Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi HSG hóa 8 thọ xuân thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.09 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THỌ XUÂN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC : 2017 - 2018.
Môn: Hóa học - Lớp 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

SBD: ………………

Ngày thi: 08 tháng 4 năm 2018
(Đề thi có 02 trang gồm 07 câu )

(Theo chương trình hiện hành)

Câu 1 (4,0 điểm):
1. Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64. Số hạt mang điện trong hạt nhân
nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8.
a. Hãy tìm công thức hóa học của hợp chất trên và gọi tên
b. Tính tổng số hạt mang điện có trong 0,15mol AB2.
2. Hỗn hợp khí X gồm các khí CH4 và CO2 có tỉ lệ số phân tử các khí trong hỗn hợp
tương ứng là 2 : 3. Hãy cho biết hỗn hợp X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
3. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt các chất rắn dạng bột đựng
trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: Na, Na2O, P2O5, MgO, CuO
Câu 2 (2,0 điểm): Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X5 phù hợp rồi hoàn thành các
phương trình hóa học sau:
t
 K2MnO4 + X1 + MnO2
1. KMnO4 


t
 X2 + X 3
2. CH4 + X1 
o

o

t
 X3
3. X4 + X1 
t
 CaO + X2
4. X5 
t
 Fe + X3
5. FexOy + X4 
o

o

o

Câu 3 (2,0 điểm):
1. Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm khi cho kim loại Zn vào ống nghiệm đựng
dung dịch HCl. Có thể thu khí hiđro bằng cách nào? Vì sao? Hãy vẽ hình minh họa.
2. Trộn V1(lit) CH4, V2(lit) CO, V3(lit) H2 thu được hỗn hợp X. Để đốt cháy hoàn toàn
1lit khí X cần 0,8lit khí O2. Thể tích các khí đo ở đktc. Tính thành phần % thể tích CH4
trong X?
Câu 4 (3,0 điểm):
1. Từ các chất: HCl, Al, CuO, KMnO4 và các dụng cụ cần thiết, hãy viết các phương

trình hóa học để điều chế các chất: Al2O3, Cu
2. Hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe. Cho 28,6g X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản
ứng hoàn toàn thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Ở nhiệt độ cao 0,6mol X tác dụng vừa đủ với
8,96lít khí O2 (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp X?
Câu 5 (2,0 điểm): Cho 11,2g hỗn hợp hai kim loại gồm Cu, Mg vào cốc đựng dung
dịch có chứa 7,3g HCl để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thử dung dịch bằng
quì tím thấy quì tím không chuyển màu. Trong cốc còn một lượng chất rắn. Lọc chất rắn
này, đem rửa sạch, nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 12g
oxit.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.


Câu 6 (3,0 điểm):
1. Đun nóng 37,6g hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Fe và Cu trong khí oxi dư đến khi
thu được hỗn hợp rắn có khối lượng không đổi là 60g. Tính thể tích khí O2 (đktc) đã tác
dụng với hỗn hợp kim loại. Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%.
2. Để đốt cháy hoàn toàn 0,864g kim loại R chỉ cần dùng vừa đủ 80% lượng khí oxi
sinh ra khi phân hủy hoàn toàn 7,11g KMnO4. Hãy xác định kim loại R?
Câu 7 (4,0 điểm):
1. Cho a (gam) kim loại X tan hết trong nước thu được 5,6 lít khí. Mặt khác, cần dùng
4,48 lít khí oxi để oxi hóa hết b(gam) X. Tính tỉ lệ a/b ? Biết thể tích các khí đo ở đktc.
2. Hỗn hợp A gồm Al(NO3)3; Cu(NO3)2; Pb(NO3)2 . Thành phần % theo khối lượng của
nguyên tố nitơ trong hỗn hợp A là 14,43%. Có thể điều chế được nhiều nhất bao nhiêu
gam hỗn hợp 3 kim loại từ 52,39g hỗn hợp A?
3. Cho 16,9gam hỗn hợp A gồm Fe, Mg và Zn phản ứng với dung dịch có chứa
54,75gam HCl.
a. Chứng tỏ rằng hỗn hợp A đã tan hết.
b. Cho tổng số mol 3 kim loại trong A là 0,4mol; tỉ lệ số mol giữa Fe và Zn là 1:1. Tính
thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp A.

Cho: C=12; O=16; H=1; Cu=64; Al=27; Fe=56; Mg=24; Cl=35,5; N=14; Pb=207; Zn=65;
K=39; Mn=55

----------- Hết -----------



×