Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Bài giảng Thương mại quốc tế: VĐ 7: Giải quyết tranh chấp trong thương mai quốc tế giữa các thương nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.69 MB, 29 trang )

VẤN ĐỀ 7:
GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ GIỮA
CÁC THƯƠNG NHÂN
ThS. Trần Thu Yến
1


TÌNH HUỐNG
Công ty A (Việt Nam) và công ty B (Hoa Kì) giao kết thực hiện
hợp đồng mua 1000 đôi giày thể thao. Quy định giao hàng theo FOB,
cảng Sài Gòn, Incoterm 2010. Hai bên thỏa thuận áp dụng công ước
Viên 1980 điều chỉnh hợp đồng. Thời gian giao hàng chậm nhất là ngày
15/12/2015.Tuy nhiên, hết thời hạn nêu trên mà công ty A vẫn chưa
nhận được hàng như đã thỏa thuận.
Vậy tranh chấp xảy ra, các bên có những phương thức
nào để giải quyết tranh chấp và lựa chọn phương thức
nào?
2


TÌNH HUỐNG
Tranh chấp thương mại “quốc tế” với tranh chấp thương mại trong nước:
v Tính “quốc tế”:
§ Các doanh nghiệp có trụ sở ở các nước khác nhau;
§ Quốc tịch của các bên có thể khác khau
§ Các yếu tố khác
v Giá trị tranh chấp lớn
v Vấn đề chọn luật áp dụng luôn được đặt
v Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể ở nước ngoài


v Các luật sư của doanh nghiệp và người giải quyết tranh chấp phải am hiểu
luật nước ngoài và pháp luật thương mại quốc tế; phải thông thạo ngoại
ngữ;…

3


TÌNH HUỐNG
Ø Trường hợp 1: Các bên muốn tranh chấp được giải quyết bí mật, không có sự
tham gia của bên thứ ba. Trường hợp này, các bên lựa chọn phương thức nào?
Ø Trường hợp 2: Muốn tranh chấp được giải quyết bí mật, thông qua bên thứ ba,
nhưng có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác nếu không thành.
Trường hợp này, các bên lựa chọn phương thức nào?
Ø Trường hợp 3: Các bên muốn giải quyết thông qua cơ quan tài phán, muốn phán
quyết chung thẩm, không bị xem xét lại theo thủ tục kháng cáo. Trường hợp này,
các bên lựa chọn phương thức nào?
Ø Trường hợp 4: Các bên muốn giải quyết thông qua cơ quan tài phán, muốn
kháng cáo nếu phán quyết không đúng và có cơ chế cưỡng chế để thi hành phán
quyết. Trường hợp này, các bên lựa chọn phương thức nào?
4


NỘI DUNG

I.

Thương lượng

II.


Phương pháp trung gian hòa giải

III. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tòa án
IV. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài

5


I. THƯƠNG LƯỢNG
1.

Khái niệm
* Thương lượng là việc giải quyết tranh chấp bằng sự thương lượng
trực tiếp giữa các bên có liên quan nhằm mang lại hậu quả pháp lí là
thỏa mãn hay không thỏa mãn yêu cầu của các bên tham gia thương
lượng.
* Đặc điểm:
Ø Là một quá trình giao tiếp và học hỏi
Ø Có thể sử dụng trong bất kỳ giai đoạn nào thích hợp;
Ø Không có sự tham gia của người thứ ba
Ø Kết quả của thương lượng có giá trị hiệu lực bắt buộc hay
không?

6


I. THƯƠNG LƯỢNG
2.

Các giai đoạn thương lượng


1

Trước khi tiến hành thương lượng

2

Tiến hành thương lượng

3

Thời hạn thương lượng

4

Kỹ năng thương lượng thành công

-+Thỏa
thuận
vềtượng
địalượng
điểm
tiến
Thời
hạn thương
luật
(i)
Xác định
đối
thương

hành
thương
Các mô
hình lượng
thương lượng:
lượng:
định: Điều 39 Công ước Viên
(ii)
-(1)
Thỏa
Xác
định
căn
về lịch
cứ
thương
trình thương
Mặcthuận
cả quan
điểm
1980
lượngquy định thời hạn khiếu nại
lượng;
(2) Xin
đặc đồng
ân trước
và ghi
nợ
§ định
Hợp

và/hoặc
các
- Xác
mụcphù
tiêu
thương
về
hàng
không
hợp
là 2 năm
thỏa
thuận
liên
quan:
(3) Cách
tiếp
cận có
theo
kiểu
‘con
lượng
kể từ§ ngày
hàngluật
đã liên
thựcquan
sự được
Nguồn
- Khai thác
mức

giới
hạn
thương
gà’
điều
chỉnh
hợp
đồng
giao
cho người mua.
lượng
(iii)
Chuẩn
bị đơn
đềcủa
nghịgiá trị
(4) Vòng tuần
hoàn
+
Thờihành
hạn thương
thỏa
thương
lượng
và hồ
sơ thương
- Tiến
mặc
cả lượng
đàm

phán
dựa
trên cơ
giải quyết vấn
lượng
từng
đề chế
một
thuận:vấn
là thời
hạn do các bên kí
đề
- Thu hẹp dần các bất đồng bằng
kết thỏa thuận trong hợp đồng
cách tìm ra ZOPA
7


I. THƯƠNG LƯỢNG
3.

Đánh giá phương thức thương lượng

* Ưu điểm: Đơn giản, tiết
kiệm; Không bị ràng buộc
thủ tục pháp lí; Ít tốn kém;
Không làm phương hại
đến quan hệ hợp tác giữa
các bên; Giữ các bí mật
kinh doanh


* Nhược điểm: Hiệu
quả thương lượng phụ
thuộc vào thiện chí của
các bên; Trong trường
hợp thỏa thuận được thì
nội dung có thể bị xem
xét lại…

8


II. PHƯƠNG PHÁP TRUNG GIAN HÒA GIẢI

Theo quan điểm nhiều học giả, trung gian và hòa giải khác nhau:

Bên hòa giải thương không đưa Bên trung gian sẽ là người đưa
Cách làm

ra bất kì quyết định nào mà chỉ ra giải pháp cho tranh chấp với
hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp mong muốn được cả hai bên
chung được cả hai bên đồng ý

Mục đích

chấp nhận

Chủ yếu tìm cách thu hẹp sự bất Đưa ra giải pháp thuyết phục
đồng quan điểm giữa hai bên


các bên đồng ý
9


II. PHƯƠNG PHÁP TRUNG GIAN HÒA GIẢI

Trung gian hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp
thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên.
* Nội dung về thủ tục hòa giải: Bản nguyên tắc hòa giải
1980 của Phòng thương mại quốc tế (ICC) hay Luật mẫu
về hòa giải thương mại quốc tế 2002 của Ủy ban pháp
luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL).

10


II. PHƯƠNG PHÁP TRUNG GIAN HÒA GIẢI

Gồm các bước:
BƯỚC 1:

• Lựa chọn hòa giải viên

BƯỚC 2:

• Tiến hành hòa giải
BƯỚC 3

• Kết thúc hòa giải


- Thuyết phục các bên tham gia diễn
đàn hòa giải
- Xây dựng bộ quy tắc hòa giải
- Tiếp xúc và chuẩn bị hồ sơ
- Thỏa thuận địa điểm hòa giải và
họp với các bên
- Tìm hiểu những vấn đề cần hòa
giải và lịch trình hòa giải
- Thu thập thông tin
- Quản lí và tạo điều kiện thuận lợi
cho các cuộc thực hiện
- Sử dụng những chiến thuật vượt
qua những bế tắc trong quá trình hòa
giải
11


• Kết thúc hòa giải khi:

Ø Một bên rút khỏi quá
trình hòa giải
Ø Hòa giải viên thông báo
hòa giải không thành
Ø Bên hòa giải đưa ra kết
luận hòa giải: lập biên
bản hòa giải thành

12



II. PHƯƠNG PHÁP TRUNG GIAN HÒA GIẢI

Ưu điểm
Ø Linh hoạt, tiết kiệm thời gian
Ø Người thứ ba là trung gian hòa giải
có trình độ chuyên môn, kinh

Nhược điểm
Ø Kết quả phụ thuộc vào thiện chí
của các bên và sự tự nguyện thi
hành của mỗi bên

nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề Ø Thường chỉ có hiệu quả khi áp
đang tranh chấp
Ø Đảm bảo tính bí mật, sự hợp tác
giữa các bên

dụng trong các trường hợp mà
tranh chấp chủ yếu xoay quanh hợp
đồng.

13


III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT TẠI TÒA ÁN

Ưu điểm
v Phán quyết tòa án được đảm bảo
thi hành bằng sức mạnh cưỡng


Nhược điểm
v Thủ tục phức tạp tốn thời gian
v Không đảm bảo được tính bí mật

chế của Nhà nước
v Nguyên tắc nhiều cấp đảm bảo
quyết định được chính xác, công
bằng, khách quan và đúng pháp
luật
v Chi phí thấp hơn trọng tài
14


III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT TẠI TÒA ÁN
1.

Thẩm quyền xét xử của tòa án
Là quyền và nghĩa vụ của tòa án khi giải quyết các vụ việc
thương mại có yếu tố quốc tế

Xác định thẩm quyền của Tòa án dựa trên các cơ sở theo thứ tự ưu tiên
như sau:
(1) Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
hoặc bằng thỏa thuận riêng sau khi tranh chấp đã phát sinh
(2) Theo quy định của điều ước quốc tế có liên quan:
(3) Xác định thẩm quyền theo tập quán
15


III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT TẠI TÒA ÁN

1.

Thẩm quyền xét xử của tòa án
Là quyền và nghĩa vụ của tòa án khi giải quyết các vụ việc
thương mại có yếu tố quốc tế

Thẩm quyền xét xử của Tòa án: thẩm quyền của Tóa án theo lãnh thổ và
thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc.

Vậy, Luật Việt Nam quy định thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với tranh chấp thương mại quốc tế như
thế nào?
16


III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT TẠI TÒA ÁN
2.

Thủ tục tố tụng
*Nguyên tắc: thủ tục tố tụng tại tòa tuân theo quy tắc xét xử của luật tố
tụng quốc gia nơi có tòa án.

3.

Luật nội dung áp dụng trong xét xử
Với tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
- Căn cứ vào thỏa thuận chọn luật áp dụng của các bên
- Nếu các bên không thỏa thuận lựa chọn, Tòa án căn cứ vào:



Điều ước quốc tế quốc gia đó là thành viên:



Các quy phạm xung đột dẫn chiếu.
17


III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT TẠI TÒA ÁN
4.

Thi hành phán quyết của tòa án
Là việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa
án nước ngoài.
*Nguyên tắc: tuân theo một thủ tục pháp lí chính thức tại Toà án nước
sở tại để công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài có hiệu
lực pháp luật trên lãnh thổ nước sở tại
* Điều ước đa phương: 2 công ước của EU (Quy định Brúc-xen và
Công ước Lu-ga-nô); Công ước liên Mỹ về quyền tài phán ở phạm vi
quốc tế đối với hiệu lực trị ngoại lãnh thổ của bản án, quyết định của Toà
án nước ngoài;….

18


III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT TẠI TÒA ÁN
4.

Thi hành phán quyết của tòa án
*Theo pháp luật Việt Nam

v Các trường hợp pháp luật Việt Nam không công
nhận và thi hành bản án/ quyết định của tòa án nước
ngoài ở Việt Nam.
v Các bên có quyền kháng cáo kháng nghị đối với
quyết định của Tòa về việc công nhận hay không
công nhận.

19


IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT BẰNG TRỌNG TÀI
1.

Khái niệm

Là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụ tranh chấp cho
người thứ ba là các Trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùng
Trọng tài được tiến hành theo thủ tục nhất định và được kết thúc
bằng một phán quyết Trọng tài.
* Phán quyết trọng tài:
(i) Có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị
như bản án của Tòa án;
(ii) Có giá trị pháp lý tương tự bản án của Tòa án, trừ trường
hợp phán quyết có những sai sót dẫn đến vô hiệu.

20


IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT BẰNG TRỌNG TÀI
2.


Các hình thức trọng tài

Trọng tài

Khái niệm: được thành lập có tổ chức, có trụ sở cố
định, có danh sách Trọng tài viên, hoạt động theo
điều lệ tổ chức và các quy tắc tố tụng riêng

quy chế
Trọng tài
vụ việc

Khái niệm: được thành lập để giải quyết những tranh
chấp cụ thể, gồm các trọng tài viên do các bên lựa
chọn. Sau khi giải quyết xong một vụ việc thì ủy ban
trọng tài tự giải thể.

21


IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT BẰNG TRỌNG TÀI
3.

Các quy tắc trọng tài

v Quy

tắc


Trọng

tài

UNCITRAL
v Quy tắc và điều khoản
Trọng tài ICC và LCIA

22


IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT BẰNG TRỌNG TÀI
4.

Thẩm quyền xét xử của trọng tài
Trọng tài không có thẩm quyền xét xử đương nhiên:
các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện bằng các cách sau:
(1) Một điều khoản trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế;
(2) Một văn bản thỏa thuận riêng về trọng tài;
(3) Một thỏa thuận trọng tài mặc nhiên
® Ý nghĩa:
- Là cơ sở pháp lý để Trọng tài thụ lý và giải quyết tranh chấp
- Là cơ sở pháp lý cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết
- Giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài độc lập với hợp đồng

23


IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT BẰNG TRỌNG TÀI

5.

Xác định luật nội dung
v Nguyên tắc các bên tự do thỏa thuận luật nội dung áp dụng.
v Luật có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng case by case
(từng vụ việc cụ thể)
§ Luật nơi tiến hành trọng tài để giải quyết nội dung tranh
chấp.
§ Quy tắc xung đột pháp luật của nước có quan hệ mật thiết với
vụ tranh chấp.
§ Áp dụng nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế, áp dụng lex
mercatoria,…
24


IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TMQT BẰNG TRỌNG TÀI
6.

Xác định luật tố tụng

- Nguyên tắc tự do thỏa thuận trọng
tài và quy tắc tố tụng
- Nguyên tắc luật nơi trọng tài xét xử
trong trường hợp các bên không thỏa
thuận chọn luật tố tụng.

25



×