân vật mà ngọn nguồn xuất phát tư khao khát tình yêu, khao khát cuôc sống lứa đôi
hạnh phúc.
+ Kết thúc hai đoạn văn là những dấu hiệu đáng mưng, mở ra tương lai tươi sáng
cho nhân vật.
- Nét khác biệt:
+ Nếu Mị là người phụ nữ miền núi chịu đau khổ, bất hạnh bởi thần quyền, cường
quyền thì Tràng là người đàn ông thô kệch, nghèo khổ, dân ngụ cư.
+ Hạnh phúc đã đến với Tràng môt cách đầy bất ngờ, Tràng đã được hưởng cuôc
sống vui vẻ, hạnh phúc bên mẹ và người vợ nhặt nhưng Mị thì không, tất cả đối với Mị
mới chỉ dưng lại ở mong muốn, khao khát.
c. Kết bài:
- Hai đoạn văn đều cho thấy tài năng phân tích, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của hai tác giả
21


ĐỀ 2
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), vào đêm tình mùa xuân Mị nghe

tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2001,
tr.7).
Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau đêm gặp gỡ thị Nở, sáng mai ra, Chí
Phèo nghe thấy Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! (Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2001, tr.149).
Cảm nhận của anh/chị về hai chi tiết nghệ thuật đó.
Gợi ý:
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn hai chi tiết đưa ra trong đề bài.
b. Thân bài
* Chi tiết trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Nôi dung
+ Tiếng sáo mang ý nghĩa tả thực, gợi môt nét phong tục trong đời sống sinh hoạt
của đồng bào vùng cao vào mùa xuân.
+ Chi tiết cho thấy Mị đã không còn chai sạn, vô cảm trong tâm hồn, đã biết lắng
nghe và cảm nhận những âm thanh của cuôc sống.
+ Thiết tha bổi hổi vưa miêu tả cung bậc của tiếng sáo, vưa diễn tả tâm trạng của
người nghe sáo, thể hiện Mị đã biết sống lại với ước mơ và khát khao đã mất của đời
mình.
+ Góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài.
- Nghệ thuật
+ Sử dụng tư láy có khả năng biểu đạt sâu sắc thế giới nôi tâm của nhân vật.
+ Ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ 3 nhưng có sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà văn và
nhân vật, tạo môt tình huống nghệ thuật mang ý nghĩa tư tưởng: tiếng sáo trở thành biểu
tượng của khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc.
* Chi tiết trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
- Nôi dung
+ Là sự cảm nhận của Chí Phèo về những âm thanh giản dị của đời thường và
hướng về thế giới bên ngoài với khát khao hòa nhập sau những năm dài sống triền miên

trong những cơn say.
+ Thể hiện sự thức tỉnh trong tâm hồn môt con người tưng bị coi là quỷ dữ.
+ Góp phần thể hiện sinh đông tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.
- Nghệ thuật

22


+ Chi tiết được viết bằng ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp, vưa là lời của người
kể chuyện, vưa là cảm nhận của nhân vật, giúp khắc học rõ nét tính cách và diễn biến
tâm lí nhân vật.
* Điểm tương đồng và khác biệt
- Tương đồng: Cả hai chi tiết đều miêu tả sự tác đông của âm thanh đời sống tới
sự hồi sinh, thức tỉnh của những tâm hồn. Những chi tiết đó đều thể hiện tư tưởng nhân
đạo sâu sắc và chứng tỏ biệt tài sử dụng chi tiết của các nhà văn.
- Khác biệt:
+ Chi tiết tiếng sáo gợi tả nét đẹp phong tục vùng cao được Tô Hoài tô đậm trong
tác phẩm, trở thành nỗi ám ảnh, góp phần thức tỉnh tâm hồn Mị.
+ Chi tiết tiếng chim hót được xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng biểu hiện sự hồi
sinh trong tâm hồn Chí Phèo.
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề, khẳng định vị trí, ý nghĩa của hai chi tiết trên đối với tác
phẩm.
3. Dạng đề nghị luận văn học giữa tác phẩm lớp 12 liên hệ với tác phẩm lớp 11- Đề
liên hệ (Dạng đề thi THPT Quốc gia năm 2018)
3.1. Phương pháp
* Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (chỉ giới thiệu tác giả, tác phẩm yêu cầu chính tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề).
* Thân bài:
- Yêu cầu cơ bản: Vế phân tích/Cảm nhận/… vấn đề cần nghị luận ở tác phẩm

trong Chương trình Ngữ văn 12.
- Yêu cầu nâng cao: Tức là vế liên hệ, mở rông trong đề mà thường là liên hệ với
vấn đề trong các tác phẩm Chương trình Ngữ văn 11 để bình luận, nhận xét về môt vấn
đề nào đó về phương diện nôi dung, nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm, phong cách sáng
tác của tác giả, điểm giống và khác của các tác phẩm cùng/khác giai đoạn văn học,...
=> Lưu ý, vế này có thể nhắc đến tác giả, tác phẩm (như đoạn trích/tác phẩm này của ai,
ở đâu chẳng hạn) nhưng không nhất thiết bắt buôc phải giới thiệu.
* Kết bài: Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận.
23


3.2. Đề minh hoạ
Phân tích diễn biến tâm trạng, hành đông của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho
A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Tư đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo
sau khi bị Thị nở cự tuyệt trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để nhận xét về nghệ
thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả.
Hướng dẫn:
a. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả Tô
Hoài và Nam Cao.
b. Thân bài:
* Diễn biến tâm trạng, hành đông của nhân vật Mị
- Yếu tố tác đông: Khi đang thức sưởi lửa để xua đi cái lạnh, vô tình Mị thấy “môt
dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ.
- Diễn biến tâm trạng, hành đông
- Đầu tiên, Mị lạnh lùng, vô cảm khi “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”.
- Nhưng Mị dần thay đổi. Mị nhớ lại hoàn cảnh của mình trước đây khi bị A Sử
hành hạ.
- Cô bắt đầu thấy cảm thông cho A Phủ và căm phẫn tôi ác của cha con thống lí.
- Cô nghĩ đến thân mình và nhận thức được sự vô lí đối với A Phủ, đồng thời Mị

tưởng tượng cảnh nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ phải chết thay.
- Kết quả: Dần dần Mị đã thắng sự sợ hãi để dẫn đến kết quả là hành đông cắt đây
trói nhanh chóng, dứt khoát. Và sau phút giây ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị
đã “vụt chạy ra” trốn thoát cùng A Phủ.
- Tác giả đã trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
với ngôn ngữ sinh đông, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ.

24


- Diễn biến tâm lí và hành đông của Mị đã thể hiện môt tâm hồn khao khát hạnh
phúc, môt sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn.
* So sánh - nhận xét:
- Giống:
+ Chú ý khai thác cả về hành đông lẫn thế giới nôi tâm phong phú, phức tạp của
nhân vật.
+ Tính cách được thể hiện sâu sắc, ấn tượng khi đặt trong quan hệ với môt nhân
vật khác.
+ Diễn biến hành đông, tâm lí có nhiều bước chuyển bất ngờ, gắn với bước ngoặt
của tác phẩm, góp phần tạo nên kịch tính cho truyện ngắn.
- Khác:
+ Nhân vật Mị:
+) Diễn biến tâm lí và hành đông thể hiện môt tâm hồn khao khát hạnh phúc, môt
sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
+) Miêu tả tâm lí chủ yếu bằng đôc thoại nôi tâm, bằng những xúc cảm phức tạp.
+) Nhân vật mang tính chất tiêu biểu cho số phận người nông dân nghèo miền núi
trong giao điểm của cách mạng, mang đậm màu sắc địa phương.
+ Nhân vật Chí Phèo:
+) Diễn biến tâm lí và hành đông của Chí Phèo đã thể hiện nỗi đau của bi kịch bị
cự tuyệt quyền làm người, bi kịch vỡ mông hoàn lương.

+) Miêu tả tâm lí bằng đối thoại và đôc thoại nôi tâm vớ những xúc cảm phức tạp.
+) Nhân vật mang tính chất điển hình cho số phận người nông dân nghèo đêm
trước cách mạng.
c. Kết bài: Khái quát lại nôi dung và nghệ thuật
4. Dạng đề nghị luận văn học phân tích nhân vật, giá trị của tác phẩm từ đó trình
bày bình luận/nhận xét.
25


×