Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.11 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc

lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi.”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRE
5 - 6 TUỔI, NHẰM GIÚP TRE PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN"

Lệ Thủy, tháng 9 năm 2018
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động
góc lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi.”

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Duyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sơn Thủy

2




1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tìm ra những phương pháp mới để giảng
dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc, được phân bổ như
một loại hoạt động chính trong một ngày của trẻ. Ở đó, trẻ là trung tâm thông qua giờ
hoạt động góc trẻ được tham gia vào những vai chơi như: bán hàng, bác sĩ, gia đình...
trẻ tái hiện và tự tạo ra những tình huống, trẻ hợp tác với bạn khi chơi, tự phân vai và thể
hiện các vai chơi. Qua đó, giúp trẻ hiểu thêm bài học, phát triển trí tuệ một cách toàn
diện. Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ở trong nhóm
lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng,
trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ nhằm
củng cố và phát triển các kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề, trẻ nhà
trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích
thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm-sinh lý.
Các góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và
tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy
nhiêu. Từ thực tế việc cho trẻ hoạt động góc, mỗi ngày tôi đã nhận thấy được rằng việc
thực hiện hoạt động góc không chỉ để cho trẻ chơi mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện
trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói
một cách khác đây là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người lớn, hay khẳng
định rằng “trẻ em là một hình ảnh thu nhỏ của người lớn”.
Chính những lý do đó mà tôi nghĩ rằng khi cho trẻ chơi hoạt động góc nếu chưa
bố trí góc chơi hợp lý, đồ dùng chưa phong phú, chưa bắt mắt trẻ thì trẻ sẽ không thích
chơi và chơi nhanh nhàm chán, giữa các góc chơi chưa gắn kết được với nhau, rời rạc thì
các góc chơi trẻ không hỗ trợ được cho nhau. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục
cháu, khi tổ chức cho trẻ tham gia chơi hoạt động góc, tôi cũng đã quan sát, tìm hiểu và
biết được các cháu thích chơi ở góc nào? Vì sao? Cháu không thích chơi ở góc nào? Vì
sao?

Tôi cũng được biết nội dung trẻ hoạt động ở các góc chơi thiết kế theo tính chất
mở, nội dung được phát triển nâng cao dần trong việc thực hiện chủ đề và các lĩnh vực
phát triển của từng độ tuổi chương trình giáo dục mầm non. Khi thiết kế nội dung chơi ở
các góc phải mang tính độc lập, sáng tạo của từng cá nhân trẻ tại các góc chơi đồng thời
cần chú ý tạo tình huống phát triển các thao tác, kỹ năng chơi, thái độ, hành động chơi
theo từng vai của trò chơi và phát triển nhóm chơi trong trò chơi “Đóng vai có chủ đề”.
Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui
của mình với bạn bè, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn,
tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu
nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé sau này.
Chính vì vậy, tôi đó chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức
hoạt động góc lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi.” làm đề tài cho bản thân trong năm
học 2017-2018.
3


1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài.
1.2.1. Điểm mới của đề tài:
Tăng cường các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm mà cụ thể là hoạt động góc. Nếu
áp dụng tốt một số biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động
góc cho trẻ là một hoạt động hấp dẫn, bổ ích, thiết thực đối với trẻ, đó là một hoạt động
phản ánh sự sáng tạo, độc đáo, sự tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xung
quanh. Đặc biệt, thông qua hoạt động góc trẻ tái hiện nhập vai giống như người lớn, trẻ
được tái hiện lại công việc mà trẻ từng biết. Vì vậy, không chỉ giúp trẻ trưởng thành hơn
mà còn tạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên và tính sáng tạo trong khi đóng vai.
Mặt khác, cách tổ chức các hoạt động chơi ở các góc như thế nào cho khoa học để
phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo của trẻ cũng là một trong những điểm mới của đề
tài.
1.2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6

tuổi.”, với đề tài này tôi đã áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác, nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động góc lấy trẻ làm trung tâm trong năm học 2018-2019. Đề tài này có
thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh
nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nói chung.
Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản
thân, chủ yếu là những biện pháp tích cực qua công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng nội dung cần giải quyết:
Việc áp dụng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện nhưng trong qúa
trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều bất cập nên chưa tận dụng và phát huy tối đa sự sáng
tạo, trí tưởng tượng mà ở đó trẻ là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Nên việc
lồng ghép đan xen hoạt động học trong quá trình chơi là một trong những mục tiêu hàng
đầu mà các nhà giáo dục quan tâm tới, bởi kiến thức và kỹ năng sẽ được hình thành ở trẻ
một cách tự nhiên nhất thông qua hoạt động chơi. Đặc biệt là hoạt động chơi ở các góc.
Đối với trường chúng tôi, qua hàng năm nhà trường đã bám sát các văn bản hướng
dẫn của các cấp nên đã xây dựng kế hoạch lồng ghép các hoạt động lấy trẻ làm trung
tâm. Làm thế nào để tổ chức có hiệu quả các góc chơi để giúp trẻ ngày càng tích cực
tham gia vào các góc chơi, tạo ra một hoạt động thật bổ ích đó là điều không đơn giản.
Khi thực hiện đề tài này, tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi:
Bản thân được phân công dạy lớp 5-6 tuổi, độ tuổi dễ dàng tiếp thu lĩnh hội trò
chơi thuận lợi hơn những độ tuổi khác trong nhà trường.
Phòng học rộng rãi, thoáng mát được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi, nhất là các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động góc.
Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức các cuộc thi về xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó đã học hỏi tích lũy được kinh nghiệm trong việc tổ
chức, hướng dẫn các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm...
4



Bản thân tôi yêu nghề, mến trẻ, tôi luôn tìm tòi những cái mới để giúp trẻ phát
triển toàn diện, giúp trẻ thông qua các góc chơi hoàn thiện nhân cách của mình hơn, trau
dồi cho trẻ thêm vốn hiểu biết một cách tự nhiên thông qua hoạt động chơi ở các góc.
Hoạt động góc ở trường đã thu hút sự quan tâm của phụ huynh. Thông qua đó trẻ
được tái hiện lại những vai chơi trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ tham gia vào các vai
chơi phải điều chỉnh thái độ hành vi phù hợp nên phụ huynh đã nhận thức rất rõ tầm
quan trọng của trò chơi góc đối với trẻ. Phụ huynh đã chú ý đến việc cùng trẻ tham gia
vào các hoạt động hằng ngày, gương mẫu trong cách giao tiếp, xử sự hay giúp trẻ giải
quyết những vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày.
2.1 2. Khó khăn:
Đa số trẻ sinh ra trong gia đình nhà nông, một số thì do điều kiện kinh tế gia đình
khó khăn. Trẻ ít có cơ hội được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau.
Trẻ ở lớp đông, nhiều trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp nên việc lựa chọn góc
chơi đang còn mang tính thói quen.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng
cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
Trẻ tham gia vào các hoạt động góc chưa được thoải mái.
2.1.3. Điều tra thực tiễn:
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình
hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm. Qua điều tra khảo sát kết quả cho thấy như sau:
Tổng Chưa Tỷ Thỉnh Tỷ Thường
số trẻ có lệ % thoảng lệ % xuyên
Trẻ hoạt động tích cực 40
1
13 32,5
15
37,5
12
vào hoạt động góc
Kỹ năng chơi hoạt

40
2
10
25
16
40
14
động góc
Hứng thú tham gia vào 40
3
15 37,5
13
32,5
12
hoạt động góc

TT

Tiêu chí

Tỷ
lệ %

Ghi
chú

30
35
30


Từ thực tế trên, là giáo viên chủ nhiệm, tôi băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào để tìm
ra giải pháp, những cách làm hay để tổ chức hoạt động góc lấy trẻ làm trung tâm được
tốt, giúp trẻ phát huy tính tò mó, khám phá, kích thích tạo sự ham muốn được khám phá
mở mang kiến thức, qua đó giúp trẻ tự tin hơn, phát triển vốn từ của trẻ một cách khoa
học đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao
và tôi đã sử dụng một số biện pháp và cách làm sau:
2.2. Một số biện pháp thực hiện.
2.2.1. Tạo môi trường đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ:
Khi bước chân vào lớp mầm non bạn sẽ được bước chân vào một thế giới khác:
thế giới của trẻ thơ với những gam màu đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ, cây,
hoa, lá đến những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh... được trang trí bắt mắt. Trẻ lứa tuổi
5


mầm non “Học mà chơi chơi mà học”. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chính là tạo cơ
hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn trẻ đến với các hoạt động
một cách tự nhiên nhất, qua đó kiến thức và kỹ năng đến với trẻ một cách tự nhiên thông
qua hoạt động chơi. Môi trường học tập ở mầm non với các mảng tường, các góc chơi,
đồ chơi được sắp xếp nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học
vui tươi, chan hòa gần gũi giữa cô và trẻ. Môi trường giáo dục được ví như người giáo
viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi.
Tạo môi trường đẹp ở lớp, ở các góc chơi là nguyên tắc quan trọng để khi trẻ đến
lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, sắp xếp, trang trí lớp học
của trẻ. Chính môi trường đó sẽ tạo ấn tượng với trẻ, tác động cần thiết để trẻ tích cực
hoạt động chơi ở các góc.
- Tôi luôn sắp xếp đồ dùng, đồ chơi sao cho trẻ dễ thấy, dễ lựa chọn, để theo từng
thể loại, chất liệu và từng bộ phận với nhau.
- Luôn đổi mới và sắp xếp các loại đồ dùng đồ chơi trong các góc thật linh hoạt,
hấp dẫn, vừa phải, phù hợp với các góc.
- Các góc chơi được trang trí thay đổi theo chủ đề, đồ chơi tự làm đẹp và hấp dẫn

nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi chơi.
- Ví dụ: Chủ đề gia đình ở góc xây dựng tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu như nhà,
cỏ, cây, hoa, hàng rào để trẻ chơi xây nhà chung cư, nhà tầng, ở góc phân vai tôi chuẩn
bị một số nguyên vật liệu giúp trẻ có thể chơi đi siêu thị hay chuẩn bị bữa ăn gia đình,
tôi làm thêm một số hình ảnh rối tay những người thân trong gia đình, làm thêm một số
quyển album về các kiểu nhà, các món ăn trong gia đình, quần áo, đồ dùng trong gia
đình tôi cũng có thể tạo môi trường lớp học ở các góc trong lớp như chủ đề động vật cô
trang trí lớp bằng các con vật gần gũi đáng yêu, làm thêm các con vật bằng rối tay cho
trẻ chơi ở góc thư viện, chuẩn bị một số con vật bằng nhựa khi cho trẻ chơi ở góc xây
dựng, còn chủ đề thực vật cô trang trí lớp và các góc bằng các loại hoa, rau… có thể cho
trẻ cùng làm một số rau hoa để trẻ chơi ở góc xây dựng, góc phân vai và cô gieo lúa, các
loại đậu để cho trẻ quan sát khám phá quá trình nảy mầm của hạt giúp trẻ học và chơi
được tốt hơn. Ở chủ đề giao thông tôi làm một số phương tiện giao thông như làm xe ô
tô, máy bay, tàu thuyền để ở các kệ góc, các biển báo giao thông được gắn xung quanh
lớp để trẻ biết được mình đang học về chủ đề giao thông…
Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việcbố mẹ trẻ
thường làm mà trẻ chưa hề thực hiện được. Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, khả
năng sáng tạo, giao tiếp với nhau, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, phát triển trí tuệ ở
trẻ một cách toàn diện.
2.2.2. Lựa chọn các góc chơi phù hợp với trẻ ở lớp mình
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, ở các hoạt động góc giáo viên dựa vào nhu
cầu, hứng thú, khả năng, thế mạnh của trẻ để giúp đỡ trẻ tham gia vào hoạt động góc.
Trẻ ở mỗi lứa tuổi có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau.
Chính vì vậy các góc chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ
tuổi. Tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ đích cũng như tâm sinh
6


lí của lứa tuổi mẫu giáo lớn của lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao cho phù hợp, cụ
thể:

Khi lựa chọn các góc chơi cho trẻ lớp tôi, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
Thứ nhất, tôi phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp và hợp lý, thuận tiện cho
trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh, xa góc hoạt động ồn ào (góc xây dựng, góc đóng vai ở gần
nhau và xa góc sách).
Thứ hai, tôi tuyệt đối không sắp xếp góc động – tĩnh xen nhau sẽ làm ảnh hưởng
đến hoạt động của trẻ. Ví dụ: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ
dàng trao đổi mua bán đồ.
Thứ ba, tôi luôn dành chỗ cho hoạt động chung theo nhóm và chỗ cho hoạt động
cá nhân. Các góc nên có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động
của trẻ.
Thứ tư, tôi luôn tạo khoảng cách giữa các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn
góc xây dựng chiếm nhiều vị trí nhất.
Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật tôi cho trẻ xây vườn thú và trẻ sắp xếp thành
từng khu như: động vật sống trong rừng, động vật nuôi trong nhà.
Thứ năm, khi xây dựng các góc luôn chú ý đến thuận lợi cho sự bao quát trẻ của
cô.
2.2.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ đựng đồ chơi ở các góc chơi.
Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế
hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc cho trẻ trong lớp của mình. Vì
vậy, sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức hấp dẫn để trẻ khám phá và tham gia vào
các vai một cách cụ thể. Nhờ có đồ dùng, đồ chơi sáng tạo sẽ thu hút trẻ tham gia vào
các góc chơi. Mỗi góc chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với góc
chơi đó. Một số loại đồ dùng đơn giản trẻ hợp tác cùng bạn, cùng cô để tạo ra.
Từ những nguyên vật liệu rất đơn giản như vải nỉ, que đè lưỡi, hộp sữa chua, hộp
váng sữa, xốp bitip, vỏ hộp phomai, thùng catton, tranh ảnh, giấy màu, format….tôi đã
làm ra những đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn ở các góc chơi giúp trẻ chơi hứng thú hơn
mà đảm bảo an toàn, không có tính chất độc hại.
Ví dụ: Góc xây dựng tôi đã làm cỏ bằng xốp bitip rồi gắn vào hộp sữa chua,
phomai.
+ Tạo cây: cây dừa dựng xốp bitit làm thân cây và lá cây, còn chậu cây tôi đã tận

dụng chai nước lọc, hộp sữa chua
+ Làm hàng rào: Dựng miếng format làm hàng rào.
+ Làm ngôi nhà bằng các hộp sữa chua, giấy màu cắt gộp lại thành ngôi nhà.
Góc sách truyện, tôi đã tận dụng các tranh ảnh về các chủ đề như thực vật, trang
phục, đồ dùng trong gia đình, giao thông,…. để làm nên những quyển album đẹp cho trẻ
chơi ở góc sách truyện.
Góc học tập chúng tôi cũng đã tận dụng những miếng vải nỉ, giấy màu mĩ thuật,
đề can, lịch để cắt số… để tạo nên bộ đồ dùng đồ chơi cho trẻ khi chơi làm quen với
toán . Khi trẻ chơi sẽ dưới sự hướng dẫn của cô.
7


Còn ở góc cổ tích, thư viện tôi cũng làm một số con vật bằng rối tay khi tận dụng
những miếng vải nỉ may lại và sử dụng que đè lưỡi, tôi còn làm thêm một số rối tay
những người thân trong gia đình.
Ở góc âm nhạc tôi cũng làm một số mũ múa, hoa tay cho trẻ tham gia ở góc âm
nhạc.
Còn góc nội trợ hay là góc phân vai, tôi tận dụng các đồ dùng đồ chơi có sẵn giúp
trẻ chơi được tốt hơn và hứng thú trong khi chơi.
2.2.4. Cách hướng dẫn trẻ chơi ở các góc chơi:
Thỏa thuận trong vai chơi là điều quan trọng nhất khi trẻ tiến hành chơi ở các góc
chơi, khi thỏa thuận giữa cô và cháu có sự trao đổi về cách chơi, vai chơi mà trẻ chơi,
ngoài ra trẻ còn biết một số nội dung cần thiết trong quá trình chơi.
Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các góc mà trẻ sẽ thực hiện chơi trong ngày hôm
đó, cô cần tôn trọng quyết định của trẻ khi trẻ quyết định chọn góc cháu thích.
Cô cần nêu ra góc chơi chính để trẻ thấy được tầm quan trọng của góc chơi chính
để trong buổi chơi sẽ làm nổi bật hơn các góc khác.
Trong quá tŕnh chơi giáo viên nên hòa nhập đóng vai chơi.
Ví dụ: Góc xây dựng, trẻ hiểu được xây nhà là cần có ai để xây, nguyên vật liệu gỗ
để xây nhà, khi xây công viên thì cần có những gì, xây như thế nào, hàng rào các con sẽ

xây như thế nào,… khi xây xong cho các chú kỹ sư xây dựng khánh thành công trình
của mình. Cô cần bao quát hết góc chơi và biết được cách nhập vai của trẻ trong khi
chơi.
Góc phân vai: Khu vực chơi đóng vai là nơi trẻ chơi các trò chơi giả bộ, đóng vai.
Trẻ rất thích chơi ở góc gia đình và tìm thấy ở đây sự liên kết giữa gia đình và lớp học.
Trẻ được tự do suy nghĩ, tưởng tượng và đóng vai: giáo viên, bác sĩ, cha, mẹ, em bé,
…..Trẻ khám phá, tìm hiểu các vai mà trẻ đóng. Qua góc phân vai giúp trẻ hình thành kỹ
năng sáng tạo, giao tiếp, xã hội, nhận thức, cảm xúc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua
lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.. Bên cạnh đó, còn giáo dục nhân cách cho trẻ
Góc nghệ thuật: Được chia ra thành 2 góc nhỏ, góc tạo hình và góc âm nhạc.
Đối với góc tạo hình: Tạo hình là hoạt động nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo
cơ hội cho trẻ thử nghiệm, sáng tạo, khám phá mới, thích thú và tiếp nhận cảm xúc. Ở
góc tạo hình này cung cấp cho trẻ những vật liệu và cơ hội hoạt động khác nhau như trẻ
được vẽ bằng sáp màu, vẽ bằng cách in hình vân tay, tô màu, nặn, xé dán, cắt dán, gấp…
Ở góc nghệ thuật cháu sáng tạo ra các sản phẩm mà cháu thích, năng khiếu cháu được
phát triển qua hoạt động chơi.
Đối với góc âm nhạc: Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong chương trình mẫu
giáo. Đây là một hoạt động vui vẻ, giải trí, kích thích vận động chân tay và được trẻ rất
yêu thích. Âm nhạc cũng tạo nhiều cơ hội cho trẻ học được nhiều kỹ năng, trẻ có thể
thưởng thức âm nhạc một mình hay cùng với các bạn. Khi chơi ở góc âm nhạc cần có
dụng cụ âm nhạc, mũ múa, hoa tay, nhạc, máy catset hoặc băng đĩa.
Góc thư viện: Sách, truyện là phần quan trọng trong đời sống của trẻ thơ. Xem
sách, nghe đọc chuyện là một hoạt động thú vị đối với trẻ. Trẻ có thể xem sách, truyện,
các quyển album hay có thể dùng rối que để tự kể chuyện với nhau nghe.
8


Góc học tập: Ở đây trẻ được chơi với những con số, giúp trẻ nhận biết được các
chữ số, biết đếm và biết đặt số tương ứng khi chơi ở góc học tập.
Góc ghép hình và lắp ráp: Hoạt động ghép hình và lắp ráp cung cấp nhiều cơ hội

phát triển sức tưởng tượng, sáng tạo, giúp phát triển kỹ năng và sự phối hợp giữa mắt và
tay. Cách bố trí các đồ chơi và các đồ vật khác cũng rất quan trọng, giúp trẻ dễ dàng lựa
chọn. Những nguyện vật liệu cần thiết cho góc ghép hình và lắp ráp như các bộ ghép
hình, lắp ráp đa dạng về hình dáng và kích thước.
Ví dụ: “Bác sĩ khám bệnh chăm sóc cho bệnh nhân, gia đình, bố mẹ chăm sóc con,
chuẩn bị bữa cơm cho gia đình, bán hàng, hay đóng vai những chú kỹ sư xây những
công trình đẹp” Trẻ xúc động buồn vui theo vai chơi của mình, trẻ hồi hộp lo lắng khi
con ốm (trong trò chơi mẹ - con); Trẻ biết âu yếm, vuốt ve, chải đầu cho búp bê (trò chơi
với búp bê); Trẻ ân cần có trách nhiệm với bệnh nhân; Trẻ cần cù xếp từng viên gạch
một cách kiên trì hoàn thành công trình xây dựng; Trẻ sử dụng đầu óc tư duy khi chơi
trò chơi ở góc học tập; Trẻ thể hiện khả năng thẩm mỹ trong góc nghệ thuật....
Dù trẻ tham gia chơi ở góc chơi nào thì ở đó trẻ vẫn tự nhập vai và hoàn thành tốt
vai chơi của mình. Giáo viên cần hướng dẫn trẻ để trẻ tự hoàn thiện vai chơi của mình,
trẻ bước vào thế giới người lớn một cách tự nhiên nhất để thể hiện hoạt động của họ qua
đó giáo viên giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Nội dung của hoạt
động góc là cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ, trong khi hoạt động trẻ phản ánh cuộc
sống đó một cách sáng tạo và độc đáo chứ không phải mô phỏng hoàn toàn. Thông qua
hoạt động góc trẻ thực sự làm chủ những gì trẻ biết tức là trẻ vận dụng những kinh
nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu cầu chơi. Có thể nói trẻ
thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tự nguyện và tự tin.
2.2.5. Đánh giá trẻ trong quá trình chơi:
Công tác kiểm tra, đánh giá trẻ trong quá trình chơi là một việc làm không thể
thiếu nhằm định hướng, hướng dẫn và khích lệ trẻ.
Trong quá trình trẻ nhập vai tham gia các hoạt động góc là một giáo viên tôi luôn
bao quát trẻ để có biện pháp và cách xử lí kịp thời, phù hợp và động viên khuyến khích
trẻ chơi tốt hơn. Tôi để trẻ sẽ tự giải quyết các vấn vấn đề theo suy nghĩ của trẻ. Bản
thân tôi hiểu được rằng khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống
thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng
cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Tình huống
chơi và những hành động chơi ảnh hưởng thường xuyên đến sự phát triển của hoạt động

trí tuệ đặc biệt là tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Trong hoạt động vui chơi đứa trẻ học
thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau. Đó chính là cơ sở để
phát triển trí tưởng tượng, vui chơi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ, tình huống chơi đòi hỏi mọi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ
giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu đứa trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện
vọng, ý kiến của mình, nếu trẻ không hiểu được lời chỉ dẫn hay bàn bạc của bạn cùng
chơi thì trẻ không thể tham gia vào trò chơi được.
Bên cạnh đó tôi nhận thấy rằng vui chơi tác động rất mạnh đến đời sống tình cảm
của trẻ. Đứa trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó. Trong khi chơi nó tỏ
9


ra rất sung sướng và nhiệt tình. Khi phản ánh vào trò chơi những mối quan hệ giữa
người với người và nhập vào những mối quan hệ đó thì những rung động mang tính
người được gợi lên ở trẻ. Trong trò chơi trẻ thể hiện được tình người. Trò chơi tác động
mạnh đến trẻ em trước hết là vì nó thâm nhập một cách dễ dàng hơn cả vào thế giới tình
cảm của chúng mà tình cảm đối với trẻ lại là động cơ hành động mạnh mẽ nhất. Giáo
viên cần động viên khích lệ trẻ, ở hoạt động góc giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn,
giúp trẻ tạo ra những tình huống có vấn đề.
Ví dụ: Ở “Góc xây dựng” trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân, những việc làm của
trẻ giáo viên có thể quan sát xem sự cần cù, cặm cụi làm việc của người công nhân, sự
hợp tác với nhau trong công việc của trẻ để giáo viên có thể gợi ý, uốn nắn kịp thời, tạo
cho trẻ những đức tính lao động tốt. Hay ở góc “phân vai” trẻ thể hiện là bác sĩ tốt hết
lòng chăm sóc bệnh nhân của mình nhưng hoạt động của trẻ không phải nhằm đến mục
đích cuối cùng để chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu xã hội của
trẻ - làm quen và tham gia vào xã hội người lớn, tức là hoạt động góc của trẻ không
nhằm làm ra sản phẩm mà nằm trong sự hấp dẫn của quá trình hoạt động.
Ví dụ: Ở “Góc học tập” Trẻ tái tạo lại những gì cô dạy trẻ trên tiết học hoặc những
kiến thức chưa truyền tải hết trong tiết học, nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ bền vững, tư
duy trừu tượng phát triển, tư duy logic, tư duy ngôn ngữ phát triển.

2.2.6. Phối hợp với phụ huynh:
Phối hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng. Bởi việc giáo dục trẻ là sự
phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ được khắc
sâu hơn nếu cả gia đình và cô giáo cùng dạy trẻ. Giáo viên nên trao đổi với phụ huynh
về trẻ khi học và chơi ở lớp không những thế giáo viên còn trao đổi về các mặt phát triển
của trẻ khi được học và được chơi để phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến
trường và có những cử chỉ đẹp tôn trọng cô giáo. Từ đó phụ huynh sẽ động viên cháu đi
học đều hơn. Bên cạnh đó là giáo viên đứng lớp tôi mạnh dạn tuyên truyền phụ huynh
để xin lịch cũ, họa báo, đồ dùng phế liệu lựa chọn hình ảnh để trang trí phù hợp làm
phong phú thêm các góc chơi.
2.3. Kết quả đạt được.
Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc tổ chức hoạt
động góc của trẻ ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể:
* Đối với trẻ:
- 100% trẻ rất yêu thích và hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi ở các góc.
Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, chơi hòa đồng, nhường nhịn các
bạn trong nhóm chơi.
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các vai chơi
ở các góc theo từng chủ đề khác nhau.
- Trẻ nhanh nhạy trong các tình huống, trẻ đó biết tự tổ chức các hoạt động chơi ở
các góc, thỏa thuận vai chơi, chơi đúng vai chơi.
Đặc biệt, thông qua hoạt động góc trẻ nhanh nhẹn, tự tin hơn khi giao tiếp. Trẻ có
nhu cầu chơi ở các góc khác nhau. Trẻ biết đoàn kết khi chơi ở các góc, Trong quá trình
10


chơi trẻ có thể tự điều chỉnh một số hành
Qua đánh giá trẻ cuối học kỳ 2 vừa qua, kết quả cho thấy:
TT
1

2
3

Tiêu chí
Trẻ hoạt động tích cực
vào hoạt động góc
Kỹ năng chơi hoạt động
góc
Hứng thú tham gia vào
hoạt động góc

vi

không

phù

hợp.

Chưa Tỷ Thỉnh Tỷ Thường
Ghi
Tỷ lệ %
có lệ % thoảng lệ % xuyên
chú
0

0

0


0

40/40

100

0

0

2/40

5

38/40

95

0

0

0

0

40/40

100


* Đối với giáo viên:
Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ dùng đồ chơi và trang trí các
góc chơi sinh động lôi cuốn, kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động.
Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động. Đồng thời tạo
được sự đoàn kết, thân thiện, sự nỗ lực hoàn thành tốt vai chơi của trẻ.
Giáo viên góp phần xây dựng lấy trẻ làm trung tâm thông qua việc trẻ tự lựa chọn
và thể hiện vai chơi của mình.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh rất phấn khởi và quan tâm hơn về việc tổ chức cho trẻ những hoạt động
“Học mà chơi, chơi mà học”. Đồng thời tự nguyện đóng góp nguyên liệu, phế liệu để cô
và cháu cùng chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Hoạt động góc là một hoạt động ý nghĩa và thiết thực xoay quanh trẻ, lấy trẻ làm
tung tâm. Bởi trong quá trình chơi trẻ tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi,
nội dung hoạt động. Hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự
giả vờ lại mang tính chất rất thật.
Các trò chơi trong hoạt động góc không ngừng làm cho trí tuệ trẻ phát triển mạnh
mà còn ảnh hưởng đến phát triển tình cảm xã hội của trẻ. Là phương tiện giáo dục đạo
đức cho trẻ hướng tới cái đẹp, hình thành hành vi xã hội của trẻ, thông qua đó giáo viên
có thể nhận ra những hành vi không đúng để kịp thời uốn nắn trẻ, hình thành thái độ tích
cực của trẻ đối với bản thân.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động góc thì người giáo viên là người nắm
chắc phương pháp, có những biện pháp tổ chức linh hoạt thì mới tạo được sự hứng thú
cho trẻ khi tham gia hoạt động.
Từ kết quả của việc tổ chức hoạt động chơi lấy trẻ làm trung tâm ở các góc trong
các hoạt động ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2017 2018 bước đầu có những hiệu quả tích cực đối với trẻ và phụ huynh. Bản thân tôi nhận
thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm
11



ở các đơn vị bạn, để làm thế nào tổ chức các hoạt động góc vào các hoạt động của trẻ
5 - 6 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường nói chung được phát triển toàn diện,
thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung
tâm đặc biệt là thông qua hoạt động góc thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
ngày một nâng cao, đạt được mục tiêu đề ra không phụ lòng tin của các bậc phụ huynh
và sự mong muốn của xã hội.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với nhà trường:
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu với các cấp, ban ngành, đoàn
thể, các tổ chức và cá nhân để huy động có nguồn kinh phí mua sắm các loại đồ dùng,
đồ chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp.
- Hàng năm bổ sung thêm tài liệu về lấy trẻ làm trung tâm, cũng như việc ứng
dụng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non cho giáo viên. Điều này
góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên về chuyên đề này.
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan trường bạn để học tập kinh nghiệm trong
việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động của trẻ.
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên thường xuyên chuyên đề tổ chức các hoạt động
lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động của trẻ.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức tập huấn chuyên đề, giới thiệu phổ biến các hoạt động lấy trẻ làm trung
tâm cho giáo viên để giáo viên có vốn hiểu biết về chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm.
* Đối với địa phương:
- Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, tu
sửa nâng cấp trường lớp tạo điều kiện cho trẻ hoạt động.
Từ thực tế lớp tôi phụ trách, với những khó khăn mà bản thân tôi gặp phải tôi đưa
ra một số biện pháp, những kiến nghị, đề xuất để tháo gỡ những vướng mắc trong việc
nâng cao chất lượng hiệu quả tổ chức hoạt động góc lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6
tuổi trong trường mầm non. Mong rằng những biện pháp này sẽ được áp dụng một cách
có hiệu quả khi được các cấp, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới

trong công tác vận dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng với nhu
cầu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giai đoạn hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
12


TRƯỜNG MẦM NON SƠN THỦY
Họ và tên người viết: Nguyễn Thị Hoài Duyên
Tên đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động góc lấy trẻ
làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi.”
Nhận xét của Hội đồng khoa học trường Mầm non Sơn Thủy:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………… ......................
Xếp loại: ……………………………

Sơn Thủy, ngày

tháng

năm 2018

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Bùi Thị Thương


13



×