Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một vài kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ nhất định không nên bỏ qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.53 KB, 4 trang )

Một vài kinh nghiệm bảo vệ luận văn
thạc sĩ nhất định không nên bỏ qua –
Luận Văn 2S
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực viết thuê luận văn thạc sĩ cùng với sự cộng
tác của hơn 500 giảng viên ưu tú đến từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam.
Luận Văn 2S xin gửi đến bạn một số kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ hiệu
quả được đúc rút từ kinh nghiệm hoạt động và các chia sẻ từ các giảng viên trong
đội ngũ và các khách hàng đã bảo vệ thành công luận văn. Mời bạn đọc tham
khảo!

Kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ hiệu quả

Khái quát sơ lược về quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
Quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ của học viên sẽ gồm 2 phần, công tác chuẩn
bị trước bảo vệ và sau buổi bảo vệ luận văn:
Trước ngày dự kiến bảo vệ luận văn 20 ngày, học viên sẽ nộp hồ sơ bao gồm các
loại giấy tờ liên quan đến bộ phận đào tạo sau đại học:








Đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ / giấy đề nghị của giảng viên hướng dẫn
cho phép bảo vệ luận văn.
Lý lịch khoa học của học viên có xác nhận của cơ quan chủ quản.
Chứng chỉ ngoại ngữ bản sao có công chứng (Anh Văn B1).
Bằng tốt nghiệp đại học bản sao có công chứng (Bao gồm bảng điểm).
05 quyển luận văn đóng bìa mềm.



Sau khi bảo vệ luận văn thạc sĩ:



Học viên chỉnh sửa luận văn lần cuối theo yêu cầu của hội đồng (nếu có).
Nộp luận văn (2 quyển) + 1 đĩa CD lưu file luận văn đến bộ phận đào tạo
sau đại học.

(Quy trình và các loại giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ có thể thay đổi đối với từng
trường đại học)

Một số kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ thành công
Thông thường, thời lượng dành cho mỗi phiên báo cáo sẽ là 60 phút, được phân
bổ như sau:





15 phút đầu tiên: Học viên thuyết trình bài luận văn.
15 phút tiếp theo: Các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn nhận xét và
đặt câu hỏi (thông thường mỗi thầy cô sẽ hỏi từ 0-3 câu). Một số câu hỏi
thường gặp trong bảo vệ luận văn thạc sĩ sẽ được bật mí ở phần tiếp
theo nhé.
30 phút cuối: Học viên chuẩn bị câu trả lời, trả lời câu hỏi và phản biện từng
câu.

Bạn thấy đấy, công sức ròng rã nhiều tháng có thể là cả nửa năm sẽ được quyết
định bởi 60 phút ít ỏi. Chính vì thế hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhé. Dưới đây là

một số kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ hữu ích cho bạn:

1/ Công tác chuẩn bị cho bảo vệ luận văn:
Hãy đảm bảo laptop của bạn luôn đầy pin, in handout ra, kiểm tra lại slide thuyết
trình một vài lần nữa xem slide ổn chưa, có nhiều chữ quá không... Trước khi buổi
thuyết trình diễn ra, bạn cũng nên đến sớm khoảng 30 phút. Bật máy chiếu và kết
nối thử với laptop, bật thử sang chế độ trình chiếu để tránh “bỡ ngỡ” đồng thời
cũng để xem có lỗi gì không (ánh sáng, font chữ…) còn kịp thời điều chỉnh.
Tải các mẫu slide bảo vệ luận văn thạc sĩ, XEM TẠI ĐÂY


2/ Cách trình trình bày báo cáo luận văn:








Phần giới thiệu bản thân: Ngắn gọn. Ví dụ: Chào hội đồng, em tên là… hôm
nay em xin trình bày vấn đề….
Trong thuyết trình, nên sử dụng linh hoạt các từ nối, câu dẫn chuyển từ vấn
đề này sang vấn đề khác, từ slide này sang slide kia sẽ giúp bài luận của
bạn trôi chảy hơn. Ví dụ như: Đầu tiên, tiếp theo, sau đó, nếu như… thì,
do… gây ảnh hưởng…, nếu như… thì…
Tuyệt đối không chăm chú đọc slide, hãy học thuộc nó và diễn giải theo
cách hiểu của mình.
Khi thuyết trình, hãy chú ý tương tác và “đoán ý” giáo viên. Nếu thấy họ hơi
chán với nội dung đang nói bạn có thể lướt nhanh phần đó.

Tập trung thời gian cho các phần trọng tâm của bài luận.
Tạo không khí tích cực cho phần bảo vệ: Đừng chỉ nói, hãy cho hội đồng
thấy bạn đang giao tiếp với mọi người bằng ngôn ngữ hình thể. Đồng thời
đây cũng là cách để thể hiện sự tự nhiên, tự tin của bản thân.

Nói tóm lại, điều quan trọng nhất trong thuyết trình báo cáo luận văn thạc sĩ là bạn
cần trình bày nhanh, rõ ràng, rành mạch tập trung vào trọng tâm bằng tâm thế tự
tin, chủ động.

3/ Trả lời câu hỏi và phản biện bảo vệ luận văn:





Chuẩn bị bút và giấy để ghi câu hỏi. Trong thời gian suy nghĩ câu trả lời, hãy
gạch đầu dòng ra những ý chính cần nói để tránh quên ý.
Câu trả lời yêu cầu sự chính xác, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Tránh việc
trả lời loanh quanh, dài dòng.
Trả lời bình tĩnh, nhìn vào mắt của người đặt câu hỏi.
Trong trường hợp gặp câu hỏi “bí”, đừng bối rối hãy xin lời giải đáp.

Ngoài ra bạn cũng đừng quên cảm ơn sau mỗi câu hỏi và cảm ơn thầy cô và hội
đồng đã theo dõi sau khi hoàn thành phần phản biện.
Lưu ý, nếu như sử dụng các dịch vụ viết thuê luận văn, khi được bàn giao bài
luận hoàn chỉnh, hãy đọc nó thật kỹ và hỏi lại người phụ trách viết bài của bạn
những vấn đề mà bạn còn thắc mắc hay chưa hiểu để có thể trả lời tốt các câu
hỏi và phản biện.

Các câu hỏi thường gặp khi bảo vệ luận văn thạc sĩ

Dưới đây là 10 dạng câu hỏi “kinh điển” trong bảo vệ luận văn thạc sĩ:


Dạng câu hỏi tại sao cái này thay vì cái kia? Đây là một dạng câu hỏi cực
kỳ, cực kỳ phổ biến mà chắc chắn bạn sẽ gặp nó ít nhất một lần trong buổi
thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ sẽ đưa
ra các câu hỏi dạng như: Tại sao bạn chọn mô hình này thay vì mô hình
kia? Tại sao bạn chọn phương pháp nghiên cứu này thay vì phương pháp
nghiên cứu kia? Tại sao chọn thước đo này mà không phải thước đo kia?
Tại sao chọn mẫu xác suất thay vì phi xác suất? Tại sao sử dụng phỏng vấn
tay đôi thay vì sử dụng phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm?Tại sao bạn
chọn công ty thực tập này thay vì công ty kia… Đây là những câu hỏi cơ
bản, liên quan trực tiếp đến bài luận. Vì thế, hãy lưu ý chuẩn bị câu hỏi thật
tốt để tránh tình trạng “không kịp trở tay” nhé.
2. Các câu hỏi liên quan đến chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu của bạn là
gì? Tại sao lại chọn mẫu trong thời gian đó? Gồm các quan sát loại đó?. Để
câu trả lời của bạn thỏa mãn hội đồng chấm luận văn, bạn cần trả lời 2 ý: cơ
sở chọn mẫu và căn cứ thiết kế bảng câu hỏi.
3. Một số câu hỏi liên quan đến kết quả khảo sát: Hội đồng chấm thi nhiều khả
năng cũng sẽ đưa ra các câu hỏi dạng như: Độ tuổi, giới tính, trình độ của
mẫu khảo sát, tiêu chí lựa chọn đối tượng khảo sát của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là gì?
5. Nguyên nhân gặp phải của vấn đề là gì?
6. Cơ sở xây dựng bảng câu hỏi.
7. Nội dung câu hỏi liên quan như thế nào đến mục tiêu nghiên cứu?
8. Điểm mạnh điểm yếu của đơn vị / doanh nghiệp là gì? Các vấn đề mà doanh
nghiệp đang gặp phải?
9. Tính khả thi của giải pháp thể hiện ở đâu?
10. Điều kiện áp dụng giải pháp trong luận văn thạc sĩ của bạn là gì?
1.


Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ này của Luận Văn
2S sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn có một kỳ bảo vệ thành công!



×