Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ LUẬN HÀNG hóa sức LAO ĐỘNG và VIỆC vận DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.76 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; là một trong
những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, sự thịnh
vượng của các quốc gia khơng cịn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ
của con người. Tuy nhiên, việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ
người lao động trên thế giới vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc đề ra những
chính sách và giải pháp nhằm bình ổn thị trường đặc biệt này ln ln có ý
nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Lý luận về loại hàng hoá đặc biệt – sức lao động, Chủ nghĩa Mác -Lênin
đã có những luận điểm khoa học, tồn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo
tiền đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải
pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này
cùng những vấn đề liên quan đến nó.
Ở Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng,
vấn đề thị trường hàng hoá sức lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà cịn
mang ý nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề
này lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Lý luận hàng hóa sức lao động và
việc vận dụng trong phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam” cho
tiểu luận môn triết học Mác-Lênin của mình.


Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài tiểu luận của em khơng
thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các
thầy cơ để bài tiểu luận thêm phần hồn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HĨA SỨC LAO ĐỘNG
I.1.



Khái niệm
a. Hàng hố :
Hàng hố là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của

con người thơng qua trao đổi, mua bán.
Hàng hố có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Sở dĩ hàng hóa có
hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có hai mặt: Lao động cụ thể
tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng
hóa.
Những nhà tư sản coi giá trị của hàng hóa là do sức cầu và cơng dụng của
nó là hồn tồn sai. Mác đã nói: Nếu người ta có cách biến than chì thành kim
cương thì kim cương cũng sẽ rẻ như gạch. Đó là vì lao động (trừu tượng) kết
tinh trong nó giảm xuống, mặc dù sức cầu và cơng dụng của nó khơng đổi.
b. Sức lao động
Theo C.Mác: " Sức lao động, đó là tồn bộ các thể lực và trí lực ở trong
thân thể một con người, trong nhân cách sinh lộng của con người, thể lực và
trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích".
I.2.

Sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản

xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng


hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nơ lệ khơng phải là
hàng hóa, vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta khơng có
quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử
dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng khơng phải

là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm ni sống mình
chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống.
Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử
nhất định sau đây:
Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi
phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư
cách là hàng hố, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn
vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến
sức lao động thành hàng hố địi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nơ và chế
độ phong kiến.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để
tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống.
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động
thành hàng hóa. Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó.
Một mặt, cách mạng tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về
thân thể vào chủ nô và chúa phong kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật
giá trị và các biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những
người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào
trong tay một số ít người. Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới
hình thức thuê mướn. Quan hệ làm thuê đã tồn tại khá lâu trước chủ nghĩa tư
bản, nhưng không phố biến và chủ yếu được sử dụng trong việc phục vụ nhà
nước và quốc phịng. Chỉ đến chủ nghĩa tư bản nó mới trở nên phổ biến, thành
hệ thống tổ chức cơ bản của toàn bộ nền sản xuất xã hội. Sự cưỡng bức phi


kinh tế được thay thế bằng hợp đồng của những người chủ sở hữu hàng hố,
bình đẳng với nhau trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”. Điều đó đã tạo ra khả
năng khách quan cho sự phát triển tự do cá nhân của các cơng dân và đánh dâu
một trình độ mới trong sự phát triển tự do cá nhân của các cơng dân và đánh
dấu một trình độ mới trong sự phát triển của văn minh nhân loại.

Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến
thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thơng hàng hóa và
lưu thơng tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
I.3.

Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt
Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai

thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị hàng hoá sức lao động:
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được
quy định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức
lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của
con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người cơng nhân phải tiêu dùng
một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, học nghề, V.V.. Ngồi ra,
người lao động cịn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh
ta nữa. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra
một cách liên tục.
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo
gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người
công nhân và gia đình anh ta.
Khác với hàng hố thơng thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm
cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ: ngoài nhu cầu về vật


chất, người cơng nhân cịn có những nhu cầu về văn hóa, tinh thần (giải trí,
học hành,...). Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt
cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Nó tùy

thuộc hồn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ
văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngồi ra cịn phụ thuộc vào tập qn, vào
điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp công nhân.
Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì
quy mơ những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng
nhất định. Do đó, có thể xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động do
những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh rhần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người cơng nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo người cơng nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
người công nhân.
Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất
định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi
của giá trị sức lao động Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về
hàng hóa và dịch vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành nghề đã làm tăng
giá trị sức lao động; mặt khác sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm
giá trị sức lao động.Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc
cách mạng khoa học — kỹ thuật và những điều kiện khác, sự khác biệt của
công nhân về trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử
dụng năng lực trí óc, tinh thần của họ tăng lên. Tất cả những điều kiện đó
khơng thể khơng ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động, không thể không dẫn


đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đẳng
sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động.
- Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động :
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hố
khác chỉ thể hiện ra trong q trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao
động của người cơng nhân.

Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện ở
chỗ:
Thứ nhất, hàng hóa thơng thường sau qui trình tiêu dùng hay sử dụng
thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái
lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là q trình sản xuất một
loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình sáng tạo ra một giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị
thặng dư. Như vậy, hàng hố sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra
giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao
động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khố để giải quyết mâu thuẫn của
cơng thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của
hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyến hóa thành tư bản.
Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hố sức lao động; vì vậy, việc
cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã
hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc
vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động
thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.


II. VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÀNG HÓA VÀO PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
II.1. Phân tích thị trường sức lao động ở Việt Nam
I.1.1.

Thị trường lao động

Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó
diễn ra q trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là
người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ
sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…thông

qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
I.1.2.

Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay

a. Lực lượng lao động và trình độ nguồn lao động:
Ở nước ta, lực lượng lao động rất dồi dào. Theo số liệu thống kê của Bộ
Lao động – Thương binh – Xã hội, trong quý 2/2018, quy mô LLLĐ từ 15
tuổi trở lên là 55,12 triệu người, tăng 1,1% so với quý 2/2017; nữ tăng 0,37%;
khu vực thành thị tăng 1,25%. Quý 2/2018, tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ
15 tuổi trở lên là 76,55%, tăng so với cùng kỳ năm trước, song đã giảm nhẹ so
với q 1/2018. Về trình độ chun mơn kỹ thuật LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đã
qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 2/2018 là 12,04 triệu,
tăng gần 267 nghìn người so với quý 2/2017. Trong đó, tăng mạnh nhất ở
nhóm cao đẳng (11,37%), tiếp đến nhóm đại học và trên đại học (2,2%) và
nhóm sơ cấp nghề chỉ tăng rất nhẹ (0,02%); giảm ở nhóm trung cấp (-1,47%).
Quý 2/2018, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ là 21,85%,
chỉ tăng nhẹ (0,2 điểm phần trăm) so với cùng kỳ năm trước. Theo các cấp
trình độ, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng LLLĐ là 9,58%;
cao đẳng là 3,49%; trung cấp là 5,29%; và sơ cấp nghề là 3,49%.
b. Sự chênh lệch giữa cung và cầu:
+ Cung lao động :




Lực lượng lao động nước ta khá đông đảo nhưng có sự phân bố khơng

đồng đều giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng, ven biển và miền núi;
không đồng đều giữa cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Hiện nay ở

Việt Nam cung về sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt
trong tương lai, điều đó tạo ra một áp lực rất lớn về việc làm cho dân cư.


Lao động nước ta cần cù, chịu khó, ln sáng tạo, có tinh thần ham học

hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ (đặc biệt trong các ngành truyền
thống như nông – lâm – ngư nghiệp). Chất lượng lao động ngày càng được
nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế, …
Đặc biệt lao động nước ta chủ yếu lao động trẻ, năng động, nhạy bén và tiếp
thu nhanh khoa học kĩ thuật.


Tuy nhiên, lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Về mặt sức khỏe,
thể

lực của người kém xa so với các nước trong khu vực. Về tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo của chúng ta hiện nay còn thấp. Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã
tổ chức phân tích các số liệu từ điều tra này và cho thấy theo kết quả điều tra
năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo 38,09%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào
tạo từ 3 tháng trở lên có bằng/chứng chỉ là 21,73%; tỷ lệ lao động là công nhân
kỹ thuật khơng có bằng/chứng chỉ hay có kỹ năng/chứng chỉ nghề dưới 3 tháng
là 16,36%. Mặc dù cả nước có hơn 1000 trường cao đẳng, trung cấp nghề,
trung tâm dạy nghề nhưng chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương
trình giảng dạy khơng phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các khu công
nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động. Về ý thức kỷ luật lao động của
người lao động còn thấp do nước ta là một nước nông nghiệp nên phần lớn
người lao động còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nhà nước tiểu
nông. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc



theo nhóm, khơng có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng
kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
+ Cầu lao động :
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phân bố không đều giữa các vùng, chủ
yếu tập trung ở Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu
Long. Các doanh nghiệp chủ yếu có quy mơ nhỏ, phân tán và trình độ kỹ thuật
công nghệ thấp. Về năng lực vốn, 42% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, và
chỉ có 8,18% doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng.Nhiều ngành có khả
năng tạo ra giá trị sản xuất cao nhưng tỉ lệ lao động làm việc lại thấp: ngành
công nghiệp chế biến (chiếm khoảng 12%); ngành thương nghiệp, bao gồm cả
sửa chữa xe có động cơ (chiếm gần 11%); ngành xây dựng (chiếm khoảng 6%).
Ngành nơng, lâm nghiệp có năng suất lao động thấp, giá trị sản xuất hàng năm
chỉ chiếm khoảng 22,1% GDP nhưng tỉ lệ lao động làm việc chiếm tới 47,7%.
Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có
tiến bộ, nhưng chưa vững chắc và chưa cao.
Nhìn tổng thể, thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường dư
thừa lao động và phát triển không đồng đều, quan hệ cung – cầu lao động giữa
các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế đang mất cân đối nghiêm trọng. Bên
cạnh tình trạng phổ biến hiện nay là dư thừa lao động khơng có kỹ năng và
thiếu nhiều lao động kỹ thuật thì nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn không
chỉ trong việc tuyển dụng lao động qua đào tạo mà cịn cả trong tuyển dụng lao
động phổ thơng, chủ yếu xảy ra đối với các doanh nghiệp trong các khu cơng
nghiệp, khu chế xuất ở phía Nam.
Theo kết quả tổng hợp từ các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch
của cả nước, năm 2009 có tới trên 100 ngàn chỗ việc làm còn trống cần tuyển
lao động, trong đó, 80% nhu cầu tuyển dụng là lao động phổ thông, chủ yếu là
của các doanh nghiệp ngành may mặc, giày da, chế biến nông, lâm sản. Tuy



nhiên, số người đến đăng ký tuyển dụng chỉ bằng 17% so với nhu cầu của các
nhà tuyển dụng; số lao động đáp ứng được yêu cầu và được tuyển dụng vào
làm việc chỉ chiếm khoảng 6% nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhìn chung, Trung
tâm giới thiệu việc làm các tỉnh mỗi năm chỉ có thể cung ứng 20% nhu cầu của
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất-kinh doanh trên địa bàn.
Đó là cái vịng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động
Việt Nam, chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động
thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
c. Chính sách tiền cơng, tiền lương tối thiểu đối với người lao động ở Việt Nam
hiện nay
Trên thị trường lao động giá cả hàng hóa sức lao động được thể hiện
dưới dạng tiền lương/tiền công. Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương tối
thiểu phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo duy trì và nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động cùng gia đình họ. Tiền lương
cũng được quyết định bởi những quy luật giá cả của tất cả các hàng hoá khác;
bởi quan hệ cung – cầu. Sự phân phối tiền lương công bằng, hợp lý hay không
sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội. Vì vậy, tiền lương và thu nhập phải thể hiện được sự công
bằng trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu suất công tác của mỗi
người.
Ở nước ta, cải cách trong chính sách tiền lương năm 1993 đã đem lại
những thay đổi bước đầu trong hệ thống trả cơng lao động, tạo nên sự hài hịa
giữa người lao động với người sử dụng lao động. Chính sách cải cách tiền
lương quy định về mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực;
các chế độ phụ cấp tiền lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền công,
tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác định giá cả sức lao động. Hệ
thống thang bảng lương cũng đã dần dần được điều chỉnh. Đối với các doanh


nghiệp nhà nước, Nhà nước đã ban hành hệ thống thang bảng lương, bảng

lương (Nghị định 26/CP ngày 13/5/1993) để các doanh nghiệp nhà nước áp
dụng thống nhất, và trở thành thang giá trị chung cho việc tính lương như một
yếu tố đầu vào.
Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá
trên thị trường, cụ thể: Ngày 15/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
72/2018/NĐ-CP quy định về mức Lương tối thiểu chung áp dụng từ ngày
01/07/2018.Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu chung sẽ
tăng từ 1.300.000VNĐ/tháng lên1.390.000VNĐ/tháng từ ngày 01/07/2018.
Do đó, từ tháng 7/2018 mức lương trần làm cơ sở đóng Bảo hiểm Xã hội, bảo
hiểm Y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như đóng kinh
phí cơng đồn (bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung) sẽ tăng
từ 26.000.000VNĐ/tháng lên 27.800.000VNĐ/tháng.
Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều
chỉnh theo định hướng thị trường, nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản chưa
đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động . Nhìn chung, hệ thống
thang bảng lương hiện hành rườm rà, phức tạp và chưa theo kịp sự phát triển
của thị trường lao động. Ở nhiều cơng ty, doanh nghiệp với mức lương cịn
khá thấp đối nghịch với giá cả thị trường nên đồng lương của người công
nhân không được đảm bảo. Dẫn tới sự mất cân đối, bất ổn định công việc cho
người công nhân.
II.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện
nay


II.2.1.

Giải pháp về phát triển nguồn cung lao động

Nâng cao chất lượng và trình độ người lao động là một giải pháp quan
trọng nhằm phát triển nguồn cung cho thị trường hàng hóa sức lao động.

Trước hết, cần tập trung phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp,
dạy nghề theo hướng đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi
nhọn, công nghệ cao như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa, cơng nghệ sinh
học... Đồng thời, có các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ chế
ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào
công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động.
II.2.2.

Giải pháp về phát triển nguồn cầu lao động

Thứ nhất, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Đây được
xem là vấn đề cấp thiết, nóng bỏng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta.
Thứ hai, nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo
hướng cổ phần hóa, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị cơng
nghệ, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển và thu hút lao động.
Thứ ba, thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn theo hướng sản
xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ.
Đặc biệt,chú trọng phát triển mạnh quan hệ kinh tế với nước ngồi bằng nhiều
hình thức để tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở
rộng xuất khẩu lao động sang các khu vực, thị trường truyền thống và một số
thị trường mới; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu
tiên vốn vay cho các doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động.
II.2.3.

Giải pháp về hồn thiện chính sách tiền công, tiền lương

Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,
tạo điều kiện để người lao động phát huy hết khả năng của mình, thị trường
lao động Việt Nam nên áp dụng những giải pháp sau: Tăng lương tối thiểu



cho người lao động; cần thêm những động thái tích cực nhằm kích cầu tiêu
dùng; tăng khoảng cách giữa các bậc liền kề trong bảng lương; hồn thiện
chính sách tiền lương, tiền cơng theo hướng thị trường; cần có chế độ, chính
sách về tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự
phát triển kinh tế thị trường; cần quy định các nguyên tắc xây dựng thang
lương, bảng lương để người lao động và người sử dụng lao động có cơ sở xác
định tiền lương, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo
quyền lợi của người lao động; tăng cường sự quản lý và giám sát của Nhà
nước đối với thị trường sức lao động; tạo cung lao động đáp ứng thị trường về
số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo.
II.2.4.

Giải pháp về xây dựng môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh

tranh, vai trò quản lý của Nhà nước
Thứ nhất, hồn thiện mơi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với
cải cách kinh tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy
nhau phát triển lành mạnh
Thứ hai, đầu tư xây dựng một trung tâm giao dịch lao động đạt tiêu
chuẩn khu vực với trang thiết bị hiện đại. Đây sẽ là đầu mối cung cấp các
thông tin đầy đủ nhất về cung - cầu lao động trên thị trường. Ngồi ra, một hệ
thống thơng tin bao gồm hướng nghiệp dạy nghề; dịch vụ việc làm; thống kê
thị trường lao động... cũng sẽ được thiết lập từ thành phố đến từng quận,
huyện và xã, phường nhằm cung cấp thông tin về việc làm nhanh chóng và
chuẩn xác nhất cho người lao động.
Thứ ba, thực hiện phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng bằng
việc mở thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất…tăng cường ở những

vùng kinh tế kém phát triển hơn nhằm cân đối lại thị trường lao động để khai
thác hết tiềm năng của đất nước.


Thứ tư, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong thị trường sức
lao động. Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc làm, đào tạo nghề và các vấn
đề liên quan đến thị trường lao động sẽ được phổ biến sâu rộng tới người lao
động. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính
sách đối với người lao động cũng được đẩy mạnh. Tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về tiền lương, tiền công trên thị trường lao động nhằm thúc đẩy
các giao dịch trên cơ sở đó hình thành giá cả thị trường sức lao động, đồng
thời điều tiết giám sát tiền lương, tiền công để hạn chế tính tự phát. Cơng
đồn và các tổ chức đồn thể cần có vai trị quan trọng trong việc điều tiết thị
trường lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động...
Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị
trường sức lao động là một tất yếu khách quan, việc thừa nhận sức lao động là
hàng hố khơng cản trở việc xây dựng CNXH mà cịn giúp kích thích cả
người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao động đóng góp tích cực hơn
vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, ta thấy được tầm quan trọng của hàng hoá sức lao
động. Có thể nói lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm: lao động, đất đai, vốn … Đối với nước ta hiện nay việc
hình thành thị trường lao động là hết sức cần thiết, nó giúp tháo gỡ những
vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp rút ngắn con
đường tìm việc làm và tuyển dụng lao động, giúp cho quá trình “người tìm
việc, việc tìm người” diễn ra một cách khoa học, dễ dàng, đảm bảo quyền lợi



của người mua và người bán thông qua hợp đồng lao động. Vì vậy, sự kết hợp
hài hịa giữa lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác với thực tiễn thị
trường sức lao động ở Việt Nam vừa là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế lại
vừa là mục tiêu quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí,
phát triển đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, có đủ năng lực để thực
hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực
nhằm hình thành và phát triển“nền kinh tế tri thức” của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình “Những nguyên lí cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2016.
2, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn
khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình “ Kinh tế chính trị
Mác – Lênin”, NXB Chính trị Quốc gia, 2004


3, An Như Hải, “ Hỏi – đáp môn kinh tế chính trị Mác- Lênin”, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005
4, Web
/> /> />

-

Phần mở đầu (1 trang): phải giới thiệu được Vấn đề nghiên cứu là gì? mục đích của việc
nghiên cứu? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?

-

Phần nội dung (10-12 trang; khơng chia thành chương vì ít trang mà chia thành mục I; II; III

… hoặc 1; 2; 3…)

-

Phần kết luận: Việc nghiên cứu đã đạt được kết quả gì?

-

Tài liệu tham khảo: Giáo trình mơn học, cơng trình nghiên cứu khoa học, sách tham khảo,
các tạp chí, báo điện tử…

-

Cách thức trình bày: Trên khổ giấy A4, phơng chữ Times New Roman 14 cách dòng 1,5
line; lề (phải 2.5cm, trái 3,5cm, trên 2,5cm, dưới 2,5 ); không dùng Header and Footer,
đánh số trang, đóng quyển
+ Bìa: Bìa in đen trắng trên giấy trắng A4 (khơng cần bìa bóng kính, khơng cần bìa màu –
TIẾT KIỆM )
+ Mục lục: nội dung mục lục phải trùng với trang trong nội dung bài viết
+ Lời mở đầu
+ Nội dung:
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo:


Tài liệu tiếng Việt (liệt kê trước),



Tài liệu tiếng Anh viết sau (liệt kê sau)




Web (sau cùng);

Lưu ý: Mỗi tài liệu tham khảo (trừ Web) được thể hiện theo thứ tự: Tên tác giả, Tên sách (bài
viêt…), Nhà xuất bản, năm XB, Trang.



×