Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại nguyễn thị ánh tuyết, xã cao minh, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ
PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY
TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT, XÃ CAO MINH,
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Dược thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Nguyên - 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ
PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY
TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT, XÃ CAO MINH,
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Dược thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K47 - DTY

Khóa học:


2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Mạnh Cường

Thái Nguyên - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Lý thuyết, kiến thức trên sách vở chưa đủ để sinh viên khi tốt nghiệp ra
trường có thể đi làm trong các công ty, nhà máy hay các trang trại, mà những
kiến thức đó cần được vận dụng vào chính thực tiễn trong đời sống, sản xuất của
xã hội. Xuất phát từ lý do đó mà Ban giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô
trong khoa Chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện cho sinh viên khoa CNTY nói chung
và bản thân tôi nói riêng được tham gia học tập và rèn luyện kĩ năng tay nghề tại
cơ sở thực tập.
Sau 6 tháng được học hỏi và tham gia vào công việc sản xuất tại cơ sở,
tôi đã hoàn thành xong bài khóa luận tốt nghiệp, kết quả tôi đạt được là nhờ sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy cô. Cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới
quý thầy cô trong khoa CNTY và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Mạnh Cường đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài khóa
luận tốt nghiệp này. Tôi xin kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe, đạt
được nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Khóa luận tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi
kính mong qúy thầy cô xtôi xét, góp ý và bổ sung, để bài khóa luận của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Ngân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Khẩu phần thức ăn cho các loại lợn tại trang trại ............................. 5
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ .................................. 7
Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại ................................. 13
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại ...................................................... 34
Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi . 35
Bảng 4.3. Kết quả điều tra tinh hình mắc bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 21
ngày tuổi nuôi tại trại ...................................................................................... 36
Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ............. 38
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở ................... 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm ......................... 29
Hình 4.2: Biểu đồ tình hình mắc bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi
nuôi tại trại ...................................................................................................... 47


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Ý nghĩa

ADG

: Tăng trọng ngày

Cs

: Cộng sự

DTTN

: Diện tích tự nhiên

FCR

: Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

KH – KT : Khoa học – Kỹ thuật
Nxb

: Nhà xuất bản

PED


: Dịch tiêu chảy cấp ở lợn

SS

: Sơ sinh

TGE

: Bệnh viêm dạ dày, ruột

TS

: Tiến sĩ

TT

: Thể trọng

TP

: Thành phố


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ iv

MỤC LỤC ........................................................................................................ v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập ....................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện của trang trại ........................................................................... 3
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn .............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại................................. 4
2.1.4. Quy trình phòng và trị bệnh cho lợn con tại trại ................................... 12
2.1.5. Một số bệnh thường gặp ở lợn con tại trại ............................................ 14
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 20
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con ................................................................ 20
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 25
2.3.1. Nghiên cứu trong nước.......................................................................... 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 31
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 31


vi

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 31
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 31
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ....................................... 34

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Xã Cao Minh, TP.
Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc qua 3 năm ............................................................ 34
4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ................ 35
4.3. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày
tuổi tại trại ....................................................................................................... 36
4.4. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại
trại .................................................................................................................... 38
4.5. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại ............................................ 39
Nội dung .......................................................................................................... 39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển chung của nền
kinh tế, ngành chăn nuôi ở nước ta cũng đang từng bước phát triển nhằm đtôi
lại nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội, đóng vai trò quan trọng trong phát
triển nền kinh tế quốc dân.
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là một nghề có truyền
thống lâu đời và phổ biến ở nước ta. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có những
quan tâm đúng đắn đến chăn nuôi lợn, nên chăn nuôi lợn đã và đang phát triển
cả về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng như cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi,
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân
trong nước cũng như trong xuất khẩu. Tuy nhiên với số lượng đàn vật nuôi

ngày càng lớn, mật độ lợn trong chuồng nuôi tăng cộng với ảnh hưởng liên tục
từ các yếu tố khác như: thời tiết, khí hậu, nguồn nước, không khí... nên vấn đề
dịch bệnh có những biến đổi khó lường. Đặc biệt quá trình chăm sóc, nuôi
dưỡng lợn giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng
và phát triển của đàn lợn sau này. Biện pháp hiệu quả nhất chính là việc thực
hiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng với việc sử dụng vắc xin phòng bệnh và kết
hợp sử dụng các loại kháng sinh để điều trị bệnh một cách kịp thời và hợp lý,
từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa, giáo viên hướng dẫn và cơ sở thực tập tôi tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con
từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết, xã Cao Minh,
thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.


2

1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết, xã Cao
Minh, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho lợn con nuôi
tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết, xã
Cao Minh, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Áp dụng được các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi
tại trại đạt hiệu quả cao.
- Xác định được tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng trị bệnh cho lợn

con nuôi tại trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện của trang trại
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết nằm trên địa phận thôn Cao Quang, xã
Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Là trại lợn gia công của Công ty
cổ phần GreenFeed Việt Nam. Trang trại do bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết làm chủ
và được cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam chịu trách
nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại.
2.1.1.2.Đặc điểm khí hậu, địa hình
Về địa hình: Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng, tổng diện tích là
12.029,55 ha, chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc Thanh,
Cao Minh, Xuân Hoà, Đồng Xuân), diện tích 9700 ha; vùng đồng bằng gồm
các phường: Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc,
Trưng Nhị, diện tích 2300 ha, có hồ Đại Lải và nhiều đầm hồ khác có thể phát
triển các loại hình du lịch.
Về khí hậu: Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ bình quân năm là 23 °C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa
hè, hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp đa dạng. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là
83%.Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông – Bắc, về mùa hè là Đông –
Nam,
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho Phúc Yên
những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng,

vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ
đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống
nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái
và phát triển nguồn lợi thủy sản.


4

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
- Trại gồm có 4 người trong đó có:
+ 1 quản lý
+ 1 kỹ sư chính của công ty
+ 2 sinh viên thực tập
2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại
- Hệ thống chuồng nuôi
Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao, dễ
thoát nước và bố trí tách biệt với khu sinh hoạt chung của công nhân, gồm: 1
chuồng đẻ, 1 chuồng bầu. Chuồng nuôi dược xây dựng theo hướng Đông Nam, Tây - Bắc, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Chuồng
nuôi xây dựng theo kiểu 2 mái gồm 4 dãy chuồng chạy dài. Trong đó, đó có 2
dãy chuồng đẻ với 38 ô chuồng sàn. Chuồng lợn bầu gồm 2 dãy chuồng với
105 ô kiểu chuồng cũi sắt.
2.1.2.1. Thuận lợi
+ Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các ngành, các cấp có liên quan như UBND xã Cao Minh, Trạm thú y thị
xã Phúc Yên tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
2.1.2.2. Khó khăn
+ Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức
tạp nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn.
+ Đội ngũ công nhân trong trại thay đổi liên tục nên chưa có kinh nghiệm
trong công việc và có lúc thiếu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

2.1.3. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại
2.1.3.1. Công tác giống
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, muốn đạt được năng
suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, trước tiên phải chú ý đến con giống. Trại lợn


5

Nguyễn Thị Ánh Tuyết là 1 trại chuyên cung cấp con giống với năng suất, chất
lượng cao với dòng mẹ là Landrace và Yorkshire được lai với dòng bố là Duroc
để tạo ra con thương phẩm đạt năng suất cao nhất.
2.1.3.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn
* Thức ăn được sử dụng cho lợn tại trang trại
Thức ăn được sử dụng tại trang trại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, phù
hợp với từng giai đoạn tuổi và từng loại lợn. Khẩu phần ăn của lợn nuôi tại
trang trại được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.1. Khẩu phần thức ăn cho các loại lợn tại trang trại
Loại lợn
Lợn nái hậu bị

Giai đoạn

Khẩu phần

Mới nhập về

Ăn tự do

Đã lên giống


Ăn hạn chế 2,0 - 2,5
kg/ngày

Lợn nái mang thai

Lợn nái nuôi con

1 - 84 ngày

2,0 - 2,5

85 - 110 ngày

2,5 - 3,0

111 - 113 ngày

2,0

Ngày đẻ thực tế

Không cho ăn

Ngày thứ nhất sau đẻ

1,0

Ngày thứ 2 sau đẻ

2,0


Ngày thứ 3 sau đẻ

3,0

Ngày thứ 4 sau đẻ

4,0

Ngày thứ 5 sau đẻ

5,0

Ngày thứ 6 sau đẻ - 20
ngày

6,0

Trước cai sữa 1 ngày

3,0

Ngày cai sữa
Lợn con theo mẹ

Từ lúc tập ăn đến cai sữa

Không cho ăn
Cho ăn tự do
(Nguồn: Kỹ thuật trại)



6

* Chuẩn bị ô chuồng cho lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái
- Ô chuồng lợn nái trước khi đẻ được xông, cọ rửa sạch sẽ, dội nước vôi và
phun sát trùng hàng ngày cho đến khi nái chửa được chuyển.
- Hàng ngày, sàn chuồng nái chửa được cào phân thường xuyên, không
dính phân bẩn.
- Nái chửa trước khi đẻ được cho ăn với chế độ hợp lý để quá trình đẻ
diễn ra thuận lợi và vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho nuôi con.
- Chuẩn bị ô úm cho lợn con khi sinh: ô úm phải được che chắn cẩn thận,
nhiệt độ ủ ấm lợn con từ 0 - 7 ngày tuổi khoảng 31 - 34°C, từ 8 - 15 ngày tuổi
khoảng 28 - 31°C, từ 15 - 21 ngày tuổi 27 - 29°C.
- Khi lợn mẹ có dấu hiệu sắp đẻ phải được vệ sinh bầu vú, mông và bộ
phận sinh dục bằng nước sát trùng ấm pha loãng (tỉ lệ 15:1000). Trong thời
gian lợn mẹ đẻ phải chú ý theo dõi lợn mẹ, nếu thấy có hiện tượng đẻ khó như
khoảng cách giữa các lần đẻ quá lâu hoặc có hiện tượng rặn nhưng thai không
được đẩy ra ngoài thì phải có biện pháp can thiệp như xoa bầu vú, tiến hành
móc. Nếu phải dùng biện pháp móc cần rửa tay sạch bằng nước sát trùng, cắt
và vệ sinh sạch sẽ móng tay, sau đó bôi gen mới được phép móc để tránh nhiễm
trùng, gây viêm cho lợn mẹ. Không nên quá lạm dụng vào móc vì sẽ dễ gây
cho lợn mẹ bị viêm nếu vệ sinh và móc không đúng cách.
- Lợn mẹ đẻ xong được lau mông và cơ quan sinh dục bằng nước ấm pha
nước sát trùng (tỉ lệ tương ứng 15: 1000).
- Sau đẻ xong (ra nhau thai) 1 tiếng đồng hồ phải được tiêm Oxytocin
mũi 1 để kích thích tiết sữa và tăng đẩy dịch hậu sản ra ngoài, mũi 2 sau mũi 1
khoảng 2 tiếng đồng hồ, mũi 3 sau mũi 2 khoảng 4 tiếng đồng hồ, mũi 4 và 5
sang ngày thứ 2 (sáng 1 mũi, chiều 1 mũi) và mũi 6 sang ngày thứ 3 (sáng hoặc
chiều).

- Khẩu phần ăn trước, trong và sau khi đẻ được cung cấp theo quy định
của trang trại để đảm bảo khả năng tiết sữa, nuôi con và thuận lợi cho quá trình
đẻ nhất là đối với nái hậu bị.


7

Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ
Chế độ ăn

Nái hậu bị (kg)

Nái sinh sản (kg)

Trước đẻ 5 ngày

2,2

3

Trước đẻ 4 ngày

2

2,5

Trước đẻ 3 ngày

1,7


2

Trước đẻ 2 ngày

1,5

1,5

Trước đẻ 1 ngày

1

1

Ngày đẻ

0–1

0–1

Sau đẻ 1 ngày

1

1

Sau đẻ 2 ngày

2


2

Sau đẻ 3 ngày

3

3

Sau đẻ 4 ngày

4

4

Sau đẻ 5 ngày

5

5
(Nguồn: Kĩ thuật trại)

- Những ngày thời tiết quá nóng bức lợn mẹ sẽ được bổ sung thêm chất
điện giải vitamin C. Sau khi đẻ, nếu lợn mẹ có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, giảm
tiết sữa sẽ được tiêm thuốc Fortis với liều lượng 2ml/ 45kg TT, tiêm bắp và
được truyền đường glucose.
* Chăm sóc lợn con mới sinh
- Lau dịch nhờn
+ Khi lợn con được đẻ ra, người đỡ đẻ cần lau sạch nhờn trong miệng,
mũi để tránh dịch nhờn chảy ngược vào khí quản gây ngạt thở, sau đó mới lau
toàn thân. Nếu lợn con được sinh ra có hiện tượng thở yếu thì cần vỗ nhẹ vào

lưng hoặc gập bụng 1 vài lần, khi nào thấy lợn con thở đều là được.


8

* Chăm sóc lợn con được 1 ngày tuổi
- Cắt đuôi
+ Tránh lợn con cắn đuôi nhau gây tổn thương, tăng trưởng chậm.
+ Dùng kìm cắt đuôi sau khi đã cắm điện nóng cắt cách gốc đuôi từ 2,5 - 3cm.
+ Sát trùng bằng cồn iod.
- Mài nanh
+ Phòng tổn thương bầu vú mẹ gây nhiễm trùng do lợn con tranh bú và
tổn thương do lợn con cắn nhau.
+ Dùng máy mài nanh, mài 4 răng nanh của hàm trên và hàm dưới, không
mài quá sâu tránh gây tổn thương lợi.
- Bấm số tai
+ Để nhận diện lợn, biết được lý lịch, theo dõi được khả năng tăng trưởng
từng cá thể và điều tra ngược khi quá trình nuôi thịt có vấn đề sảy ra.
+ Cách bấm số tai đươc thực hiện theo sự hướng dẫn của kĩ thuật trại.
+ Bấm tai được thực hiện sau khi đã tuyển chọn lợn con được nuôi.
+ Sau khi bấm số tai xong tiêm cho mỗi con 0,3ml Pendistrep L.A để
chống viêm.
* Chăm sóc lợn con 3 ngày tuổi
- Tiêm sắt
+ Cần bổ sung sắt để chống thiếu máu cho lợn con
+ Lợn con bị thiếu sắt dẫn đến còi cọc, chậm lớn, bị tiêu chảy, giảm sức
đề kháng, đặc biệt là thiếu máu sẽ tăng tỷ lệ chết giai đoạn theo mẹ.
+ Có hai nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trên lợn con theo mẹ: thiếu máu
do thiếu sắt, do sữa mẹ không cung cấp đủ sắt cho lợn con (sữa mẹ chỉ cung
cấp được khoảng 1mg/ngày), trong khi đó lợn con mỗi ngày cần 7 - 16 mg sắt

hoặc 21 mg/ kg tăng trọng để duy trì nồng độ htôioglobin (hồng cầu) và sắt dự
trữ cho cơ thể tồn tại và phát triển. Lợn con theo mẹ được xtôi là thiếu sắt khi


9

hàm lượng Hb thấp hơn 7 - 8g/100ml máu, hàm lượng Hb bình thường của lợn
con theo mẹ là 10 - 12 g/ 100ml máu.
* Chăm sóc lợn con được 5 - 15 ngày tuổi
- Tập ăn
+ Mục đích tập ăn sớm cho lợn con là khi lợn con mới sinh ra, chất lượng
và số lượng sữa mẹ hoàn toàn đủ để nuôi con. Tuy nhiên, khi lợn con lớn lên
thì lượng sữa mẹ dần không đủ để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của lợn
con, mặt khác chất lượng sữa mẹ lại dần giảm đi sau một tuần sinh. Do vậy, rất
cần thiết phải tập ăn sớm cho lợn con từ khi 5 – 7 ngày tuổi.
+ Lợn con cần được tập ăn sớm vào lúc 5 – 7 ngày tuổi bằng những loại
cám chất lượng dành riêng cho lợn con theo mẹ như cám Milac, để máng tập
ăn tại nơi lợn con hay ra vào (như cửa ổ úm) và tránh lợn mẹ ăn mất hoặc rũi
đổ. Những lần đầu chỉ nên giắc vài hạt cám để cho lợn con tập làm quen dần,
cho lượng cám tăng dần theo khả năng ăn của lợn con, đảm bảo lợn con ăn hết
trong vòng 1 – 2 giờ, nếu sau 2 giờ lợn con ăn không hết, cần đổ cám cũ cho
lợn mẹ và cho lợn con ăn cám mới. Khi máng bẩn cần được rửa sạch và lau khô
ngay, tránh thức ăn ẩm ướt, lên men làm lợn con rối loạn tiêu hóa và ỉa chảy
phân trắng. Cho lợn con ăn 5 – 7 lần/ngày.
+ 14 ngày tuổi tiến hành tiêm vắc xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn.
+ Tiêm thêm vitamin ADE liều 2ml/con, tiêm bắp nhằm kích thích sinh
trưởng, lớn nhanh và khỏe mạnh, phòng trị còi xương, các bệnh do thiếu
vitamin A, D, E, K khác.
+ Trong thời gian từ 5 – 10 ngày khi lợn con đã biết ăn cám ta sẽ trộn
thêm Cobactin 40%, men sống Biogreen vào cám, Cobactin 40% có tác dụng

phòng bệnh, nhiễm vi khuẩn E. coli và Salmonella gây tiêu chảy ở lợn con đang
bú và sau cai sữa với liều lượng 0,3kg/ tấn thức ăn. Biogreen có tác dụng tăng
cường hoạt động của lợi khuẩn, chống rối loạn tiêu hóa, giảm tiêu chảy và các
bất lợi khi sử dụng kháng sinh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giúp vật nuôi


10

tiêu hóa tốt hơn, ngoài ra còn có tác dụng kích thích tăng trưởng và sinh trưởng
ở lợn con với liều lượng 1kg/ tấn thức ăn.
* Chăm sóc lợn con được 16 – 20 ngày tuổi
- Thức ăn: đây là giai đoạn lợn con sắp cai sữa, lượng thức ăn cung cấp sẽ
thay thế hoàn toàn nguồn sữa mẹ, lượng cám cần cung cấp khoảng 0,037g/ con.
- Ở lợn con do ta chỉ tiêm một liều sắt 2ml vào lúc 3 ngày tuổi nên trong
thời gian nuôi đến cai sữa lợn con vẫn có hiện tượng còi cọc, chậm lớn do vậy
ta cần bổ sung thêm các loại Vitamin trộn cám như Vitamin ADEK để phòng
bệnh hiện tượng thiếu máu, tăng cường sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết do bệnh
tật, giảm stress do thời tiết thay đổi đột ngột và giúp vật nuôi tiêu thụ thức ăn
tốt hơn (giảm FCR, tăng ADG) có thể hòa vào nước 30g/ 5 lít nước uống hoặc
trộn vào cám 2 – 4g/ kg thức ăn.
* Chăm sóc lợn con được 21 - 24 ngày tuổi
- Tiến hành cai sữa và cai sữa phải dựa trên các điều kiện: lợn con cai
sữa phải có sức khỏe tốt, lợn con cai sữa phải biết ăn, lợn con cai sữa đạt trọng
lượng thấp nhất 5,2 kg/con và trung bình 7kg/con.
- Lợn con có cân nặng đủ tiêu chuẩn, không mắc bệnh, khỏe mạnh sẽ
được chọn và xuất.
* Các công tác khác tại trại
Trong chăn nuôi việc chăm sóc lợn con sơ sinh, lợn con theo mẹ là rất
cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế chết trên lợn sơ sinh, gia
tăng hiệu quả chăn nuôi. Trong thời gian tập tại cơ sở tôi đã học được một số

quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con giai đoạn theo mẹ của trại như sau:
- Trước tiên là khâu trực đẻ phải đảm bảo để tỷ lệ số con sơ sinh còn sống cao
nhất, đây là công việc rất cần thiết, lợn con đẻ ra được lau khô bằng vải xô mềm
sạch theo trình tự miệng, mũi, đầu, mình, bốn chân. Chuồng nuôi luôn sạch sẽ,
khô ráo và máng tập ăn, máng uống cho lợn con. Có đèn sưởi ấm để đảm bảo
chống lạnh cho lợn con. Sau đó cắt rốn, sát trùng bằng cồn iod và cho vào lồng


11

úm. Tiếp theo là tiến hành mài nanh, mài nanh tránh không bị dập vỡ, không mài sát
lợi chân răng, sau khi làm thủ thuật xong cho uống amoxicillin.
- Cắt đuôi, bấm tai:
+ Đuôi: cắt 2/3 đuôi, cắt sát vị trí kẹp panh, vết cắt phẳng gọn.
+ Tai: cắt đúng vị trí, đúng số quy định, vết cắt gịn, không cắt sâu và nông quá.
+ Sát trùng bằng cồn iod trước và sau cắt
+ Cho lợn con uống kháng sinh phòng viêm.
- Thiến: sau đẻ 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến, trước khi thiến ta dốc
ngược lợn, cố định chắc chắn, đúng cách. Xác định đúng vị trí cần rạch đảm
bảo không sót cà, viết thiến gọn. Sát trùng bằng cồn iod trước và sau thiến.
- Cố định bầu vú cho lợn con:
Trên lợn nái, 2 cặp vú đầu tiên (ở phía ngực) thường tiết nhiều sữa hơn
các vú khác. Nếu lợn con sơ sinh trong đàn có trọng lượng không đồng đều thì
nên giữ cho những con nhỏ bú cặp vú trước, giữ liên tục trong những ngày đầu
cho đến khi lợn con giữ được vú đó.
Trong 3 ngày đầu tiên cho lợn con bú 12 - 15 lần/ ngày đêm (cách 1,5 2 giờ cho bú 1 lần). Sau đó có thể giảm dần số lần bú trong ngày.
- Bổ sung sắt cho lợn con:
Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con
tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con cần
được bổ sung thêm sắt. Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con ở 30 ngày đầu

sau đẻ là 210 mg/ngày. Trong đó lượng sắt lợn mẹ cung cấp từ sữa chỉ đạt 10 20 mg/ngày, lượng sắt thiếu hụt cho 1 lợn con khoảng 150 - 180 mg, vì vậy
mỗi lợn con cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu hụt. Trong thực tế thường cung
cấp thêm 200 mg. Nên tiêm sắt cho lợn con 1 ngày sau đẻ. Việc tiêm sắt thường
làm cùng với thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lợn con ở
lúc 3 tuần tuổi, tiêm 1 lần 100 mg sắt là đủ.


12

- Tập cho lợn con ăn sớm:
Tập ăn cho lợn từ 5 - 10 ngày tuổi, bổ sung thêm men laczyme trộn 1 thìa
đỏ 10g/ 1 kg cám và Bcomplex trộn 1 thìa đỏ 10g/ 2kg cám, cho ăn thức ăn mềm.
Tra cám làm nhiều lần trong ngày tối thiểu 3 lần/ buổi, rắc cám tạo tiếng
động kích thích lợn dậy ăn, nên tra ít một đảm bảo cám luôn mới và thơm. Bổ
sung sữa cho lợn con từ 5 ngày tuổi hòa với sữa và bóp cám vào sữa cho lợn con
tập ăn, 6 ngày tuổi cho sữa và cám tương đương nhau bóp lẫn cho ăn, 7 ngày tuổi
cho ăn sữa ít hơn cám, 8 ngày tuổi trở lên cho ăn cám hoàn toàn, đối với những
đàn còi cọc tách riêng cho uống trực tiếp.
- Nước uống: đảm bào đủ nước sạch cho lợn con, núm uống, dụng cụ cho
uống phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Cai sữa cho lợn con:
Tại trại cai sữa lợn con thực hiện vào lúc 21 ngày tuổi. Khi cai sữa, lợn con
cần giảm bớt khẩu phần thức ăn từ 10 - 20% để chống strees, giữ chuồng trại
thoáng mát. Có thể pha thêm kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng
một số bệnh về đường ruột và hô hấp trong vòng 3 - 5 ngày. Cai sữa sớm nhằm
tăng tần số sinh sản cho lợn mẹ, nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, lợn mẹ sau
khi cai sữa 1 tuần có thể phối giống cho lứa tiếp theo, chỉ cai sữa khi lợn con đã
quen thức ăn tập ăn.
2.1.4. Quy trình phòng và trị bệnh cho lợn con tại trại
2.1.4.1. Công tác vệ sinh

Vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết định tới hiệu quả chăn
nuôi. Vệ sinh bao gồm vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh đất, nước và môi trường
xung quanh trang trại… Hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi
nên trong suốt quá trình thực tập, tôi tiến hành các biện pháp vệ sinh bao gồm:
- Hàng ngày, vệ sinh chuồng trại, xịt gầm, xả vôi gầm, phun sát trùng (
trường hợp lợn con không bị tiêu chảy phun 2 lần, trường hợp nếu có lợn con


13

bị tiêu chẩy cần phun ngày 3 lần), tẩy rửa sàn chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ
thức ăn thừa và ẩm ướt.
- Rắc vôi bột hành lang và đường đi trong chuồng để ngăn chặn vi khuẩn
và diệt động vật mang mầm bệnh như: ruồi, chuột… nhằm ngăn chặn dịch bệnh
xảy ra.
- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: khơi thông
cống rãnh, phát quang bụi rậm, nhổ cỏ xung quanh chuồng trại…
2.1.4.2. Công tác phòng bệnh
Công tác phòng bệnh được trại thực hiện đúng theo quy trình, đảm bảo
lịch tiêm phòng vắc xin đầy đủ, thời gian tổ chức tiêm phòng thường vào buổi
sáng khi thời tiết mát.
Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại
Loại lợn
Lợn đực và lợn cái hậu bị

Lợn nái mang thai

Lợn con theo mẹ

Lứa tuổi


Vắc xin

7 ngày sau nhập

PRRS 1

14 ngày sau nhập

AD 1 + Parvo 1

21 ngày sau nhập

SFV +FMD

28 ngày sau nhập

Invermectin

35 ngày sau nhập

PRRS 2

42 ngày sau nhập

AD2 + Parvo 2

Tuần 10

SFV


Tuần 12

FMD

Tháng 3 - 7 - 11

PRRS

Tháng 4 - 8 - 12

AD

10 - 14 ngày tuổi

Mycoplasma
(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Ghi chú: PRRS: vắc xin phòng bệnh tai xanh, AD: vắc xin phòng bệnh
giả dại, SFV: vắc xin phòng bệnh dịch tả, FMD: vắc xin phòng bệnh lở mồm
long móng, Parvo: vắc xin phòng bệnh khô thai, Mycoplasma: vắc xin phòng
bệnh suyễn


14

Qua bảng ta thấy đàn lợn của trang trại được tiêm phòng vắc xin một
cách nghiêm ngặt, ở tất cả các giai đoạn. Trại tập trung tiêm phòng vắc xin các
bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, dịch tả lợn, khô thai, giả dại, suyễn
lợn….

* Phòng bệnh bằng vệ sinh sát trùng chuồng trại
Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, giữ cho chuồng nuôi
luôn khô ráo, thoáng mát tránh ẩm ướt. Phun sát trùng chuồng nuôi bằng thuốc
sát trùng Omnicide pha với tỷ lệ 4 nắp can/ 16 lít nước. Dội vôi sút gầm chuồng,
hành lang, rác vôi đường đi.
* Phòng trị bệnh bằng vắc xin
- 2 ngày tuổi: phòng bệnh thiếu máu, viêm vết thương và tiêu chảy với
các loại vắc xin lần lượt là: Inrondextran, Clamoxom, Hamcolifor (uống).
- Cho uống cầu trùng (Newcocin): 3 ngày sau đẻ, trước tiên ta cố định
lợn, rồi cho uống đúng liều lượng theo hướng dẫn của thuốc, đúng thuốc, đúng
cách đảm bảo lợn không nôn thuốc ra ngoài.
- Lúc 4 và 6 ngày tuổi điều phòng bệnh viêm vết thương bằng vắc xin
Clamoxom với liều lượng: 0,5ml/con, tiêm bắp.
- Phòng bệnh Suyễn cho lợn con từ 12 - 15 ngày tuổi, vắc xin phòng bệnh
(Hylogen), liều lượng: 2ml/con, tiêm bắp.
2.1.5. Một số bệnh thường gặp ở lợn con tại trại
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt được hiệu quả cao, việc chẩn đoán kịp
thời và chính xác sẽ giúp chúng ta đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả làm giảm tỷ
lệ tử vong, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế.
Vì vậy, trong thời gian thực tập tại cơ sở tôi cùng cán bộ kỹ thuật của
trại tiến hành theo dõi đàn lợn ở các ô chuồng để phát hiện lợn ốm. Khi mới
mắc bệnh, lợn thường không có triệu chứng điển hình. Các biểu hiện ở những


15

lợn ốm thường là: ủ rũ, mệt mỏi, khả năng ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, hoạt động
ít, thân nhiệt cao. Các bệnh đàn lợn mắc phải tại trại là:
* Thiếu sắt lợn con
- Nguyên nhân: Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra chủ yếu ở lợn con, do sữa

mẹ cung cấp không đủ nhu cầu. Ở lợn con mỗi ngày cần 7-16 mg sắt hoặc
21mg/kg tăng trọng để duy trì mức độ Htôioglobin (hồng cầu) và sắt dự trữ cho
cơ thể tồn tại và phát triển, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng
sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung
sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết
Biểu hiện: Lợn con bị thiếu máu do thiếu sắt thì bề mặt da, niêm mạc
nhợt nhạt, kém ăn, lười vận động, đặc biệt là lợn con bị còi cọc, chậm lớn, rối
loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm kế phát một số bệnh như tiêu chảy phân trắng
lợn con…
Phòng trị:
- Bổ sung sắt cho lợn con lúc 3 ngày tuổi với liều 2ml/con Ferivit hoặc
Ferrocen – 20.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin như vitamin A, D, E, cho lợn con ăn
dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho lợn con sơ sinh.
* Tiêu chảy cấp
- Lứa tuổi mắc bệnh: lợn con theo mẹ, nhất là từ 0 – 8 ngày tuổi.
- Nguyên nhân gây bệnh do một loại virus ARN có kích thước lớn, thuộc
họ Coronavirus gây ra. Đây là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng
nguy hại ở nhiều độ tuổi của lợn, Coronavius tồn tại trong môi trường chăn
nuôi khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường chăn nuôi ô nhiễm, khí hậu ẩm
ướt, sức đề kháng của lợn yếu chúng bắt đầu xâm nhập vào cơ thể qua đường
thức ăn, nước uống. Khi vào cơ thể Coronavirus tăng sinh khối, nhanh chóng
bám vào biểu mô ruột non và dạ dày, phá hủy hệ thống lông nhung ở ruột, làm


16

mất và lông nhung bị ngắn lại, từ đó hạn chế sự hoạt động enzym bề mặt biểu
mô ruột dẫn đến hội chứng giảm hấp thu, khiến con vật bị tiêu chảy nghiêm
trọng gây mất nước nặng rồi chết.

- Triệu chứng: triệu chứng lâm sàng là lợn bị tiêu chảy, mất nước nhiều
do ở lứa tuổi này bộ máy tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện, chế độ miễn
dịch còn thấp nên tỷ lệ lợn chết có thể lên đến 100%.
- Phòng và điều trị: Lợn mẹ phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc
xin (bao gồm vắc xin PED). Chuồng trại phải được giữ ấm, khô, sạch.
+ Chống mất nước: trước tiên cho lợn con uống chất điện giải như
Vitamin ADE và đặc biệt là các men tiêu hóa. Ngoài ra có thể dùng dung dịch
điện giải Ringer Lactat + 20 ml B - complex trong mỗi chai truyền 500 ml,
truyền xoang phúc mạc 20ml/con nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn con
cũng như thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.
+ Dùng colistin trộn cám cho lợn con để tiêu diệt vi khuẩn đường tiêu hóa.
+ Điều trị: điều trị mỗi ngày vào buổi sáng
Syvaquinol 100 injectable: tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng.
Atropin 0,1% tiêm bắp 0,2 ml/con.
Octamix A.C: cho uống 1g/5kg thể trọng.
* Viêm da
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây ra, vi khuẩn
sau khi xâm nhập vào cơ thể thường làm tổn thương da như: gây viêm da,
nhiễm trùng nặng và có thể dẫn đến các biến chứng khác hoặc giết chết lợn
con.
- Cơ chế gây bệnh: khi có điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên và tấn
công lợn. Đầu tiên, vi khuẩn gây sưng, viêm, loét lớp biểu bì của da. Sau đó lan
xuống lớp thượng bì và làm viêm loét nang lông làm cho tuyến bã nhờn của


17

nang lông tiết ra nhiều quá mức. Kết hợp với dịch nhờn tiết ra từ những vết loét
làm cho tổn thương lây lan càng nhanh và loét càng nặng.
Khi dịch tiết trên bề mặt da khô lại, làm cho da bị co rút, hình thành nên

các vết nứt sâu và ngày càng lan rộng.
Các vết loét càng lan rộng làm cho dịch rỉ viêm tiết ra càng nhiều dẫn đến
tình trạng mất nước, mất điện giải và mất protein huyết thanh càng nặng, lợn
thường chết do các nguyên nhân này.
Khi mất nước quá nhiều dẫn đến biểu mô thận thoái hóa và bong tróc làm
cho thận bị tổn thương. Ngoài ra, khi tấn công lợn, vi khuẩn còn tiết ra độc tố
tấn công gan, thận và gây tổn thương.
- Triệu chứng: triệu chứng đầu khi heo vừa nhiễm bệnh thường là chậm
chạp, ít vận động, chán ăn.
Tiếp đó thấy da ửng đỏ lên chủ yếu ở những vùng da mỏng như: vùng
nách, háng, da bụng nhưng heo không ngứa, nhiệt độ cơ thể cũng không nóng
lên. Tiếp đến, xuất hiện các nốt màu nâu có đường kính 1 - 2 cm, sau đó các
nốt chuyển từ màu nâu sang đen dần do hoại tử.
Trường hợp viêm cấp tính, các mảng da viêm lan rộng nhanh chóng và
kết thành khối, bệnh lan ra toàn thân chỉ trong vòng 24 - 48h.
- Phòng và điều trị
Cách ly toàn bộ những con bệnh ra khỏi đàn.
Diệt ký sinh trùng ngoài da.
Bổ sung chất điện giải nhằm chống mất nước.
Dùng phèn chua 3% và nước sát trùng để tắm, cọ sạch ngoài da nhằm loại
bỏ đi lớp da bị viêm rồi chấm cồn iod vào chỗ viêm.
Sử dụng kháng sinh pendistrep L.A tiêm bắp, liều lượng 0,5ml/con, điều
trị liên tục từ 2 - 5 ngày.


×