Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

MẪU HÌNH OPPOSITE FAILURE CMT PATTERN (pdf io)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 22 trang )

Trading Market Youtube channel
MẪU HÌNH OPPOSITE FAILURE
(Đây là mẫu hình do tôi phát hiện và xây dựng, tôi xin tuyên bố bản quyền
tác giả và có thể gọi tên khác là “CMT Pattern”)
1. Giới thiệu
Chúng ta đã được học về mẫu hình phá vỡ vùng giằng co thất bại
(Conggession zone breakout failure). Đây là mẫu hình mà sự phá vỡ vùng
giằng co là ngược xu hướng thị trường và sự thất bại là thuận theo xu hướng
thị trường, nhờ đó mà các bạn thực hiện được lệnh giao dịch thuận xu hướng
với khả năng thắng cao. Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp mà sự
phá vỡ nó không xảy ra theo như ý bạn mong muốn, tức là sự phá vỡ vùng
giằng co là thuận xu hướng và sự thất bại là ngược xu hướng, do đó nếu vào
lệnh thì ta đã đi ngược xu hướng thị trường và tôi không khuyến khích các
bạn vào lệnh ở tình huống này dù có một số trường hợp đã dẫn đến đảo
chiều thực sự nhưng xác suất là rất thấp.
Trong thực tế giao dịch tôi nhận thấy rằng luôn có sự giằng co giữa bên
mua và bên bán mà đôi khi sự chiếm ưu thế lại thay đổi đột ngột giống như
một chiêu bài nhằm đặt bẫy các nhà giao dịch nhỏ lẻ như chúng ta vậy. Và
mẫu hình hôm nay tôi muốn trình bày với các bạn thể hiện rõ nhất cho điều
đó – Mẫu hình Opposite Failure.

Hình 1: Bull Opposite Failure


Trading Market Youtube channel

Hình 2: Bear Opposite Failure
Phần sau tôi sẽ trình bày cấu tạo cụ thể của mẫu hình này còn 2 hình trên
chủ yếu thể hiện điểm nổi bật nhất của mẫu hình đó là gồm ba cây nến trong
đó hai cây nến phía ngoài cùng màu và cây nến giữa khác màu.
2. Cấu tạo mẫu hình


2.1. Bull Opposite Failure


Trading Market Youtube channel
Hình 3: Cấu trúc của mẫu hình Bull Opposite Failure
1. Bắt đầu sẽ là vùng giằng co với từ 3 cây nến trở lên.
2. Sự phá vỡ lên trên vùng giằng co với một cây nến tăng.
3. Ngay sau cây nến tăng phá vỡ là một cây nến giảm mạnh thể hiện sự
phá vỡ thất bại lần thứ nhất.
4. Sự thất bại lần thứ hai với cây nến tăng ngay sau cây nến giảm mạnh.
2.2. Bear Opposite Failure

Hình 4: Cấu trúc của mẫu hình Bear Opposite Failure
1. Bắt đầu sẽ là vùng giằng co với từ 3 cây nến trở lên.
2. Sự phá vỡ xuống dưới vùng giằng co với một cây nến giảm.
3. Ngay sau cây nến giảm phá vỡ là một cây nến tăng mạnh thể hiện sự
phá vỡ thất bại lần thứ nhất.
4. Sự thất bại lần thứ hai với cây nến giảm ngay sau cây nến tăng mạnh.
3. Hoàn cảnh xuất hiện
Mẫu hình này bình thường bạn có thể gặp rất nhiều với các hoàn cảnh
rất khác nhau, thậm chí là bull opposite failure trong một bear trend hoặc bear
opposite failure trong một bull trend.


Trading Market Youtube channel
Tuy nhiên, phong cách giao dịch của tôi là luôn thuận xu hướng. Và các
bạn nên theo các hoàn cảnh thị trường sau để xác định khi xuất hiện mẫu hình
opposite failure thì có nên vào lệnh hay không.

Hình 5: Hoàn cảnh xuất hiện lý tưởng của bull opposite failure

Đây là vị trí mà mẫu hình được hình thành cuối một cú hồi giảm trong xu
hướng tăng, chính vì vậy mà khi đó giá đã ở một mức hợp lý đồng thời khả
năng mọi người đồng loạt tham gia mua là rất lớn. Để được chắc chắn hơn thì
vị trí xuất hiện của mẫu hình nên ở vị trí ngưỡng hỗ trợ nào đó của các đỉnh,
đáy trước, đường trendline hoặc đường MA...

Hình 6: Hoàn cảnh xuất hiện ít lý tưởng hơn của bull opposite failure
Trường hợp này ít lý tưởng hơn do nó nằm ở vị trí tiếp diễn một xu
hướng mà ít có sự hồi lại, đến thời điểm mẫu hình xuất hiện thì cũng là lúc mà
thị trường đang ở vị trí giá cao. Tuy nhiên, trong thực tế các bạn sẽ thấy hầu
hết là gặp trường hợp này và khả năng thắng lệnh cũng rất cao dù nó được cho


Trading Market Youtube channel
là ít lý tưởng hơn so với trường hợp đầu về mặt lý thuyết. Đôi khi cú hồi nhẹ sẽ
được hình thành ở chính những cây nến xác nhận thất bại lần đầu tiên.

Hình 7: Hoàn cảnh xuất hiện lý tưởng của bear opposite failure
Tương tự như trong một trend tăng. Đây là vị trí mà mẫu hình được hình
thành cuối một cú hồi tăng trong xu hướng giảm, chính vì vậy mà khi đó giá đã
ở một mức hợp lý đồng thời khả năng mọi người đồng loạt tham gia bán là rất
lớn. Để được chắc chắn hơn thì vị trí xuất hiện của mẫu hình nên ở vị trí
ngưỡng kháng cự nào đó như của các đỉnh, đáy trước, đường trendline hoặc
đường MA...

Hình 8: Hoàn cảnh xuất hiện ít lý tưởng hơn của bear opposite failure
Ở phần cuối tôi sẽ trình bày cho các bạn các ví dụ thực tế mà chưa đưa
vào luôn bởi vì nó còn nhiều kiến thức mà các bạn cần hiểu và biết về mẫu hình
này mà tôi sẽ trình bày sau đây.



Trading Market Youtube channel

4. Tâm lý đằng sau mẫu hình
Để suy đoán được tâm lý trong thị trường là mang tính dự cảm và nó
muôn màu, muôn vẻ. Tâm lý thị trường được hình thành từ nhiều lý do khác
nhau. Một sự di chuyển nào đó của thị trường có thể hình thành do việc đóng
lệnh chốt lời (bởi đóng lệnh mua tức sẽ hình thành một lệnh bán và ngược lại)
hoặc là sự vào lệnh ban đầu. Để giải thích tâm lý giao dịch cho súc tích thì ta có
thể gom những người đóng lệnh mua vào phe bán và những người đóng lệnh
bán vào phe mua.
Thông thường những mẫu hình phá vỡ giả có sự tham gia và chi phối của
các tổ chức lớn rất nhiều bởi họ muốn tạo sự biến động cho thị trường đồng
thời tăng tính thanh khoản cho khối lượng giao dịch của họ. Tuy nhiên, ở đây
chúng ta không nói đến ý đồ của các tổ chức lớn ra sao vì cũng không thể có cơ
sở để khẳng định điều đó mà chỉ chắc chắn một điều là tâm lý chung thể hiện
đằng mỗi cây nến.
Với Bull Opposite Failure: Trong một xu hướng đang tăng thì thị trường
chững lại với sự xuất hiện của vùng giằng co, ở đây hai bên mua và bán đang
cân bằng và cũng là thể hiện sự lưỡng lự của hai phe. Sau đó, lượng mua lên áp
đảo khiến giá phá vỡ vùng giằng co. Tuy nhiên, sau đó có thể phần đông nghĩ
rằng giá đã quá cao nên bán xuống tạo một nhịp giảm nhẹ. Ngay sau đó, phe
mua nghĩ rằng giá đã ở mức thấp phù hợp hơn cho việc vào lệnh và bắt đầu
mua lại. Đồng thời chính việc tạo cây nến giảm trong sự xác nhận thất bại
chứng tỏ thị trường có một nhu cầu bán và đó là lúc những tổ chức lớn mua
vào khiến cho bên bán bị thua lỗ. Đó là đặc điểm tâm lý mà hình thành nên
mẫu hình Bull Opposite Failure. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc nhận định
về tâm lý là rất quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta định hướng tốt và làm chủ lệnh
giao dịch hơn, nếu không có sự đánh giá về mặt tâm lý thì chúng ta sẽ mãi đắn
đo, do dự khi đứng trước các tình huống cụ thể của thị trường.

Như các bạn thường thấy thì trong cuộc sống cũng vậy, cái gì đến lần thứ
hai cũng sẽ chắc chắn hơn. Môn bóng đá chẳng hạn, thường bạn chỉ làm động
tác giả một lần để đánh lừa đối thủ và khi đã loại bỏ được rồi thì bạn sẽ thực
hiện ngay cú sút. Thị trường cũng vậy và tôi đã thể hiện nguyên tắc này trong
phương pháp vào lệnh lại.
Tương tự với mẫu hình Bear Opposite Failure, các bạn tự xem xét.
5. Các biến thể của mẫu hình


Trading Market Youtube channel
Mẫu hình tôi đưa ra ở trên là dạng điển hình và mạnh nhất của mẫu hình
nhưng không phải lúc nào thị trường cũng cho ta một mẫu hình đẹp như vậy,
để có nhiều cơ hội giao dịch hơn thì chúng ta nên tận dụng các biến dạng khác
nhưng về bản chất đều giống nhau. Sau đây là một số biến dạng
5.1. Nến thất bại thứ hai là một pin bar

Hình 9: Thất bại lần hai với pin bar
Ở dạng này ta không cần cây nến ở lần thất bại thứ hai phải là một nến
tăng mạnh và dứt khoát mà thay vào đó là một pin bar (Thân tăng hoặc giảm
đều được). Bởi bản thân pin bar đã thể hiện sự từ chối của bên bán và lợi thế
cho bên mua. Ta tiến hành vào lệnh với quy tắc của pin bar được trình bày ở bộ
sách thứ hai.
Tương tự sẽ ngược lại với bear opposite failure


Trading Market Youtube channel

Hình 10: Bear Opposite failure với pin bar
5.2. Sự thất bại với 2 cây nến trở lên



Trading Market Youtube channel

Hình 11 + 12: Bull Opposite failure với hai nến hình thành sự thất bại
và một nến là doji


Trading Market Youtube channel

Hình 13 + 14: Bear Opposite failure với hai nến hình thành sự thất bại
và một nến là doji

Hình 15: Bull Opposite Failure với sự thất bại là hai nến giảm


Trading Market Youtube channel

Hình 16: Bear Opposite Failure với sự thất bại là hai nến tăng
Có một số trường hợp mà sau lần thất bại thứ nhất thì thị trường lại tiếp
tục chững lại và hình thành thêm một vùng giằng co nữa sau đó mới xuất hiện
lần phá vỡ thất bại thứ hai. Khi đó thì ta chỉ giao dịch đơn thuần với mẫu hình
phá vỡ vùng giằng co thất bại mà không cần quan tâm đến opposite failure làm
gì cả.

Hình 17: Sự giằng co sau lần thất bại 1


Trading Market Youtube channel
5.3. Hai nến phá vỡ vùng giằng co


Hình 18: Sự phá vỡ vùng giằng co với hai nến tăng

Hình 19: Sự phá vỡ vùng giằng co với hai nến giảm


Trading Market Youtube channel
Các bạn lưu ý với dạng này thì để hiệu quả hơn thường thì cây nến xác
nhận sự thất bại phải là một cây nến mạnh và bao phủ toàn bộ hai cây nến phá
vỡ trước đó. Ta chỉ nên dừng lại ở hai cây nến phá vỡ, còn những trường hợp
có đến 3 cây nến phá vỡ rồi mới xuất hiện cây nến thất bại là rất ít gặp và nếu
có thì hiệu quả cũng không cao.
6. Các ví dụ thực tế
6.1. Hoàn cảnh xuất hiện
Dạng xuất hiện cuối một cú hồi

Hình 20: Opposite failure ở cuối cú hồi giảm trong xu hướng tăng
1.
2.
3.
4.

Thị trường giảm điều chỉnh sau một thời gian tăng mạnh
Vùng giằng co xuất hiện với 3 cây nến
Sự thất bại lần thứ nhất được xác nhận với hai cây nến giảm mạnh.
Sự thất bại lần thứ hai được hình thành với cây nến pin bar tuyệt đẹp
và tiến hành vào lệnh theo quy tắc với pin bar


Trading Market Youtube channel


Hình 21: Opposite failure ở cuối cú hồi tăng trong xu hướng giảm
1. Cú hồi tăng
2. Vùng giằng co với 4 cây nến
3. Hai lần thất bại quá đẹp theo đúng chuẩn của mẫu hình và sau đó là
thị trường giảm rất mạnh.


Trading Market Youtube channel
6.2. Opposite failure tiếp diễn

Hình 22: Opposite failure ở vị trí tiếp diễn trong xu hướng tăng
1. Vùng giằng co với 4 cây nến
2. Sự thất bại với hai cây nến giảm, ở đây ta đã có thể vào lệnh với cây nến
giảm thứ hai do nó là nến pin bar đẹp với đuôi nến dưới rất dài. Nếu bạn
muốn chắc chắn thì đợi cho chừng nào nến tăng xuất hiện thì mới tiến
hành giao dịch và ngay sau đó lại là một nến pin bar rất đẹp nữa và cơ
hội là không thể bỏ qua.
Nói tiếp diễn ở đây là mang tính tương đối bởi thực chất cây nến xác
nhận thất bại có thể tạo ra một nhịp sóng hồi nhỏ (điển hình là ví dụ trên),
nhưng vì nó là một phần của cấu tạo nên mẫu hình nên xét chung cả cụm thì
chúng ở vị trí tiếp diễn.


Trading Market Youtube channel

Hình 23: Opposite failure ở vị trí tiếp diễn trong xu hướng giảm
1. Vùng giằng co với 3 nến
2. Hai thất bại với các nến đẹp theo mẫu chuẩn và không có lý do gì ta bỏ
qua cơ hội này



Trading Market Youtube channel
6.3. Các biến thể của mẫu hình

Hình 24: Opposite failure Hai nến thất bại
1. Một vùng giằng co đặc biệt với 7 nến.
2. Sự xác nhận thất bại với hai nến tăng đặc biết. Nến thứ nhất là một nến
pin bar có đuôi nến dưới rất dài thể hiện sự từ chối bên bán, sau cây nến
này giá nhảy một khoảng Gap khủng nhưng lại chỉ tạo nên một cây nến
tăng rất nhỏ, sau đó là cây nến giảm và ta có thể vào lệnh.
3. Cây nến tín hiệu để vào lệnh
Vị trí xuất hiện của mẫu hình trên là ở dạng tiếp diễn


Trading Market Youtube channel

Hình 25: Opposite failure với hai vùng giằng co
1. Vùng giằng co thứ nhất với ba nến
2. Sự phá vỡ vùng giằng co
3. Thị trường thể hiện sự phá vỡ thất bại và chững lại với một vùng giằng
co nữa.
4. Sự phá vỡ thất bại lần hai thuận theo hướng vào lệnh cùng xu hướng.
Vị trí xuất hiện của mẫu hình trên là ở dạng tiếp diễn
Các bạn có thể chỉ giao dịch theo mẫu hình phá vỡ giằng co thất bại khi
mà không nhận ra được mẫu hình opposite failure.


Trading Market Youtube channel

Hình 26: Opposite failure với thất bại thứ hai là Pin Bar

Trường hợp trên là sự xuất hiện của nến pin bar khá đẹp ở vị trí thất bại
lần hai nên ta có thể vào lệnh ngay cây nến này mà không cần phải chờ đến
một cây nến tăng xác nhận nữa. Vị trí xuất hiện của mẫu hình trên là ở dạng
tiếp diễn.


Trading Market Youtube channel

Hình 27: Sự xuất hiện liên tiếp các Opposite failure
1. Mẫu hình Opposite failure chuẩn và đặc biệt là kết thúc bằng một
nến pin bar nên rất mạnh.
2. Mẫu hình có hai vùng giằng co nhưng nếu như vào lệnh với mẫu
hình này thì chúng ta thua lỗ.
3. Cây nến tín hiệu nhưng sẽ thua lỗ nếu như ta vào lệnh.
4. Mẫu hình với nến thất bại đầu tiên gần như là nến Doji


Trading Market Youtube channel

Hình 28
1. Mẫu hình đầu tiên có cây nến xác nhận thất bại với thân quá nhỏ,
không có thân bao phủ phần lớn cây nến tăng phía trước cho nên dù
cây nến sau là cây nến tăng đẹp theo đúng cấu tạo của mẫu hình
nhưng ta vẫn không nên vào lệnh.
2. Mẫu hình thứ hai có nến xác nhận thất bại đầu tiên là nến doji


Trading Market Youtube channel

Hình 29: Sự hình thành thất bại với hai nến tăng mạnh

7. Một vài lưu ý khi sử dụng mẫu hình
- Mẫu hình opposite failure khác hoàn toàn so với việc giao dịch với
vùng giằng co đơn thuần. Giao dịch với vùng giằng co thì chúng ta phải có cây
nến vượt lên hoặc xuống hoàn toàn so với vùng giằng co rồi chờ các mẫu hình
nến căn bản xuất hiện ở gần vùng giằng co khi giá hồi về thì mới tiến hành giao
dịch. Trong khi, mẫu hình opposite failure thì dựa vào các sự thất bại xảy ra gần
như ngay lập tức, vùng giằng co chỉ đóng vai trò cấu tạo nên mẫu hình.
- Khi giao dịch với opposite failure thì chủ yếu là ta dựa vào mẫu hình
giao dịch mà không cần xem xét nhiều đến các yếu tố khác như trendline, vùng
giằng co, ngưỡng kháng cự, hỗ trợ… lý do là bởi cấu tạo cô đặc, chắc chắn của
một cụm các nến cùng tính chất đặc biệt trong mẫu hình này. Điều chúng ta cần
là trước khi xuất hiện mẫu hình thị trường phải có một xu hướng lên xuống rõ
ràng mà ta có thể nhận thấy được, từ đó xác định được mẫu hình có cho ta
hướng vào lệnh đúng theo xu hướng hay không?
- Điểm khó khi giao dịch với mẫu hình này là các bạn phải luyện kỹ năng
quan sát cho thật nhiều và thật nhuần nhuyễn, bởi trong thực tế khi giao dịch
thì các bạn phải chạy theo biểu đồ đang hình thành cho nên nếu không nhanh
nhạy thì sẽ không thể nhận thấy mẫu hình.
- Khung thời gian giao dịch tốt nhất với mẫu hình này nên là các khung
thời gian H1, H4 và D1.



×