Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN NHANH KÌ THI THPTQG 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.73 KB, 45 trang )

bí kíp ​::::::::::::

 

VĂN CHƯƠNG 
#​7 điểm dễ dàng 
#trọng tâm 
#nóng hổi 
 

 
 
 

TÀI LIỆU ĐẶC BIỆT DÀNH RIÊNG CHO BẠN 
 
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Bạn đang bất lực và chán nản với môn Văn? 
Không muốn viết, vẫn muốn chắc các kỹ năng cơ bản? 
Muốn có tất cả các kiến thức lõi 
Biết trọng tâm của đề thi 
Biết mình đang yếu phần nào để bù đắp? 
Hoang mang với chương trình hiện tại? 
Muốn nắm bắt các xu hướng ra đề mới nhất 



 
   
fb.com/​bang.humblebrag+/100016679072842 
 
0353530711 
 
 
 

,,


 

1


Đàm Nhật Lệ 
Lê Hữu Bằng 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

TUYỂN TẬP ĐỀ VĂN VÀ LỜI GIẢI CHẤT LƯỢNG 
 
MỤC LỤC 
Đọc hiểu và nghị luận xã hội(3) 
Đề 1 



Đề 2 



Đề 3 

13 

Đề 4 

16 

Đề 5 

19 
Nghị luận văn học(22) 

Dàn ý chung 

23 

Dạng 1 


24 

Dạng 2 

29 

Dạng 3 

34 

Tips 

42 

Nhận định văn học 

43 

 

 
 
2


ĐÔI LỜI 
 
Khi bạn lo sợ không thể tốt nghiệp được môn văn nhưng lại 
không có thời gian để học, nó là tài liệu dành cho bạn. 

Nếu bạn không hề thích Văn, nhưng vẫn phải thi nó để tốt 
nghiệp vào năm học khó lường như năm nay, tài liệu này 
dành cho bạn. 
ĐÂY KHÔNG CHỈ LÀ TÀI LIỆU, MÀ CÒN LÀ TÂM SỨC CỦA BỌN 
MÌNH, CHẮT LỌC NHỮNG GÌ HỮU ÍCH NHẤT CHO CÁC BẠN. 
Cuốn sách được chia làm 2 chuyên đề: đọc hiểu-nghị luận xã 
hội và n
​ ghị luận văn học. Các bạn sẽ xem thử bản thân các 
bạn còn thiếu sót ở đâu và xem lại trong sách vở, trong đây 
chỉ là phương pháp học, còn thực sự đạt điểm như các bạn 
muốn thì cần thêm một chút nỗ lực nữa, cần vài ngày xem lại 
cho một điểm 7 hoàn toàn không phải là điều khó! 
Để hỗ trợ tốt nhất cho các bạn, chúng mình có lập ra một 
trang giải đáp thắc mắc, mọi người khi mua sách liên hệ tác 
giả để được hướng dẫn cách học và kiến thức trọng tâm nhé! 

 

 
 
 
 
 
 
 
 

​CẢM ƠN VÌ SỰ TIN TƯỞNG CỦA BẠN 

3



MỤC ĐẦU TIÊN 
 

ĐỌC HIỂU & 
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
 
………………………………………………………………………………….. 
 
Các thông tin mới cập nhật 
Kĩ năng mới 
Tổng quát kiến thức cơ bản 
Các tips giải quyết đề ăn điểm 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

4



ĐỀ 1 
ĐỌC HIỂU 
HỌC GIỎI HAY HỌC DỐT CHỈ LÀ HIỆN TƯỢNG, CÒN SỰ GIỎI GIANG HAY 
DỐT NÁT MỚI LÀ BẢN CHẤT 
Trang Phạm và Trần Thanh Tâm, hai hotgirl phát ngôn 2 câu trong ảnh 
dưới đây, may mắn có được vẻ ngoài hình xinh đẹp nên nhờ đó mà 
được nhiều người chú ý thì đó là điều tốt. Nhưng xin các bạn hãy có 
trách nhiệm với sự nổi tiếng của mình bằng cách đóng góp các giá trị 
cho cộng đồng và tránh đưa ra những phát ngôn cổ xúy vật chất như 
vậy. 
Mình đã xem video của cả 2 bạn trên, mặc dù đúng là do bị người khác 
nói khích “Bỏ học cấp 3 thì có sợ bị người khác khinh không”, nhưng 
cách trả lời kiểu “Học ngu còn hơn học giỏi mà không kiếm được tiền” 
thể hiện rõ bản chất là còn trẻ nên chưa trải chuyện đời. 
Những tấm gương thành công trên thế giới thì thường bị truyền thông 
một cách lệch lạc để thu hút con người. Bill Gates với Mark Zuckerberg 
bỏ học, nhưng họ bỏ học Harvard, chứ không phải trường làng. Họ bỏ 
học là biểu hiện, nhưng trí thông minh của thiên tài lại là bản chất. 
Tương tự, khi bạn thấy một người thi đại học chỉ được 15 điểm 3 môn mà 
giàu, mà thành công, thì đừng vội nghĩ học lên cho 25, 30 điểm cũng 
chả để làm gì. 
(...) 
Vũ Phương 
CÂU 1:​ Phương thức biểu đạt chính? 
CÂU 2​: Theo tác giả, tại sao Bill Gates và Zuckerberg lại bị truyền thông 
lệch lạc? 
CÂU 3​: Theo anh chị, tại sao những hiện tượng như Trần Thanh Tâm và 
Trang Phạm lại trở nên nổi tiếng? 
CÂU 4​: Bài học lớn nhất cho anh chị qua bài viết trên? 


VIẾT VĂN 
CÂU 1​: Suy nghĩ của anh chị về sức mạnh của đồng tiền. 
 

5


 
 
GIẢI ĐỀ 1:  
ĐỌC HIỂU: 
1. Nghị luận (khi nó bàn về một vấn đề nào đó, có nêu các quan 
điểm, lí lẽ) 
2. Bill Gates và Mark Zuckerberg bị truyền thông làm lệch lạc để thu 
hút con người, hấp dẫn sự chú ý cho mục đích của riêng họ (đây 
là câu mà bạn cần đọc kỹ văn bản để trả lời, lấy ý trong văn bản 
và chép lại) 
3. Không chỉ Trang Phạm, Trần Thanh Tâm mà đang có rất nhiều 
các bạn trẻ khác nổi tiếng “chỉ sau một đêm” chỉ với những câu 
nói, hành động khác biệt, thậm chí dị biệt. Lý giải cho điều này, 
có hai nguyên nhân, trước hết là do tâm lý hiếu kì của con người, 
dễ bị thu hút bởi những suy nghĩ lạ, những lời nói trái lý, nhạy 
cảm, không được nhiều người chấp nhận. Thứ hai là do phương 
tiện truyền thông hiện đại phát triển, việc đưa tin dễ dàng, nhiều 
người tham gia vào mạng xã hội. Có thể đưa ra một số ví dụ khác 
như Tùng Sơn, Quân Kun, bà Tưng… Dĩ nhiên vẫn sẽ có những 
người tích cực như Khánh Vy… Nhưng hầu đa đều dị biệt, có 
những hành vi khó chấp nhận. Điều này cũng cho thấy giới trẻ 
chúng ta đang ngày càng suy nghĩ lệch lạc cần chấn chỉnh.(Để 

làm được câu này, bạn cần viết một đoạn nghị luận xã hội thu 
nhỏ, trình bày một cách rõ ràng. Bạn cần xác định trọng tâm câu 
hỏi là “tại sao?” và phải cố tìm ra lí do để giải thích, lý do đó sẽ thể 
hiện độ thông minh của bạn. Bạn nên tập cho mình thói quen suy 
nghĩ logic khi gặp một vấn đề nào đó, không biết có thể hỏi mọi 
người nhé) 
4. Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học nhé. Ở đây bài học được 
mình đề xuất là: Hãy cố gắng sống thực chất, không theo đuổi 
những thứ xa vời, ảo tưởng, những giá trị hào nhoáng bên ngoài. 
Sống thực chất nghĩa là nâng cao những giá trị thực bản thân có. 
Đó có thể là trí tuệ, là năng khiếu. Tại sao lại cần theo đuổi những 
giá trị thật? Giá trị thật giúp chúng ta đi lên đúng bằng năng lực, 
đem lại sự tự hào và tôn trọng của mọi người. Những thứ giả dối 
bên ngoài một khi đổ bể sẽ khiến ta bị gục ngã và bị những người 
xung quanh coi thường. (Để làm được câu này, ta cần chọn cho 
mình một bài học, và lý giải tại sao lại cần phải như thế, mỗi văn 

6


bản có hàng ngàn bài học, miễn sao chúng ta chọn được cái phù 
hợp với mình để nói được nhiều, tránh viết lan man nhé) 
VIẾT VĂN 
1. Phương pháp: Nghị luận xã hội cần đi theo 5 bước, đây là thần 
chú phải thuộc: giải thích phân tích chứng minh bình luận bác bỏ 
Phần phân tích ở đây sẽ có 4 ý nếu là bài viết về hiện tượng đời 
sống: thực trạng- nguyên nhân- hậu quả- biện pháp và ý “vì sao?” 
nếu là tư tưởng đạo lý 
Ở đây vấn đề là “tiền”, là dạng đề kết hợp, ta sẽ kết hợp phần 
phân tích, mình sẽ viết bài theo từng thao tác để các bạn dễ thấy: 

1. MỞ BÀI: “Trong tay sẵn có đồng tiền/ Dầu lòng đổi trắng thay đen 
khó gì?”. Đồng tiền lâu nay đóng một vai trò rất quan trọng đối với 
mỗi chúng ta, và trong thời hiện đại, sức mạnh của nó lại càng 
mạnh hơn bao giờ hết 
2. THÂN BÀI: 
a. Giải thích: Tiền là gì? Nó là vật ngang giá chung, dùng để 
thuận tiện trong buôn bán, giao thương.  
b. Phân tích​:  
Tại sao nói đồng tiền có sức mạnh? Sức mạnh của tiền ở 
đâu? Tiền có sức mạnh vì nó được dùng để mua, để đổi 
những thứ con người không có, từ những thứ cơ bản nhất là 
thực phẩm, nhu yếu phẩm cho đến địa vị xã hội, chức danh. 
Rõ ràng những người có tiền sẽ được cho là có tiếng nói và 
được nể trọng hơn.  
Thực trạng: vì tiền mà người ta bon chen nhau hơn, vì tiền 
mà người ta ganh đua nhau. Người ta dùng tiền để mua 
điểm, mua chức, mua bằng, gây ảnh hưởng đến xã hội.  
Nguyên nhân​: Thực ra tiền không có suy nghĩ, con người mới 
chính là thứ áp đặt lên đồng tiền những điều mà nó không 
có. Con người vẫn nhận thức kém về giá trị sống của mình 
và lầm tưởng tiền là tất cả. 
Hậu quả: người ta coi tiền là chuẩn mực sống, người ta đua 
nhau kiếm thật nhiều tiền và rồi tự hỏi “tiền nhiều để làm gì?” 
Biện pháp: suy nghĩ kĩ, hiểu bản thân, tự biết mình cần gì 
thích gì, tỉnh táo trước đồng tiền, hãy thực hiện theo triết lí 

7


của Google: “Chúng tôi kiếm tiền để làm điều chúng tôi 

thích” 
c. Chứng minh: đưa một số dẫn chứng mà bạn biết về người 
thật, việc thật: Đặng Lê Nguyên Vũ là chủ của tập đoàn Cafe 
Trung Nguyên. Vốn là tập đoàn lớn nên tài sản của ông rất 
lớn. Nhưng không may mắn là về sau này, chuyện vợ chồng 
tan vỡ cùng với nhiều khủng hoảng khác, lúc bấy giờ ông 
mới nhận ra tiền không đem lại tất cả, và ông thốt lên cay 
đắng rằng: “Tiền nhiều để làm gì?”. Nêu dẫn chứng và chú ý 
cần phân tích dẫn chứng. 
d. Bình luận: 
- Bình (đánh giá​): Tiền đem lại cho ta nhiều thứ, việc kiếm tiền 
chưa bao giờ là sai, cái sai là do ta dùng nó sai cách)  
- Luận (Phản đề, mở rộng): Sức mạnh của tiền tất nhiên hạn 
chế, không phải lúc nào cũng đem đến cho ta mọi thứ. Tiền 
mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe, mua 
được đồng hồ chứ không mua được thời gian…   
- Phê bình những kẻ hiểu sai ý nghĩa đồng tiền, những kẻ 
không có mục đích sống, tầm mắt không vượt qua được chữ 
tiền 
3. KẾT BÀI: Bài học cho mỗi chúng ta, khi đang là học sinh luôn cần 
học hỏi, trau dồi, tỉnh táo trước đồng tiền và sử dụng nó vào mục 
đích có ích. Chúng ta tạo ra đồng tiền để phục vụ mình, đừng 
biến ta thành nô lệ của nó. 
 

TIPS 
Bạn thấy đó, bạn phải thành thạo thao tác lập luận mới có thể trả lời các 
câu hỏi ở đọc hiểu và nghị luận xã hội, thậm chí là ở nghị luận văn học. 
Bản chất của các thao tác lập luận: 
- Giải thích: trả lời câu hỏi là gì? 

- Phân tích​: vì sao, như thế nào? 
- Bình luận: thực ra phân tích là để bình luận, bình luận là nêu nhận 
định, ý kiến, ví dụ: bạn đẹp quá! nhưng chỉ ra bạn đẹp ở đâu, đẹp 
thế nào thì là phân tích. 
- Chứng minh: nêu dẫn chứng và kết hợp phân tích dẫn chứng để 
làm rõ vấn đề. Ví dụ bạn đưa một bức tranh bạn vẽ được nhận giải 
thưởng, và bạn nó là, vì bạn vẽ đẹp mới được nhận thưởng, đó là 
chứng minh 
Có khi bạn chỉ cần dùng 1 loại thao tác, nhưng có khi phải kết hợp. Một 
bài nghị luận phải có tất cả các bước này, và bạn phải nhớ rằng các 
phần liên kết phải chặt chẽ với nhau nhé! 

8


 
ĐỀ 2 
ĐỌC HIỂU 
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM 
 
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em  
Nhưng làm được những điều phi thường lắm  
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm  
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.  
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao  
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng  
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận  
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.  
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy 
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế  

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể  
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.  
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan  
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại  
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi  
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.  
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương  
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng  
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn  
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.  
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa  

9


“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” 
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi  
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.  
Từ mái trường này em sẽ lớn lên  
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước  
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước  
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.  
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm  
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả  
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa  
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam! 
Cô giáo Chu Ngọc Thanh 
CÂU 1​: Phương thức biểu đạt 
CÂU 2:​ Những hành động nhân nghĩa nào của dân tộc được tác giả nêu 
ra qua bài thơ trên? 

CÂU 3:​ Theo anh chị, tại sao đất nước ta phải nhân nghĩa, hòa hảo, mở 
rộng lòng mình giữa đại dịch? 
CÂU 4​: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh chị? 

VIẾT VĂN 
CÂU 1:​ Dân tộc Việt Nam xấu? 
 
 
 
 
 
 
 

10


 
GIẢI ĐỀ 2: 
ĐỌC HIỂU 
1. Biểu cảm (nó có các câu, các từ bộc lộ cảm xúc), miêu tả (các từ 
miêu tả màu sắc, tính chất) (Lưu ý đây không phải câu hỏi phương 
thức biểu đạt chính nên chúng ta cần nêu ra tất cả). Ở thơ, 
phương thức biểu đạt chính thường là biểu cảm. 
2. Cả nước cùng đồng lòng từ chính phủ- quân đội- nhân dân, tiếp 
tế nước nước bạn, cứu những người gặp nạn trên tàu 
3. Việc nhân nghĩa, hòa hảo, mở cửa là một trong những điều kiện 
tiên quyết chúng ta hội nhập trong bối cảnh xã hội đang ngày 
càng đổi mới và phát triển, bắt kịp xu thế để vươn liên. Nhân 
nghĩa, hòa hảo nghĩa là đối xử có tình, có nghĩa, đồng thời luôn 

giữ thái độ thân thiện, tích cực. Trong những ngày dịch, nó thể 
hiện thiện chí của chúng ta với bạn bè quốc tế, thêm bạn bớt thù. 
Đồng thời đó là một việc làm thể hiện và phát huy truyền thống 
nhân đạo, nhân nghĩa từ xa xưa của dân tộc ta. 
4. Ở đây chúng ta có thể chọn nhiều thông điệp. Thông điệp được 
gợi ý là: “Để em vẽ hình tổ quốc ở trong tim/ Nhớ nghe em ta 
chẳng phải đi tìm”. Tổ quốc phải luôn được để ở trong tim ta, phải 
luôn yêu quý Tổ quốc, tình cảm đó là tình cảm đầu tiên, quý giá và 
thiêng liêng nhất. Tại sao việc yêu nước lại quan trọng đến thế? 
Yêu nước là tiền đề để ta tôn trọng gốc gác của chính mình, để 
biết yêu thương dân tộc, phát triển giống nòi, làm cho xã hội 
phồn vinh, tốt đẹp. Song song với đó là bảo vệ quê hương, bờ cõi, 
nâng niu những giá trị ngàn đời của dân tộc. 
( Các bước làm đều đã được nêu ở câu 1, chỉ đổi dạng câu hỏi) 
VIẾT VĂN 
1. “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. 
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhỏ, nhưng chúng ta đã để lại 
rất nhiều tiếng thơm. Nhưng song song với đó vẫn có những tồn 
tại, những thiếu sót. Vậy chúng ta nên nhìn vào khía cạnh nào? 
Liệu rằng “dân tộc Việt Nam” có “xấu”? “Xấu” nghĩa đen có nghĩa là 
trái với quy chuẩn về cái đẹp. Xấu cũng nghĩa là xấu xa, không tốt 
đẹp, gây hại đến người khác. Nói dân tộc Việt Nam xấu có nghĩa 
là nói dân tộc Việt Nam không có bất cứ một điều gì tốt đẹp, đáng 
trân quý, đáng ca ngợi. Điều này là sai lầm. Dân tộc Việt Nam là 
một dân tộc anh dũng. Chúng ta đã từng chống chọi với rất nhiều 
kẻ thù xâm lược, qua bao cơn gian khó từ “Triệu Đinh Lý Trần” 
11


nhưng vẫn kiên cường đến tận giờ phút bây giờ. Chúng ta là một 

dân tộc hòa hảo nhân ái khi luôn muốn có quan hệ tốt đẹp với tất 
cả các quốc gia, luôn mở cửa để học hỏi và hoàn thiện mình, 
thậm chí chúng ta còn cứu trợ nhân đạo những quốc gia trong 
khó khăn. Như trong đại dịch vừa rồi, chúng ta đoàn kết, chúng ta 
đồng lòng, chúng ta gửi đến Mỹ, đến châu Âu những trang thiết bị 
y tế lúc họ đang thiếu thốn. Vậy chúng ta có xấu hoàn toàn 
không? Dẫu vẫn biết chúng ta vẫn có những hạn chế nhất định 
nhưng rõ ràng, không một quốc gia nào là thiên đường, ai cũng 
có những vấn đề riêng và cái chúng ta cần là thoát khỏi định kiến, 
chung lòng để xây dựng đất nước phát triển chứ không phải dành 
thời gian để phán xét. Ta ca ngợi những người luôn giúp đất nước 
phát triển và phê bình những thành phần phản động, không hiểu 
chuyện để làm dư luận hoang mang. Yêu nước, yêu dân tộc là một 
việc làm chưa bao giờ sai, chỉ có việc chà đạp, bôi xấu nó là hoàn 
toàn trái lý. Là học sinh cần phải trau dồi, tích cực trau dồi lòng 
yêu nước một cách đúng đắn, luôn cân nhắc đúng sai trước 
những lời tiêu cực bên ngoài. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, 
hãy hỏi rằng ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”. 
 

TIPS 
-

Các bạn nên đưa các dẫn chứng có t​ ính thời sự 
Giải thích rất quan trọng. Chỉ khi bạn biết cách giải thích cặn kẽ, 
đúng đắn, rõ ràng thì bạn mới có thể phân tích và chứng minh 
tốt. Hãy cố tập thói quen này. 
Mở đầu và cuối nên có những t​ rích dẫn liên quan đến bài. Lưu ý 
là trích dẫn phải phù hợp. ​T​rích dẫn mở đầu là cái để chúng ta 
tạo ấn tượng, do đó phải chọn những câu t​ hật sát. Câu ở ​kết là 

những câu mang tính thông điệp, như là hô hào, kêu gọi.​ Chúng 
ta có thể tìm danh ngôn ở nhiều trang web, thực ra lười đến mấy 
cũng nên tìm cho mình nhiều câu danh ngôn bỏ túi bạn nhé! 
 
 

 
 
 
 

12


 

ĐỀ 3: 
ĐỌC HIỂU 
Hàng trăm nghìn trẻ em có thể bị chết đói do dịch COVID-19 
Đây  là  cảnh  báo  của  LHQ  về  những  hậu  quả  của  suy  thoái  kinh  tế  do 
COVID-19 gây ra đối với trẻ em trên toàn thế giới. 
Theo  ước  tính  của  LHQ,  khoảng  42  -  66  triệu  trẻ  em  có  thể  rơi  vào  tình 
trạng  nghèo  đói  do  hậu  quả  của  COVID-19,  khoảng  386  triệu  trẻ  em 
đứng  trước  nguy  cơ  bị  suy  dinh  dưỡng.  Điều  này  là  nguyên  nhân  khiến 
hàng  trăm  nghìn  trẻ  em  có  thể  tử  vong  trong  năm  2020.  Ngoài  ra,  do 
các  biện  pháp  phòng  dịch,  tình  trạng  bạo  lực  gia  đình,  nhất  là  với  trẻ 
em  cũng  đang  có  nguy  cơ  gia  tăng.  Tổng  Thư  ký  LHQ  đã  kêu  gọi  các 
nước  cần phải hành động ngay để ngăn chặn những mối đe dọa đối với 
trẻ em. 
Như Thủy (VTV9) 

CÂU 1​: Phong cách ngôn ngữ? 
CÂU 2​: Những nguy cơ nào có thể xảy ra với trẻ em nghèo trong dịch 
Covid 19? 
CÂU 3​: Sự nghèo đói là một phần nguyên nhân gây ra những tệ nạn 
khác, anh chị nghĩ sao về điều đó? 
CÂU 4​: Cảm xúc và bài học nhận thức anh chị nhận được qua đoạn 
trích trên. 

VIẾT VĂN 
CÂU 1​: Dựa vào phần đọc hiểu, hãy viết một bài văn về lòng trắc ẩn. 
 
 
 
 
 

13


 
GIẢI ĐỀ 3: 
ĐỌC HIỂU 
1. Báo chí (khi nó là một bản tin trên báo. Nếu nó có phương thức 
biểu đạt nghị luận thì 80% phong cách là chính luận nhé) 
2. Những nguy cơ: nghèo đói, suy dinh dưỡng, tử vong, bạo hành. 
3. Sự nghèo đói là tình trạng xảy ra ở những người không có của cải 
vật chất và mức thu nhập thuộc mức thấp của xã hội. Họ không 
đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu, phải sống trong một điều 
kiện tồi tệ. Sự nghèo đói rõ ràng có thể gián tiếp gây ra những tệ 
nạn khác trong xã hội. Khi nghèo đói, những đứa trẻ thất học, thế 

hệ tương lai không thể phát triển. Những gia đình không có kiến 
thức dẫn đến việc không có cách nào để nâng cao thu nhập, kế 
hoạch hóa gia đình. Những người trong độ tuổi lao động không 
có việc làm dẫn đến trộm cắp, ma túy, rượu bia… 
4. Qua đoạn trích rõ ràng ta vừa thấy đáng buồn vừa đáng lo, đồng 
​ áng buồn vì thế 
thời biết quý trọng những điều mình đang có. Đ
giới vấn đang có những số phận đáng thương, không có điều kiện 
sống trung bình với xã hội, họ phải chịu cực khổ và không có lối 
thoát.​ Đáng lo​ vì đây là một vấn đề nan giải, chính quyền bất lực 
và không biết làm sao để cải thiện, tương lai của những con người 
ấy vẫn sẽ tiếp diễn mãi như thế. Vì buồn và lo, chúng ta liên hệ tới 
mình​ và vẫn thấy mình may mắn hơn so với những con người ấy. 
Chúng ta được sống trong điều kiện tốt hơn và vì vậy chúng ta 
cần phải biết quý trọng những điều chúng ta đang có hiện tại 
VIẾT VĂN 
1.  
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng 
Để làm gì em biết không, để gió cuốn đi” 
Con người trong cuộc sống cần đến lòng tốt, và lòng tốt ấy có cội 
nguồn từ chính lòng trắc ẩn bên trong mỗi chúng ta. Lòng trắc 
ẩn, hay là lòng từ bi, lòng thương cảm, chính là những phần tốt 
trong tâm hồn mỗi chúng ta, hay nói đơn giản hơn, đó chính là 
lòng yêu thương con người. Lòng trắc ẩn đóng một vai trò rất lớn 
trong cuộc sống của mỗi con người, vì sao? Nhờ có lòng trắc ẩn 
mà con người sống hòa thuận, phải đạo, lương thiện với nhau, xây 
dựng một cuộc sống hạnh phúc, không xung đột. Nếu không có 

14



lòng trắc ẩn, con người sẽ tùy tiện gây đau khổ lẫn nhau, chà đạp 
bon chen lên cuộc sống của nhau. Tuy nhiên trong đời sống, rõ 
ràng ta thấy đang có rất nhiều những người vô cảm, họ lao vào 
bắt nạt, hủy hoại cuộc sống của người khác. Đặc biệt với sự phát 
triển của mạng xã hội, việc công kích như thế lại trở nên phổ biến 
hơn. Câu chuyện về cuộc tẩy chay tập thể đối với ca sĩ Taylor Swift 
năm 2016 là một ví dụ điển hình. Vợ chồng nhà West đã sử dụng từ 
ngữ khiếm nhã để chỉ về Taylor. Taylor đã không đồng tình với 
điều này. Nhà West sau đó tung một đoạn video bị cắt xén để nói 
rằng Taylor đã chấp nhận. Cuối cùng Taylor phải chịu dao búa 
dư luận, không ai thèm quan tâm cô đã tổn thương thế nào trong 
những năm tháng sau đó, để lại những vết thương lòng khó tránh 
khỏi mãi về sau này. Như vậy có thể thấy rằng tình yêu thương 
luôn cần đặt lên đầu tiên, nó là thứ tiên quyết cho một cuộc sống 
ý nghĩa và hạnh phúc. Tuy nhiên tình thương phải đặt đúng lúc, 
đúng chỗ, không được nhầm lẫn giữa nhân từ và ngây thơ. Cần 
lên án những đối tượng lợi dụng lòng tốt của người khác để 
chuộc lợi cho mình. Là học sinh cần tích cực trau dồi và học hỏi 
nhiều hơn, tạo cho mình lối sống lành mạnh, biết sẻ chia và thấu 
hiểu với mọi người, vì cuối cùng: “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, 
đó là yêu thương nhau”. 

TIPS 
Nêu ra dẫn chứng và cần phân tích​ một cách ngắn gọn, súc 
tích, nổi bật được vấn đề. 
​ ề thông thường. Đề 
Nghị luận xã hội có 2 hướng ra: đề mở ​và đ
mở sẽ có dạng như: “ngọn lửa”, “nhân ái”... Đề mở là dạng đề khó, 
cần có tư duy liên hệ. bạn có thể áp dụng chiến thuật đặt câu 

hỏi để tìm ý cho dạng đề này. Tùy mỗi đề sẽ có những câu hỏi 
riêng. Ví dụ với đề “ngọn lửa”: lửa là gì, lửa có những đặc tính 
nào, vậy nó có ý nghĩa gì, con người có liên hệ gì với ngọn lửa 
(đam mê chẳng hạn), vậy những đức tính đó cần thiết không, 
không có sẽ thế nào?... 

-

 
 

 
 
 
 
 

15


 
 
ĐỀ 4 
ĐỌC HIỂU  
 
Ấn Độ được biết đến là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao ngất 
ngưỡng trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi lệnh phong tỏa toàn bộ đất 
nước được ban hành từ 24/03/2020 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19, 
mức độ ô nhiễm tại Ấn Độ giảm xuống đáng kể. Đặc biệt, hiện tượng này 
đã giúp người dân nơi đây lần đầu tiên nhìn thấy dãy Himalayas từ nhà 

của mình sau 30 năm 
Gần đây, nhiều người dân Ấn Độ định cư gần dãy núi Himalaya đã chia 
sẻ các bức ảnh về những ngọn núi phủ tuyết trắng xóa vô cùng ấn 
tượng chụp tại nhà mình. Một người dân sống tại Jalandhar của Punjab 
cách dãy Himalaya khoảng 125 dặm (tương đương 201km) chia sẻ: “Tôi 
có thể nhìn thấy rõ các ngọn núi phủ tuyết trắng xóa từ nhà của mình 
và ngắm bầu trời đầy sao vào ban đêm, những điều này chưa từng xảy 
ra trước đây”. Nhiều người khác cũng bày tỏ thái độ vô cùng ngạc nhiên 
khi lần đầu nhìn thấy dãy Himalaya từ sân thượng của nhà mình sau 30 
năm. 
VTVnews 
CÂU 1​: Phép liên kết được sử dụng trong đoạn một? 
CÂU 2​: Tại sao những người dân có thể trông thấy dãy núi Himalaya? 
CÂU 3:​ Bài báo trên đang phản ánh thực trạng gì của thế giới nói 
chung? 
CÂU 4​: Bài học anh chị rút ra qua đoạn trích? 

 

VIẾT VĂN 
CÂU 1​: Khó khăn khiến con người biết cách trân quý những hạnh phúc 
bình dị xung quanh mình. Anh chị có đồng ý với điều đó? 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
16


 
 
 
GIẢI ĐỀ 4: 
ĐỌC HIỂU: 
1. Phép liên kết: phép nối: “Tuy nhiên”, thể hiện ý tương phản. 
2. Vì tình trạng không khí ở Ấn Độ đã bớt ô nhiễm trong những ngày 
phong tỏa vì Covid 19, mật độ bụi giảm khiến dãy núi lộ ra. 
3. Bài báo phản ánh sự ô nhiễm của môi trường sống đang diễn ra 
hết sức thậm tệ trên thế giới. Môi trường bị phá hủy để đổi lấy sự 
phát triển về kinh tế là một nước đi hết sức sai lầm. Con người dần 
sống xa tự nhiên hơn, bất chấp cả an toàn của chính mình. Không 
chỉ có ô nhiễm không khí như ở Ấn Độ, Trung Quốc. Mà đó còn là 
ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất và nguồn nước. Ta vẫn chưa quên 
vụ xả thải kinh hoàng tại Formosa, cũng chưa bớt ám ảnh bởi 
những cơn cháy rừng tại Amazon và nước Úc cùng với sự tắc 
trách của một số quan chức. Đã đến lúc ta cần lên tiếng mạnh mẽ 
hơn cho việc bảo vệ môi trường sống. 
4. Phải biết bảo vệ những giá trị tốt đẹp xung quanh mình. Không 
chỉ là môi trường, không chỉ là những mối quan hệ… Tất cả mọi 
thứ tốt đẹp và ngay cả những điều tốt đẹp trong chính bản thân 
mình cũng vậy, nó cần được phát huy và trân trọng. Himalaya là 
một kì quan, nhưng rõ ràng đã ba mươi năm mà người Ấn Độ vẫn 
không được nhìn thấy, phải chăng họ quá vô tâm với chính những 
điều tốt đẹp mà mình đang có. Chúng ta đừng bao giờ để mọi thứ 
đã trôi vào dĩ vãng mới hối tiếc, cần quý trọng giá trị của hiện tại. 

 
VIẾT VĂN 
1. (Đây là một câu khó, đòi hỏi kiến thức và kĩ năng nhuần 
nhuyễn, nếu như không chắc về khung xương của một bài 
nghị luận xã hội, hãy coi lại đề 1 nhé. 
Trước khi làm, cần tự hỏi: Tại sao khó khăn lại làm con người 
ta trân quý những điều bình dị? Có nên để đến khi gặp gian 
khó mới biết quý trọng những điều ở hiện tại? Vậy thì nên 
làm gì?) 
Trong hoa hồng có gai nhọn, trong mỗi khó khăn lại có 
những điểm sáng tiềm tàng cho ta nhiều giá trị và bài học. 
Đặc biệt là những lúc gian khó ấy, con người ta lại biết quý 
trọng những giá trị bình dị, những điều lâu nay ta không để 
ý tới. Khó khăn là những trở ngại ngăn ta đến với hạnh phúc, 
thành công. Tưởng rằng giữa khó khăn và hạnh phúc không 
hề có một điểm chung nào, nhưng thực tế nó lại có một mối 
17


quan hệ gắn kết đặc biệt. Tại sao khi khó khăn người ta lại 
biết trân quý những hạnh phúc bình dị hiện tại? Khi khó 
khăn, thường là lúc người ta phải sống chậm lại để hiểu 
mình hơn, khi ấy người ta sẽ nhìn nhận cuộc sống kĩ càng 
hơn và phát hiện ra những điều lâu nay mình không nhìn 
thấy. Hơn nữa khó khăn đi kèm với đau đớn, khổ sở, thất 
vọng. Khi con người ta trong tận cùng cảm xúc như thế, họ 
sẽ tìm đến những hạnh phúc nhỏ bé để an ủi chính mình, 
giúp mình vượt qua khó khăn. Trong đại dịch Covid 19, khi 
có lệnh phong tỏa ở nhiều quốc gia, mọi người phải ở nhà. 
Họ có thời gian để chăm sóc gia đình, chia sẻ với con cái, 

mọi người được ăn chung một bữa cơm. Thậm chí ở Pháp, 
họ hát cùng nhau, láng giềng chợt thân thiết hơn, cảm thấy 
cuộc sống như vậy thật hạnh phúc. Như vậy rõ ràng khó 
khăn không ngăn ta đến với hạnh phúc, nó chỉ là một cơ hội 
khác để ta tìm được niềm vui cho cuộc sống của chính mình. 
Tuy nhiên, không phải để đến những lúc khó khăn ta mới 
biết trân trọng, ta phải biết trân quý những giá trị ấy ngay 
trong hiện tại, trong từng giây phút ta sống. Hãy mở rộng 
lòng mình, hạnh phúc không ở đâu xa mà ngay ở chính thế 
giới xung quanh. Là học sinh, vừa cần cho mình mục tiêu xa 
trong tương lai, nhưng đồng thời cũng cần quý trọng những 
điều trong hiện tại vì cuối cùng: Thành công và hạnh phúc 
nằm trong bạn. Quyết tâm hạnh phúc, và niềm vui sẽ đi 
cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống 
lại nghịch cảnh (Helen Keller). 
 
 

TIPS 
-

Cần chú ý xem các chương trình tin tức và xem cách họ dẫn 
dắt, lập luận, nêu và phân tích dẫn chứng. 
Đừng bao giờ bỏ quên dàn ý​, trước khi viết hãy chú ý tới dàn 
ý, bài làm có thể ngắn cũng được, dài cũng được nhưng 
chắc chắn phải có dàn ý. 
Đọc các sách của một số tác giả như Nguyễn Phương Mai, 
Đặng Hoàng Giang để biết cách lập luận thuyết phục. Càng 
theo dõi những người này, khả năng lập luận của bạn sẽ tốt 
lên, vốn hiểu biết của bạn cũng sẽ rộng hơn. 

 
 

 
 
18


 

 
ĐỀ 5: 
ĐỌC HIỂU 
Tuy  không  bật  âm  thanh,  tôi  chỉ  có  thể  xem  được  chừng  10  giây  ở  mỗi 
clip.  Hình  ảnh  những  người  phụ  nữ  xúm  lại  xô  đẩy  cô  gái  ăn  trộm  tóc 
đen  dài  quá  vai  đang gào thét van xin tới mức mặt mũi biến dạng, cảnh 
họ  giằng  tóc,  xé  áo,  cùng  nhau  gỡ  một  cái  dây  để  trói  cô  vào  cột,  hình 
ảnh  mấy  người  đàn  ông  đội  mũ  bảo  hiểm  lạnh  lùng  giơ  cao  cây  gậy 
phang  một  thanh  niên  ăn  trộm  bị  trói  nằm  dưới  đất,  mỗi  cú  quật  khiến 
những  người  vây  quanh  phải  giật  nảy  người  và  quay  mặt  đi,  khiến  tôi 
phải  đóng  băng  bất  động  trong  tư  thế  của  mình.  Và  trong  tất  cả  các 
clip,  tác  giả  của  nó,  người  cầm  smartphone,  hối  hả  đi  vòng  quanh,  cúi 
xuống  dưới,  giơ  lên  cao,  cố  tìm  vị  trí  để  nhìn  rõ  nhất  trong  đám  đông 
vòng trong vòng ngoài. “Ai cũng muốn tham gia.” Elias Canetti viết trong 
cuốn  ​Đám  đông  và  quyền  lực  năm  1960.  “Ai  cũng  muốn xuống đòn, và vì 
thế  anh  ta  tiến  sát  tới  nạn  nhân  tới  mức  có  thể.  Nếu  anh  ta  không  tự 
đánh  được,  anh  ta  phải  nhìn  thấy  người  khác  đánh.”  Trọng sự câm lặng 
như  được  nhìn  qua  một  vách  kính  dày,  cái  rung,  nhòe,  cái  giật  cục  của 
video truyền tải sự giận dữ và năng lượng khổng lồ của đám đông. 
Đặng Hoàng Giang, Thiện ác và Smartphone 


 
CÂU 1​: Biện pháp tu từ? 
CÂU 2​: Những hành vi sai trái nào được tác giả liệt kê? 
CÂU 3​: Theo anh chị, ai là người sai? 
CÂU 4​: Anh chị rút ra điều gì qua đoạn trích? 

VIẾT VĂN 
CÂU 1​: Anh chị nghĩ gì về tâm lý đám đông? 
 
GIẢI ĐỀ 5: 
1. Ẩn  dụ: “đóng băng”. Thể hiện trạng thái bất động sau khi chịu cảm 
giác  sốc,  đầy  run  rẩy  và  lo  lắng.  Nhấn  mạnh  cảm  xúc  của  tác  giả 
đồng  thời  làm  cho  câu  văn  thêm  hình  ảnh,  tăng  sức  gợi  hình  gợi 
cảm 

19


2. Hình  ảnh  những  người  phụ  nữ  xúm  lại  xô  đẩy  cô  gái  ăn  trộm  tóc 
đen  dài  quá  vai đang gào thét van xin tới mức mặt mũi biến dạng, 
cảnh  họ giằng tóc, xé áo, cùng nhau gỡ một cái dây để trói cô vào 
cột,  hình  ảnh  mấy  người  đàn  ông  đội  mũ  bảo  hiểm  lạnh  lùng  giơ 
cao  cây  gậy  phang  một  thanh  niên  ăn  trộm  bị  trói  nằm  dưới 
đất.người  cầm  smartphone,  hối  hả đi vòng quanh, cúi xuống dưới, 
giơ  lên  cao,  cố  tìm  vị  trí  để  nhìn  rõ  nhất  trong  đám  đông  vòng 
trong vòng ngoài 
3. Người  bị  hành  hung  ắt  hẳn  đã  làm  một  điều  gì đó không đúng và 
dẫn  đến  hậu  quả  là  bị  trả  thù.  Nhưng  chỉ  xét  riêng  trong  câu 
chuyện  trên,  thì  những  người  hành  hung  cùng  những  người  chia 

sẻ  hành  vi  hành  hung  đó  là  sai  trái  và  đáng  trách.  Họ  đang  hủy 
hoại  cuộc  đời  của  một  con  người,  họ tự cho mình được quyền xúc 
phạm  lên  thân  xác và cuộc đời người khác. Sự cuồng nộ này hoàn 
toàn  thể  hiện  cho  những  con  người  kém  nhận  thức,  kém  suy  nghĩ 
và cần phải lên án, bài trừ 
4. Trước  bất  kì  một  vấn  đề nào, ta cũng cần tỉnh táo, phân tích đúng 
sai  mới  hành động. Ta không được để bất kì ai, bất kì yếu tố ngoại 
cảnh  nào  tác  động  lên  hành  vi  của  chúng  ta.  Tuyệt  đối  không  tự 
biến  mình  thành  một con cừu non đi theo bầy đàn gây ảnh hưởng 
đến  cuộc  đời  người  khác.  Đồng  thời  ta  không  được  tự  cho  phép 
mình  xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi về thể xác và về tiền bạc của 
người  khác.  Nói  như  Phạm  Lữ  Ân:”Trước  hết  hãy  tôn  trọng  người 
khác,  sau  đó  nghe  theo  chính  mình”.  Người  cư  xử  không  suy  tính 
thì không thể chấp nhận. 
VIẾT VĂN 
1. Đã  bao  giờ  chúng  ta  chạy  theo  những  lần  ném  đá  trên  mạng, 
cùng  tẩy  chay  một  nhân  vật.  Đã  bao  giờ  ta  cùng  tham  gia  các 
trào  lưu,  bất  kể  là  có  hay  không  mục  đích  thì  khi  đó  ta  đã  mang 
“tâm  lý  đám  đông”.  Tâm  lý  đám  đông  là  gì?  tâm  lý  đám  đông  hay 
tâm  lý  bầy  đàn,  xuất  hiện  khi  nhiều  người  có  chung  một  suy  nghĩ 
và  khiến  những  người  xung  quanh  cũng  nghĩ  theo  một  cách  vô 
thức  và  mặc  định  đó  là  đúng,  không  may  rằng,  loại  tâm  lý  này 
thường  mang  lại  tác  hại  nhiều  hơn.  T
​ ại  sao  tâm  lý  đám  đông  lại 
gây  hại?  Khi  người  ta  cùng  tin  theo  một  suy  nghĩ,  một  hành  vi  và 
mặc  định  trong  đầu  là  đúng,  người  ta  dễ  dàng  có  định  kiến,  một 
đầu  óc  đầy  định  kiến  thường  phán  xét,  rất  khó  để  phát  triển.  Thứ 
hai,  tâm  lý  đám đông thường đi kèm với giận dữ và cuồng nộ. Loại 
tâm  lý  này  xuất  phát  từ  thời  nguyên  thủy  nhằm  để  chúng  ta  đối 


20


phó  với  các giống loài khác. Chúng ta cùng đẩy một người nào đó 
ra  khỏi cộng đồng, chúng ta hủy hoại cuộc đời người khác, đôi khi 
chỉ  là  vô  tình  thông  qua  chiếc  máy  tính  hay  màn  hình  điện  thoại. 
Khủng  khiếp  nhất  là  tẩy  chay  tập  thể,  hô  hào,  cổ  vũ  cho  việc  hủy 
hoại  thân  xác  và  tinh  thần  người  khác.  Giọng  ca  Hương  Ly  đã 
từng  là  một  trong  những  giọng  ca  cover  nổi  tiếng  nhất  nhì  mạng 
xã  hội,  nhưng  từ  sau  nghi  án  bản  quyền,  mọi  thứ  sụp  đổ,  mọi 
người  lao  vào  đàm  tiếu,  nhân  danh  công lý để tẩy chay và xem cô 
như  một  người  phạm  pháp.  Điều  chúng  ta làm là đúng hay sai khi 
nó  đã  hủy  hoại  đi  danh  tiếng,  hủy  hoại  tinh  thần,  hủy  hoại  cả  sự 
nghiệp  của  Hương  Ly  và  rất  nhiều  người  khác?  ​Tại  sao  điều  này 
lại  xảy ra? Chính là để con người ta che đậy đi cảm giác thua kém. 
Chúng  ta  phê  phán,  hòa  vào  đám  đông  và  tự  thấy  mình  cũng 
đang  bảo  vệ  công  lý.  Và  tất  nhiên,  nó  sai  hoàn  toàn.  Nhưng  nếu 
như  vậy  nói  tâm  lý  đám  đông  sai  cũng  không  hẳn.  Nó  vẫn  tốt  khi 
ta  cùng  giúp  đỡ  nhau,  cùng  nhau  bảo  vệ  đất  nước,  cùng  nhau 
thương  xót  cho  những  số  phận  cùng  khổ.  Cái  quan  trọng  là  ta 
phải  trau  dồi  cho  mình  một  nền  tảng  đạo  đức  tốt  để  phân  định 
đúng  sai  và  biết  lúc nào là điểm dừng cho mình. Tâm lý đám đông 
là  thứ  khó  gạt bỏ, nhưng chỉ cần ta không gây hại cho người khác 
thì  nó  vẫn  được  chấp  nhận.  Là  học  sinh,  cần  phải  rèn  luyện  cho 
mình  đạo  đức  và  kỉ  luật.  Có  một  tư  duy  độc  lập,  biết  cách  phân 
tích  đúng  sai  trong  các  tình  huống  xảy  ra  trong  cuộc  sống  đồng 
thời hãy lan truyền đến mọi người lối sống tốt đẹp. 

TIPS 
-


Các bạn có thể đặt các câu hỏi để trả lời nhằm tạo sự rõ ràng 
Lưu ý quan trọng là khi đi thi, bạn nên viết ở dạng nước đôi, 
điều này sẽ không dẫn bạn đến chỗ cực đoan, khi đi thi là bạn 
viết cho giám khảo đọc chứ không phải để thỏa mãn cái tôi 
củamình, đừng cố gắng thể hiện mình trong bài thi, điều đó 
(hầu hết) đều không có ích. 
 
 
 
 
 
 

21


 
 

MỤC TIẾP THEO 
 

NGHỊ LUẬN 
VĂN HỌC 
…………………………………………….. 
Các dạng nghị luận 
Các bài dễ ra 
Tips ăn điểm 
Phụ lục các câu nhận định 


22


DÀN BÀI CHUNG 
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
Dàn bài là công thức, thầy cô sẽ dựa vào các ý bạn làm rõ 
được mà cho điểm, nên hãy cố học thuộc công thức này nhé! 

Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, 1 câu mở đầu tạo ấn tượng. 

Thân bài 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
2. Phân tích​: Dựa vào yêu cầu đề, chia bài viết thành các 
luận điểm,các ý lớn 
3. Chứng minh bằng các tác phẩm (đề yêu cầu) theo các 
luận điểm đã chia 
4. Bình luận: 
- Khẳng định lại vấn đề 
- Đánh giá tài năng của tác giả và giá trị của tác phẩm 

Kết bài 
- Ca ngợi giá trị của tác giả và tác phẩm  
- Nói về sức sống của văn chương  
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
23


 
 

CÁC DẠNG NGHỊ LUẬN VĂN HỌC  
BÀI VIẾT MẪU (đề sưu tầm) 
…………………………………………………………………….. 
Dạng 1: Phân tích 
 
Dấu hiệu nhận biết: đề có chữ phân tích, nêu cảm nhận về một nhân 
vật, diễn biến tâm trạng, một đoạn văn, đoạn thơ. 
Lưu ý​: chia ​luận điểm (các ý lý giải, thường là câu chủ đề mang ý nghĩa 
cả đoạn văn) theo các ý lớn trong bài giảng trên lớp, bài phân tích tác 
phẩm. 
 

VÍ DỤ  
 
Phân tích hai khổ thơ 
Để làm rõ nét đẹp trữ tình thơ mộng. 
 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ 
 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 
 
Định  hướng  cho bài​: Vấn đề là “trữ tình thơ mộng”, như vậy thì luận điểm 
là  câu  trả  lời  cho  “trữ  tình  thơ  mộng”  nằm  ở  đâu  trong  bài  thơ.  Sau  đó 
phân tích thơ ra để làm rõ. 
 
 

Bài làm 
 
Nguyễn Bính đã từng than thở: 
Ai bảo dính vào duyên bút mực 
24


Suốt đời mang lấy kiếp long đong 
Yêu cầu khắt khe mà văn chương đưa ra luôn khiến những người ôm 
mộng cầm bút phải long đong lận đận. Đó là yêu cầu về cái đẹp trong 
văn. Nói như Xuân Diệu: “văn chương là người dẫn đường đến xứ sở của 
cái đẹp”. Biết được điều này Quang Dũng đã thể hiện nét đẹp trữ tình 
thơ mộng nơi những người lính Tây Tiến và thiên nhiên Tây Bắc thông 
qua bài thơ Tây Tiến với cảm hứng lãng mạn đặc biệt ở ở hai khổ thơ: 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

... 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 
Cảm hứng lãng mạn vốn được các nhà văn, nhà thơ sử dụng nhiều 
trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Vậy, rốt cuộc, cảm hứng 
lãng mạn là gì? Lãng là con sóng, mạn là bờ, lãng mạn hay chính là 
những con sóng tràn bờ, ý chị như ý thơ vượt lên hiện thực. Trong văn 
học cách mạng, đó là tư tưởng là quan, là niềm tin vào thắng lợi cuối 
cùng của Đảng và toàn dân, là ý chí kiên gan, vượt qua mọi thử thách 
và khắc nghiệt, vượt lên mọi gian khổ, khó khăn. 
Vốn là một người trí thức Hà Thành, tạm gác bút nghiên lên đường ra 
trận, Quang Dũng đã vận dụng triệt để cảm hứng lãng mạn, gọi lên sinh 
khí cho những câu thơ của mình. Đó là những câu thơ trong bài Tây 
Tiến - nỗi nhớ mong ngập tràn của tác giả với đồng đội và chiến trường 
xưa. Quang Dũng, vốn là đội trưởng của binh đoàn Tây Tiến ngày nào. 
Sau hơn một năm công tác, ông chuyển đơn vị. Tại Phù Lưu Chanh, giữa 
ngổn ngang nỗi nhớ đồng đội, Quang Dũng đã sáng tác nên những vần 
thơ lay động lòng người. Đó là khổ thơ diễn tả đêm liên hoan văn nghệ 
và cảnh sông nước thơ mộng. Ở hai khổ này, ta thấy những vẻ đẹp thơ 
mộng, trữ tình hiếm thấy ở chốn chiến trường khắc nghiệt, qua đó,cảm 
hứng lãng mạn của gia hương vị nồng nàn, lôi cuốn độc giả.Ta vốn đã 
quen với những người lính súng vác trên vai, chân tay lấm lem bùn đất 
bởi những chặng đường hành quân dài dằng dặc chỉ phải vượt qua 
bằng cách đi bộ: 
 
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
Heo hút cồn mây súng ngửi trời 
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống 
 
Cũng thấy những người lính tếu táo, dí dỏm, “thẳng như ruột ngựa” và 
tính cách rất “lính”. 

 
Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
Ung dung buồng lái ta ngồi 
25


×