Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn dạy học tích hợp theo phương pháp tích cực có trải nghiệm sáng tạo trong môn lịch sử lớp 9, bài 27 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 1954) ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.6 KB, 14 trang )

I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
“Dạy học tích hợp theo phương pháp tích cực có trải nghiệm sáng tạo trong
môn lịch sử lớp 9, bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc (1953-1954).”
Lĩnh vực áp dụng: Môn lịch sử lớp 9
II. NỘI DUNG
Với đề tài “Dạy học tích hợp theo phương pháp tích cực có trải nghiệm sáng tạo
trong môn lịch sử lớp 9, bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược kết thúc(1953-1954).” Chúng tôi đã tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học
theo những nội dung sau:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện nội dung dự án qua các hoạt động:
Tiết 1. Dạy thực nghiệm trên lớp
Hoạt động 1. Xây dựng chủ đề:
Giáo viên nêu vấn đề, động não, kích thích sự tập trung của học sinh hướng tới xây
dựng chủ đề học tập phần lịch sử chủ đề: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài :
I. Kế hoạch Na – va của Pháp – Mĩ
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện
Biên Phủ:
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954:
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
Hoạt động 2. Giáo viên tổ chức học sinh hoạt động cặp đôi, tìm hiểu
- Âm mưu của Pháp Mĩ trong kế hoạch Na- Va
- Nêu nội dung của kế hoạc Na-Va

Học sinh làm việc theo cặp đôi

1



Sản phẩm Học sinh làm việc theo cặp đôi
Hoạt động 3. Tìm hiểu cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức trò chơi “ tiếp sức”
Tìm hiểu những cuộc tiến công địch của ta trong chiến cuộc Đông Xuân (19531954)

Các nhóm tham gia trò chơi tiếp sức
- Qua nội dung này, giáo viên tích hợp kiến thức địa lí tổ chức học sinh phân tích các
cuộc tiến công của ta trên lược đồ. Học sinh xác định các hướng tiến công của ta , hiểu
được đây là những vị trí quan trọng, địch sở hở, bị động dễ đối phó, buộc địch phải phân
tán lực lượng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Giáo viên tích hợp với kiến thức môn Địa lí 9, giới thiệu vị trí của Điện Biên Phủ
nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về chiến dịch. Điện Biên Phủ là một
thung lũng rộng lớn thuộc phía nam tỉnh Lai Châu,có lòng chảo Mường Thanh có chiều
dài từ 18 đến 20 km; chiều rộng từ 6 đến 8 km; cách Hà Nội khoảng 300 km và cách
Luông Phabăng khoảng 200 km theo đường chim bay. Thung lũng Điện Biên nằm gần
biên giới Việt - Lào, trên một ngã ba có nhiều tuyến đường quan trọng.Dân số Điện Biên
Phủ ở thời điểm năm 1954 khoảng vạn người, thuộc 11 dân tộc khác nhau. Dưới con mắt
của các nhà quân sự Pháp, Điện Biên Phủ "là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng
những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với Đông Nam Á. Đó là "một cái
chìa khoá để bảo vệ Thượng Lào", một "bàn xoay" có thể đi bốn phía Việt Nam, Lào,
Miến Điện, Trung Quốc.

2


Điện Biên Phủ - cánh đồng lòng chảo lớn nhất ở Tây Bắc: “vị trí địa lí và những đặc điểm
về khí hậu ở đây khiến cho nó trở thành một địa bàn dễ phòng thủ, một trong những căn
cứ không quân tốt nhất Đông Nam Á, một đầu cầu hàng không tuyệt vời.”
Để tìm hiểu nội dung chiến dịch, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học

tập và nêu nhiệm vụ của từng nhóm.
Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày.
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về vị trí của Điện Biên Phủ, Pháp - Mĩ đã xây dựng
Điện Biên Phủ trở thành một tập đoàn cứ điểm như thế nào?
- Nhóm trưởng trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Điện Biên Phủ: Có vị trí chiến lược quan trọng
+ Âm mưu của Pháp – Mĩ
+ Xây dựng Điện Biên Phủ trở thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương: 16.200
quân, 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Bắc, Nam, trung tâm Mường Thanh.
Nhóm 2: Trước âm mưu của Pháp –Mĩ, Đảng ta đã có chủ trương như thế nào?
Nhóm trưởng trình bày kết quả của nhóm mình.
* Chủ trương của ta
- Đầu tháng 12.1953, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
- Mục tiêu:
+ Tiêu diệt lực lượng địch
+ Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
Phân tích:Sự quyết tâm của Đảng, chính phủ,nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
Giáo viên chiếu hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phân tích
Trước âm mưu của Pháp Mĩ trong kế hoạch Na- va, Trung ương Đảng hạ quyết tâm:
"Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến
tranh, trước khi Đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm
Tham mưu trưởng chiến dịch, Thiếu tướng Đặng Kim Giang làm Chủ nhiệm cung cấp
chiến dịch. Ông Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.
Giáo viên chiếu hình ảnh số liệu về sự chuẩn bị của ta
Giáo viên phân tích: Địa hình hiểm trở cũng gây nhiều khó khăn cho công tác hậu
cần cho một chiến dịch quân sự có quy mô lớn nhất chiến tranh Đông Dương. Việc vận
chuyển vũ khí, đặc biệt là pháo 105mm vào trận địa là một công việc cực kỳ khó khăn.
Chỉ huy pháo binh tại Điện Biên Phủ Charles Piroth từng tự tin tuyên bố: “ Việt Minh

không thể nào đưa được pháo đến tận đây; nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay” .Nhưng
người Pháp đã lầm to, để đảm bảo tính bí mật và bất ngờ cho chiến dịch, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã chỉ đạo cho quân đội bí mật kéo pháo vào trận địa mà quân Pháp gần như

3


không hay biết. Hàng vạn những chiến sĩ, dân công đã không quản ngày đêm vận chuyển
vũ khí, lương thực đạn dược, thuốc men lên với Điện Biên Phủ.
Để khắc sâu thêm kiến thức, làm phong phú nội dung bài học, giáo viên tích
hợp với kiến thức môn Ngữ Văn nói lên không khí chuẩn bị chiến dịch qua trích
đoạn bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu
“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta
lên chiến trường tiếp viện
- Giáo viên chiếu hình ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện và giới thiệu về sự hy sinh anh
dũng của anh
Tháng 3 năm 1953, Tô Vĩnh Diện và đồng đội kéo pháo ra đến đoạn Dốc Chuối..
Khi dây tời chính bị đứt, pháo lao nhanh và khó điều khiển, Tô Vĩnh Diện bất chấp nguy
hiểm lấy thân mình đẩy càng pháo vào vách núi cho pháo dừng lại, khẩu pháo cứ lao
nhanh vùn vụt. Trong giờ phút nguy nan ấy, anh buông tay, đạp mạnh 2 chân lao cả thân
mình vào bánh pháo. Khẩu pháo dựng khự lại. Tô Vĩnh Diện đã hy sinh.
Sự hi sinh của anh là niềm tự hào của cả thế hệ người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống xâm lược, họ sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình cho nền độc lập của quê hương
đất nước
Nhóm 3 : Trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Điện Biên
Phủ?
* Diễn biến (từ 13.3 đến 7.5.1954)

Chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: Từ ngày 13 đến - 17/3/1954: đánh chiếm Him Lam và toàn bộ phân khu
Bắc.
+ Đợt 2: Từ ngày 30/3 - 26/4/1954: ta đánh chiếm các căn cứ phía Đông khu trung
tâm.
+ Đợt 3: Từ ngày 1/5- 7/5/1954 ta đánh chiếm các căn cứ còn lại ở khu trung tâm
và phân khu Nam.
- 17h30’ ngày 7/5 tướng Đờ-Ca- Xtơ-Ri cùng toàn bộ Ban Tham mưu ra hàng.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
Giáo viên chiếu lược đồ trận Điện Biên Phủ ,giải thích kí hiệu..
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu trên lược đồ từng đợt tiến công.

4


Giáo viên tích hợp kiến thức môn giáo dục công dân 9, giới thiệu về tấm gương hi
sinh anh dũng trong cuộc chiến, thể hiện lí tưởng sống của thế hệ thanh niên trong cuộc
kháng chiến chống xâm lược:
Tại cứ điểm Him Lam, giờ xung trận đã đến nhưng hoàn toàn bất lợi cho đơn vị
của Phan Đình Giót. Một bộ phận bị lộ và đang bị pháo địch ghìm hãm, chia cắt, nhiều
đồng đội bị thương vong. Tiểu đội bộc phá lao lên, hết người này đến người khác mà vẫn
chưa phá được hàng rào. Đến lượt Phan Đình Giót, anh nhảy ra khỏi công sự, luồn lách
dưới làn đạn địch, đặt ống bộc phá thứ 9. Khi quay lại, anh bị đạn xuyên qua đùi, máu
chảy lênh láng. Chính trị viên đơn vị đã giục anh trở lại quân y. Nhưng chỉ lát sau, anh lại
nhảy tới, tay ôm bộc phá, tay dìu bạn về phía sau rồi chạy vụt lên đặt ống thuốc nổ. Lần
này, một dãy hàng rào dài hàng chục mét bị phá tan. Xung kích ào ạt xông lên
Thế rồi, từ một lô cốt khác, địch bắn ra ác liệt, Phan Đình Giót mình đầy thương tích
trườn lên dùng hết sức lao vào lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa điểm địch. Cứ điểm Him Lam
hoàn toàn bị tiêu diệt.
Nhóm 4 : Nêu kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?

Đại diện nhóm trình bày.
Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí
cơ sở vật chất kĩ thuật.
Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va. Làm xoay chuyển cục diện chiến
tranh. Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta, buộc pháp –
Mĩ phải kí hiệp định Giơnevơ.)

Học sinh thảo luận nhóm, trình bày

5


Học sinh thảo luận nhóm, trình bày
Hoạt động 5. Củng cố
* Củng cố nội dung bài học:
- Giáo viên tích hợp kiến thức Văn học nhấn mạnh về tầm quan trọng của chiến
thắng Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1953-1954)
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.”
- Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 9 tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của
dân tộc
Giáo viên nhấn mạnh: Để góp phần là nên chiến thắng vang dội lịch sử, đó là sự
dũng cảm chiến đấu với những tấm gương hi sinh anh dũng như: Tô Vĩnh Diện, Phan
ĐÌnh Giót...
Qua kiến thức môn giáo dục công dân, sự hi sinh anh dũng của Tô Vĩnh Diện,
Phan Đình Giót... thể hiện điều gì?(Thể hiện tinh thần giữ gìn phát huy truyền thống
yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc)
- Trước những tấm gương chiến đấu dũng cảm và sự hi sinh xương máu của quân
và dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta phải làm gì?
Học sinh : Phải biết ơn vì đã đem lại hòa bình độc lập cho dân tộc….. giữ gìn phát huy

truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Giáo viên tích hợp âm nhạc và giới thiệu bài hát hò kéo pháo:
+ Nghe giai điệu bài hát em hãy trình bày một số hiểu biết của mình về bài hát?
Học sinh trả lời.
Trong những ngày cam go của Chiến dịch Điện Biên Phủ, khi bộ đội ta gò lưng
kéo những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn, vượt qua núi cao, đèo dốc hiểm trở…, bài hát “Hò
kéo pháo” của nhạc sỹ Hoàng Vân vang lên giữa chiến trường đã trở thành động lực
không nhỏ, động viên tinh thần anh em chiến sỹ, dân công tham gia kéo pháo, góp phần
làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy. Bài hát là niềm tự hào về một thời oanh liệt

6


của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, và đồng thời nhạc sĩ Hoàng Vân
đã sáng tác được một bài hát “sống mãi cùng năm tháng” - một bản anh hùng ca tuyệt vời
của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
- Giáo viên tổ chức học sinh xem phim tư liệu lịch sử (chiến dịch Điện Biên Phủ)
- Học sinh ghi chép, theo dõi thu thập tư liệu học tập phục vụ cho đề tài thu hoạch
Hoạt động 6 Hướng dẫn về nhà tiết 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh:
- Xem lại nội dung kiến thức đã học.
- Chuẩn bị tư liệu, tìm hiểu về lịch sử địa phương Ninh Bình trong cuộc kháng
chiến chống Pháp giai đoạn (1953-1954).
+ Những đóng góp của nhân dân Ninh Bình trong chiến cuộc Đông Xuân 19531954.
+ Những sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến.
Tiết 2. Trải nghiệm thực tế tại bảo tàng tỉnh:
* Nội dung học của tiết lịch sử địa phương gồm:
1. Những đóng góp của nhân dân Ninh Bình trong chiến cuộc Đông Xuân
1953-1954.
- Nhân dân Ninh Bình ra sức chiến đấu bảo vệ quê hương, đẩy lùi quân địch.

- Đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.
2. Các sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Ninh Bình (19531954).
- Trong Đông xuân 1953- 1954 lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức phá tề, diệt ác ôn,
mở rộng vùng giải phóng
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, địch tháo chạy, quân dân tỉnh tập trung lực
lượng truy quyét
- 30/06/1954 Ủy ban kháng chiến tỉnh tuyên Bố Ninh Bình hoàn toàn giải phóng.
* Phương pháp tiến hành dự án:
+ Các nhóm họp, cử nhóm trưởng và thư ký…. Chọn di sản và nội dung kiến thức
liên quan đến tiết học.
+ Phân công từng thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung.
+ Phỏng vấn báo cáo viên và người hướng dẫn, du khách nếu cần thiết.
+ Chụp ảnh quay phim và biên tập phim.
+ Thu thập và xử lý thông tin.
+ Thực hiện hoàn thành dự án.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia nhóm, tự trải nghiệm, đóng vai các nhà
nghiên cứu lịch sử tìm hiểu bài học
* Cụ thể

7


Hoạt động 7: Tìm hiểu về lịch sử địa phương Ninh Bình trong cuộc kháng
chiến chống Pháp (1953-1954) tại bảo tàng tỉnh Ninh Bình.
- Giáo viên tổ chức học sinh đến học tập tại bảo tàng tỉnh Ninh Bình
- Giáo viên liên hệ với Ban quản lý bảo tàng tạo điểu kiện, tổ chức hướng dẫn học
sinh tìm hiểu những nội dung chính của lịch sử Ninh Bình (1953-1954):
- Học sinh ghi chép, chụp ảnh, quay phim, sưu tầm tư liệu.....
Hoạt động 8: Học sinh trải nghiệm tại bảo tàng tỉnh Ninh Bình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia nhóm, tự trải nghiệm, đóng vai các nhà

nghiên cứu lịch sử tìm hiểu bài học
- Học sinh ghi chép, chụp ảnh, quay phim, sưu tầm tư liệu.....
- Giáo viên tổ chức học sinh tham gia trò chơi “sưu tầm hiện vật lịch sử”, tìm hiểu
thêm những đóng góp của nhân dân Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp(19531954)
Các nhóm học sinh đóng vai là những nhà nghiên cứu lịch sử được giao những
nhiệm vụ sau:
+ Quan sát, nghe báo cáo, thu thập và xử lý thông tin, trao đổi trong nhóm để xây
dựng bài thuyết trình về lịch sử địa phương Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống
Pháp (1953-1954).

Học sinh học tập, trải nghiệm tại bảo tàng tỉnh
* Khi được học tại bảo tàng các em rất thích thú được quan sát và khám phá thực
tế. Với cách giới thiệu phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em dễ dàng cảm
nhận được những kỷ vật gắn liền với thế hệ cha anh và nhân dân Ninh Bình trong sự
nghiệp giải phóng Điện Biên. Từ đó nuôi dưỡng tình cảm biết ơn thế hệ đi trước. Đặc biệt
những trò chơi dân gian đã mang lại cho các em những xúc cảm khác lạ nhằm phát triển
cả về thể chất và tâm hồn. Khi được đến đây, các em được sống lại trong không khí hào
hùng của những chiến công đối với nhân dân Ninh Bình.

8


+ Những bài học mà các em tự thu thập, cảm nhận được từ trải nghiệm lịch sử chắc
chắn sẽ đọng lâu trong tâm trí, trái tim các em. Đây là một cách tiếp cận mới đối với học
sinh để tự lĩnh hội kiến thức, đồng thời giúp học sinh phát triển toàn diện.
+ Việc dạy học tại bảo tàng văn hóa là một trong những phương tiện dạy học quan
trọng nhất. Ẩn chứa trong đó là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nên nó có khả
năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh,
giúp các em có cơ sở để giải thích một cách khoa học về những đóng góp của nhân dân cả
nước nói chung, nhân dân Ninh Bình quê em nói riêng trong chiến thắng Điện Biên.

+ Góp phần phát triển một số kỹ năng sống mới: Trong quá trình học tập tại bảo
tàng tỉnh Ninh Bình: học sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ của bản
thân, quan điểm, mong muốn, cảm xúc của mình dưới hình thức nói, viết một cách phù
hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp. Đồng thời các em cũng biết lắng nghe
và tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp
học sinh có mối quan hệ tích cực với người khác. Học sinh rất hào hứng khi hiểu rõ hơn
về những đóng góp nói riêng của nhân dân Ninh Bình.
+ Việc dạy học tại bảo tàng giúp học sinh nhận thức được giá trị của những hiện
vật xung quanh, thấy yêu quý trân trọng hơn, tự hào hơn về quê hương mình, từ đó có thái
độ và hành vi đúng đắn, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của
quê hương.
+ Điều quan trọng nhất là góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh, kích thích hứng thú, phát triển năng lực học tập tự chiếm lĩnh kiến thức, các em
có kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học, để giải thích những hiện tượng, sự vật
liên quan. Đặc biệt, sẽ làm cho những giá trị về văn hóa lịch sử, khoa học khởi sắc qua đó
truyền cảm hứng cho các em, giúp các em tư duy sâu hơn về các giá trị truyền thống, qua
đó tác động đến tình cảm, đạo đức và nhân cách. Đối với giáo viên, giúp người dạy hình
thành những hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng, phong phú hơn. Góp phần quan trọng
vào việc nâng cao tiến trình dạy và học.
Hoạt động 9: Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn đề tài cần nghiên cứu
cho dự án thông qua một số câu hỏi định hướng:
1. Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân
và dân ta với thực dân Pháp?
2. Hãy kể lại một tấm gương anh hùng hy sinh anh dũng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp( 1953-1954 để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc?
3. Nêu cảm nghĩ của em về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và chiến cuộc
Đông Xuân 1953-1954? Từ đây em có suy nghĩ và hành động như thế nào để giữ gìn,
phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.
4. Qua những hiểu biết của mình, em hãy nêu những đóng góp của nhân dân
Ninh Bình trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ?


9


Hoạt động 10: Thảo luận nhóm, viết báo cáo.
(Hoạt động sau buổi học bài mới trên lớp)
* Giáo viên:
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn đề tài cần nghiên cứu cho dự án thông qua một số
câu hỏi đinh hướng sau khi tiếp thu kiến thức bài mới, chia lớp thành 4 nhóm
- Các nhóm thảo luận và lựa chọn đề tài nghiên cứu cho dự án của nhóm mình.
- Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh các bước cơ bản khi thực hiện dự án.
- Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên cần:
+ Thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện dự án của các em và trợ giúp các em
khi cần thiết.
+ Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint.
+ Cung cấp các tài liệu tham khảo, các địa chỉ trang web tin cậy để các em chủ
động tìm kiếm thông tin.
+ Công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm, đánh giá nhóm và đánh giá từng các
nhân.
* Học sinh:
- Làm việc theo nhóm
- Lập kế hoạch làm việc
- Tìm kiếm thu thập tài liệu (Thông qua tìm hiểu khu di tích lịch sử: Điện Biên qua
nghiên cứu tài liệu, sách báo, từ nguồn Internet, thư viện…)
- Phân tích xử lý thông tin.
- Viết báo cáo.
Hoạt động 11: Giới thiệu sản phẩm trước lớp.
Đây là hoạt động thực hiện trên lớp (thời gian trong một tiết học), hoạt động
này thể hiện tính liên môn tích hợp rõ nhất.
Nội dung tích hợp trong hoạt động chúng tôi thực hiện như sau:

* Giáo viên sử dụng các phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp,
thuyết trình...
1. Tổ chức các nhóm báo cáo thu hoạch:
Bước 1: học sinh thảo luận cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung cho mỗi sản
phẩm.
Bước 2: giáo viên nhận xét, góp ý và rút kinh nghiệm cho từng nhóm.
Bước 3: các nhóm chấm chéo sản phẩm của nhóm bạn,.
Bước 4: giáo viên thống nhất cho điểm từng nhóm tiêu chí đã công bố từ trước.
Đối với nhóm 1: (Tích hợp kiến thức Địa lý).
Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta
với thực dân Pháp:

10


Đối với nhóm 2: (Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân)
Kể lại một tấm gương anh hùng hy sinh anh dũng trong chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc:
Đối với nhóm 3: (Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân)
Nêu cảm nghĩ của em về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và chiến cuộc Đông
Xuân 1953-1954? Từ đây em có suy nghĩ và hành động như thế nào để giữ gìn, phát
huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.
Đối với nhóm 4
Qua những hiểu biết của mình, em hãy nêu những đóng góp của nhân dân
Ninh Bình trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ?

Hình ảnh học sinh sưu tầm tài liệu và trải nghiệm tại bảo tàng

Một số hình ảnh học sinh báo cáo sản phẩm của nhóm


11


Hoạt động 12. Hướng dẫn về nhà.
- Học sinh viết bài thu hoạch: Qua kiến thức lịch sử, và các môn học tích hợp em
sẽ làm cách nào để thể hiện lòng tự hào, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống Pháp (1953-1954)
Với nội dung của bài thu hoạch, học sinh có thể tích hợp các môn Ngữ văn, Tiếng
Anh, Mỹ Thuật, Giáo dục công dân, Tin học để làm ra các tác phẩm (bài thuyết minh, thơ,
tranh…), chủ đề về cuộc kháng chiến chống Pháp (1953-1954), chiến thắng quyết định Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nội dung câu hỏi như sau: Bằng kiến thức các môn học Văn học, Âm nhạc, Mỹ
thuật.... hãy sưu tầm hoặc sáng tác một tác phẩm ca ngợi về chiến thắng Điện Biên
Phủ?
- Học sinh đọc tìm hiểu phần còn lại của bài học.
4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
4.1. Hình thức đánh giá:
Việc kiểm tra đánh giá được thực hiện kết hợp giữa hoạt động trải nghiệm thực tế,
hoạt động trên lớp và bài tập về nhà, quá trình thực hiện các công việc của từng thành
viên và sự phối hợp trong các nhóm.
Học sinh được tự đánh giá cho điểm kết quả hoạt động của từng cá nhân và các
nhóm.
Thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh phát huy được tính tích cực
chủ động đánh giá cho điểm.
- Giáo viên đánh giá theo các tiêu chí đã công bố trước học sinh.
4.2. Công cụ đánh giá:
- Phiếu đánh giá kết quả các nhóm của học sinh.
- Phiếu đánh giá các thành viên khác trong nhóm.của học sinh.
- Phiếu tổng hợp kết quả đánh giá của giáo viên.
5. Các sản phẩm của học sinh.
Bài thu hoạch với nội dung liên quan đến tiết học, bài làm cá nhân.

- Sản phẩm của các nhóm đều được thể hiện qua các bài thuyết trình bằng word,
PowerPoint, các bài thuyết trình đều đạt kết quả tốt, nội dung phong phú, liên hệ thực tiễn
sinh động, được học sinh nhận xét, đánh giá.
- Đối với các bài làm cá nhân của học sinh: Đều đạt kết quả xếp loại khá, giỏi. Học
sinh thể hiện nội dung bài học qua nhiều hình thức phong phú, có sự tích hợp kiến thức
liên môn khi tìm hiểu lịch sử ( như làm thơ, vẽ tranh, thuyết minh.

12


13


14



×