Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DANH GIA TRONG GIAO DUC MAM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.72 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON
MODULE 33: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
Họ và tên: HOÀNG THỊ CHUYÊN
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Xã Hòa Sơn.
1. Tên chuyên đề bồi dưỡng:
Đánh giá trong giáo dục mầm non
2. Lý do chọn chuyên đề:
Cùng với xu thế đổi mới trong giáo dục mầm non (GDMN) , đánh giá
trong GDMN là một bộ phận không thể tách rời của quá trình quản lí chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là công việc thực hiện thường xuyên và có hệ thống.
Đánh giá trong GDMN sẽ giúp cho nhà quản lí, giáo viên mầm non (GVMN) có
những thông tin hữu ích làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phục vụ tốt công
tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học
mầm non.
3. Nội dung chuyên đề
3.1. Một số khái niệm liên quan:
- Đánh giá trong giáo dục nói chung và đánh giá trong giáo dục mầm non
nói riêng là việc điều tra xem xét, xác định chất lượng của đối tượng được đánh
giá, trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin một cách có hệ thống về hiện trạng,
khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào
mục tiêu giáo dục để đề xuất những chủ trương, biện pháp và hành động giáo
dục tiếp theo.
- Cơ sở giáo dục mầm non là nơi diễn ra các hoạt động nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ mầm non một cách có tổ chức, hướng tới phát triển toàn diện
cho trẻ, đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non.

1



- Chất lượng giáo dục mầm non là sự đáp ứng của nhà trường đối với các
yêu cầu về mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình theo dõi, thu thập thông tin
một cách chủ động, có hệ thống, đáng tin cậy về sự tiến bộ của trẻ và phân tích
các dữ liệu thu thâp được để làm cơ sở đưa ra các quyết định hành động thích
hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
3.2. Mục tiêu cần đạt sau khi bỗi dưỡng:
- Nắm được vấn đề cơ bản về đánh giá trong GDMN
- Mô tả và sử dụng được một số phương pháp đánh giá trong GDMN
- Hiểu và vận dụng được quy trình , cách xử lí kết quả đánh giá sự phát
triển của trẻ
3.3. Hình thức bồi dưỡng:
- Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu, vận dụng
một số phương pháp như trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, thực hành đánh
giá trẻ trên phần mềm về các mặt phát triển của trẻ theo từng giai đoạn cụ thể và
viết bài thu hoạch.
Kế hoạch bồi dưỡng: Từ ngày 01/12 đến ngày 25/12 năm 2017.
- Những hoạt động bồi dưỡng của cá nhân theo lịch trình thời gian:
STT
NỘI DUNG
1 Khái niệm, Vị trí vai trò, chức năng, yêu cầu của đánh
giá trẻ trong GDMN
2 Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN
3 Đánh giá nghề nghiệp GVMN
4 Đánh giá sự phát triển của trẻ
5 Viết bài thu hoạch
3.4. Những kết quả bồi dưỡng về lý thuyết (kiến thức,

THỜI GIAN
1/12 -> 5/12

6/12 -> 10/12
11/12 ->15/12
15/12 ->20/12
20/12 ->25/12
kỹ năng, nhận

thức....) đạt được sau bồi dưỡng.
* Tìm hiểu về một số vấn đề cơ bản về đánh giá trong GDMN
Module 33: Đánh giá trong GDMN giúp giáo viên hiểu rõ việc đánh giá
trẻ, đánh giá giáo viên và cơ sở GDMN.
* Một số vấn đề cơ bản về đánh giá trong giáo dục mầm non.

2


Đánh giá trong giáo dục mầm non bao gồm việc đánh giá tổng hợp các
thành tố cơ bản: Sản phẩm đầu ra của giáo dục mầm non- trẻ em mức độ phù
hợp với mục tiêu và đáp ứng nhu cầu, các yếu tố đầu vào cơ sở vật chất, chương
trình, năng lực của giáo viên và quá trình giáo dục phương pháp hoạt động, cách
thức tổ chức, hình thức tương tác, cách thức quản lý tạo ra sản phẩm giáo dục.
Vị trí và vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non: Đánh giá trong giáo dục
mầm non là một bộ phận quan trọng của công tác quản lý giáo dục mầm
non.Triển khai đánh giá trong giáo dục mầm non là điêu kiện cần phải có của
việc tăng cường thể chế quản lý và chỉ đạo đối với các cơ sở giáo dục mầm non
nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thế chất, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ.
Mục đích của đánh giá : Đánh giá sẽ giúp cho việc phát hiện vấn đề và
giải quyết vấn đề được đúng hướng , và có cơ sở để kịp thời đưa ra các quyết
định quản lí cần thiết trong việc phát huy hoặc điều chỉnh , bổ sung nội dung,
cách thức và điều kiện giáo dục nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non.
Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non gồm có 3 chức năng

chính:
+ Chức năng quản lý
+ Chức năng kích thích, tạo động lực
+ Chức năng sàng lọc, lựa chọn.
Những yêu cầu đối với việc đánh giá trong giáo dục mầm non:
+ Tính khách quan
+ Tính nhất quán
+ Tính toàn diện
+ Tính mục đích
+ Kết hợp giữa đánh giá và chỉ đạo
* Nội dung, phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non.
Mục tiêu giáo dục - cơ sở của đánh giá trong giáo dục mầm non:
- Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực các yêu cầu của xã
hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn của một mẫu hình nhân cách cần
hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Mục tiêu của giáo

3


dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của hân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
Một số nội dung đánh giá trong giáo dục mầm non:
- Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non.
- Đánh giá nghề nghiệp giáo viên mầm non
- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
Một số phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
- Phương pháp sử dụng bài tập/ trắc nghiệm
- Phương pháp sử dụng tình huống

- Phương pháp phân tích sản phẩm
- Phương pháp trao đổi với phụ huynh.
*. Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non.
Một số vấn đề liên quan đến đánh giá cơ sở giáo dục mầm non.
- Cơ sở giáo dục mầm non là nơi diễn ra các hoạt động nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ mầm non một cách có tổ chức, hướng tới phát triển toàn diện
cho trẻ, đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non.
- Cơ sở giáo dục mầm non gồm:
+ Nhà trẻ, nhóm trẻ: Nhận từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi
+ Trường, lớp mẫu giáo: Nhận từ 3 tuổi đến 6 tuổi
+ Trường mầm non: Là cơ sở giáo dục kết hợp với nhà trẻ và mẫu giáo, nhận
trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi.
- Chất lượng giáo dục mầm non là sự đáp ứng của nhà trường đối với các
yêu cầu về mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục.
* Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non nhằm giúp nhà trường xác
định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế
hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non: Gồm 5 tiêu
chuẩn, 31 tiêu chí và 93 chỉ số.

4


- Hình thức đánh giá: Có hai hình thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục
mầm non: tự đánh giá và đánh giá ngoài
+ Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra,
đánh giá của trường mầm non theo tiêu chuẩn đnáh giá chất lượng giáo dục.
Quy trình tự đánh giá:
Thành lập Hội đồng tự đánh giá
Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.
Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí
Viết báo cáo tự đánh giá
Công bố báo cáo tự đánh giá
+ Đánh giá ngoài trường mầm non là hoạt động đnáh giá của cơ quan
quản lý nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục của trường mầm non.
Quy trình đánh giá ngoài
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
Khảo sát sơ bộ tại trường mần non
Khảo sát chính thức tại trường mầm non
Dự thảo báo cáo của đánh giá ngoài
Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài
Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.
* Công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo hai
cấp độ: Cấp độ 1: Trường mầm non ít nhất phải đạt được 17 tiêu chí quy định cụ
thể trong tỏng số 31 tiêu chí. Cấp độ 2: Trường mầm non phải đạt được ít nhất
80% tổng số các tiêu chí, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy dịnh ở cấp độ
1.
3.5. Đánh giá nghề nghiệp giáo viên mầm non.

5


Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà GVMN
càn phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu GDMN.
Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Là cơ sở để
xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở

các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non. Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề
nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Làm cơ sở để
đánh giá GVMN, để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN.
Chuẩn nghề nghiệp GVMN gồm có 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống kiến thức, và kĩ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu.
Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVMN là nội dung cơ bản, đặc trưng đòi hỏi
giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của GDMN ở từng giai đoạn. Mỗi
yêu cầu gồm có 4 tiêu chí. Tiêu chí của chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu
cầu của chuẩn, thể hiện một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp GVMN.
Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non:
Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Nhận thức tư tưởng chính tri, thực hiện trách nhiệm của một cong dân,
một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
+ Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỉ luật lao
động.
+ Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo,
có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
+ Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận
tình phục vụ nhân dân và trẻ.
Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức.
+ Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non.
+ Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lưới tuổi mầm non.
+ Kiến thức cơ sở chuyên ngành

6


+ Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm
+ Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ
+ Kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
+ Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
+ Kĩ năng quản lí lớp học.
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng
đồng.
Cách đánh giá kết quả theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
+ Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vữ của chuẩn
+ Tiêu chuẩn xêp loại chung cuối năm học
+ Quy trình đánh giá xếp loại.
3.6. Đánh giá sự phát triển của trẻ:
Các hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ
Mục đích đánh giá: Xác định những nhu cầu, hứng thú, khả năng và sự
tiến bộ của từng trẻ để có thể lựa chọn những nội dung, thiết kế hoạt động giáo
dục phù hợp. Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để điều chỉnh các
biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ nhằm thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp một.
Đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi gồm các nội dung: Đánh giá sự phát
triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- kĩ năng xã hội, thẩm mỹ.
Có 3 hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ:
- Đánh giá tình hình của trẻ hàng ngày:
+ Mục đích đánh giá trẻ hàng ngày: Là quá trình theo dõi những diễn biến
trạng thái tâm- sinh lý hàng ngày của trẻ thông qua các hoạt động ăn, ngủ, vui,
chơi, học tập,... nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực của trẻ.
+ Nội dung đánh giá cụ thể: Những biểu hiện về tình trạng sực khỏe của
trẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ. Kiến thức và kĩ năng của trẻ thể
hiện trong các hoạt động cụ thể.
+ Cách thức đánh giá: Phương pháp sử dụng có hiệu quả, dễ thực hiện là


7


phương pháp quan sát trẻ qua các hoạt động diễn ra trong ngày và trao đổi với
phụ huynh.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề giáo dục.
+ Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề: Nhận định kết quả
mà trẻ đạt được so với mục tiêu chủ đề/ mục tiêu tháng đã đặt ra. Làm căn cứ
xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch chủ đề giáo dục tiếp theo.
+ Nội dung đánh giá đánh giá cụ thể: Đánh giá kết quả đạt được của trẻ so
với mục tiêu của chủ đề theo các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, TC-KNXH và thẩm mỹ. Đánh giá sự phù hợp của những nội dung, các hoạt
động giáo dục của chủ đề với năng lực của trẻ.
+ Cách thức đánh giá: Đối với hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ sau
chủ đề giáo dục, có thể sử dụng phối hợp các phương pháp tùy vào thông tin
cần thu thập mà mục đích đánh giá đặt ra để phân tích, đánh giá. Đánh giá khả
năng phối hợp nhóm, thái độ ứng xử với bạn bè, tính tự tin, tự lực. Đánh giá khả
năng sử dụng câu từ, ngữ,... của trẻ có thể sử dụng phương pháp trò chuyện trực
tiếp với trẻ quan sát trong quá trình giao tiếp với bạn bè. Đánh giá sự phát triển
của trẻ sau chủ đề được tổng hợp theo “Phiếu đánh giá trẻ cuối chủ đề”.
Cách xác định nguyên nhân:
+ Xem lại kế hoạch chủ đề.
+ Xem lại tương tác giáo viên với trẻ
-

Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi

+ Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi
+ Nội dung đánh giá cụ thể
+ Cách thức đánh giá

Các phuơng pháp đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi tuỵ thuộc vào
sự lựa chọn và sử dụng của giáo viên sao cho phù hợp nhất với điều kiện, hoàn
cảnh hiện tại.
- Cách xây dựng phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi
+ Bước 1: Xây dựng phải đánh giá sự phát triển của trẻ.
+ Bước 2: Xác định công cụ đánh giá trẻ.
8


+ Bước 3: Tiến hành đánh giá
- Cách lập và lưu giữ hồ sơ trẻ
+ Lý lịch của trẻ
+ Sổ theo dõi sức khỏe, tiêm chủng của trẻ.
+ Các sản phẩm của trẻ ( vẽ, tô màu, cắt- dán)
+ Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi.
+ Nhận xét của giáo viên (có thể ghi dưới phiếu danh giá hoặc sổ theo dõi
sụ phát triển của trẻ
3.7. Những kết quả: Kiến thức, kỹ năng, nhận thức đạt được sau bồi
dưỡng:
- Nắm được cách đánh giá trẻ trên lớp của mình và những tiêu chuẩn để
đánh giá GVMN .
4. Vận dụng vào thực tế:
Qua học tập nghiên cứu về Module 33 “Đánh giá trong GDMN ”. Tôi đã
học tập được những nội dung sau: Nắm được mục đích phương pháp cách đánh
giá trẻ tại lớp mình giảng dạy theo từng giai đoạn cụ thể trong năm học qua các
lĩnh vực phát triển nhằm giúp trẻ phát triển được toàn diện các mặt: Thể chất ,
Ngôn ngữ, Thẩm mỹ, Nhận thức ... luôn phát huy tính tích cực của trẻ , tránh
cho trẻ có tính thụ động n, ỷ lại mà phải tạo cho trẻ tính tích cực , trẻ luôn là
trung tâm . Cụ thể như khi đánh giá trẻ qua các giai đoạn , cô nắm được trẻ còn
yếu ở mục tiêu nào , tại sao ? Từ đó tìm biện pháp dạy trẻ các bài học mà trẻ

chưa thực hiện được
VD : Trong LVPTTC bài Tung và bắt bóng một số trẻ trong lớp tôi chưa biết
cách bắt bóng để khi bắt không làm rơi bóng vì vậy trẻ sẽ không đạt trong mục
tiêu của bài học đó . Để trẻ có thể bắt được bóng tôi và các cô giáo trong lớp rèn
cho trẻ bài học đó thông qua trò chơi mọi lúc, mọi nơi để trẻ có kĩ năng bắt được
bóng và đạt được mục tiêu khi đánh giá trẻ .
- Ngoài ra khi học module này bản thân tôi cũng hiểu rõ được cách đánh giá
chuẩn GVMN , là một giáo viên cần phải chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, có kiến thức kĩ năng sư phạm để đáp ứng mục tiêu GDMN.
9


5. Kết quả vận dụng:
Qua học tập BDTX module 33 bản thân tôi đã vận dụng được vào giảng
dạy như sau:
* Đánh giá trẻ
- Đánh giá trẻ theo giai đoạn cụ thể trong năm học
Ví dụ: Dựa vào kết quả đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ sau chủ đề
để tổng hợp, nhận định, đánh giá sự phát triển cúa trẻ cuổi độ tuổi (chỉ sổ nào trẻ
đã đạt qua theo dõi hằng ngày và sau chủ đề thì không phải xác định lại vào thời
gian cuổi năm học).
- Đánh giá trẻ qua các chủ đề trong năm học.
-

Ví dụ: Tôi căn cứ vào kết quả quan sát trẻ hằng ngày, qua trò chuyện,

phân tích sản phẩm của trẻ, sử dụng bài tập, trao đổi với phụ huynh để ghi kết
quả vào phiếu đánh giá trẻ. Đánh giá sự phát triển của trẻ sau mỗi chủ đề được
tổng hợp theo phiếu đánh giá số 1 và phiếu số 2 giúp tôi nắm được trẻ còn yếu ở
mục tiêu nào , tại sao ? Từ đó theo dõi, tìm biện pháp dạy trẻ các chủ đề sau, các

bài học mà trẻ chưa thực hiện được.
- Đánh giá trẻ hàng tuần , hàng ngày.
Ví dụ: Đánh giá trẻ hàng tuần, hàng ngày : Đánh giá những biểu hiện về
tình trạng sức khỏe của trẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ. Kiến
thức và kĩ năng của trẻ thể hiện trong các hoạt động cụ thể. Lý do mà một số trẻ
mà trẻ chưa thực hiện được và trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt
được tình hình của trẻ.
- Khi đánh giá trẻ lựa chọn những mục tiêu đánh giá phù hợp thực tế trẻ lớp
mình ( Ví dụ : Lựa chọn các hình thức dạy phù hợp với nhận thức của trẻ lớp
mình phụ trách )
* Đánh giá chuẩn GVMN :
- Bản thân luôn nhận thức tư tưởng , phẩm chất đạo đức, lối sống như sau:

10


+ Tham gia đầy đủ các buổi học tập, nghiên cứu các nghị quyết của Đảng,
chủ trương chính sách của nhà nước. Thực hiện đúng các qui định của nhà
trường, của địa phương nơi cư trú.
+ Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
+ Giáo dục trẻ biết yêu quí ông bà , bố mẹ , mọi người xung quanh, biết
yêu quê hương đất nước.
+ Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo,
có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
+ Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận
tình phục vụ nhân dân và trẻ
+ Có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ .
Đánh giá hiệu quả (ưu điểm, hạn chế):
* Ưu điểm:

- Hàng năm được phòng GD và nhà trường tập huấn cách đánh giá trẻ
trong từng năm học .
- Linh động chọn các bài học phù hợp với trẻ lớp mình , phù hợp với điều
kiện của lớp học .. để từ đó đánh giá trẻ được phù hợp hơn.
- Trường lớp rộng đủ ánh sáng, sân chơi rộng và đồ chơi tương đối đầy
đủ, tạo cho trẻ hứng thú khi đến lớp.
* Hạn chế:
- Bản thân tôi còn có một số hạn chế khi lập các biểu bảng để đánh giá trẻ
trong năm học.
- Do số trẻ trên lớp còn là lớp ghép 4 độ tuổi (2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi)
nên việc đánh giá trẻ cũng gặp 1 số khó khăn nhất là với những trẻ có biểu hiện
tự kỉ, tăng động .
Bài học kinh nghiệm:
Sau khi nghiên cứu và học tập module 33 “Đánh giá trẻ Trong GDMN ”
bản thân tôi đã học tập được không ít kinh nghiệm và kiến thức thực tế để vận
dụng vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày tại lớp mình phụ

11


trách. Bản thân tôi cũng sẽ không ngừng học tập, tự nghiên cứu, tự học tập hơn
nữa để năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của xã hội, để thỏa lòng được cống hiến hết sức lực, trí lực của bản
thân cho sự nghiệp trồng người, đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất
nước thực sự có ích cho nước nhà.
Người viết thu hoạch

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×