Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VIETGAP CHO HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.15 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
˜{˜

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
QUY HOẠCH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT - GAP

Đề tài:

VIETGAP HEO
GVHD: Ngô Duy Anh Triết
Sinh viên thực hiện
Nhóm 7
1. Trần Ngọc Anh Thư (2022140150)
2.

Phan Thị Thanh Thảo (2022140145)

3.

Nguyễn Trung Tín (2022140158)

4. Đào Thị Thảo Uyên (2022140279)

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
TÊN

MSSV



NHIỆM VỤ

Phan Thị Thanh Thảo
Trần Ngọc Anh Thư
(NT)
Phạm Trung Tín
Đào Thị Thảo Uyên

2022140145
2022140150

7, 8, 9, 13
1,2,3,4
Tổng hợp
5,6
11,12,14

2022140158
2022140297

MỨC ĐỘ HOÀN
THÀNH
80%
100%
100%
85%


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................5
1.1 Khái niệm.............................................................................................................5
1.2 Lịch sử:.................................................................................................................5
1.3 Lợi ích khi áp dụng VietGAP vào sản xuất...........................................................5
1.3.1 Lợi ích chung..................................................................................................5
1.3.2 Lợi ích khi áp dụng VietGAP vào chăn nuôi:..................................................6
1.4 Khó khăn khi áp dụng VietGAP............................................................................7
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG............................................................................................8
2.1 Địa điểm...............................................................................................................8
2.1.1 Khoảng cách...................................................................................................8
2.1.2 Đủ nguồn nước...............................................................................................8
2.2 Bố trí khu chăn nuôi.............................................................................................8
2.2.1 Thiết kế trại chăn nuôi....................................................................................9
2.2.2 Tường và rào..................................................................................................9
2.2.3 Tại cổng ra vào có hồ hoặc khu vực khử trùng...............................................9
2.3 Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi......................................................................10
2.3.1 Phù hợp lứa và mục đích chăn nuôi..............................................................10
2.3.2 Máng ăn, uống..............................................................................................10
2.4 Giống và quản lý chăn nuôi................................................................................11
2.4.1 Nguồn gốc rõ ràng........................................................................................11
2.4.2 Giống lợn từ bên ngoài.................................................................................11
2.4.3 Quy trình cho từng giống..............................................................................12
2.4.4 Phương thức quản lý.....................................................................................13
2.5 Vệ sinh chăn nuôi...............................................................................................13
2.5.1 Đầy đủ trang thiết bị và quy trình.................................................................14
2.5.2 Mọi người phải được trang bị dụng cụ, tẩy trùng trước khi vào trại............19
2.5.3 Phương tiện vào trại phải được tẩy trùng.....................................................19
2.5.4 Có lịch trình phun thuốc khử trùng...............................................................20
2.5.5 Lịch phát quang bụi râm, vệ sinh cống.........................................................20

2.5.6 Vệ sinh sau mỗi đợt nuôi...............................................................................21
2.5.7 Khử trùng thiết bị thường xuyên...................................................................21
2.6 Quản lý nước uống và thức ăn trong chăn nuôi..................................................22
2.6.1 Quản lý thức ăn............................................................................................22
2.6.2 Quản lý nước................................................................................................24
2.7 Quản lý dịch chuyển...........................................................................................24
2.7.1 Phương tiện phù hợp.....................................................................................24
2.8 Quản ý dịch bệnh................................................................................................25
2.8.1 Lập kế hoạch phòng bệnh.............................................................................25
2.8.2 Hồ sơ theo dõi...............................................................................................25
2.8.3 Thuốc thú y...................................................................................................25
2.8.4 Cách ly..........................................................................................................26
2.9 Quản lý chất thái và bảo vệ môi trường..............................................................26
2.9.1 Chất thải rắn.................................................................................................26
2.9.2 Vị trí tập trung chất thải...............................................................................27


2.9.3 Thu đường riêng vào khu xử lý theo quy định...............................................27
2.10 Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại..........................................................27
2.11 Quản lý nhân sự................................................................................................27
2.11.1 Sơ đồ tổ chức...............................................................................................27
2.11.2 Luật lao động..............................................................................................28
2.11.3 Người lao động...........................................................................................28
2.11.4 Tập huấn người lao động............................................................................29
2.12 Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm..............30
2.12.1. Thông tin chung của trại chăn nuôi:..........................................................30
2.12.2. Ghi chép nhập nguyên liệu hoặc thức ăn:..................................................30
2.12.3. Ghi chép xuất nguyên liệu, thức ăn:..........................................................31
2.12.4. Ghi chép trộn thức ăn:...............................................................................31
2.12.6. Ghi chép kế hoạch phòng bệnh:.................................................................32

2.12.7. Ghi chép điều trị bệnh cho lợn:.................................................................32
2.12.8. Ghi chép xuất, bán lợn:..............................................................................33
2.13 Tự kiểm tra.......................................................................................................33
2.14 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại......................................................................33
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN..........................................................................................34
3.1 Các tiêu chuẩn được đính kèm cùng với nội dung..............................................40


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Khái niệm
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất ᄃ nông nghiệp
ᄃ tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ᄃ ở Việt Nam ᄃ; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục
hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội ᄃ , sức khoẻ người sản xuất ᄃ và người tiêu dùng ᄃ , bảo vệ môi trường
ᄃ và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm ᄃ.

1.2 Lịch sử:
Tháng 11/2007, một nhóm cán bộ thuộc Hội làm vườn, Vụ Khoa học, Cục trồng trọt, cục BVTV tham quan,
khảo sát chương trình GAP của Malaysia, tổ chức Quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia. Trên cơ sở
đó, đoàn trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những kiến nghị về tổ chức triển khai chương trình
EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú y và thủy sản ở Việt nam. Ngày 28 tháng 1, năm 2008, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.
Như vậy, VietGAP được biên soạn chủ yếu dựa trên các quy trình, tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp
tốt của một số nước, tổ chức trên thế giới như: AseanGAP ᄃ, GlobalGAP ᄃ, EurepGAP, HACCP, luật pháp Việt
Nam về vệ sinh, an toàn thực phẩm... Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, nhiều công ty, HTX tiến hành nghiên cứu xây
dựng sản phẩm của mình có thương hiệu theo tiêu chuẩn GlobalGap để hòa nhập với thị trường Quốc tế.

1.3 Lợi ích khi áp dụng VietGAP vào sản xuất
1.3.1 Lợi ích chung


Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản,
trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản
kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP
làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử
dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của
cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất
liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu
làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định.
Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin


cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản
xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo
đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao
doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm
bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị
cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa
chất.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại.
Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của
người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết
được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận
hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và
các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã
hội.
1.3.2 Lợi ích khi áp dụng VietGAP vào chăn nuôi:



Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.



Sản phẩm dễ dàng được lưu thông trên thị trường khi có chứng nhận làm giấy thông hành tiêu thụ tại
các siêu thị, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài, vào các thị trường khó tính vì đủ điều kiện an toàn vệ
sinh thực phẩm



nhờ những biện pháp phòng chống dịch bệnh triệt để mà số gia súc gai cầm, động vật ốm chết giảm.
Dịch bệnh không xảy ra nên chi phí cho các loại thuốc chữa bệnh cũng giảm, từ đó nâng cao lợi nhuận
cho người chăn nuôi



Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh, tạo uy tín cho khách hàng trên thị trường



Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh
thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất



Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái chế sản phẩm




Góp phần làm nên thương hiệu hàng Việt



Đáp ứng qui định của nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất
lượng

1.4 Khó khăn khi áp dụng VietGAP
Một số khó khăn có thể kể ra như




Giám cao hơn sản phẩm không áp dụng VietGAP



Để áp dụng một mô hình VietGAP hiệu quả cần rất nhiều thời gian, công sức, sự chuyên
nghiệp và vốn đầu tư lớn.



Những vấn đề cần giải quyết về hồ sơ, thủ tục xác nhận nguồn gốc con giống, thức ăn,
đầu tư đồng bộ về chuồng trại, xử lý chất thải, nhật ký trang trại khiến người nông dân e
ngại,...

Như vậy để thực hiện tốt quy trình VietGAP cần sự hợp tác của chính quyền, người nông dân và người tiêu
dùng.
Với để tại được giao, nhóm xin trình bày các yêu cầu về chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhóm dựa vào

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1506/QĐ-BNN- KHCN
ngày 15/5/2008).

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG

2.1 Địa điểm
2.1.1 Khoảng cách
Khoảng cách từ trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường
giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ gia súc, chợ buôn bán gia
súc tối thiểu 1km.
Nên bố trí chuồng nuôi ở địa thế nhận được nhiều nắng buổi sáng (theo hướng đông hoặc đông nam). Địa điểm
dựng chuồng trại thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển, chăm sóc và có rào, tường tách biệt với nơi sinh hoạt
của gia đình, khu dân cư, các nơi sinh hoạt công cộng. Chuồng trại phải được che chắn mưa tạt, gió lùa, gió
lộng, nắng nóng buổi trưa. Nên trồng cây xanh xung quang để tạo bóng mát và chắn gió.
2.1.2 Đủ nguồn nước
Vị trí xây dựng trại giống phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc được các cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, có nguồn nước sạch đủ cung cấp tối thiểu từ 60 lít đến 80 lít nước uống
và từ 100 lít đến 120 lít nước rửa mỗi ngày đối với mỗi con và đảm bảo điều kiện vệ sinh chuồng trại theo quy
định. Nước uống phải cung cấp đầy đủ và đạt chỉ tiêu vệ sinh thú y theo QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT.

Chất lượng nước cần đạt các yếu tố sau: Độ PH chấp nhận... = 6,5 - 8,5 (Fraser, 1993). Độ cứng: do các cation
kim loại đá hóa trị Ca, Mg gây ra. Nước cứng có giá trị > 200 TH (10TH = 4 mg canxi/lít). Nước mềm có giá trị >


100TH (nước mưa) mang tính axit (sẽ ăn mòn đường ống). Độ cứng chấp nhận của nước trong khoảng 10 300TH. Sắt: Không vượt quá 2,1 mg/l. Các chất lắng động qua dùng các bộ lọc 60 - 80 microns (200mesh)

2.2 Bố trí khu chăn nuôi
2.2.1 Thiết kế trại chăn nuôi
Chuồng nuôi gia súc phải bố trí hợp lý, có kích thước phù hợp khi gia súc đứng, nằm, khoảng cách giữa các dãy
gia súc nằm và đảm bảo an toàn cho gia súc. Diện tích chuồng nuôi trung bình đối với mỗi gia súc tối thiểu từ 4

m2 đến 5 m2 chưa kể diện tích máng ăn, máng uống và hành lang phân phối thức ăn. Diện tích chuồng nuôi cho
mỗi gia súc non từ 2 m2 đến 4 m2. Diện tich sân chơi gấp 2 lần diên tích chuồng nuôi. Nền chuồng phải đàm
bảo không trơn trượt và có độ dốc từ 2° đến 3°, thoát nước tốt, tránh đọng nước.
Mái chuồng cao, thoáng có khả năng chống nóng, không bị dột.
Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng
với đường thoát nước khác.
Các kho: thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và thuốc sát trùng, thiết bị... phải được thiết kế đảm bảo an toàn, thông
thoáng, tránh ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
2.2.2 Tường và rào

Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài
xâm nhập vào cơ sở;
- Có khu hành chính (đối với quy mô lớn), nhà ở riêng biệt;
- Chuồng nuôi xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, thoáng mát, dễ thực hiện vệ sinh tiêu độc
sát trùng, khoảng cách giữa các dãy chuồng phải có lối đi thích hợp;
- Môi trường của khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;
2.2.3 Tại cổng ra vào có hồ hoặc khu vực khử trùng

- Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi;
Có khu nuôi cách ly; khu xử lý động vật bệnh, chết;
- Khu nhà kho chứa thức ăn, thuốc thú y;
- Có nhà vệ sinh, thay quần áo cho công nhân và khách tham quan;
- Có nội quy ra vào trại;


2.3 Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi
2.3.1 Phù hợp lứa và mục đích chăn nuôi
Khi xây dựng chuồng nuôi heo thịt, hãy lựa chọn địa điểm cao ráo, thoáng mát và yên tĩnh. Chuồng nuôi cần ở nơi
cung cấp nước sạch, giúp việc vệ sinh diễn ra thuận tiện. Diện tích chuồng cần đảm bảo ở mức 1-1,5 m2/heo. Trong
chuồng heo, cần bố trí hệ thống máng ăn, máng uống ở vị trí thuận tiện cho cả heo khi ăn và cả người dọn vệ sinh.

Heo nái: Nền chuồng cần cứng, rắn chắc, có độ dốc khoảng 3% để chuồng luôn khô ráo, nền chuồng cao từ 35 đến
40cm. Nền chuồng cần có độ nhám thích hợp để heo nái không bị trơn trượt. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với
xây dựng chuồng nuôi heo nái đẻ. Xây nền bê tông: Nền bê tông là loại nền chắc chắn nhất, độ dày của lớp bê tông
quyết định độ bền của nền chuồng. Nền chuồng nuôi heo nái đẻ nên làm độ dày 5cm, heo con đã cai sữa khoảng
3cm. Nền xi măng: Nền chuồng bằng xi măng dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng khá dễ thấm nước, heo nái vận động,
ủi phá dễ bị bong và hỏng nền. Nền chuồng nhựa: Nền sàn nhựa thường được sử dụng trong những trại heo nái
chuyên nghiệp. Chuồng nuôi heo nái sinh sản sử dụng nền nhựa sạch sẽ, khô ráo, ấm áp nhưng chi phí khá cao.
2.3.2 Máng ăn, uống
Các thiết bị dùng trong chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải đảm bảo không gây đôc và dễ vê sinh tẩy rửa.
- Máng ăn :
Tuỳ theo điều kiện riêng và quy mô chăn nuôi, có thể sử dụng các loại máng ăn bằng sành, gỗ và tiện lợi hơn hết
là sử dụng các loại máng ăn bán tự động để tiết kiệm công lao động.
- Máng uống :
Tốt nhất là sử dụng các loại núm uống tự chảy vì cung cấp nước thích hợp với nhu cầu uống nước trong từng lúc
của heo nên giúp heo tăng trưởng, sinh sản thích hợp ; đồng thời còn giúp tiết kiệm nước, công lao động, thuận
tiện cho việc pha thuốc, chất bổ sung dinh dưỡng đúng liều lượng và giúp chuồng trại khô sạch hơn. Núm uống
được lắp đặt ở độ cao cách nền chuồng từ 25-40 cm, mỗi núm uống có thể sử dụng chung cho 5-7 heo.
2.3.3 Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ
Các dụng cụ khác trong chuồng trại: xe đẩy thức ăn, xẻng, xô phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử
dụng.

2.4 Giống và quản lý chăn nuôi
2.4.1 Nguồn gốc rõ ràng
Mua heo giống khỏe mạnh từ trang trại được chứng nhận an toàn dịch bệnh, vận chuyển trên xe tải chuyên
dụng đã khử trùng sạch sẽ và phải nuôi cách ly 30 - 60 ngày nếu an toàn mới được nhập trại.
2.4.2 Giống lợn từ bên ngoài.

* Chọn giống: Heo giống có nhiều loại, muốn nuôi giống nào thì chọn đúng giống đó về nuôi.
Mỗi giống heo đều có vóc dáng riêng biệt, sắc lông và đặt trưng riêng … không thể nhầm lẫn
với giống heo khác được. Chẳng hạn như Yorkshire large white có da màu lông trắng, vóc



dáng cao to, đòn dài, tai đứng, mõm cong sẽ khác xa với vóc dáng của heo Landrace cũng da
lông màu trắng, nhưng thân mỏng, cổ dài, vai hẹp, tai cụp xuống che cả mắt… Quan sát heo
mẹ rồi nhìn lại heo con xem gì khác biệt đáng nghi ngờ không… Mọi việc nên tin vào mắt
mình, chớ vội tin vào lời nói đưa đẩy của người bán…
* Chọn dòng: Nên tìm hiểu kỹ lý lịch của heo mẹ (tốt nhất là cả heo cha) xem nết ăn nết ở có
tốt không, có nuôi con giỏi không… Và lứa con này là lứa con thứ mấy của nó. Vì rằng chọn
heo con làm giống từ heo mẹ quá tơ (đẻ lứa đầu) hoặc heo mẹ quá già (đẻ được chín mười
lứa) không tốt nên chọn heo con từ lúa thứ ba, thứ tư làm giống mới tốt vì ở vào giai đoạn
này heo mẹ rất sung sức, mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể nó đã phát triển toàn diện.
Chọn heo giống tốt là rất quan trọng trong chăn nuôi
* Chọn vóc dáng: Nên chọn những con heo có vóc dáng cao to – heo đầu đàn – hợp với
những nét đặc trưng của dòng giống nó. Nếu là heo đẻ nái, ngoài việc chọn các bộ phận bên
ngoài ra cần phải xem kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục. Cách chọn heo đực cũng vậy.
* Chọn tính nết: Nên chọn những con heo có tính hiền, không hung dữ với đồng loại. Nết ăn
phải tốt: ăn không vung vãi, không sục mõm vào máng mò mẫm tìm thức ăn ngon ăn trước …
Những heo kén ăn này dù giống tốt đâu cũng không nên chọn nuôi làm giống.
2.4.3 Quy trình cho từng giống
Ví dụ như giống heo thịt:
1). Giai đoạn từ 15 - 30 kg (heo con) :
Giai đoạn này heo lớn rất nhanh nên cần đầy đủ các chất dinh dưỡng ; vì vây, cần cho heo ăn đúng sức. Mặt
khác, heo conrất nhạy cảm với các thay đổi đột ngột từ thời tiết, thức ăn, cách cho ăn, chuyển chuồng nuôi …
nên dễ bị “stress” ; vì vậy, cần duy trì cách chăm sóc và sử dụng khẩu phần thức ăn ổn định, nếu phải thay đổi
thức ăn thì cần chuyển dần từ ít sang nhiều. Giai đoạn này nên sử dụng khẩu phần thức ăn có mức năng lượng
trao đổi khoảng 3.000 Kcal/kg, tỷ lệ đạm 17%. Nên cho ăn 5 – 6 lần trong ngày. Ngoài ra, nên định kỳ 2-3 ngày
liên tiếp mỗi tuần trộn trong thức ăn hay pha trong nước uống một trong các loại thuốc kháng sinh như
Oxytetracyclin, Tetracyclin, Flumequine, Colistin ... để phòng bệnh tổng quát. Nên bổ sung các chế phẩm có
chứa men tiêu hoá trộn vào thức ăn để tăng khả năng hấp thu, chuyển hoá các chất dinh dưỡng.
2). Giai đoạn từ 30 - 60 kg (heo lứa) :

Giai đoạn này heo thường ít bệnh do đã có sức chống chịu mạnh hơn giai đoạn trước, lúc này heo hấp thu thức
ăn cao, tốc độ tăng trưởng nhanh. Nên sử dụng khẩu phần thức ăn có mức năng lượng trao đổi khoảng 2.900


Kcal/kg, tỷ lệ đạm 15% và nên chia số lần cho ăn khoảng 4 lần trong ngày. Vẫn nên áp dụng cách định kỳ pha
trộn thuốc phòng bệnh như giai đoạn trước và bổ sung men tiêu hoá trong thức ăn.
3). Giai đoạn từ 60 kg đến xuất chuồng (heo vỗ béo) :
Ở giai đoạn này heo có khuynh hướng tạo mỡ nhiều hơn ; do vậy, mức năng lượng trao đổi trong thức ăn cần ít
hơn hai giai đoạn trước ; cụ thể năng lượng trao đổi trong thức ăn chỉ cần khoảng 2.800 Kcal/kg, tỷ lệ đạm 13%.
Số lần cho ăn trong ngày nên định kỳ 3 bửa và tiếp tục sử dụng thường xuyên men tiêu hoá trộn trong thức ăn.
2.4.4 Phương thức quản lý
- Hạn chế, không cho khách tham quan chuồng trại.
- Khi ra vào trại công nhân phải thay quần áo bảo hộ lao động, mang ủng cao su, đi qua phòng sát trùng, hố sát
trùng trước khi vào trại.
- Ngăn chặn, không cho động vật khác như chó, mèo, (gặm nhấm, chim,..) trong khu chăn nuôi.
- Có kế hoạch định kỳ tẩy giun sán, phun thuốc diệt rận rệp., ghẻ lở, (ký sinh trùng ngoài da cho đàn heo.
- Nuôi heo cùng lứa tuổi, xếp heo cùng tuổi thành từng nhóm nhỏ và dịch chuyển đàn trong quá trình sản xuất
cho tới khi đem bán. Tuân thủ áp dụng phương thức “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên là: cả khu => từng
dãy => từng chuồng => từng ô heo (tùy theo điều kiện chăn nuôi cụ thể để lựa chọn) nhằm hạn chế sự lây lan
bệnh tật.
- Quản lý, nuôi dưỡng thích hợp sẽ làm tăng sức chống chịu đề kháng, tránh bớt stress và giảm khả năng lan
truyền dịch bệnh, giúp ích cho công tác vệ sinh, bảo vệ sức khỏe đàn heo từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế
chăn nuôi heo.

Phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các
nguyên tắc sau đây:
– Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
– Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35
– 100 kg có 0,8 m2/con.
– Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ

đồng đều cao).
– Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý
đàn).

2.5 Vệ sinh chăn nuôi


2.5.1 Đầy đủ trang thiết bị và quy trình
Quy trình vệ sinh:
Nguyên tắc thực hiện vệ sinh, sát trùng
- Vệ sinh tất cả sạch phân, chất thải hữu cơ vì trong phân có chứa các vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh đặc biệt
là Salmonella (Salmonella: là nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến
các bộ phận khác của cơ thể bao gồm máu, xương, và khớp xương).
- Chỉ dùng các thuốc sát trùng khi bạn đã làm sạch các bề mặt chuồng trại, dụng cụ...

- Vì các vi sinh vật sống và phát triển kém ở môi trường khô nên phải để kho hoàn toàn

Quy trình thực hiện vệ sinh, sát trùng

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần phải thực hiện theo đúng quy trình và các bước sau:
Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ
Trước khi rửa cần phải làm sạch các chất hữu cơ trước khi sử dụng các thuốc sát trùng. Phân,
đất, rơm, máu, trấu... làm cho thuốc sát trùng mất tác dụng hoặc tác dụng kém. Do vậy trước
khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng, các dụng cụ chuyên dụng làm sạch các chất hữu cơ,
phân bám trên nền, tường, bề mặt dụng cụ chăn nuôi...
Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước
Sau đã làm sạch phân và các chất thải hữu cơ bằng xẻng, vẹt... thì ta tiến hành rửa sạch
chuồng nuôi, máng ăn... bằng nước. Những vật dụng, vị trí bám bẩn chặt trên bề mặt lâu
ngày cần phải ngâm nước thật kỹ cho bở (ngâm 1-2 ngày). Còn các vị trí khó rửa như góc,
khe... thì phải dùng vòi xịt có áp lực lớn để đánh bật các chất bẩn bám trên bề mặt.

Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:
Sử dụng nước vôi 30%, xà phòng, thuốc tẩy rửa để phun, ngâm, dội rửa nền và các dụng cụ
chăn nuôi sau khi đã vệ sinh bằng nước.
Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng


Sử dụng các thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp, pha loãng theo công thức khuyến cáo
của nhà sản xuất. Sử dụng nước sạch, có độ pH trung tính để pha loãng thuốc. Không sử
dụng nước cứng (là nước đá vôi) để pha loãng thuốc vì nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất tác
dụng thuốc. Nhiệt độ nước ở điều kiện phòng. Không nóng quá, cũng không lạnh quá.
Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, thời gian sử dụng sau khi pha loãng. Đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng của nhà sản xuất.
Từng loại thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu độc một nhóm số virut, vi khuẩn nhất định. Một
số loại virut cần thuốc sát trùng riêng nên bà con lưu ý khi phòng dịch và dập dịch.
Phải sử dụng quần áo bảo hộ khi phun thuốc sát trùng. Có thể dùng máy chuyên dụng để
phun hoặc nếu không có điều kiện sử dụng máy chuyên dụng có thể sử dụng các loại bình
phun thuốc sâu thay thế.
Bước 5: Để khô
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi,
thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 - 2 ngày, không được để khô dưới 12
giờ.
Quy trình tiêu độc khử

trùng:

Việc định kỳ vệ sinh

tiêu độc sát trùng

cho cơ sở chăn nuôi là


một biện pháp chủ

động để loại trừ mầm

bệnh

người

phòng

ngừa được các dịch

bệnh nguy hiểm. Thế

nhưng, nếu việc

nuôi

giúp

cho

thực hiện không đúng cách như không làm vệ sinh trước khi phun thuốc, chọn loại thuốc
hoặc sử dụng liều lượng, cách pha, cách phun xịt không phù hợp với đối tượng tiêu độc…
sẽ gây lãng phí công sức, tiền của mà dịch bệnh vẫn xảy ra. Sau đây là một số biện pháp
để vệ sinh tiêu độc đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra, con vật bệnh sẽ bài thải các mầm bệnh và
thường phát tán trong không khí vào môi trường xung quanh. Một số mầm bệnh như
cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… vi rút có thể tán phát xa hơn 3 km. Những



mầm bệnh này bám vào môi trường chuồng trại xung quanh và khi có điều kiện thì xâm
nhập và gây bệnh cho thú nuôi. Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng
cụ chăn nuôi là một biện pháp chủ động để loại trừ mầm bệnh giúp cho người nuôi phòng
ngừa được các dịch bệnh nguy hiểm này.
Muốn tiêu độc khử trùng có hiệu quả, cần áp dụng đúng qui trình kỹ thuật và lựa chọn
thuốc sát trùng phù hợp. Khi thực hiện cần chú ý các yếu tố sau:
Đối tượng tiêu độc sát trùng:
- Chuồng trại: nền chuồng, trần, vách, khoảng không khí trong chuồng
nuôi và xung quanh khu vực trại.
- Dụng cụ chăn nuôi: máng ăn, máng uống, các loại dụng cụ khác dùng trong chăn nuôi.
- Các vật dụng, phương tiện vận chuyển ra vào trại.
Thời gian thực hiện tiêu độc sát trùng:
- Khi không có dịch bệnh: định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng tiến hành phun thuốc một
lần.
- Khi có dịch bệnh: thực hiện tiêu độc một tuần 2 lần, liên tục cho đến khi hết dịch.
- Sau mỗi khi xuất bán phải vệ sinh, sát trùng tiêu độc và để trống chuồng trong thời gian
tối thiểu là 7 ngày trước khi nuôi mới.
Lựa chọn thuốc sát trùng:
- Chọn sử dụng một trong các loại thuốc sát trùng như: Lavecide, Benkocid,
Chloramin...Các thuốc này đều có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu
diệt được hầu hết các loại mầm bệnh, kể cả nấm, bào tử, vi rút, và một số nguyên sinh
động vật.
- Có thể phun xịt chuồng trại đang có vật nuôi nhưng tránh phun trực tiếp lên mình vật
nuôi.
- Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Các bước thực hiện tiêu độc sát trùng:

Bước 1. Làm sạch cơ học:
- Bước này rất quan trọng có thể giúp loại trừ đến 80% mầm bệnh.
- Phun nước chuồng trại trước khi dọn rửa để tránh bụi (có thể mang mầm bệnh) bốc lên.
Bước này giúp cho việc dọn phân, nước tiểu và các chất hữu cơ sinh học khác được dễ
dàng hơn.
- Đối với một số mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây giữa người và thú... áp dụng biện
pháp phun thuốc sát trùng trực tiếp lên chất độn chuồng, phân trước khi quét dọn.
- Quét dọn thu gom lại tất cả các chất bẩn hữu cơ như: phân, chất lót chuồng, thức ăn để
đốt hoặc chôn.
- Dùng bàn chải và vòi phun nước để xịt nước rửa sạch nền, vách, không để các vũng
nước đọng trên bề mặt được sát trùng.
- Tất cả các vật dụng, phương tiện trước khi sát trùng phải được làm sạch cơ giới.
- Sau khoảng 1-2 giờ khi bề mặt đã ráo nước, tiến hành phun thuốc cho đều, chú ý các hố,
hốc.
Bước 2. Sát trùng:
Đối với chuồng nuôi đang có vật nuôi:
- Pha thuốc sát trùng trong bình, nén khí, phun dưới dạng khí dung lên toàn bộ trần, vách,
tường, không khí, chuồng nuôi để sát trùng.
- Đối với sát trùng không khí chuồng nuôi, lượng dùng 1.2 – 1.5 lít dung dịch cho 100 m3
thể tích không khí chuồng nuôi (thể tích chuồng nuôi = dài chuồng x rộng x cao trần).
Đối với chuồng trống, đất xung quanh khu chăn nuôi, phương tiện vận chuyển:
- Phun thuốc sát trùng lên toàn bộ bề mặt nền, tường, máng ăn, máng uống, trần, mái
chuồng nuôi.


- Thuốc sát trùng được phun bảo đảm ướt toàn bộ bề mặt vật được sát trùng và phun
theo chiều từ cao xuống thấp.
Đối với phân, rác, chất độn chuồng:
Thu gom toàn bộ phân, rác,chất độn chuồng, thức ăn thừa... đem chôn hoặc đốt. Khi
chôn phải rắc vôi, hoặc chloramin, chôn cách mặt đất ít nhất 0.5 – 1 mét.

Đối với nước uống, bể chứa nước:
- Tháo hoặc đổ bỏ toàn bộ nước cũ chứa trong bể.
- Dùng bàn chải cọ rửa sạch bề mặt bên trong bể, rửa lại bằng nước sạch.
- Để khô phun thuốc sát trùng chloramin B với nồng độ 2 – 3% toàn bộ thành bể.
- Sau đó ít nhất 30 – 60 phút, rửa lại bằng nước sạch và bơm nước mới vào bể.
Lưu ý: Bất kỳ một loại thuốc sát trùng nào cũng đều có tính độc ít hay nhiều tùy loại đối
với người và vật nuôi. Do đó, khi phun xịt, người nuôi nên mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang
và tuyệt đối không phun xịt lên trên mình con vật nuôi.

2.5.2 Mọi người phải được
trang bị dụng cụ, tẩy
trùng trước khi vào
trại
Tất cả mọi người khi vào
trang trại phải mặc quần áo,
dày dép bảo hộ phù hợp; thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng trong trại, khi di chuyển trong trại theo thứ
tự: khu lợn cai sữa, nái, vỗ béo
Ta phải trang bị một cách nghiêm túc bảo hộ lao động cho công nhân khi vào trang trại (dù bất kỳ mục đích gì) vì
môi trường chuồng trại, bãi chăn thả trong chăn nuôi thường xuyên có chất thải nên khá ẩm ướt, ngoài ra còn
một lượng lớn các khí độc chuồng nuôi như H2S, NH3, CH4...; các loại bụi vô cơ, bụi hữu cơ, bụi lông... dẫn đến
người chăn nuôi thường mắc các bệnh nghề nghiệp như nấm da, nấm đầu, lở ngứa, hắc lào, đau mắt, các bệnh
về đường ruột, đường phổi... Thậm chí lao động còn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như sẩy thai, truyền
nhiễm, lao... Ngoài ra ta phải di chuyển trong trang trại theo thứ tự : khu lợn cai sữa, nái, vỗ béo nhằm đảm bảo
tính một chiều, từ đầu vào cho đến đầu ra, tránh lây nhiễm chéo cho các khu trước.


2.5.3 Phương tiện vào trại phải được tẩy trùng
Điều này được tiến hành nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm từ bên ngoài vào trong khu vực chăn nuôi cũng như bảo
vệ khu vực chăn nuôi không bị lây nhiễm từ các yếu tố bên ngoài
Khu vực khử trùng cũng phải tách biệt với khu chăn nuôi nhằm tránh sự ảnh hưởng đến khu vực này. Sau khi

khử trùng thì phải đảm bảo không còn tồn dư của hóa chất trên thiết bị vận chuyển để sản phẩm khi đưa lên sẽ
không bị tạp nhiễm các hóa chất
2.5.4 Có lịch trình phun thuốc khử trùng
Trong chuồng nuôi 1 tuần 1 lần, ngoài chuồn nuôi 2 tuần phun 1 lần.
Việc tiến hành phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện, tránh bỏ xót cũng như cách tiến hành phải theo đúng trình
tự, cách thức đã được hướng dẫn. Khi tiến hành phải đảm bảo công tác chuẩn bị được thực hiện đầy đủ, không
gây ảnh hưởng đến đàn heo cũng như khu vực xung quanh.
2.5.5 Lịch phát quang bụi râm, vệ sinh cống
Có lịch thực hiện phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng nuôi, định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1
lần/tháng
Tùy theo tình trạng mà ta có các cách thức xử lý khác nhau.


Lưới bảo vệ thoát nước củ cống rãnh bị tắc.



Bạn bị rơi vật có kích thước lớn xuống đường cống rãnh.



Cành cây, lá cây, túi bóng, quần áo vải, các mảnh vỡ lâu ngày làm tắc đường ống.



Sử dụng lâu ngày đất, cát, chất hữu cơ bám vào hoặc ứa đọng trong đường cống.



Bị tắc tại các điểm nút gấp của đường cống rãnh.


Cách thông cống rãnh bị tắc ở các trường hợp trên
1. Làm sạch lưới bảo vệ
Sử dụng bàn chải để làm sạch các chất hữu cơ, tóc, rau, lá bám vào lưới bảo vệ. Để việc dẫn nước thải được
tiện lợi hơn.
2. Sử dụng dây thép dài hoặc móc áo
Bạn sử dụng nó để giải quyết ngay lập tức vấn đề cho gây tắc ngay gần miệng cống. Bằng cách chọc mạnh vào
điểm tắc để đánh tan nó ra. Nếu đường cống rãnh của bạn nó là bị gấp thì việc khơi thông cống rãnh bị tắc này
khá là phức tạp.
3. Sử dụng Pit-tong


Đây là dụng cụ rất thường được sử dụng trong các trường hợp bị tắc nghẽn nhẹ. Sử dụng nó để gây nên áp lực
của dòng nước để điểm tắc. Nó sẽ giúp đánh tan và đẩy điểm đó, khơi thông rãnh nhanh nhất.
4. Sử dụng máy bơm hơi, máy thổi hơi
Sử dụng áp lực mạnh hơn từ máy tạo hơi để bơm xe có công suất cao hơn để đánh tan điểm tắc. Bạn cần phải
bịt kín đường ống nước nguồn để hơi thổi vào điểm tắc.
5. Dùng tay quay lò xo cầm tay cho gia đình
Nếu điểm tắc của nhà bạn không sử dụng được những dụng cụ trên thì. Bạn cần phải mua 1 dụng cụ có thể đáp
ứng tốt nhất đó là tay quay lò xo cầm tay chuyên dụng cho gia đình.
Đây là phương pháp cuối cùng để có thể khơi thông cống rãnh bị tắc mà không phải đục phá hệ thống thoát
nước.
2.5.6 Vệ sinh sau mỗi đợt nuôi
Sau mỗi đợt nuôi hoặc sau khi chuyển đàn phải rửa sạch và khử trùng chuồng, thiết bị trong chuồng và để trống
chuồng ít nhất 7 ngày.
Trong thời gian để chuồng trống, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng từ bên ngoài, công nhân khi vào phải trang bị các
bảo hộ lao động cần thiết.
2.5.7 Khử trùng thiết bị thường xuyên
Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.
Khi không có dịch, định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng tiêu độc, khử trùng một lần. Còn nếu khi có dịch, thực

hiện liên tục tiêu độc 2 lần/tuần, đến khi hết dịch.

2.6 Quản lý nước uống và thức ăn trong chăn nuôi
2.6.1 Quản lý thức ăn
2.6.1.1. Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo sạch, an toàn
Quy trình này khi tiến hành phải được ghi chép vào biểu mẫu có sẵn kèm theo tiêu chuản này. Việc sử dụng
thức ăn chăn nuôi phải được mua từ các cơ sở được cấp phép kinh doanh, không sử dụng thức ăn trôi nổi,
không rõ nguồn gốc.
Người nông dân có thể tham khảo trong:
Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT về Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn
nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng
Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Ban hành Danh mục tạm thời
thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam


2.6.1.2 Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh trong Danh mục hóa
chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại
Việt Nam do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Người nông dân có thể tham khảo trong Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT ᄃ về 22 hóa chất, kháng sinh trong
thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ bị cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
2.6.1.3. Thức ăn dự trữ phải được bảo quản trong kho đảm bảo khô ráo, thoáng, chống được động vật và côn
trùng gây hại, không để quá hạn sử dụng
Một số biện pháp bảo quản thức ăn:
1. Kho nguyên liệu, thức ăn xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, đầu gió, có mái không dột, xung quanh có cống
rãnh thoát nước. Có lỗ thông gió, thông hơi, có quạt, kho kín có máy lạnh, máy hút ẩm, hoặc quạt thông gió.
Nền kho cao 50-80cm, dưới nền xây cuốn làm hầm để không khí lưu thông. Tường kho tráng xi măng chống
thấm, không xây kho gần hồ ao.
2. Để chuẩn bị nhập nguyên liệu và thức ăn dự trữ, cần dọn kho cho sạch sẽ, phun thuốc ᄃ sát trùng như
phoóc-mol 2%, hoặc dipterex 0,65% (ít dùng), sulfat đồng 0,5%, hoặc nước vôi đặc để diệt vi khuẩn nấm mốc
độc gây hại cho vật nuôi ᄃ. Nếu kho đang có thức ăn dự trữ, cần định kỳ phun thuốc sát trùng diệt côn trùng,

nấm mốc.
3. Xe vận chuyển, dụng cụ ở kho phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ. Lối vào kho có hố sát trùng đựng nước vôi đặc,
tốt nhất là thuốc sát trùng crezyl 3%... Có dụng cụ phòng hòa, có nước dập lửa khi có sự cố.
4. Bao, quây cót, sylô chứa đựng nguyên liệu và thức ăn chế biến phải sạch, được khử trùng. Xếp bao đựng
nguyên liệu, thức ăn theo lô, hàng cho từng loại riêng ở vị trí thích hợp, có lối đi lấy nguyên liệu, thức ăn sử
dụng theo thứ tự trước dùng trước, sau dùng sau, và kiểm tra hàng ngày v.v... Các loại nguyên liệu bột cá, khô
dầu... cao đạm xếp nơi thoáng mát nhất; premix để ở phòng mát, phòng lạnh; thuốc bổ, vitamin... để phòng
lạnh, tủ lạnh.
5. Nguyên liệu nhập vào kho phải khô, sạch, có độ ẩm qui định, thường là 12-14%, loại những loại kém phẩm
chất (mốc, mọt, ẩm...) không đạt tiêu chuẩn, kém vệ sinh, lẫn nhiều tạp chất, cát sạn....
Tuyệt đối không nhập nguyên liệu thức ăn từ vùng có dịch bệnh gia súc, gia cầm ᄃ được công bố hoặc
nguồn có thông tin tin cậy.
Biện pháp tốt phòng nấm mốc là phải phun thuốc chống nấm như acid acetic... vào nguyên liệu trước khi nhập
vào kho.
6. Có thẻ kho, ghi nhập xuất; ngày, loại nguyên liệu, thức ăn, nơi xuất nhập, số lượng, ghi chú chất lượng, số còn
lại, tên người, v.v... để theo dõi kịp thời, đầy đủ.
7. Định kỳ đảo kho trên xuống dưới, trong ra ngoài cho nguyên liệu, thức ăn. Xông sát trùng mọt, sâu v.v... xông
xong 7 ngày sau mới dùng loại nguyên liệu được xông. Kiểm tra thường xuyên nguyên liệu, thức ăn nếu có hiện
tượng ẩm, vón, mốc v.v... phải có biện pháp xử lý phơi, sấy v.v... hoặc loại bỏ.
8. Thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, bổ sung đã được chế biến không để bảo quản lâu trong kho; mùa hè 7-10 ngày,
mùa đông 10-15 ngày, loại có bổ sung dầu mỡ để phòng lạnh có thể đến 15 ngày, để nơi thoáng 5-7 ngày.


2.6.1.4. Có ghi chép đầy đủ và lưu giữ các thông tin về xuất nhập và sử dụng thức ăn, các thông tin khi sử dụng
kháng sinh trộn vào thức ăn
Người nông dân có thể áp dụng biểu mẫu được kèm theo trong tiêu chuẩn này.
2.6.1.5. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức ăn và nguyên liệu thức ăn
để tránh gây ô nhiễm.
Việc kiểm tra, vệ sinh cũng phải tuân thủ các điệu kiện về bảo hộ lao động, trang thiết bị chuyên dụng cho việc
vệ sinh. Trong quá trình tiến hành cần được thông báo cho các công nhân có liên không vào khu vực này để

đảm bảo an toàn và tránh gây tạp nhiễm trở lại
2.6.2 Quản lý nước
2.6.2.1 Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn, định kỳ kiểm tra E.coli và coliform
Người nông dân có thể tham khảo trong : QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh
nước dùng trong chăn nuôi
Việc kiểm tra định kỳ E.coli và coliform người nông dân có thể tự tiến hành theo sự hướng dẫn của cán bộ nông
nghiệp hoặc nhờ bên ngoài thực hiện việc kiểm tra.
Kết quả của việc kiểm tra phải lưu lại và nếu có sự không phù hợp nào thì cần có biện pháp khắc phục trước khi
sử dụng
2.6.2.2. Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước cho trang trại chăn nuôi lợn
Nếu phát hiện có lỗi thì cần báo ngay cho đơn vị cung cấp thiết bị, đồng thời cần tiến hành các biện pháp cần
thiết để xử lý hệ thống lọc cấp nước để tránh đưa nguồn nước chưa được xử lý hoặc xử lý chưa hoàn toàn vào
chăn nuôi. Người nông dân có thể làm các nguồn cung cấp nước tạm thời để cung cấp cho quá trình chăn nuôi
trong quá trình sửa chữa hệ thống lọc để đảm bảo tính liên lục, tránh tình trạng mất hệ thống trong quá trình
chăn nuôi.

2.7 Quản lý dịch chuyển
2.7.1 Phương tiện phù hợp
Tùy vào số lượng và trọng lượng heo mà ta sẽ chọn xe phù hợp, nhưng thường ta sẽ dùng xe tải với nhiều kích
cỡ khác nhau, xe phải thoáng và được lưu thông khí với bên ngoài, có vật liệu che chắn chắc chắn,...
2.7.2 Khử trùng phương tiện
Trong môi trường có rất nhiều loài vi sinh vật, vi khuẩn nên để tránh sự nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến chất
lượng heo thì ta phải khử trùng phương tiện trước và sau khi vận chuyển để hạn chế các vi khuẩn đến mức tối
thiểu.

2.8 Quản ý dịch bệnh


2.8.1 Lập kế hoạch phòng bệnh
Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn. Có quy trình phòng bệnh, tẩy giun sán phù hợp cho đối tượng

lợn và thực hiện đúng quy trình.
Để tránh xảy ra các dịch bệnh không mong muốn, ta phải thường xuyên trang bị và tiêm phòng các dịch bênh
đúng thời hạn, như các bệnh H5N1, heo tai xanh,... Thường xuyên tẩy uế, tẩy giun sán đúng quy trình để có thể
diệt hết chúng,...
2.8.2 Hồ sơ theo dõi
Có hồ sơ theo dõi đàn lợn về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng trị bệnh.
Nếu khi có dịch bệnh thì nên cần phải theo dõi kỹ đàn lợn, từ thức ăn, nước uống, chuồng trại,.. nhanh chóng
tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến lợn và gây bệnh cho lợn để có thể tìm ra được các biện pháp ngăn ngừa và
xử lý phù hợp.
2.8.3 Thuốc thú y
Chỉ sử dụng các loại thuốc Thú y có trong Danh mục quy định được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do
bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Ngành thú y đã có nhiều công cụ quản lý chất lượng thuốc thú y như Quyết định số 72/ 2007/QĐ-BNN quy định
kiểm tra chất lượng thuốc thú y; Thông tư số 02/2009/TT-BNNPTNT ngày 14/1/2009 về hướng dẫn thủ tục
thu hồi và xử lý thuốc thú y…Việc công bố hợp quy thuốc thú y thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TTBNNPTNT ngày 25/12/2009 về hướng dẫn hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Phải tuân thủ việc sử dụng thuốc của các cơ quan có thẩm quyền, vì có nhiều loại thuốc cấm, hay dùng quá nếu
sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lợn, có thể bệnh nặng hơn, lây dịch nhanh hơn, có thể lây sang người, ảnh
hưởng đến sức khỏe người chăn nuôi và tiêu dùng, xấu nhất là lợn có thể chết.
2.8.4 Cách ly
Khi lợn ốm phải nhốt ra khu cách ly; khi có dịch bệnh phải báo cho Cán bộ Thú y để có biện pháp xử lý, phải
ngừng xuất giống, sản phẩm và vật tư sử dụng trong chăn nuôi lợn ra ngoài trại.
Khi lợn bênh phải cách ly nhanh chóng, không nên xuất trai ra bên ngoài nhằm tránh trường hợp lây lan thành
dịch, do dịch bệnh có thê lây lan sang thức ăn hay nước uống, không khí,... nên ta cần phải cách ly riêng biệt và
nhờ các cán bộ thú ý xem xét và xử lý.

2.9 Quản lý chất thái và bảo vệ môi trường



QCVN 62-MT:2016/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi biên soạn, Tổng
cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số
04/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QCVN 01-39:2011/BNNPTNT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dung trong chăn nuôi.
2.9.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý theo quy định hiện hành, đảm
bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Các chất thải rắn khó phân hủy và lâu ngày có thể tích tụ lại gây ngộ độc nên ta phải thường xuyên thu gom
hàng ngày và chuyển đến nơi tập trung và xử lý đúng theo quy trình nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường hay hiện tượng tích tụ đọc tố và ngộ độc.
2.9.2 Vị trí tập trung chất thải
Vị trí tập trung chất thải để xử lý phải để cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, tránh tràn. Phải có quy
trình xử lý chất thải trong trại chăn nuôi.
Trong chất thải sẽ có nhiều vi khuẩn gây bệnh nên cần phải để xa nơi chăn nuôi và nước, do vi sinh vật có thể
lây lan qua không khí cũng như là đường nước. Bên cạnh đó, trước khi đem xử lý tập trung thì mỗi trang trại
phải có quy trình xử lý sơ bộ riêng nhằm hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
2.9.3 Thu đường riêng vào khu xử lý theo quy định
Chất thải lỏng phải được thu theo đường riêng vào khu xử lý chất thải và xử lý theo quy định của Nhà nước
đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường.
Không nên để chất thải lỏng và rắn cùng nhau, nó sẽ khó xử lý và không thể xử lý hoàn toàn vì thến chất thải
lỏng phải có đường ống riêng và được xử lý tập trung riêng biệt. Tuy nhiên cần phải đảm bảo lượng độc tố
trong nước thải đã xử lý xong một cách tối đa mới được thải ra môi trường.

2.10 Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại
Trại phải có kết hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.
Cần phải kiểm soát kỹ các loài vật như rắn, chuột,... phải có cách xử lý và phun thuốc diệt côn trùng theo định
kỳ. Tránh các trường hợp các loài gây hại đến lợn.

2.11 Quản lý nhân sự
2.11.1 Sơ đồ tổ chức

Khi bắt đầu thành lập mô hình nuôi lợn, việc quản lý nhân sự là việc làm vô cùng cần thiết để việc áp dụng mô
hình VietGAP có hiệu quả hay không. Do đó cần phải lập sơ đồ tổ chức để xác định quyền hạn cũng như phân
chia công việc, trách nhiệm giải quyết vấn đề.


Trong quá trình chăn nuôi, việc xảy ra sự cố hay có những biến đổi bất lợi xuất hiện là điều khó tránh khỏi. Tuy
nhiên, làm thế nào đề những biến đổi đó gây ảnh hưởng ở mức thấp nhất đối với mô hình chăn nuôi và hậu
quả của sự cố gây ra là ít nghiêm trọng nhất? Câu trả lời là chúng ta phải dự đoán và xây dựng được quy trình
xử lý khẩn cấp khi những sự cố xảy ra. Việc làm này được VietGAP khuyến khích nhằm giảm thiểu thiệt hại và
ảnh hưởng đối với đàn lợn nuôi.
2.11.2 Luật lao động
Chủ trang trại phải tuân thủ thực hiện và bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trại theo đúng Bộ luật lao
động 10/2012/QH13
2.11.3 Người lao động
Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và
sắp xếp lao động.
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học
nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám
sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp
theo quy định của Bộ Y tế.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác
định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo
quy định của pháp luật.
Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công
việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy
định của Bộ Y tế.
Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử

dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.
2.11.4 Tập huấn người lao động
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường,
nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó
phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;


+Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
+Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ,
giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
+Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
+Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị
trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
+Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động
bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
+Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công
việc, nhiệm vụ được giao;
+Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ
sinh lao động nơi làm việc;
+Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của
người sử dụng lao động.
Việc tập huấn kiến thức về quy trình chăn nuôi- thú y phải được diễn ra thường xuyên và định kỳ đối với người
lao động nhằm củng cố kiến thức về kỹ năng phương pháp khuyến nông, nắm được kiến thức kỹ thuật chăn
nuôi gia cầm theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó áp dung chăn nuôi hiệu quả, tạo sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu
của thị trường.


2.12 Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu
hồi sản phẩm
Trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi. Cụ thể
như sau:
2.12.1. Thông tin chung của trại chăn nuôi:
Tên trại chăn nuôi/ chủ trại; Địa chỉ; Diện tích chuồng trại chăn nuôi; Sơ đồ chuồng nuôi.


Thông tin chung của trại chăn nuôi được ghi chép và lưu trữ theo đúng biểu mẫu:

2.12.2. Ghi chép nhập nguyên liệu hoặc thức ăn:
Ngày, tháng, năm nhập; Loại thức ăn , Số lượng; Nguồn gốc; Ngày và lô sản xuất; Hạn sử dụng;

Việc nhập nguyên liệu hoặc thức ăn được ghi chép và lưu lại theo biểu mẫu:

2.12.3. Ghi chép xuất nguyên liệu, thức ăn:
Ngày, tháng, năm xuất; Loại thức ăn, Số lượng; Nguồn gốc; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng;
Việc ghi chép xuất nguyên liệu thức ăn được ghi chép và lưu trữ theo biểu mẫu:


×