Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SỰ HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC sản XUẤT tư bản CHỦ NGHĨA và QUÁ TRÌNH sản XUẤT tư bản CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.64 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa đang ngày cầng phát triển
, những kiến thức chuyên sâu về lịch sử, văn hóa, xã hội là vô cùng cần thiết. Trong
nghiên cứu này em chọn đề tài “ sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa” làm đề tài nghiên cứu.đât là một đề
tài hết sưc cần thiết đối với việc tìm chủ nghĩa tư bản nói riêng và sự hình thành
phát triển của kinh tế thế giới nói chung và có thêm cái nhìn khách quan về lịch sử
và sự phát triển của thế giới. Đồng thời việc nghiên cứu này cũng giúp bổ sung kĩ
năng và kinh nghiên cứu khoa học cho em.
Nghiên cứu này tập trung vào tư bản chủ nghĩa với mục tiêu nhằm tìm
hiểu sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và quá trình sản xuất
tư bản chủ nghĩa cũng như đóng góp những phát hiện về khía cạnh mới của đề
tài.
Là sinh viên năm nhất nên không thể tránh khỏi nhựng thiếu sót trong
nghiên cứu. Rất mong được sự phản hồi và đóng góp ý kiến từ phía giảng viên.
Em xin chân trọng cảm ơn.


A.SỰ HÌNH THÀNH CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1.ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng phương thức sản
xuất tư bản phong kiến nhưng nó chỉ thực sự xuất hiện khi có đủ hai điều kiện
sau:
-

Phải tập trung một lượng tiền tệ tương đối lớn vào tay một người để
đảm bảo họ mua được tư liệu sản xuất và thuê người lao động.

-

Người lao động phải được tự do về thân thể nhưng không có tư liệu sản


xuất buộc phải bán sức lao động của mình để sống.

Trong quá trình sản xuất hàng hóa đơn giản,sự tác đọng tự phát của quy luật
giá trị đã làm phân hóa những người sản xuất. Một bộ phận trong số họ nhanh
chóng giàu lên và mở rộng quy mô sản xuất,thuê mướn công nhân và trở thành
ông chủ tư bản. Một bộ phận người sản xuất thua lỗ dẫn đến vỡ nợ và trở thành
người lao động làm thuê.


Sự tác động phân hóa này của quy luật giá trị diễn ra chậm chạp, để tạo ra
những điều kiện cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà chỉ
dựa vào quy luật giá trị thì phải cần một thời kì lâu dài. Vì vậy, giai cấp tư bản đã
đẩy mạnh quá trình này bằng việc tích lũy nguyên thủy. Đó là sự tích lũy ban đầu
của tư bản, nó được thực hiện bằng bạo lực với việc tước đoạt tư liệu sản xuất
của những người sản xuất nhỏ đặc biệt là tước đoạt ruộng đất của nông dân. Việc
tước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ và nông dân với mục
đích là tập trung tư liệu sản xuất vào tay tư bản và biến những người sản xuất nhỏ
và nông dân khi không có tư liệu sản xuất trở thành lao động làm thuê cho nhà tư
bản. Điển hình là phong trào “rào đất cướp ruộng” ở Anh,nhà tư bản dựa vào nhà
nước phong kiến dùng bạo lực để tước đi đất đai của người nông dân,biến đất
ruộng thành bãi chăn cừu. Đồng thời ra những đạo luật hà khắc để buộc những
nông dân mất ruộng đất phải vào làm thuê cho các khu xí nghiệp và các nông trại
của nhà tư bản. Sự tích lũy tư bản nguyên thủy còn được biểu hiện ở các cuộc
viễn chinh khai phá các vùng đất mới,bóc lột lục địa,buôn bán nô lệ da đen sang
các vùng đất mới ở châu Mỹ.
Việc sử dụng các biện pháp bạo lực nói trên đã thúc đãy nhanh chóng việc
tạo ra hai điều kiện cần thiết và do đó đẩy nhanh quá trình chuyển hóa từ phương
thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.



2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA KINH TẾ HÀNG HÓA GIẢN ĐƠN LÊN KINH TẾ TƯ
BẢN CHỦ NGHĨA
Sản xuất hàng hóa giản đơn là sản xuất hàng hóa của những người sản xuất
nhỏ,nông dân,thợ thủ công dự trên sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của
chính họ. Sản xuất hàng hóa giản đơn tồn tại xen kẽ trong phương thức sản xuất
phong kiến. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa tới trình độ nhất định sẽ tự phát
dẫn đến sự ra đời của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Quá trình chuyển biến của sản xuất hàng hóa giản đơn lên kinh tế chủ nghĩa
bắt nguồn từ nước Anh diễn ra từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVII. Đây cũng chính
là thời kỳ quá độ từ sản xuất hàng hóa nhỏ lên sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Lịch sử cho thấy bước chuyển biến từ sản xuất hàng hóa giản đơn lên sản
xuất tư bản chủ nghĩa diễn ra theo những tiến trình kinh tế mang tính tất yếu sau:
-

Tiến hành cách mạng nông nghiệp hình thành những vùng chuyên canh
tập trung lớn tạo ra thị trường cho công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa

-

Tiến hàng cách mạng trong lực lượng lao động,tạo ra lực lượng lao động
chuyên môn hóa tiền đề cho sự ra đời của đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa,tăng năng suất lao động,phát triển các loại thị trường.


-

Chuyển từ hình thức tư hữu nhỏ sang hình thức tư hữu lớn tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

-


Nhà nước có vai trò tích cực trong chuyển biến nền kinh tế,vai trò nền
tảng cho sự ra đời của kinh tế tư bản chủ nghĩa bằng các chính sách đẩy
mạnh quá trình tích luỹ nguyên thủy của tư bản.

3.PHONG TRÀO “RÀO ĐẤT CƯỚP RUỘNG”
Sau các cuộc phát kiến địa lý kinh tế châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp
quý tộc,thương nhân ra sức bóc lột của cải,tài nguyên các nước ở châu Mỹ,châu
Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích lũy được số vốn ban đầu bằng cướp bóc thực
dân. Đồng thời họ dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
Ở Anh diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng”,biến ruộng đất thành đồng
cỏ nuôi cừu. Hàng vạn nông dân bị mất ruộng đất,mất tư liệu sản xuất buộc phải
làm thuê cho các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay cả thành thị, thợ thủ công bị
tước đoạt tư liệu sản xuất buộc phải đi làm thuê.
Nhiều nơi ở nông thôn, sản xuất nhỏ của nông dân dần dần bị xóa bỏ thay
vào đó là hình thức sản xuất tập trung,quy mô lớn với những đồn điền ,trang trại.
Người lao động biến thành công nhân nông nghiệp làm công ăn lương. Chủ đất
trở thành tư sản.


Vậy nên phong trào “rào đất cướp ruộng” hay một số phong trào khác của tư
bản Tây Âu đã hình thành lên một phương thức sản xuất mới là phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Việc tích lũy nguyên thủy, chiếm đoạt tư liệu sản xuất tạo
ra lượng tài sản lớn cho tư bản từ đó họ có thể đầu tư vào sản xuất,thuê mướn
lao động đồng thời biến những người lao động mất tư liệu sản xuất buộc phải vào
làm thuê trong các xí nghệp, đồn điền của tư bản dẫn đến sự hình thành phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


B.QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1.HÀNG HÓA VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao,mua bán.Hàng hóa là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và
giá trị. Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội khác nhau,sản xuất hàng hóa có bản chất
khác nhau,nhưng một vật phẩm sản xuất ra đã mang hình thái là hàng hóa thì đều
phải có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
Các Mác đã khẳng định tính hữu ích của vật làm cho vật trở thành một giá trị
sử dụng. Tính có ích là do những thuộc tính tự nhiên của vật,do cấu tạo của vật
quyết định do vậy giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng là
công dụng của vật phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng
chỉ được thực hiện khi tiêu dùng hoặc sử dụng. Nó cấu thành nên nội dung vật
chất của của cải,không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. Trong kinh


tế hàng hóa,giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. Mục đích
của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận và để đạt được mục đích đó thì hàng hóa phải
có giá trị sử dụng.
Các Mác đã phân tích từ thực tế trong nền sản xuất hàng hóa:tại sao hai hàng
hóa với giá trị sử dụng khác nhau có thể mang ra trao đổi với nhau được. Ông
nhận thấy: giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra một quan hệ về số lượng giữa hai
vật mang ra trao đổi. Từ đó ông chỉ ra việ trao đổi hàng hóa phải dựa trên một cơ
sở chung đó là hao phí lao động, khi tiến hàng lao động phần lao động bị hao phí
kết tinh vào trong sản phẩm hàng hóa,chính sự kết tinh hao phí lao động này là cơ
sở chung để trao đổi, đó là giá trị của hàng hóa. Giá trị là lao động xã hội của
người sản xuất kết tinh trong hàng hóa,lượng của giá trị là lao động,sản phẩm nào
không có lao động của người sản xuất thì không có giá trị. Sản phẩm nào có hao
phí xã hội càng cao thì có giá trị càng cao. Giá trị của hàng hóa là một phạm trù
lịch sử nó chỉ tồn tại và gắn liền với nền kinh tế hàng hóa.
Không chỉ dừng lại ở việc định nghĩa hai thuộc tính của hàng hóa mà Các Mác
còn tìm ra lý do tại sao hàng hóa chỉ có duy nhất hai thuộc tính đó. Đó là do hoạt

động lao động sản xuất ra hàng hóa mang tính hai mặt: một mặt là lao động cụ
thể- là nguồn gốc sinh ra giá trị sử dụng, một mặt là lao động trìu tượng- là nguồn


gốc sinh ra giá trị. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định
tính hai mặt của bản thân hàng hóa. Lao động cụ thể sinh ra giá trị sử dụng,lao
động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định,mỗi loại lao động cụ thể có mục đích riêng,phương pháp
riêng,kết quả riêng và cùng với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật lao động cụ
thể ngày càng đa dạng, phong phú nó phản ánh trình độ phát triển của phân công
lao động xã hội. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật
phẩm, là điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế-xã hội nào,hình
thức của lao động cụ thể có thể thay đổi. Lao động trìu tượng là nguồn gốc của giá
trị, là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa. Chỉ trong nền sản xuất hàng
hóa mới có sự cần thiết khách quan phải quy những lao động cụ thể không thể so
sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể so sánh được là cơ
sở trong việc trao đổi hàng hóa,tức phải quy lao động cụ thể về lao động trìu
tượng. Lao động trìu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của nền sản xuất
hàng hóa.Việc Các Mác phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lý luận,là ột bước tiến mới trong nền lý luận
kinh tế chính trị.
2.LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA


Nếu như các nhà kinh tế cổ điển Anh mới chỉ nhận mối quan hệ giữa giá trị và
sức lao động hao phí và chưa giải thích rõ được nguồn gốc của giá trị thì Các Mác
đã làm được điều này và đi sâu tìm ra được đơn vị đo lường và cấu tạo của giá trị.
Về đơn vị đo lường, giá trị của hàng hóa là lao động trìu tượng kết tinh trong
hàng hóa cho nên lượng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào lượng hoa phí lao động
kết tinh trong hàng hóa. Lượng hoa phí lao động được tính theo các đơn vị thời

gian lao động như giờ,ngày,tháng,năm. Tuy nhiên lượng giá trị hàng hóa không
tính theo thời gian lao động cá biệt mà tính theo thời gian lao động xã hội cần
thiết hay tất yếu. Các Mác viết:” chỉ có lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng
giá trị của giá trị sử dụng ấy”. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần
thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là
với một trình độ kĩ thuật trung bình; trình độ khéo tay trung bình và cường độ lao
động trung bình so với hoàn cảnh lao động xã hội nhất định. Và trong một xã hội
có rất nhiều nhiều sản xuất hàng hóa với những thời gian lao động cá biệt khác
nhau thì thông thường thời gian lao động cần thiết gần với thời gian lao động cá
biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó
ra thị trường.


Về cấu tạo lượng giá trị, Các Mác khẳng định lao động là nguồn gốc duy nhất
của giá trị. Tuy nhiên giá trị của hàng hóa lại là sự kết hợp của hai yếu tố: vật chất
trong tự nhiên và lao động. Đó cũng chính là lao động quá khứ tồn tại trong
những yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động
sống hao phí trong quá trình sản xuất,biến nguyên vật liệu thành sản phẩm,hàng
hóa.giá trị hàng hóa là sự thống nhất của giá trị cũ và giá trị mới. Trong quá trình
sản xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị
của tư liệu sản xuất vào trong sản phẩm, đây là toàn bộ phần giá trị cũ trong sản
phẩm(C) bảo tồn một lần giá trị đối tượng lao động (C2) vào sản phẩm và chuyển
dần giá trị tư liệu vào sản phẩm (C1). Trong lao động trìu tượng, giá trị mới là giá
trị do hao phí lao động tạo ra, nó bao gồm tiền lương của công nhân và giá trị
thặng dư (V+M) được tạo ra nên cấu tạo lượng giá trị của hàng hóa được tính = C
+ (V + M) =(C1 + C2) + (V + M).
Có thể nói Mác đã hoàn thiện lý luận về giá trị và cấu tạo lượng giá trị của
hàng hóa. Với những lý luận trên ông đã giải quyết được vấn đề mà các nhà kinh
tế chính trị cổ điển chưa giải thích được.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa bao gồm: năng suất lao
động và mức độ phức tạp của lao động.


Năng suất lao động được tính bằng số đơn vị sản phẩm làm được trong một
khoảng thời gian lao động nhất định hay lượng thời gian lao động cần thiết để làm
được một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động càng cao thì lượng sản phẩm tạo
ra càng nhiều nhưng hao phí lao động trong khoảnh thời gian đó là không đổi nên
hao phí lao động của sản phẩm giảm dẫn đến giá trị của hàng hóa giảm. Có hai
loại năng suất lao động là: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao dộng xã hội.
Năng suất lao động xã hội quyết định đến giá trị xã hội của hàng hóa. Năng suất
lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ khéo léo của lao động, trình độ
phát triển khoa học-kỹ thuật và khả năng ứng dụng những tiến bộ đó vào trong
sản xuất,... Cường độ lao động là khái niệm để chỉ mức độ khẩn trương của lao
động. Khi cường độ lao động tăng lên thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị
thời gian cũng tăng lên,lượng sản phẩm cũng tăng lên nhưng giá trị của sản phẩm
thì không đổi, nên việc tăng cường độ lao động cũng tương đương như việc tăng
thời gian làm việc.
Mức độ phức tạp của lao động thể hiện thông qua hai cặp phạm trù là lao
động giản đơn và lao động phức tạp, nố ảnh hưởng lớn đến lượng giá trị hàng
hóa. Lao động giản đơn là lao động bất kỳ người lao động bình thường nào cũng
có thể thực hiện được nên lượng giá trị hàng hóa thấp. Lao động phức tạp là lao


dộng đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành
nghề mới có thể tiến hành được nên giá trị hàng hóa cao hơn.
3. CÁC HÌNH THÁI CỦA GIÁ TRỊ
Một trong những thành tựu lớn của Mác là việc ông chỉ ra những hình thái
của giá trị. Các nhà kinh tế chính trị cổ điển chưa phân tích tận cùng vào giá trị và
giá trị trao đổi của hàng hóa nên họ chưa tìm thấy các hình thái của giá trị làm

cho giá trị trở thành giá trị trao đổi. Nhưng lại một lần nữa với sự đi sau nghiên
cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và ở đây là việc đi tận cùng vào các
hình thái của giá trị và ông đã tìm ra bản chất cuả tiền tệ. Tiền tệ là một thứ hàng
hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung nhằm mục đích trong trao
đổi,lưu thông hàng hóa. Nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiên quan hệ giữa
những người sản xuất hàng hóa. Nó là sản phẩm của quá trình phát triern sản xuất
và trao đổi hàng hóa.
Trong tác phẩm “Tư bản” Mác đã viết :”bây giờ phải làm một việc mà khoa
kinh doanh tư sản chưa hề thử làm bao giờ, tức là trình bày hình thức phát sinh
của hình thái tiền tệ” ông đã chỉ ra sự phát triển của hình thái giá trị thông qua
bốn hình thái cụ thể sau:


-

Hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên là hình thái tiền đề của giá
trị,xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, trao đổi trực tiếp
hàng há này lấy hàng hóa kia. Nhưng nó mang tính ngẫu nhiên chưa phù
hợp, bất tiện khi một số trường hợp phải trao đổi vòng vo nhiều lần để
có được hàng hóa mà mình muốn có được.

-

Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng là hình thái mở rộng của hình thái
giá trị giản đơn hay ngấu nhiên trong thời kì tiến bộ hơn. Hình thái vật
ngang giá đã mở rộng ra ở nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng vẫn là
trao đổi trực tiếp,tỷ lệ trao đổi chưa cố định.

-


Hình thái chung của giá trị là hình thức ở giai đoạn phát triển cao hơn
nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao đọng xã hội,với việc cách
hình thái giá trị của các giai đoạn trowcs trở nên lạc hậu,bất tiện nên tất
cả hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng một thứ hàng hóa
đóng vái trò là vật ngang giá chung,nhưng thứ hàng hóa chung này chưa
ổn định các khu vực khác nhau dùng những vật ngang gá chung khác
nhau nên gây cản trở cho việc phát triển lưu thông giữa các vùng.

-

Hình thái tiền tệ là hình thái phát triển ra đời trong giai đoạn sau của quá
trình sản xuất hàng hóa, ra đời nhằm khắc phục các yếu điểm của các


hình thái trước. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu
dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
4. QUY LUẬT GIÁ TRỊ
Từ hệ thống lý luận về giá trị, Các Mác đã tìm ra quy luật giá trị. Đây là quy
luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa hay trong phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Nó ứng dụng phổ biến và là một quy luật tất yếu của nền kinh tế
hàng hóa.
Trong sản xuất hàng hóa, việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Đây là yêu cầu cần thiết của quy luật giá trị
và chính nền sản xuất hàng hóa. Mọi hàng hóa khi sản xuất ra và phải được lao
thông trên thị trường thông qua việc mua bán, trao đổi. Hai hàng hóa trao đổi
được với nhau phải thông qua nguyên tắc trao đổi phổ biến trên thị trường là
nguyên tắc trao đổi ngang giá vì người bán muốn bán được giá cao nhất có thể
còn người mua thì muốn mua giá thấp nhất có thể nên để việc trao đổi mua bán
có thể xảy ra được thì cần phải trao đổi ngang giá. Hàng hóa sản xuất ra muốn bán
được thì phải có mức hao phí lao động cá biệt của chủ thể phù hợp với mức hao

phí lao động xã hội cần thiết. Do đó người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho
hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức mà xã hội có thể chấp nhận


được nhằm bán được hàng hóa, bù lại chi phí sản xuất và có lãi. Đây là một yêu
cầu khách quan nó không phụ thuộc vào các hình thức sở hữu, hình thức sản xuất
hay thành phần kinh tế nào. Trong lưu thông giá trị của hàng hóa làm cơ sở cho
giá cả nhưng nó cũng phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Nếu cung = cầu thì giá cả
bằng giá trị , nếu cung > cầu thì giá cả < giá trị và nếu cung < cầu thì giá cả > giá trị.
Nhưng trong thực tế, giá cả luôn có xu hướng quay về và gần sát với trục giá trị.
Quy luật giá trị có những tác động to lớn trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý
hóa sản xuất tăng năng xuất lao đông thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội, thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo giữa những
người sản xuất.


KẾT LUẬN
Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với khởi nguồn là
phong trào “rào đất cướp ruộng “ ở tư bản Tây Âu đã mở ra phương thức sản xuất
mới trong sự phát triển của nhân loại. Tạo ra lượng hàng hóa khổng lồ cho nền
kinh tế, đem lại lượng tài sản khổng lồ cho giai cấp tư sản thời đó, là sự phát triển
mạnh mẽ của những phương thức sản xuất trước đó. Là tiền đề cơ sở để hình


thành nên nền kinh tế sản xuất hàng hóa thị trường hiện nay. Sự ra đời của
phương thức sản xuất tư bản đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển sản
xuất: giải phóng loài người ra khỏi phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu,với
nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, phát triển lực lượng lao động sản xuất và
thực hiện xã họi hóa sản xuất. Sự hình thành và quá trình của sản xuất tư bản đã

khẳng định rõ nét rằng đây là một phương thức sản xuất có vai trò then chốt, nền
tảng của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế hiện
tại và mai sau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

GIÁO TRÌNH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN
( NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA)

2.

TƯ BẢN ( CÁC MÁC )

3.

GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT
TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

4.

LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỪ 1500 ĐẾN 2000 ( Michel Beaud, Huyền
Giang dịch)



×