Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

skkn một số giải pháp tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
“Một số giải pháp tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ hòa nhập
với môi trường giáo dục bình thường”

Người viết sáng kiến : Phạm Thị Mỹ Bình
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trường mầm non Trung Sơn
Thành phố Tam Điệp, Ninh Bình

Tam Điệp, tháng 4 năm 2019


CNG HềA X HI CH NGHA VIT NAM
c lp- T do- Hnh phỳc
N YấU CU CễNG NHN SNG KIN
Kớnh gi: Hi ng sỏng kin S Giỏo dc v o to
Tôi ghi tên dới đây :
Họ và tên
TT

1


Phạm Thị Mỹ Bình

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công
tác

23/5/1978

Trờng
mầm non
Trung Sơn

Chức vụ

Trình độ
chuyên
môn

Giáo viên

Đại học

Tỷ lệ %
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng
kiến
100%


I. Tờn sỏng kin, lnh vc ỏp dng
Mt s gii phỏp to c hi cho tr t k hũa nhp vi mụi trng giỏo
dc bỡnh thng
II. Ni dung
Nh chỳng ta ó bit hin nay cn bnh t k l mt vn núng trờn ton
th gii, Vit Nam cng khụng nm trong xu th ny. Lng tr mc bnh t k
ngy cng tng. L mt giỏo viờn trc tip ng lp vi 19 nm trong ngh tụi
luụn day dt l lm sao cho tr t k c hũa nhp vi cỏc bn. Nhng trc ht
giỏo viờn phi hiu c th no l tr t k: T k l mt loi khuyt tt phỏt trin
sut i do ri lon ca h thn kinh gõy nh hng n hot ng ca nóo b. T
k cú th xy ra khụng phõn bit gii tớnh, chng tc, giu nghốo v a v xó hi.
T k c th hin ra ngoi bng cỏc khim khuyt v tng tỏc xó hi, giao tip
ngụn ng v phi ngụn ng, hnh vi, s thớch v hot ng mang tớnh hn hp, lp
i lp li
1. Gii phỏp c thng lm
Nhng nm gn õy t l tr mc bnh t k ngy cng nhiu, nờn hu nh
lp hc mm non no cng cú chỏu mc cn bnh ny, vỡ khụng phi gia ỡnh no
cng cú iu kin gi con vo trng dy chuyờn bit nờn ch gi con vo trng
mm non bỡnh thng, tuy nhiờn giỏo viờn thỡ cha qua lp o to chuyờn bit,
cỏc cụ ch c o to chuyờn ngnh mm non dy i vi tr phỏt trin bỡnh
thng, nờn khi lp cú tr mc hi chng ny thng thỡ cỏc cụ th vi nhng
chỏu ú, tr t k thng lm l ớt núi cụ giỏo hi khụng tr li, ớt biu hin cm
xỳc, khụng gi tay phỏt biu ý kin, khụng thớch hot ng theo nhúm v khụng
thit lp c quan h vi bn cựng tui nờn nhiu giỏo viờn thng khụng quan
tõm n nhng tr ú vỡ mt thi gian, c lm sao cho chỏu ú ngi yờn mt ch l
c nờn khi cụ hi khụng núi l cụ cng thụi luụn, thm chớ b ri tr luụn, tr t
k hay ngi mt mỡnh. ( nh H1).
Thm chớ tr t k thớch chui vo gm bn khụng thớch chi vi cỏc bn
( nh H2).



Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không
đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn
chặn hành vi bất thường đó sẽ làm cho trẻ khó chịu và có những hành vi nổi cáu,
nên nhiều khi cô giáo không cho chơi cùng các bạn nữa, tự nhiên tách trẻ xa dần
các bạn. Đặc biệt những cháu có dấu hiệu tăng động thường không ngồi yên, luôn
vận động tay chân, vặn vẹo, uốn éo khi ngồi, chạy nhảy, trèo leo không đúng lúc,
đúng chỗ. Không thích chơi và thưởng thức những hoạt động giải trí yên tĩnh, hay
đánh bạn, chơi các trò chơi bạo lực, kém chú ý thường có các biểu hiện rối loạn
như hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém tập trung chú ý trong mọi lĩnh
vực nên giáo viên thường tách ra chỗ khác cho khỏi đánh bạn.
* Ưu điểm:
- Giáo viên không mất nhiều thời gian dạy trẻ tự kỷ các kiến thức cơ bản để
hòa nhập cùng các bạn, không cần phải bỏ ra công sức để uốn nắn trẻ tự kỷ.
- Một tiết lên lớp nhẹ nhàng không mất nhiều thời gian để dạy lại nhiều lần
cho trẻ tự kỷ
* Nhược điểm:
- Giáo viên chưa cho trẻ tự kỷ trải nghiệm, hòa nhập cùng với các bạn nên
sự tiến bộ của trẻ tự kỷ không nhiều.
2. Giải pháp mới cải tiến
Từ thực tế tôi thấy những năm gần đây tỷ lệ cháu bị tự kỷ rất là nhiều mà
nhiều gia đình chưa để ý đến các cháu, chỉ gửi con vào trường mầm non là yên
tâm, rồi nghĩ chắc con chậm nói, hoặc con còn nhỏ nên chưa biết gì nên có những
hành vi không bình thường như cào cấu bạn, ném đồ chơi, chơi một mình…
Nhưng là một giáo viên nhiều năm trực tiếp đứng lớp tôi thấy đó là những biểu
hiện ban đầu của trẻ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi mong muốn trẻ tự kỷ học ở lớp mình
cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường khác để phát
triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp
thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu

hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đó đã hòa nhập, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác trong lớp đó
có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Đó là trường hợp
cháu Phú bị mắc bệnh tự kỷ, cháu đang theo học lớp 3 tuổi B1.
Tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà tôi đã thực hiện trong quá
trình giảng dạy của mình thông qua các hoạt động của lớp.
* Giải pháp 1: Thông qua giờ đón trẻ - tập thể dục buổi sáng
Giờ đón trẻ là lúc cô cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường. Tôi
đã sử dụng, tận dụng triệt để các biện pháp giao tiếp mắt- mắt, nhận biết và diễn tả
cảm xúc, chào hỏi để gần gũi, tác động tới trẻ
Ví dụ: Hôm nay đi học cô thấy bạn Phú không khóc nhè, không bắt mẹ bế,
lại có bộ quần áo mới nữa…
- Cho trẻ hòa nhập thông qua hoạt động thể dục buổi sáng, các bài tập thể
dục sáng không những giúp cho sự vận động cơ thể bé Phú dễ dàng hơn, hiệu quả
hơn mà còn hỗ trợ giác quan định hướng về không gian và ý thức về cơ thể. Bởi
vậy, trong giờ thể dục sáng, tôi cho cháu Phú tập cùng các bạn như tập với bông
múa, bắt chước cách đi của các con vật hoặc tập với vòng, với gậy. Trong quá trình


bé Phú tập tôi luôn khuyết khích, động viên để trẻ tập tốt hơn trong các lần sau
( Ảnh H3).
* Giải pháp 2: Thông qua hoạt động học
- Giờ học thể dục
Ví dụ: Bài tập: “Ném trúng đích nằm ngang” Với trẻ bình thường từ vạch
chuẩn đến đích khoảng cách là 1,5m, với cháu Phú tôi thu hẹp khoảng cách từ vạch
chuẩn đến đích là 1m. Trong quá trình tập luyện tôi luôn động viên, khuyến khích
cháu tham gia hoạt động. Với những hoạt động cháu còn khó khăn tôi tập cùng
cháu, có thể cầm tay ném với cháu để giúp cháu tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động
hoặc bài tập: “ Đi theo đường dích dắc” Với các cháu bình thường đường dích dắc
rộng khoảng 30- 35cm, có 4 điểm dích dắc, khoảng cách giữa các điểm dích dắc là
2m. Với cháu Phú tôi để đường rộng hơn khoảng 40-45cm, cháu đi trong đường có

2 điểm dích dắc, thời gian sau cháu đã biết đi thành thạo hơn tôi tăng số điểm dích
dắc lên 3 điểm.
- Hoạt động hình thành các biểu tượng toán
Những biểu tượng ban đầu về toán của trẻ xuất hiện thông qua các trải
nghiệm hằng ngày trong môi trường học tập phong phú và hấp dẫn. Khi cho trẻ
tham gia vào việc làm quen với các khái niệm toán, tôi đã lựa chọn những hoạt động
phù hợp với khả năng và sở thích riêng của trẻ trong lớp. Đối với trẻ bình thường
toán cũng là một hoạt động khó đòi hỏi tư duy cao. Với trẻ tự kỷ khả năng nhận thức
và tư duy còn gặp nhiều khó khăn nên là một giáo viên tôi đã hạ thấp các kiến, kỹ
năng để trẻ có thể đạt được những kiến thức, kỹ năng mà tôi mong muốn.
Ví dụ ở hoạt động toán: “ Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 5”.
* Đối với những trẻ bình thường tôi yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết các nhóm có số lượng là 5.
- Kỹ năng:
+ Trẻ có kỹ năng đếm: Chỉ tay lần lượt vào các đối tượng và đếm từ trái
sang phải, mỗi đối tượng đọc từ 1 số theo thứ tự từ 1 đến 5.
+ Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
+ Trẻ có kỹ năng khoanh tròn, gắn tranh theo yêu cầu của cô.
* Đối với trẻ tự kỷ tôi hạ yêu cầu với trẻ.
- Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 5.
- Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng đếm (chỉ tay lần lượt vào các đối tượng và đếm từ
trái sang phải, mỗi đối tượng đọc từ 1 số theo thứ tự từ 1 đến 5) ( Ảnh H4).
Tôi luôn tận dụng các cơ hội cho trẻ tự kỷ đếm: Đếm các đối tượng được
xếp thành dãy sao cho không bỏ sót hay trùng lặp đối tượng. Tôi còn cho trẻ đếm
các ngón tay của mình, đếm số hột hạt vừa sâu được, đếm số kẹo vừa được chia,
đếm số bạn trong nhóm…Ngoài đếm ra tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện
thêm các kỹ năng toán khác. Tôi kết hợp cả lời nói và các thao tác toán cụ thể để
hướng dẫn cho trẻ một cách cụ thể, khi cần có thể làm cùng với trẻ.
- Hoạt động làm quen với văn học

Do trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ máy móc hơn là nhớ ý nên việc dạy trẻ đọc
thơ, kể chuyện, đọc đồng dao, ca dao, tục ngữ cho trẻ là rất cần thiết. Với những


vần điệu, âm điệu, từ ngữ đơn giản tươi sáng và dễ hiểu của các bài thơ, đồng dao
sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn.
Ví dụ bài thơ” Ong và bướm”. Đối với những trẻ bình thường, yêu cầu trẻ
thuộc và biết ngắt nhịp để thể hiện nội dung bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ. Đối
với trẻ tự kỷ, tôi yêu cầu trẻ biết đọc thơ cùng bạn, thuộc bài thơ trong khả năng
của trẻ. Sau khi trẻ đó thuộc bài thơ, tôi khuyến khích trẻ đọc diễn cảm và động
viên trẻ lên đọc thơ cùng các bạn.
- Hoạt động giáo dục âm nhạc
Đây là hoạt động hướng tới việc giảm bớt các hành vi bất lợi, âm nhạc lôi
cuốn vì nó vượt qua ngôn ngữ, là một cách dẫn đến thế giới cảm xúc, tình cảm
được cho là thế giới lạ lùng của trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ được thưởng thức âm nhạc một
cách đơn giản nhất. Âm nhạc trong giờ hoạt động giúp trẻ thư giãn, tự do, sáng tạo
với các động tác hình thể theo nhịp điệu, học ngôn ngữ qua âm nhạc, chơi trò chơi
âm nhạc… nên trong giờ hoạt động âm nhạc, tôi khuyến khích trẻ hát và vận động
theo nhạc để phát triển tai nghe nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
Qua hoạt động này tôi thấy cháu tự kỷ lớp tôi hứng thú với các tiết học, có ý
thức trả lời khi cô gọi lên. Ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ cũng được cải
thiện rất nhiều. Trẻ đã có nhiều kết quả hoạt tập biến chuyển thích đến lớp, không
sợ đi học.
- Khám phá khoa học
Khám phá khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay là con
đường tìm hiểu, khám phá thế giới. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động thăm dò,
tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội qua việc cảm nhận các giác quan. Sau đó trẻ sẽ dự
đoán, suy luận, phân loại, so sánh để phám phá thế giới
Nhưng ở trẻ tự kỷ “mất khả năng xử lý thông tin đầu vào” hay nói cách khác
là “chức năng cảm nhận trong cơ thể có sự bất thường”. Do đó tùy vào nhận thức

và khả năng của trẻ tự kỷ mà tôi đó hạ thấp yêu cầu xuống để giúp trẻ có thể khám
phá thế giới từ chi tiết cụ thể trước sau đó mới mở rộng yêu cầu khám phá rộng
hơn.
Ví dụ trong chủ đề: “Thế giới động vật”. Đối với trẻ bình thường tôi cho trẻ
khám phá theo từng tuần phù hợp với chủ đề như khám phá các con vật sống trong gia
đình, bách thú, một số loài cá, con mèo, đàn gà, côn trùng quanh bé. Đối với trẻ tự kỷ
tôi hạ thấp yêu cầu tôi cho trẻ khám phá những con vật gần gũi nhất với trẻ như: Gà,
vịt, chó, mèo… Trong quá trình khám phá tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ khám phá
những nét đặc trưng của các đồ vât, các con vật, các sự vật hiện tượng bằng cách sử
dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp. Trẻ được quan sát, xem xét phỏng đoán
các sự vật hiện tượng xung quanh. Tôi sử dụng các câu hỏi gợi mở đặc biệt để giúp trẻ
phát triển suy nghĩ, phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Khám phá xã hội
+ Tạo môi trường tinh thần tốt
Là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục cháu Phú nên tôi tạo điều kiện để
Phú tham gia môi trường giáo dục thân thiện nhất, cháu Phú sẽ cảm thấy vui vẻ,
thoải mái và an toàn, giúp cháu phát huy được mặt mạnh và nhanh chóng hòa nhập
với môi trường giáo dục bình thường.


Để hiểu rõ hơn về cháu Phú tôi đã tìm hiểu về cháu thông qua giáo viên lớp
nhà trẻ. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc tôi đã có ấn tượng với cháu. Tôi quan tâm
đến sức khỏe, nhận thức, hành vi của cháu. Qua câu chuyện với cô giáo lớp nhà trẻ
năm trước Phú học, tôi đã hiểu thêm về cháu để tiếp tục có những biện pháp giáo
dục chuyên biệt giúp cháu sớm hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường
+ Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Tôi luôn tạo điều kiện để cho cháu Phú được vui chơi với các bạn trong lớp.
Khi đó Phú sẽ được hoạt động nhóm, vui chơi với bạn tạo ra mối liên hệ tình bạn,
mối giao tiếp với các bạn khác, giúp Phú phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã
hội. Tôi luôn nhắc nhở và khích lệ các cháu trong lớp gần gũi với bạn, thường

xuyên rủ bạn chơi cùng ( Ảnh H5).
+ Trong giờ hoạt động nhóm tôi tạo cơ hội cho cháu Phú cùng tham gia với
các bạn như cùng các bạn tô bức tranh ( Ảnh H6).
Trong quá trình tô tranh cùng các bạn tôi luôn nhắc cháu không tranh giành
bút màu của bạn.
- Giờ hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời giúp trẻ tự kỷ tiếp xúc với thế giới xung quanh. Muốn
tiếp xúc được thế giới xung quanh thì trẻ phải sử dụng hệ thống các giác quan.
Nhưng ở trẻ tự kỷ mất khả năng sử lý thông tin đầu vào của các giác quan, tôi phải
lựa chọn các hình thức quan sát sao cho phù hợp với cháu Phú để có thể làm theo
các bạn bình thường khác ( Ảnh H7).
* Giải pháp 3: Quan tâm đến trẻ tự kỷ ở mọi lúc mọi nơi
+ Ngoài các tiết học tôi luôn quan tâm trẻ tự kỷ ở mọi lúc, mọi nơi
Mỗi trẻ tự kỷ là một cá nhân có năng lực, nhu cầu và cách thể hiện hành vi
riêng của mình. Bởi vậy, cô giáo phải là người thầy, người mẹ, người bạn thân
thiết luôn quan tâm, chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để tạo điều kiện cho trẻ nhanh
chóng được hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường, hòa nhập xã hội.
+ Giao tiếp giữa cô và trẻ
Trẻ tự kỷ không sống với thế giới bên ngoài mà chỉ sống với nội tâm mà trẻ
đang có. Trẻ gặp khó khăn trong nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội. Trẻ
thường suy nghĩ bằng thị giác. Trẻ tự kỷ thường tiếp nhận kiến thức bằng mắt. Do
đó muốn trẻ tự kỷ nhanh chóng hòa nhập tôi đã tìm hiểu:
+ Tìm hiểu sở thích
Ví dụ: Hôm nay con mặc áo màu gì đây? quần màu gì? Con có thích bộ
quần áo này không? Ai mua cho con bộ quần áo này?
Đến giờ ăn tôi cũng thường xuyên hỏi cháu: Cháu thích ăn món này không?
Món này là món gì?
- Giờ chơi hỏi: Cháu thích đồ chơi nào? Thích đồ chơi có màu gì?.. Từ đó
tạo ra các tình huống để thu hút sự chú ý của Phú.
+ Gần gũi, khuyên bảo

Tôi luôn gần gũi với cháu Phú để cháu có cảm giác cô là mẹ, là người thân,
không có cảm giác sợ hãi mà tìm thấy ở cô giáo sự tin cậy, lòng yêu thương và
kính trọng. Từ đó giúp cháu Phú tự tin hơn trong học tập và giao tiếp. Khi Phú có
hành động không đúng như: đánh bạn, đẩy bạn ngã …Tôi luôn dành thời gian phân
tích để Phú hiểu bằng lời nói nhẹ nhàng, ánh mắt trìu mến để cháu bình tĩnh lại và


điều chỉnh hành vi một cách tốt nhất. Trong quá trình cháu Phú tham gia vào các
hoạt động tại lớp như chơi đồ chơi, tôi phải gần gũi điều chỉnh hành vi không phá
đồ chơi, biết cất đồ chơi đúng nơi qui định. Thường xuyên nói chuyện với cháu,
dùng cả ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ hành động, cố gắng thường xuyên gọi tên trẻ.
Nếu trẻ muốn yêu cầu mình làm việc gì đó nhưng không biểu thị bằng lời nói, thì
cương quết không làm, để trẻ bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt mong
muốn, điều này sẽ giúp trẻ cải thiện được hạn chế trong kỹ năng giao tiếp với mọi
người xung quanh.
+ Quan tâm, chăm sóc trẻ
Ở trường, lớp, tôi thường xuyên gọi trẻ lên bảng, khi trẻ làm đúng thì khen
thưởng và khích lệ, nhưng nếu trẻ làm sai thì không nên mắng mỏ mà vẫn động
viên trẻ và nhờ bạn bè của trẻ giúp đỡ, đặc biệt không để trẻ có cảm giác cô lập hay
bị các bạn phân biệt kỳ thị
+ Khích lệ trẻ thực hiện những hành vi tốt
Khi cháu học được một kỹ năng mới, hay đơn giản là hiểu và thực hiện đúng
yêu cầu của cô giáo thì nên khen thưởng và khích lệ cháu. Cố gắng nói rõ cho trẻ
hành vi nào của cháu đáng được khích lệ, để trẻ có thể nhớ và lặp lại những điều
mình làm được.
+ Kết hợp và trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên
Sau một ngày ở lớp với cô và các bạn, cuối ngày cô trao đổi với các bậc cha
mẹ về tình hình học tập của trẻ ở trường, trẻ đã làm được những gì và chưa làm
được những gì, những gì ở trẻ được cải thiện để tìm ra phương án khắc phục và
hướng dẫn trẻ.

Trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể hòa nhập được với cộng đồng nếu được phát hiện
sớm và được điều trị kịp thời. Mặc dù quá trình này có thể kéo dài rất lâu, tuy
nhiên nếu trẻ được sự giúp đỡ từ người thân, giáo viên và bạn bè xung quanh sẽ
giúp cải thiện được rất nhiều hạn chế của mình và sớm có thể hòa nhập và thích
nghi với môi trường xung quanh.
- Tổ chức các hoạt động tập thể
Tổ chức các hoạt động tập thể trong trường mầm non là tổ chức cho trẻ
trong các ngày lễ hội, các hoạt động giao lưu, thăm quan, các buổi văn nghệ, các
trò chơi dân gian nhằm tạo cho trẻ tự kỷ có một sân chơi bổ ích, giao lưu với các
bạn và tăng cường sự tham gia của trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng tự giải quyết vấn đề.
* Giải pháp 4: Rèn kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ
Ngoài việc học những kiến thức về thế giới xung quanh, Phú phải được rèn
luyện về kỹ năng sống, cháu Phú chưa có kỹ năng tự phục vụ như rửa tay, đi vệ
sinh…chưa hiểu những qui định về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội. Một vấn
đề quan trọng nữa là cháu Phú chưa nhận biết được sự nguy hiểm nên có thể có
những hành động như sử dụng kéo, cho tay vào ổ điện… ảnh hưởng đến an toàn
bản thân. Do đó việc rèn luyện kỹ năng sống ở mức độ cơ bản đối với cháu Phú là
điều bắt buộc phải có từ những hành động đơn giản. Rèn kỹ năng sống thông qua
rất nhiều các hoạt động.
+ Hình thành thói quen ngay từ giờ đón trẻ


Từ những ngày đầu tôi dẫn cháu Phú đến tủ đựng đồ của mình và hướng dẫn
trẻ cất ba lô vào tủ, mặc dù cháu chưa biết nói nhưng qua một vài lần cháu đã biết
cất ba lô vào tủ ( Ảnh H8).
+ Hình thành kỹ năng sống thông qua các tình huống
Hoạt động ngoài trời cũng là một hoạt động mà ở đó giáo viên có thể lồng
ghép tích hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết. Ví dụ đang chơi trong lớp, giáo viên
sử dụng tình huống để trẻ giải quyết là “ đang đi có một bạn bị ngã” lúc này giáo
viên dựa vào cách quyết của trẻ mà rèn cho trẻ “ Kỹ năng giúp đỡ chia sẻ” phải

biết đỡ bạn bị ngã, cho cháu Phú cùng nâng bạn dạy với các bạn khác, không
những vậy mà khi đi bất cứ đâu nếu có gặp người lớn tuổi, em nhỏ, người tàn tật
thì giúp đỡ, cảm thông với hoàn cảnh của họ (Ảnh H9).
+ Hình thành kỹ năng tự tin
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin,
lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân
cũng như trong mối quan hệ với những người khác, trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự
tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Kỹ năng sống này
giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng
hòa nhập với cộng đồng.
Ví dụ: khi trẻ xung phong lên hát trước lớp, tôi sẽ khen ngợi là trẻ rất giỏi,
rất mạnh dạn… để lần sau trẻ muốn và không e ngại khi biểu diễn trước đám đông
để cháu Phú thấy vậy cùng tự tin đi lên…Hoặc trong giờ thể dục, cháu Phú không
dám trèo lên xuống thang, tôi không ép buộc cháu phải thực hiện hoạt động đó
ngay lập tức mà sẽ khuyến khích trẻ với lời động viên: “ con có thể trèo được…”để
trẻ tự tin thể hiện bản thân mình trước các bạn.
- Rèn kỹ năng bảo vệ an toàn: Tôi luôn nhắc trẻ không được cho tay vào ổ
điện, không sờ tay vào nước nóng, không chơi với dao, kéo…
- Rèn kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn tạo điều kiện cho cháu Phú được tự phục
vụ bản thân: Tự lau mặt, rửa tay, tự xúc cơm, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo….
- Rèn luyện kỹ năng lễ giáo: Tôi luôn giáo dục cháu Phú biết chào cô, bố mẹ
khi đến lớp, chào cô và các bạn khi ra về. Thời gian đầu năm cháu Phú chưa biết
nói, tôi hướng dẫn cháu sử dụng tay để chào, cả năm tôi dạy trẻ nói từng từ để tạo
thành câu: “ Cháu chào cô, tôi chào các bạn”.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm
cha, làm mẹ đều phải quan tâm, đáp ứng nhu cầu đó nhiều trung tâm rèn luyện giáo
dục kỹ năng sống lần lượt ra đời. Tuy nhiên, dạy trẻ tự kỷ có kỹ năng sống là việc
không hề đơn giản. Có bậc phụ huynh cho rằng muốn trẻ tự kỷ học kỹ năng sống
phải đến gặp chuyên gia hay đợi trẻ phát triển như các bạn bình thường thì mới
dạy. Đó là một sai lầm mà rất nhiều các bậc phụ huynh có con bị bệnh tự kỷ mắc

phải. Nhưng thiết nghĩ kĩ hơn thì những giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh là
những chuyên gia tâm huyết, tuyệt vời nhất đối với trẻ. Điều quan trọng trong việc
rèn luyện giáo dục kỹ năng sống chính là việc: “ không nên cấm đoán trẻ làm mà
hãy dạy trẻ cách thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm
đơn giản, gần gũi hàng ngày mà dạy kỹ năng sống cho trẻ. Cần giáo dục để trẻ cảm
thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo
dục trẻ biết giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi


gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ
suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Trong gia đình việc dạy trẻ những nghi thức văn
hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có những kỹ năng, thói quen sử dụng đồ
dùng một cách chính xác và thuần thục, khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải
thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là
cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh
của chính cha mẹ và những người xung quanh.
Đối với tự kỷ chưa biết hành vi nào xấu, hành vi nào sai, điều cần làm trước
hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối sử công bằng
với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn được người lớn
khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin và năng lực của bản thân và chúng thường hy
vọng vào tương lai nhiều hơn.
Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để
lớn lên. Vì thế người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, tiếp xúc với các trẻ bình
thường từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ
nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ,
bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia
vào trò chơi, trẻ biết sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính
là các kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.
Các kỹ năng sống được học tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của
trẻ, đối với trẻ mầm non, trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước,

nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng cho trẻ. Để
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các biện
pháp như: Làm gương, trải nghiệm, trò chơi, trò chuyện, đàm thoại…Giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày
vui chơi, học tập, tham quan…Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với dạy những kỹ
năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Nhất là trẻ tự kỷ thì dạy kỹ năng sống
không phải là một vài ngày là được mà là cả một quá trình, thậm chí dạy cả đời.
Chính vì vậy ngoài môi trường gia đình thì môi trường lớp học cũng vô cùng quan
trọng, ở đó trẻ tự kỷ được hòa nhập vào môi trường tập thể có rất nhiều các bạn
cùng trang lứa để trẻ được học tập, vui chơi cùng các bạn. Để trẻ tự kỷ được hòa
nhập với các bạn bình thường đòi hỏi giáo viên ở lớp thực sự coi trẻ tự kỷ như tất
cả các trẻ bình thường khác và thực sự yêu nghề, tôn trọng trẻ, tạo mọi điều kiện
cho trẻ tự kỷ tham gia các hoạt động của lớp, thậm chí còn dạy riêng, dậy lại nhiều
lần, trẻ mới có thể bước đầu làm theo các bạn với mức độ bắt chước theo các bạn,
đòi hỏi giáo viên phải là người kiên trì, yêu nghề, mến trẻ mới làm được.
Trong suốt một năm theo đuổi, kiên trì, dạy dỗ rèn luyện học tập cũng như
kỹ năng sống cho cháu Phú tôi đã nhận thấy Phú đã có tiến bộ rất nhiều. Cuối năm
cháu đã biết chào cô, tạm biệt các bạn, biết tránh xa những vật nguy hiểm, không
an toàn, biết tự phục vụ bản thân,( biết đi vệ sinh, biết rót nước để uống, biết lấy
ghế để ngồi…) cô gọi biết quay lại, ngoan, lễ phép. Đặc biệt đã hòa nhập được với
các bạn, không còn ngồi một mình hay chui gầm bàn mà nay đã biết chú ý nghe lời
cô giáo và bước đầu làm theo các bạn một số yêu cầu của bài học như biết cầm bút
và cũng tô tranh cùng các bạn, hay tham gia vào các hoạt động tập thể như múa
hát, tập thể dục, dạo chơi sân trường…


Trên đây là 1 số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình trực tiếp đứng
lớp có cháu tự kỷ, tôi đã áp dụng một số biện pháp trên và bước đầu đã có hiệu quả
và điều tôi vui mừng nhất là cháu đã tiến bộ rất nhiều và có thể trở thành trẻ phát
triển bình thường nếu như tiếp tục có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, đặc

biệt là cô giáo trực tiếp dạy lớp có trẻ tự kỷ phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ,
coi trẻ như con mình, đối sử công bằng trẻ tự kỷ như trẻ bình thường, coi cháu nào
cũng giống như cháu nào. Vì những cháu không may bị mắc chứng tự kỷ đó là một
thiệt thòi cho chính cháu đó và gia đình có con bị tự kỷ, không phải gia đình nào
cũng có điều kiện cho con mình tham gia vào lớp dạy chuyên biệt nên chỉ gửi con
vào trường mầm non công lập, hy vọng con sẽ hòa nhập được với các bạn, 1 số
phụ huynh vì cuộc sống mưu sinh không có nhiều thời gian bên con cũng như chưa
có kiến thức, hiểu biết về những trẻ không may mắc chứng bệnh tự kỷ, 1 số gia
đình chưa chấp nhận con mình mắc căn bệnh đó nên những gia đình có cháu mắc
bệnh đó rất là thiệt thòi cho các cháu vì bố mẹ nhiều khi thiếu hiểu biết, nếu như
không can thiệp trước 3 tuổi thì lớn lên chút nữa rất khó chữa hoặc sự tiến bộ của
các cháu không nhiều. Các nhà khoa học đã chứng minh những cháu mắc chứng
căn bệnh tự kỷ vẫn có thể chữa khỏi bình thường nếu như được phát hiện sớm và
phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường trong vấn đề dạy dỗ các cháu. Qua đây tôi
cũng mong muốn những gia đình có con không may mắc căn bệnh tự kỷ thì nên
quan tâm tới con nhiều hơn và tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này để can thiệp
sớm cho các con và lớp nào có cháu tự kỷ thì các cô cũng nên quan tâm nhiều hơn
cháu đó vì cháu đã quá thiệt thòi, cố gắng tạo mọi điều kiện, cơ hội để cháu hòa
nhập được với các bạn bình thường khác, đặc biệt cô phải là người thực sự kiên trì,
không nóng tính mới có thể dạy bảo cháu được.
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế:
Không tốn kém nhiều chi phí do phần lớn các giải pháp đều sử dụng các tình
huống thực tế trong quá trình giảng dạy ở lớp mình.
2. Hiệu quả xã hội
- Giải tỏa tâm lý căng thẳng trong quá trình học tập của trẻ.
- Góp một phần nhỏ giáo dục thành công trẻ tự kỷ hòa nhập với môi trường
giáo dục bình thường.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
1. Điều kiện áp dụng

- Áp dụng các giải pháp ở mọi điều kiện
2. Khả năng áp dụng
Các giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp mầm non có trẻ tự
kỷ và áp dụng cho các gia đình không may có con mắc căn bệnh này.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Tam Điệp, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn

Phạm Thị Mỹ Bình


Phụ lục ảnh minh họa

Cháu Phú thích ngồi một mình ( Ảnh H1)

Cháu Phú hay ngồi trong gầm bàn (Ảnh H2)


x

Cháu phú đang tập thể dục cùng với bạn ( Ảnh H3)

Cháu Phú đang đếm trong phạm vi 5 ( Ảnh H4)


x

Cháu Phú đang chơi trò chơi bóng tròn to cùng các bạn ( Ảnh H5)


x

Cháu Phú đang tô tranh cùng các bạn ( Ảnh H6)


x

Cháu Phú đang cùng các bạn chăm sóc góc thiên nhiên ( Ảnh H7 )

Cháu Phú đang tự cất ba lô vào tủ ( Ảnh H8)


x

Cháu Phú đang cùng các bạn nâng một bạn bị ngã ( Ảnh H9)



×