Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI-THUYẾT-TRÌNH-BẢO-TỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 15 trang )

BẢO TỒN & TRÙNG TU KIẾN TRÚC
THAM KHẢO THUYẾT TRÌNH


TỔNG QUANG.
1.1. Vài nét về lịch sử xây dựng
1.2. Nguyên nhân biến đổi công trình và các cuộc trùng tu
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho lập ngôi nhà thờ dùng chỗ cử
hành Thánh lễ cho người theo đạo Công giáo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở
đường Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của
người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, Linh mục Lefebvre đã tu sửa ngôi chùa
này thành nhà thờ. Vì nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc
Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng
gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là vị trí
trụ sở Tòa Tạp tụng, tương ứng với vị trí tòa nhà Sun Wah ngày nay). Cố đạo
Lefebvre tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3
năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi
là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì các côn trùng
gây hại như mối và mọt gỗ, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của
Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Lasan Taberd, cho đến khi nhà
thờ lớn xây xong.
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án
thiết kế nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J.
Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến
trúc Gothic đã được chọn. Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:
Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí
tòa Lãnh sự Pháp).
Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
Vị trí hiện nay.
Sau cùng vị trí hiện nay đã được chọn.[3]. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô
đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư này


là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt
thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây
bằng loại gạch đặt làm tại Toulouse (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi
rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên
trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được
xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, nghi thức cung
hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của
Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa
ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày
khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Tất cả mọi chi phí xây
dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000
franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Nhà
nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý. Năm 1895, nhà thờ
xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn. Trên
đỉnh tháp có đính một cây Thánh Giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng
thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh Thánh Giá là 60,50 m.

PAGE 1


Tượng đồng Giám mục Adran và Hoàng tử Cảnh, dựng trước Nhà thờ dưới thời
Pháp thuộc
Giữa vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng
Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì
vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) nắm tay dẫn Hoàng tử Cảnh (con vua Gia
Long). Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và
bên trên là bức tượng tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục Giám mục, tay
trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân
thời đó thường gọi là tượng "hai hình" để phân biệt với tượng "một hình", là bức

tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (nay là
cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị Chính
phủ Đế quốc Việt Nam của Thủ tướng Trần Trọng Kim phá bỏ, nhưng cái bệ đài
bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng
nào đặt lên trên.
1959.Linh mục Phạm Văn Thiên đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng
loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Bức tượng cao 4,6m, nặng 5,8 tấn
Từ khi xây dựng tới nay, nhà thờ này đã trải qua ba cuộc trùng tu. Lần trung tu
đầu tiên là việc xây dựng thêm mái nhọn cho tháp chuông nhà thờ vào năm 1895.
Lần thứ hai vào năm 1903, mặt tiền nhà thờ được tôn tạo, xây thêm vườn hoa và
tượng đài Bá Đa Lộc. Lần thứ ba là lần dựng tượng Đức Bà Hòa Bình vào năm
1959.
Và cuộc trùng tu thứ 4 là vào 2015, Tòa Tổng giáo mục Thành phố Hồ Chí Minh
đã quyết định thực hiện cuộc đại tu Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, khởi
công chính thức ngày 29 tháng 6 năm 2017
Nhân dịp Giáng sinh 2018, linh mục Hồ Văn Xuân, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân Thành phố và hướng dẫn Tòa tổng giám mục liên hệ Sở Xây dựng để
giải trình và bổ sung thời gian trùng tu công trình theo quy định.
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÙNG TU.
2.1. Hiện trạng công trình

Nhà thờ làm theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm
một gian lớn chính giữa, hai hành lang cánh (cột cao, lấy ánh sáng qua các dàn
cửa sổ trên cao) và hậu cung hình bán nguyệt. Kiến trúc thì làm theo phong cách
roman có cải tiến ở bên ngoài nhưng cuốn vòm gãy kiểu gothic bên trong cùng
kết cấu thép hiện đại chống đỡ cả công trình.

PAGE 2



Phong cách roman với đặc trưng là các kết cấu vòm cung rất thịnh hành ở thời đế
quốc La Mã xuất hiện dày đặc trên cửa sổ, cửa chính và các đường chỉ trang trí
bên ngoài nhà thờ. Một điểm đặc sắc nữa là bề mặt công trình được xây toàn bộ
bằng gạch trần và đá xanh, không hề tô trát. Cho tới bây giờ, vẻ ngoài của nhà
thờ vẫn giữ nguyên màu gạch hồng tươi, không bị bám rêu mốc.

Công trình lúc đầu chưa có đỉnh nhọn trên tháp chuông, vào năm 1895 mới gắn
thêm theo phương án của kiến trúc sư Gardes. Tháp chuông vs độ cao 57m cộng
thêm cây thánh giá vs chiều cao 3.5m là 60.5m, suốt một thời gian dài nằm ở vị
thế cao nhất khu trung tâm thành phố (cao độ 10m so với mặt biển). Nhờ vậy mà
du khách đến Sài Gòn vào thời điểm đó, hầu hết theo đường biển, đều nhìn thấy
nóc chuông nhà thờ này trước tiên.

Bên cạnh các cuốn hình bán nguyệt, mặt ngoài của nhà thờ còn tạo ấn tượng bởi
các chi tiết trang trí hình tròn theo dạng hoa hồng. Cửa sổ hoa hồng là đặc trưng
của kiến trúc gothic, có thể bắt gặp trong tất cả các thánh đường gothic lớn của
miền Bắc nước Pháp. Còn trên trán tường của cửa vào bên phải có những hàng
chữ đó là hai câu đối: "Nhà thờ Thiên Chúa đầy ân đức - Thánh mẫu vô nhiễm
nguyên tội". và hàng chữ nói tới năm khánh thành nhà thờ 1880.

Ở mặt trước công trình, giữa 2 tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ lớn.
Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ,
nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn một tấn. Chiếc đồng
hồ này sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887. Dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá
chính xác.

PAGE 3


Nội thất thánh đường bao gồm chính điện ở giữa và 2 gian phụ 2 bên, tiếp theo

là dãy nhà nguyện. Chính điện có chiều cao 21m, ngăn cách với 2 không gian
phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái.
Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa 1.200 người. Dãy nhà nguyện
2 bên là nơi đặt những bàn thờ nhỏ, có những bệ thờ và tượng thánh bằng đá tinh
xảo. Bàn thờ chính nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình
6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ. Bệ thờ chia làm 3 khoang, cũng là những tác
phẩm điêu khắc có nội dung điển tích đạo Thiên Chúa

Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức roman và gothic tôn
nghiêm và trang nhã. Trên tường được trang trí nổi bật với 56 cửa kính mô tả các
nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt
bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.
Theo một số tài liệu, kính màu đã xuất hiện tại các nhà thờ theo kiến trúc roman.
Tuy nhiên phải đến giai đoạn ra đời phong cách gothic, các chi tiết này mới phát
triển rộng rãi với màu sắc và họa tiết ngày càng tinh xảo. Đáng tiếc là trong số 56
cửa kính màu tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, hiện chỉ còn 4 chiếc là nguyên vẹn
như xưa. Các cửa khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay
thế những chiếc nguyên thủy đã bể gần hết trong thế chiến thứ 2.
Bàn thờ phía cung thánh trong nhà thờ Đức Bà được làm bằng đá cẩm thạch
nguyên khối với sáu thiên thần được tạc trên khối đá bàn thờ. Bệ đỡ bàn thờ
được chia làm 3 phần, đây là tác phẩm điêu khắc mỹ thuật tuyệt đẹp diễn tả các
sự kiện trong Kinh Thánh
Ánh sáng từ những chiếc đèn chùm được thiết kế với những hoa văn theo kiểu
Roman - Gotich tạo nên một không gian lung linh, trang trọng và thánh thiêng.
Những chiếc đèn này được chế tác tại Pháp, gắn liền với lịch sử 138 năm qua của
nhà thờ Đức Bà

Bộ chuông cổ lắp đặt bên trong hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được thiết kế và
vận hành rất độc đáo. 6 quả chuông đồng lớn, được hãng đúc chuông Bollee chế
tác vào năm 1879, tại Pháp, với những đường nét họa tiết rất tinh xảo. Bộ chuông

nặng tổng cộng khoảng 30 tấn, được phối âm độc đáo với các cung: sol - la - si do - re – mi

PAGE 4


2.2. Phương pháp trùng tu
I.
Khu vực mái ngói vảy cá tầng giữa và tầng thấp B3a, B3b, B4a, B4b
1.
Lắp đặt sàn thao tác cho hệ giàn giáo kết nối giữa hệ giàn giáo của mái
Marseille trục 2 - trục 9 khu mái vảy cá tầng giữa và tầng thấp để thực hiện tháo dỡ
ngói cũ và lợp ngói mới Meyer Holsen.
2.
Dọn xà bần bên trong mái vòm.
3.
Dỡ ngói cũ, rui mè gỗ cũ.
4.
Đánh cát, sơn bảo dưỡng, gia cường hệ vì kèo, xà gồ thép.
5. Trắc đạc.
6. Lắp hệ xà gồ thép mới cho trục B3b-B4b và B8b-B9b của phía Bưu điện.
7. Hoàn thành lắp đặt rui, mè gỗ và lợp ngói mới Meyer Holsen.

II. Quay 3D, lập hồ sơ kỹ thuật của nhà thờ
8. Thực hiện bởi Monument, 3ES và phối hợp hỗ trợ của Eurohaus Haustechnik.

PAGE 5


III. Hệ thống máng xối kẽm VMZinc
9. Lắp đặt kết nối máng xối kẽm trục đứng từ mái Marseille xuống tới mái vảy cá

tầng thấp.

PAGE 6


IV. Đào tạo, hướng dẫn công nhân lắp dựng hệ giàn giáo trong nước và hệ giàn
giáo “Allround” Layher
10. Học, thực hành tại mặt đất lắp dựng giàn giáo.
11. Thi công lắp dựng module hệ giàn giáo.
V. Lắp dựng sàn thao tác bên trong mái Dome của mái Marseille bên trong nhà
thờ để tạo mặt bằng an toàn cho thi công thay mới mái ngói
12. Hoàn thành mặt bằng sàn thao tác bên trong, sử dụng giàn giáo trong nước.
VI. Lắp dựng hệ giàn giáo “Allround” Layher
13. Thực hiện hệ giàn giáo khu vực Cung Thánh, phục vụ việc thay mới mái ngói
Marseille, mái ngói vảy cá B0, B1, B2, B5 và mái ngói âm dương.

PAGE 7


VII. Khảo sát kết cấu thép của 2 tháp kẽm, kết cấu gỗ của tháp chuông, liên kết
giữa tháp kẽm, tháp chuông với tường gạch, kết cấu các khối xây của nhà thờ
14. Sử dụng thiết bị khảo sát chuyên dụng để khoan lỗ thăm dò chất lượng dầm gỗ
của tháp chuông.

15. Khảo sát, khoan cột tường khu vực chính giữa nhà thờ để lấy mẫu làm thí nghiệm
kết cấu bên trong.
16. Khảo sát, đo độ ẩm các bức tường khu vực Cung Thánh.
17. Khảo sát, đo theo dõi một số vị trí nứt tường bên trong khu vực Cung Thánh.

VIII. Hệ thống điện thi công trùng tu, điện sử dụng cho nhà thờ, máy phát điện

18. Thiết kế, tính toán hệ thống điện cần sử dụng cho các thiết bị máy móc phục vụ
công việc trùng tu.
19. Thiết kế, tính toán hệ thống điện cần sử dụng hằng ngày cho nhà thờ.
20. Tính toán công suất, lựa chọn và đặt mua máy phát điện (động cơ Deutz, máy
phát Stamford, hệ điều khiển Siemens).
IX. Hệ thống chống sét Dehn và Söhn
2.3. Đánh giá về công trình
Nhà thờ Đức Bà là một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo
nên diện mạo đô thị TP HCM. Công trình là sự du nhập, giao lưu và tiếp biến của văn
hóa, kiến trúc Đông - Tây, thể hiện ở việc một thể loại công trình thuộc nền văn hóa
phương Tây xây dựng ở phương Đông cũng như những kết cấu và vật liệu mới nhưng

PAGE 8


lại phù hợp với các điều kiện xã hội và khí hậu của bản xứ. Không chỉ gây ấn tượng
với những du khách ở xa đến, mà chính những người dân Sài Gòn hàng ngày đi qua
vẫn trầm trồ thán phục trước sự tráng lệ mà vẫn giản dị, uy nghiêm mà gần gũi. Vẻ
đẹp ấy của nhà thờ cũng chính là niềm tự hào của người dân Sài Gòn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
3.1. Nếu trở thành các nhà bảo tồn và các nhà trùng tu thì anh chị có những mục
tiêu gì để bảo tồn di tích nghệ thuật kiến trúc?
Mục tiêu: • Mục đích của bảo tồn trùng tu là duy trì, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của di
tích, do đó trong trùng tu cần bảo tồn tối đa các thành phần nguyên gốc và tính chân
xác của di tích.
• Bảo tồn – trùng tu ưu tiên sử dụng các vật liệu, chất liệu truyền thống, các quy trình
kỹ thuật thi công truyền thống. Việc sử dụng các vật liệu, kỹ thuật mới khi cần thiết
phải có các giải pháp không làm ảnh hưởng đến các đặc điểm, giá trị vốn có của di
tích.
• Trùng tu và phục hồi các di tích lịch sử phải áp dụng các tiến bộ của thời đại khoa

học kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và bảo vệ di sản kiến trúc.
• Tạo thuận lợi cho việc bảo quản các di tích lịch sử luôn được hoàn thành bằng cách
sử dụng chúng vào các mục đích có lợi ích. Những lợi ích như vậy nên được khuyến
khích, nhưng không nên can thiệp thay đổi định dạng hoặc họa tiết trang trí của công
trình Mục đích của nó là giữ gìn và phát hiện những giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử
của công trình, do đó nó cần được dựa trên nền tảng của các bản thảo gốc và tư liệu
có thật.
3.2. Nhóm nghiên cứu đã có định hướng gì để đáp ứng các yêu cầu của trùng tu
nói chung và trùng tu từng di tích?
• Đề cao giá trị lịch sử của các phế tích, các thành phần kiến trúc và trang trí còn sot
lại.
• Ưu tiên việc duy trì và gìn giữ không biến dạng,không sai lệnh các di tích gốc,thận
trọng và hạn chế những phần việc mang tính chất phục hồi.
• Tổ chức triển khai nơi di tích văn hóa đó với tư cách một khu phế tích kiến trúc
• Tổ chức nghiên cứu bảo tồn, tu bổ và tôn tạo; điều tra, khảo sát và lập hồ sơ các di
sản kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
• Ứng dụng, hợp tác, khai thác kết quả nghiên cứu vào công tác tu bổ, tôn tạo các
công trình văn hóa, mỹ thuật có giá trị.
• Áp dụng những kinh nghiệm, phương pháp bảo tồn truyền thống và ứng dụng
phương pháp khoa học – công nghệ hiện đại, cần nghiên cứu triển khai số hóa dữ liệu
về di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh để có thể khai thác. Sử dụng cơ sở

PAGE 9


dữ liệu mở phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm trong công
tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
3.3. Những hạn chế và khó khăn của nhóm nghiên cứu khi thực hiện công tác
bảo quản và trùng tu các di tích kiến trúc?
• Công trình ngày một xuống cấp: do thời gian, môi trường bào mòn, do tác động xấu

của con người, mưa, nắng, gió của tự nhiên làm cho công trình ngày một xuống cấp,
dẫn đến việc những mảnh ghép còn sót lại, kết cấu xưa cũ của công trình ngày cầng
ọp ẹp, hư hại và biến mất dần đi. Việc này ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình bảo tồn
và trùng
• Kinh phí bỏ ra cho việc bảo tồn và trùng tu không nhỏ (Để trùng tu một di tích kiến
trúc theo đúng các qui định hiện hành về bảo tồn di sản, kinh phí bỏ ra thường gấp từ
3 - 4 lần so với xây dựng mới) nhưng đa phần mọi người từ người dân đến các cấp
lãnh đạo chưa nhận ra giá trị của các công trình kiến trúc cần được bảo tồn trùng tu
nên chưa chi đủ kinh phí. Không đủ kinh phí, công việc trùng tu và bảo tồn chậm
chạm, kém hiệu quả
• Công tác quản lý, bảo tồn di sản đô thị trong xu thế phát triển của thời đại mà ở đó
người dân đang sống, sinh hoạt đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, dung hòa: Bảo
tồn giá trị di sản kiến trúc và Phát triển kinh tế, xã hội.
• Ý thức giữ gìn của chính quyền và nhân dân, khách du lịch đối với các công trình di
sản còn hạn chế
• Vật liệu truyền thống phục vụ cho công tác công tác tu bổ cũng là khó khăn không
thể không kể đến. Yếu tố về tính chân xác đòi hỏi tuân thủ cả trong nguyên vật liệu sử
dụng tu bổ. Để tu bổ một di tích, số lượng lớn ngói, gạch, gỗ, vôi vữa truyền thống
được cần đến.
• Sự phát triển chóng mặt của đô thị cũng là một phần khó khăn với công tác bảo tồn
và trùng tu, thiết kế, xây dựng các công trình xung quanh di sản kiến trúc nhưng
không tôn vinh được giá trị kiến trúc vốn có mà còn làm hỗn độn, phá vỡ không gian
cần phải có của di sản
3.4. Chiến lược và giải pháp bảo tồn?
3.4.1. Chiến lược:
Trong việc ứng xử với công trình di sản quy hoạch kiến trúc, thông qua bốn định
hướng chiến lược: Thứ nhất, xác định Triết lý bảo tồn và phát triển đô thị Việt để làm
nền tảng chọn giải pháp ứng xử phù hợp trong công tác bảo vệ di sản. Thứ hai, xây
dựng lực lượng chuyên gia phục vụ công tác bảo vệ di sản. Thứ ba, cân bằng các lợi
ích kinh tế, văn hóa, xã hội, và môi trường trong công tác bảo vệ di sản quy hoạch

kiến trúc. Cuối cùng là xác định các công trình lịch sử và khoanh vùng ảnh hưởng,
kèm theo biện pháp quản lý di sản phù hợp cho từng hạng mục.

PAGE 10


3.4.2. Giải pháp bảo tồn:
• Việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị có thành công hay không phụ thuộc vào việc kết
hợp giữa bảo tồn và phát triển. Nếu chúng ta khám phá môi trường lịch sử vì thế hệ
tương lai thì chúng ta nhất thiết phải đảm bảo rằng cơ chế giữ gìn di sản kiến trúc đô
thị phải được nghiên cứu, triển khai theo hướng bền vững. Để từ đó có thể đề xuất
những biện pháp bảo tồn thích hợp.
• Trước hết, muốn bảo tồn di sản kiến trúc đô thị phải được sự đồng thuận của Nhà
nước và các cấp quản lý. Sự công nhận một số khu vực thành phố là di sản đô thị của
Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Đó là cơ sở pháp lý để tiến hành thực hiện
các bước tiếp theo
• Sự công nhận về di sản không chỉ đơn giản là vấn đề bảo vệ những công trình lịch
sử hay những công trình xây dựng cũ mà quan trọng hơn, phải bảo tồn toàn bộ môi
trường lịch sử của di sản với vai trò quan trọng trong sự đa dạng của văn hóa
• Việc tạo ra nguồn vốn riêng cho việc bảo tồn trùng tu, sửa chữa di sản cũng hết sức
quan trọng.
• Thành lập cơ cấu chính quyền chuyên quản lý và bảo tồn di sản kiến trúc giúp chiến
lược bảo vệ các di sản chặt chẽ hơn. Ban quản lý di sản có trách nhiệm to lớn là trùng
tu, sửa chữa các di sản kiến trúc
• Lập bản đồ phân vùng những khu vực cần được bảo tồn di sản kiến trúc • Chú ý đến
những công trình đang bị xâm hại hoặc đang bị xuống cấp nghiêm trọng, từ đó đề
xuất các biện pháp bảo vệ cần thiết.
• Xác định những vấn đề đặt ra đối với di sản cả trên khía cạnh về sự đe doạ đối với
những di sản và sự quan tâm tới di sản (đã bị suy giảm) bởi những rào cản trong việc
tiếp cận.

• Hỗ trợ trực tiếp: Thành phố cấp vốn hỗ trợ cho những công trình di sản kiến trúc
được xếp hạng đặt biệt, có tầm ảnh hưởng lớn đến di sản đô thị và có kế hoạch khôi
phục di sản.
• Giảm thuế: Các cơ quan địa phương nghiêm cấm không được thu thuế từ địa
phương mình trong việc bảo vệ nhửng di sản kiến trúc. Giảm thuế nhập khẩu đánh
vào thiết bị sử dụng trong việc khôi phục những công trình di sản (miễn thuế giá trị
gia tăng).

PAGE 11


PAGE 12


PAGE 13


2.3. Đánh giá về công trình

PAGE 14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×