Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Liên hệ liên nhân cách được quy định bởi những yếu tố nào. Lãnh đạo nhóm cần làm gì khi nhóm xung đột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.75 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÂU HỎI KIỂM TRA CUỐI HỌC PHẦN
MÔN HỌC:
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Giảng viên:
Lớp:
Học viên:
Sinh ngày:
Số điện thoại:

PGS.TS Trịnh Thị Linh
Tâm lý học – VB2
Vũ Trường Giang
13/03/1995
0986811100

Đề bài:
"Theo quan điểm của anh chị: Liên hệ liên nhân cách có thể bị quy định bởi những yếu tố
nào? Với tư cách là một người lãnh đạo nhóm, anh chị sẽ làm gì khi nhóm có xung đột?”

Hà Nội, Năm 2020



BÀI LÀM
Tâm lý học xã hội là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu những đặc điểm, các quy
luật, cơ chế của các hiện tượng tâm lý xã hội, nảy sinh trong sự tương tác xã hội giữa các cá
nhân, giữa các nhóm với nhau.
Nghiên cứu tâm lý học xã hội với mục đích xây dựng nền tảng những hệ thống lý thuyết,
làm sáng tỏ quá trình hình thành các đặc điểm tâm lý xã hội của các cá nhân và của nhóm nhằm lý giải bản chất, quy luật các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó áp dụng những quy luật,
tri thức đó vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cũng như cuộc sống thực tiễn
của mỗi cá nhân.
I.
Liên hệ liên nhân cách có thể quy định bởi những yếu tố nào?
1. Liên hệ liên nhân cách.
Để tìm hiểu về các yếu tố quy định liên hệ liên nhân cách ta cùng đi vào tìm hiểu những
kiến thức về liên hệ xã hội và mối quan hệ giữa liên hệ xã hội tới liên hệ liên nhân cách.
Liên hệ xã hội phân tích dựa trên góc độ của tâm lý học xã hội có thể hiểu là liên hệ của cá
nhân với người khác, thể hiện mức độ hòa nhập xã hội, khả năng chung sống với xã hội của
mỗi cá nhân. Trong mối liên hệ này không chỉ đơn giản là cá nhân gặp gỡ với cá nhân hay
cá nhân quan hệ với cá nhân khác mà những cá nhân này với tư cách là những người đại
diện cho các nhóm xã hội nhất định (như đại điện cho các tổ chức kinh tế, chính trị, tôn
giáo, đảng phái, nghề nghiệp..). Do vậy, liên hệ xã hội là liên hệ giữa các cá nhân với tư
cách đại diện cho một nhóm xã hội, do xã hội quy định một vai trò nhất định trong nhóm.
(Ví dụ: Giám đốc – nhân viên, thầy giáo – học trò, bác sỹ - bệnh nhân, người bán – người
mua …). Đặc trưng của liên hệ xã hội được thiết lập không hẳn dựa trên nền tảng của việc
có thiện cảm hay không thiện cảm của các cá nhân mà dựa trên cơ sở về ví trị nhất định của
mỗi cá nhân trong xã hội, trên cở sở những chức năng, hành vi mà cá nhân phải thực hiện
khi đứng ở ví trí đó (hay là vai xã hội đó).
Trong thực tế thì mỗi cá nhân chúng ta đều đảm nhiệm không chỉ một vai xã hội: Ta có thể
vừa là một người thầy giáo, vừa là người cha, người chú, hay là một thành viên trong một
đội nhóm, câu lạc bộ..và có những vai xã hội đã được quy định từ khi ta mới sinh ra (ví dụ
nam hay nữ), những vai xã hội khác được hình thành trong cuộc sống. Bản thân vai xã hội
không quyết định hoạt động và hành vi của mỗi người mà tất cả những điều đó còn phụ



thuộc vào nhận thức của cá nhân, sự nhập vai của cá nhân đó. Và sự nhập vai này mang bản
sắc riêng của từng cá nhân (điều đó lý giải tại sao có những vai xã hội tốt, và vai xấu (ví dụ
có người thầy giáo tốt, ưu tú nhưng cũng có người thầy giáo vụ lợi, bảo thủ..) được xác
định từ các đặc điểm tâm lý riêng biệt của từng cá nhân mang vai đó. Do đó liên hệ xã hội
trong thực tế không chỉ là các liên hệ theo vai xã hội mà còn mang trong đó bản sắc riêng –
cái đó gọi là sắc thái nhân cách cá nhân. Chính điều này là nền tảng xây dựng mối liên hệ
khác bên trong liên hệ xã hội – chính là liên hệ liên nhân cách.
Liên hệ liên nhân cách là mối liên hệ giữa cá nhân với người khác không phải dựa trên vai
xã hội mà chủ yếu dựa trên cơ sở của tình cảm, cảm xúc, cá tính riêng của liên hệ mang
tính tâm lý.
Hay liên hệ liên nhân cách là liên hệ cá nhân với cá nhân dựa trên cơ sở tâm lý, tình cảm và
sự đồng nhất với nhau ở một mức độ nhất định.
Liên hệ liên nhân cách nằm trong liên hệ xã hội, chúng đan xen vào nhau. Bất kỳ một liên
hệ xã hội nào cũng bao hàm liên hệ liên nhân cách ở một mức độ nhất định và ngược lại. Ví
dụ, trong mối liên hệ hôn nhân, có vẻ như là liên hệ liên nhân cách nhưng thực tế nó cũng
là một liên hệ xã hội (sự kết hợp giữa vai nam và vai nữ ) – luôn tồn tại sự giao thoa ở đó.
Như vậy: Bản chất của liên hệ liên nhân cách khác với bản chất liên hệ xã hội ở chỗ nó
được thiết lập trên nền tảng cảm xúc, tình cảm. Khi nói đến liên hệ liên nhân cách là nói
đến liên hệ mang tính giữa cá nhân – cá nhân, nói đến nội dung chứa bầu không khí tâm lý
chứ không nói đến nội dung công việc của liên hệ đó.
2. Các yếu tố quy định và chi phối liên hệ liên nhân cách:
Theo sự tìm hiểu về kiến thức tâm lý học xã hội và sự đánh giá của quan điểm cá nhân, tôi
cho rằng những yếu tố quy định và chi phối liên hệ liên nhân cách là các yếu tố liên quan
tới từng cá nhân, mang bản sắc riêng về mặt cảm xúc, tâm lý, tình cảm của cá nhân đó bao
gồm: Đặc điểm tính cách, sự hấp dẫn về hình thể, sự gần gũi, sự tương đồng, sự bù trừ, trái
ngược.
2.1. Đặc điểm tính cách
Trong mối liên hệ liên nhân cách thì yếu tố đầu tiên cần nói đến là tính cách của từng cá

nhân, nó mang bản sắc riêng của người đó, nói đến người đó là nói đến tính cách của họ, vì
điều này được bộc lộ và được cá nhân khác nhận biết. Nói đến tính cách, ta nói đến đặc


điểm nội tâm của một người, ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của
họ, một người có thể có nhiều tính cách, hoặc nhiều người có cùng một tính cách.
Thường thì tính cách có thể chia làm hai kiểu là tính tốt và tính xấu ( tất nhiên tốt, xấu theo
quan niệm riêng của mỗi người và tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau).
Người tốt thường có nhiều tính tốt như: Khiêm tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, hòa
đồng, lễ phép, biết kính trên nhường dưới, biết nghĩ cho người khác…những điều này sẽ
giúp cho những người xung quanh khi xây dựng mối liên hệ với họ sẽ cảm thấy dễ chịu, hài
lòng, mến phục và yêu quý, tuy nhiên nhiều tính tốt quá nếu không cẩn thận sẽ bị lợi dụng.
Người xấu thường có nhiều tính xấu như: Ích kỷ, ba hoa, thích khoe khoang, vụ lợi, dối trá,
độc ác, vô ơn, ghen ghét, đố kỵ…những điều này sẽ làm cho những người xây dựng mối
liên kết với họ sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội, bị người khác ghét và lên án.
Tóm lại những đặc điểm tính cách quy định mối liên hệ liên nhân cách giữa các cá nhân
diễn ra một cách thuận lợi, tốt đẹp hoặc ngược lại.
2.2. Sự hấp dẫn về hình thể
Ngoại hình, hình thể là yếu tố dễ dàng quan sát và nhìn nhận thấy trong quá trình bắt đầu
xây dựng một mối liên hệ liên nhân cách. Sự hấp dẫn về hình thể có lợi thế về nhiều mặt
đối với cả hai giới.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nạn nhân có hình thức hấp dẫn hơn thường hay
nhận được sự trợ giúp hơn (West và Brown 1975), thậm chí cả những tội phạm có hình
thức hấp dẫn thường được nhận những bản án nhẹ hơn (Stewart, 1980). Một thí nghiệm của
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef – công bố ngày 28/06/2016) cho thấy cùng một đứa
trẻ nhưng do cách ăn mặc và trang điểm khác nhau nên bị đối xử khác nhau, khi cô bé ăn
mặc sạch sẽ, đứng bên đường giống như bị lạc thì có nhiều người hỏi han, giúp đỡ, trong
khi ăn mặc lem luốc, bẩn thịu thì không ai hỏi han giúp đỡ gì. Như vậy, một cách vô thức
hoặc có ý thức thì cá nhân đã để cho bản thân bị hấp dẫn bởi cái đẹp và đưa ra quyết định
hết sức cảm tính, thiếu khách quan. Cũng giống như bản thân mỗi chúng ta vậy, khi đi mua

hàng mà phải chọn lựa giữa các người bán hàng hàng nhau, đôi khi ta sẽ quyết định lựa
chọn mua của người chủ hàng nào mà ta thấy có thiện cảm về mặt ngoại hình. Do vậy trong
mối liên hệ liên nhân cách, việc nhìn nhận về mặt ngoại hình sẽ tạo ra những cảm xúc yêu
thích hoặc ghét bỏ ngay từ lần đầu tiếp xúc và tác động rất lớn tới mối liên hệ liên nhân
cách sẽ diễn ra sau đó là tích cực hay tiêu cực.


2.3. Sự gần gũi
Điều muốn nói đến ở đây chính là tần suất tương tác, khoảng cách (cự ly) giữa các đối
tượng trong mối liên hệ liên nhân cách.
Theo Jazonc (1965), tần suất gặp gỡ thường xuyên một người nào đó cũng là yếu tố giúp
củng cố mối liên hệ, ví dụ như trong cùng một đội nhóm - câu lạc bộ, nếu gặp nhau, giao
lưu thường xuyên hơn với những người cá nhân thân thiết, quý mến thì nhiều khả năng mối
liên hệ này trở nên thân thiết và gắn bó hơn. Một nghiên cứu khác về sự thân quen của
Zajonc, Markus, Wilson (1974) cho thấy càng nhiều cơ hội gặp người nào đó bao nhiêu thì
càng có nhiều khả năng muốn liên hệ với người đó bấy nhiêu. Nghiên cứu của Moreland và
Beach (1992) chứng minh rằng, chỉ cần tiếp xúc đơn thuần (nhìn thấy, không cần giao tiếp)
cũng có thể tạo ra sự ưu thích.
Khoảng cách địa lý, cự ly càng gần thì các cá nhân càng có nhiều điều kiện để thiết lập liên
hệ. Nghiên cứu của Newcom cho rằng, yếu tố chính tạo nên liên kết không phải là sự giống
nhau về thái độ mà chính là sự gần gũi khi sống cùng nhau. Đối với các cá nhân, xu hướng
tìm kiếm liên hệ gắn bó với hàng xóm, bạn cùng lớp, đồng nghiệp cùng cơ quan…sẽ thực
hiện nhiều hơn so với việc tìm kiếm những nhân vật lý tưởng đang sống ở đâu đó trên thế
giới này.
2.4. Sự tương đồng
Con người thường có xu hướng tránh sự đối đầu trong các tương tác, do đó việc chọn
những người bạn có cùng tính cách, sở thích là cách tốt nhất để được tôn trọng và tránh
xung đột. Việc nhận thấy một người có cùng thái độ, giá trị, quan điểm sống sẽ thúc đẩy
việc chúng ta quý mến, ưa thích nhau (Byrne, 1969; Hill và Stull, 1981; Carli, Ganley và
Pierce Otany, 1991). Cá nhân có thái độ giống người khác sẽ có đánh giá tích cực về họ

(Condon và Crano, 1988) và ngược lại, khi người khác đánh giá cá nhân tích cực sẽ làm
tăng thêm ưa thích với người đó. Chính những người có cùng hệ giá trị với mình, họ đã
giúp chúng ta xác nhận những điều sâu sắc nhất, khẳng định sự đúng đắn trong mỗi quyết
định hay lựa chọn của chúng ta. Khi tiếp xúc và xây dựng liên kết liên nhân cách với họ thì
quá trình giao tiếp diễn ra đơn giản hơn vì cá nhân không cần phải cảnh giác với những
quan điểm bất đồng (Larsen và Lê Văn Hảo, 2010).
2.5. Sự bù trừ, trái ngược.


Các nhà tâm lý học xã hội giải thích những trường hợp cá nhân bị thu hút bởi những người
trái ngược với mình, không giống mình bằng cách xét đến nhu cầm mà người đó bổ sung
cho mình. Hai cá nhân trái ngược khi xây dựng mối liên kết có thể bù trừ, hỗ trợ và lấp đầy
những thiếu sót của nhau. Ví dụ, người nhu nhược, thiết quyết đoán thì thích những người
dứt khoát, quyết đoán, điều đó giúp họ xây dựng cho bản thân sự quyết đoán nhằm định
hướng cho bản thân mình.
Tóm lại tất cả những yếu tố trên là những yếu tố quy định và chi phối mối liên hệ liên nhân
cách. Mỗi một yếu tố đều giữ một vai trò nhất định giúp cá nhân xác định được vị trí, bản
sắc của bản thân mình trong các mối liên hệ liên nhân cách khác nhau. Thông qua đó giúp
cá nhân có cái nhìn tổng quan và nhận thức phần nảo về bản thân mình, làm cho quá trình
tự đánh giá và hoàn thiện bản thân ngày càng phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.
II. Với tư cách là một người lãnh đạo nhóm, anh chị sẽ làm gì khi nhóm có xung đột?
Xung đột là một hiện tượng xã hội phổ biến trong mọi loại hình tổ chức khác nhau. Xung
đột thì dễ sinh ra những hậu quả xấu, tuy nhiên nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó thì nó
cũng có một số tác động tích cực. Do vậy nhận thức đúng đắn và xử lý xung đột theo
hướng có lợi cho tổ chức là một yêu cầu quan trọng đối với vai trò của một người lãnh đạo
nhóm.
Xung đột trong nhóm được hiểu là mâu thuẫn đối kháng giữa các thành viên dựa trên sự
bất đồng gay gắt về quy tắc, quan điểm, đánh giá, tính cách, kiểu hành vi của từng thành
viên theo cảm xúc tiêu cực.
Các mâu thuân cơ bản và các hình thức xung đột nhóm: Giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân

với nhóm, nhóm với nhóm, nhóm với môi trường xung quanh.
Để làm rõ hơn việc xử lý xung đột, tôi xin lựa chọn tình huống là xung đột giữa cá nhân và
cá nhân. Trên phương diện là một người lãnh đạo nhóm khi đối diện với thành viên trong
nhóm của mình đang xung đột.
Trước hết việc đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh lại nhiệm vụ chính của người lãnh đạo đó là tác
động tới thành viên trong đội nhóm của mình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu đề
ra, giúp thỏa mãn một số nhu cầu chính của thành viên và của đội nhóm. Vì vậy khi đối
diện với xung đột, cá nhân trên cương vị là một người lãnh đạo thì phải luôn giữ cho mình
sự bình tĩnh, công tư phân minh, hướng tới mục đích chung của đội nhóm. Giữ thái độ lắng


nghe một cách tích cực, tôn trọng các thành viên, tạo cảm giác an toàn và tin tưởng, lưu ý
việc cẩn thận bộc lộ quan điểm cá nhân và cách sử dụng ngôn ngữ của mình, tránh gây
thêm xung đột.
Sau đó từ từ giải quyết xung đột theo từng bước cụ thể sau:
Bước 1: Tìm hiểu rõ nguyên nhân
Đó là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân ( mâu thuẫn do sự khác biết từng cá nhân, do
tính cách, sự khép kín, thiếu kỹ năng, vai trò bổ nhiệm chưa phù hợp hay mâu thuẫn trong
quan điểm làm việc, lỗi khi làm việc…)
Bước 2: Thu thập thông tin và xác định đúng bản chất vấn đề
Nhằm đánh giá đúng mục đích xung đột, quá trình phát triển xung đột, cảm xúc của từng cá
nhân, đặc điểm nhân cách từng bên xung đột
Cụ thể sẽ nói chuyện riêng với từng cá nhân đang xung đột, lắng nghe tích cực từ chia sẻ
của từng cá nhân, lắng nghe thêm và thu thập thông tin từ một số cá nhân khách quan khác
bên ngoài xung đột là các thành viên cùng trong nhóm..Trong quá trình nói chuyện và hỏi
các cá nhân thì giữ thái độ tôn trọng. Tìm hiểu động lực và mục đích của từng cá nhân, luôn
tập trung vào vấn đề chính và mục đích chung của đội nhóm, lắng nghe và đồng cảm và
không phán xét từ đó có cái nhìn khách quan và công tâm nhất về vấn đề đang xung đột.
Bước 3: Đưa ra giải pháp cụ thể.
Cùng với các thành viên khác (ngoài hai cá nhân đang xung đột) đưa ra các giải pháp có thể

sử dụng, cởi mở đón nhận mọi ý kiến, kể cả có những ý tưởng chưa từng nghĩ đến. Sau đó
cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp nhất, mang tính cân bằng giữa hai cá nhân xung đột,
mà lại hướng tới mục đích chung, vì lợi ích chung của đội nhóm.
Bước 4: Trao đổi riêng về giải pháp với từng cá nhân trong xung đột lần hai
Sau khi đã thống nhất và đưa ra giải pháp hợp lý thì trao đổi riêng với từng cá nhân trong
xung đột về hướng giải quyết, quan sát và lắng nghe phản hồi của từng cá nhân đang xung
đột xem còn điều gì khúc mắc, hay tâm tư nguyện vọng gì còn mong muốn thêm để xử lý.
Bước 5: Cùng thỏa thuận và đi đến thống nhất chung
Khi đến bước này thì gần như mâu thuẫn đã được giải quyết, cả hai bên có thể hiểu hơn
quan điểm của đối phương để từ đó dễ dàng hài lòng và chấp nhận giảng hòa với nhau. Các
thành viên đều cùng hiểu hơn về bản chất vấn đề mâu thuẫn, hạ thấp cái tôi bản thân và biết


đặt địa vị vào vị trí của nhau để hiểu và thông cảm thì mâu thuẫn có thể được giải quyết
một cách thấu đáo, triệt để. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp các cá nhân có những quan
điểm hoàn toàn trái ngược nhau và không thể dung hòa thì việc giải pháp đàm phán cả hai
cùng thắng sẽ hữu ích, và phần nào làm hài lòng mọi người, mỗi người xác định hy sinh
một chút về lợi ích của đội nhóm nhờ vào đó để chấp nhận nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình tâm lý học xã hội
Hoàng Mộc Lan – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Ebook Tâm lý học xã hội
Trần Đức Thành, Nguyễn Đức Sơn



×