Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giao an Đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.69 KB, 13 trang )

Tiết 23 - Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. MỤC TIÊU: HS cần nắm
1. Kiến thức:
+ Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối
với việc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và
những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.
2. Về kĩ năng
- Xác định trên bản đồ, lược đồ, vị trí, giới hạn của vùng Đồng bằng sông
Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên,
dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế của vùng.
- Đọc lược đồ kết hợp với kênh chữ để giải thích được 1 số nhược điểm của
1 vùng đông dân và 1 số giải pháp để phát triển bền vững.
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến môn học
Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực tư duy qua thu thập và xử lý thông tin. Phân tích đánh giá.
+ Năng lực giao tiếp qua trình bày suy nghĩ và hợp tác khi làm việc.
+ Năng lực làm chủ bản thân qua quản lý thời gian và nhận trách nhiệm làm
việc trong nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Có ý thức phòng chống thiên tai.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Bản đồ địa lí tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Máy chiếu
1




2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Máy tính bỏ túi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( Không)
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài (1phút) VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ
Tổ tiên ta từ văn hóa Phùng Nguyên (Khu di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên nằm ven
sông Thao thuộc làng Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ,
Việt Nam, là di chỉ khảo cổ tiêu biểu của nền văn hóa Phùng Nguyên, mở đầu cho
các văn hóa tiền Đông Sơn trên lưu vực sông Hồng có niên đại cách ngày nay
khoảng 3.500-4.000 năm) đã sớm chọn cây lúa nước là nguồn sản xuất chính, đặt
nền móng cho nông nghiệp nước nhà ở lưu vực sông Hồng. Cũng tại đây người
Việt cổ đã sáng tạo ra nền văn minh rực rõ, chinh phục sông Hồng – Đồng bằng
sông Hồng chính là nguồn cội của văn minh Lạc – Việt, với kĩ thuật luyện kim và
nghề trồng lúa nước đã tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời
đại các vua Hùng.
Để tìm hiểu đặc điểm cơ bản về vùng Đồng bằng sông Hồng hiện tại và tương lai,
ta cùng nghiên cứu nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Cả lớp (5 phút)

Nội dung
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và lược đồ hình GIỚI HẠN LÃNH THỔ.
20.1 để xác định:

+ Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm những bộ - Gồm đồng bằng châu thổ
phận nào?

và dải đất rìa trung du

- HS trả lời: Đồng bằng châu thổ và dải đất rìa
trung du
+ Xác định ranh giới vùng với các vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung bộ?

- Tiếp giáp: Trung du và

+ Vị trí cảng Hải Phòng, các đảo Cát bà, Bạch Long miền núi Bắc Bộ, Bắc
2


Vĩ?

Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ

- GV yêu cầu HS lên bảng xác định và đọc tên các
tỉnh trong vùng, vị trí tiếp giáp.
- GV: Em hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

- Là vùng có vị trí thuận

HS: Trả lời

lợi trong giao lưu kinh tế -


- GV: Chuẩn kiến thức

xã hội với các vùng trong

- GV: Em có nhận xét gì về hình dáng lãnh thổ Đồng nước, điều kiện tự nhiên tài
bằng sông Hồng?

nguyên thiên nhiên phong

(Dạng hình tam giác, đỉnh ở khu vực Việt Trì – Phú phú và đa dạng.
Thọ, đáy từ vùng biển Hải Phòng kéo dài đến vùng
biển của tỉnh Ninh Bình)
* Chuyển ý: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa rất
quan trọng. Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên có đặc điểm gì nổi bật ? Có thuận lợi và khó
khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ?
Hoạt động 2: Nhóm / Cặp (20 phút)
* GV gợi ý để HS phân biệt vùng đồng bằng sông

II. ĐIỀU KIỆN TỰ

Hồng và châu thổ sông Hồng.(châu thổ sông Hồng NHIÊN VÀ TÀI
có diện tích hẹp hơn đồng bằng sông Hồng vì có NGUYÊN THIÊN
vùng đất giáp với trung du miền núi Bắc Bộ và ranh NHIÊN
giới phía Bắc vùng Bắc Trung Bộ).

 VẬN DỤNG KIẾN THỨC ÂM NHẠC
- GV: Đưa một vài hình ảnh cho học sinh quan sát,
đồng cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát “Gửi
em ở cuối sông Hồng”

Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất
Việt.
Ở nơi anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi
bờ.
Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng
chờ,
3


Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,
Nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong.
Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,
em thương anh nơi chiến hào gặp rét.
Mà em thương anh chiều nay đang
Đứng gác, lo canh giữ đất trời,
Áo ấm có lành không,
Hỡi anh yêu người chiến sĩ biên thùy?
GV: Đây là bài hát nào? Do ai sáng tác? Nội dung
của đoạn trích vừa nghe có liên quan gì tới vùng
đồng bằng sông Hồng?
HS: Trả lời
- Nhạc cố nhạc sĩ Thuận Yến
- Thơ Dương Soái
- Bắt nguồn của sông Hồng, thời tiết khí hậu, mùa
vụ, công việc của đôi lứa yêu nhau.
GV: Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Vân
Nam Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông
Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung
(huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia

lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông
Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông
thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba
Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
? Dựa vào lược đồ, kiến thức đã học nêu ý nghĩa của
sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời
sống dân cư của vùng?
HS: Trả lời
(Sông Hồng bồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nước
tưới, mở rộng diện tích...)
4


- GV: Chia lớp làm 4 nhóm chính (5’)
- Nhóm 1+3: Nhận xét về đặc điểm địa hình, khí hậu
của ĐBSH? Kể tên các loại đất và nêu sự phân bố ở

- Địa hình: đồng bằng có đê

vùng ĐBSH? Đánh giá những thuận lợi và khó khăn

điều, ô trũng → nông

cho sản xuất nông nghiệp?

nghiệp phát triển

- Nhóm 2+4: Thủy văn, khoáng sản và tài nguyên
biển ở ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho
sản xuất nông nghiệp?

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận,
giáo viên chuẩn kiến thức
- Nhóm 1+3: GV cần nhấn mạnh đặc điểm nổi bật là
đồng bằng có đê điều, ô trũng do thuỷ chế sông
Hồng thất thường, tầm quan trọng của hệ thống đê
điều.. Từ đó ảnh hưởng tới sự phân bố các loại đất

 VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ:
Giáo viên giải thích sự thay đổi của nhiệt theo mùa
dẫn tới sự thay đổi khí áp dẫn tới việc hình thành gió
mùa
GV: Nhiệt độ theo mùa thay đổi như thế nào?
HS: Trả lời
- Mùa hè: nhiệt độ cao, không khí giãn nở  hình
thành áp thấp (nóng)
- Mùa đông: nhiệt độ thấp, không khí co lại  hình
thành áp cao (lạnh)
GV: Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi như thế nào giữa
các mùa?
HS: Trả lời
- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, cây cối phát triển
- Mùa đông cây rụng lá: cây bàng…
Giáo viên đưa hình ảnh cho học sinh quan sát các
5

- Khí hậu :Có mùa đông
lạnh→ thích hợp với một số
cây ưa lạnh (khoai tây, xu
hào, cải bắp..).



loại đất
? Yêu cầu học sinh cho biết loại đất nào quý giá
nhất và vì sao?

 VẬN DỤNG KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ:
Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh biết đất phù sa là - Tài nguyên quý giá nhất
lại đất tốt, giàu mùn, độ Ph = 7, mức vừa phải, dễ của vùng là đất phù sa,
thoát nước nên thích hợp với cây lúa nước và hoa thích hợp với thâm canh lúa
màu. Các loại đất khác cũng có giá trị nhưng đóng nước
vai trò không lớn
Nhóm 2+4 :
- GV: Quan sát hình ảnh, kể tên các sông lớn ở vùng
đồng bằng sông Hồng?

 VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ ( Giáo viên
yêu cầu học sinh kể tên những con sông ở vùng đồng - Sông Hồng và sông Thái
bằng sông Hồng đã đi vào lịch sử và gắn liền với Bình →bồi đắp phù sa mở
những chiến công hiển hách của quân và dân ta như rộng châu thổ, cung cấp
nước tưới cho sinh hoạt và
sông Bạch Đằng, Như Nguyệt…
GV: Sông Bạch Đằng gắn liền với tên tuổi của sản xuất
những vị tướng nào?
HS: Trả lời
- Ngô Quyền năm 938 đánh thắng quân Nam Hán
- Trần Hưng Đạo năm 1288 đánh thắng quân Nguyên
- Mông
- GV: Đưa ra hình ảnh các loại khoáng sản vùng
Đồng bằng sông Hồng


 VẬN DỤNG KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ:
- Tài nguyên khoáng sản có

 Liên hệ với địa phương:
GV: Ở địa phương em có những loại khoáng sản

giá trị đáng kể là các mỏ đá
Tràng Kênh (Hải phòng),

nào?

Hà Nam, Ninh Bình, sét

HS: Đá vôi, nước khoáng

cao lanh (Hải Dương), than
6


GV: Đưa hình ảnh về sản xuất xi măng và video về nâu (Hưng Yên), khí tự
sản xuất nước khoáng ở Cúc Phương

nhiên Thái Bình.

+ Sản xuất xi măng ở tập đoàn Vissai Ninh Bình, xi
măng Duyên Hà
+ Sản xuất nước khoáng ở Cúc Phương
- Những nguồn tài nguyên
- GV đưa hình ảnh để học sinh thấy được vai trò của biển đang được khai thác có
biển đối với phát triển kinh tế.


hiệu quả như nuôi trồng,

? Nêu những khó khăn về mặt tự nhiên đối với phát đánh bắt thuỷ sản, du lịch…
triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng?
GV đưa hình ảnh minh họa trên máy chiếu:
HS: Trả lời
- Thiên tai: bão, lũ, gió mùa, sương muối, sương giá
- Đất trong đê bạc màu…
* Chuyển ý: Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên
như trên ảnh hưởng như thế nào tới đời sống dân cư
xã hội. Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu sang phần tiếp
theo

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ,
Hoạt động 3: Cặp/ cá nhân (15 phút)

XÃ HỘI

GV đưa bảng số liệu diện tích và dân số các vùng
của nước ta năm 2002, yêu cầu học sinh nhận xét về
diện tích và dân số của vùng?
- HS trả lời

- Là vùng dân cư đông đúc

 VẬN DỤNG KIẾN THỨC TOÁN HỌC

nhất nước ta


GV: Yêu cầu
? Dựa vào số liệu hình 20.2, hãy tính xem mật độ
dân số của đồng bằng sông Hồng gấp bao nhiêu lần
mật độ trung bình của cả nước, của các vùng Trung
du và miền núi bắc bộ và Tây nguyên.
GV: Mật độ dân số được tính như thế nào?
HS: Trả lời
7


- Mật độ dân số cao nhất
Dân số
Mật độ dân số =

Diện tích

(Người/ Km2)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

(gấp 5 lần so với cả nước, 10 lần so với Trung du- giảm
miền núi Bắc Bộ, <15 lần so với Tây Nguyên)
GV: Em có nhận xét gì về dân số vùng Đồng bằng
sông Hồng?
HS: Trả lời
GV: Quan sát bảng số liệu nhận xét về tỉ lệ gia tăng
tự nhiên của dân số qua các năm
HS: Trả lời
GV: Mật độ dân số cao có những thuận lợi và khó
khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu

thụ rộng lớn, trình độ thâm canh nông nghiệp, giỏi
nghề thủ công, đội ngũ trí thức cao…
- Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp thấp,sức ép - Trình độ phát triển dân cư
lớn về giải quyết việc làm, y tế, giáo dục, môi trường
GV: Quan sát bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả
nước?
HS trả lời
GV: Đưa hình ảnh học sinh quan sát và nhận xét về
kết cấu hạ tầng của vùng?
HS trả lời (Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu
hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước)
? Vai trò của hệ thống đê điều?
GV nhấn mạnh đây là nét khác biệt lớn so với đồng
bằng sông Cửu Long
- Phòng tránh lũ lụt, mở rộng diện tích đất.
8

xã hội khá cao


- Phân bố dân đều khắp đồng bằng.
- Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thâm canh
tăng vụ.
- Giữ gìn các di tích và các giá trị văn hóa.

 VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ
(GV đưa hình ảnh về chiếu dời đô và hình ảnh về Hà
Nội cho HS thấy đây là vùng lãnh thổ được hình
- Đồng bằng sông Hồng có


thành từ rất lâu đời

? Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ thế kỉ nào? Vì sao một số đô thị được hình
thành từ lâu đời.

lại chọn Thăng Long làm thủ đô?
(Năm 1010 Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa
Lư về Thăng Long, nơi đây có nhiều điều kiện thuận
lợi với thế “rồng cuộn hổ ngồi”…)

 Lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
GV: Em hãy kể tên một vài điểm du lịch ở Ninh
Bình?
HS: Trả lời
- Rừng quốc gia Cúc Phương
- Nhà thờ đá Phát Diệm
- Khu du lịch Tràng An – Bái Đính
- Tam Cốc – Bích Động…

 VẬN DỤNG KIẾN THỨC GDCD
GV: Học sinh chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ
nét đẹp văn hóa vùng Đồng bằng sông Hông?
HS: Trả lời:
- Vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường
xung quanh
- Tham gia các buổi sinh hoạt truyền thống
- Tuyên truyền cho các thế hệ sau về những cống
hiến của cha ông trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
9



GV nhấn mạnh cho học sinh thấy cần phải học tập
tốt để vận động mọi người trong xã hội bảo vệ tài
nguyên, môi trường, nâng cao chất lượng cuộc
sống…
4. Kiểm tra, đánh giá (4 phút)
BÀI TẬP
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống ?
Anh ở biên cương nơi ………………….chảy vào đất Việt.
Ở nơi anh mùa này con nước lắng ……………in bóng đôi bờ.
Đáp án: Sông Hồng, phù sa
Câu 2: Đất phù sa có độ Ph bao nhiêu thì thích hợp với việc trồng lúa
A. PH = 4,0

B. PH = 4,5 – 5,0

C. PH = 5,5 – 6,0

D. Ph = 7,0

Đáp án: D

Câu 3: Điều kiện thuận lợi để phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng
bằng sông Hồng là:
A. Đất phù sa sông Hồng phì nhiêu
B. Nguồn nước tưới dồi dào
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh
D. A, B, C đều đúng

Đáp án: D


Câu 4: Khoáng sản nào có nhiều nhất ở Ninh Bình? Dùng để làm gì?
Đáp án: Đá vôi
Đá vôi thường được dùng làm cốt liệu cho bê tông, dùng rải mặt đường ô tô,
đường xe lửa, và dùng trong các công trình thuỷ lợi nói chung, cũng như để chế tạo
tấm ốp, tấm lát và các cấu kiện kiến trúc khác. Đá vôi là nguyên liệu để sản xuất
vôi và xi măng.
Câu 5: Nét khác biệt lớn nhất giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long?
- Đáp án: Hệ thống đê điều
Câu 6: Đoạn thơ sau nói về chiến công của những vị tướng nào?
...Và kể lại, giọng vô cùng cảm động,
Những kỳ công át động bóng trăng sao:
10


Ngày vua Ngô dũng mãnh chém Hoằng Thao,
Ngày Hưng Đạo đánh tan quân Thát Đát…
(Dòng nước sông Hồng – Đằng Phương)
Đáp án:
- Ngô Quyền năm 938 đánh thắng quân Nam Hán
- Trần Hưng Đạo năm 1288 đánh thắng quân Nguyên - Mông
Câu 7: Mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng năm 2013 là 971 người/km2
- Cả nước: 271 người/km2
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: 121 người/km2
- Tây Nguyên: 100 người/km2
Hãy tính xem mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Hồng gấp bao nhiêu lần so với
cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
Đáp án:
- Gấp 3,6 lần cả nước

- Gấp 8,0 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Gấp 9,7 lần Tây Nguyên
Câu 8: Đọc đoạn trích “Chiếu dời đô” sau và cho biết:
“…Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được
thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.
Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không
khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt
đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi
thượng đô kinh sư mãi muôn đời…”
Vì sao Lý Công Uẩn – Lý Thái Tổ lại quyết định rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La
Đáp án:
- Gần sông nước, dễ đi lại
- Cây cối quanh năm xanh tốt
- Địa hình bằng phẳng dễ canh tác
- Nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi cho giao lưu buôn bán…
Câu 9: Kể tên 4 điểm du lịch nổi tiếng ở địa phương em
Đáp án
11


- Rừng quốc gia Cúc Phương
- Nhà thờ đá Phát Diệm
- Khu du lịch Tràng An – Bái Đính
- Tam Cốc – Bích Động
Câu 10: Vào mùa đông lạnh ở Đồng bằng sông Hồng thích hợp trồng những loại
cây nào?
Đáp án: Su hào, bắp cải, súp lơ, khoai tây, ớt, ngô đông….
5. Hướng dẫn dẫn về nhà
GV hướng dẫn bài tập 3
- Tính toán:

+ Đồng bằng sông Hồng: 0,12 ha/người
+ Cả nước: 0,05 ha/người
Đất nông nghiệp

Bình quân đất nông nghiệp (ha/người) =

Số dân

BÌNH QUÂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐẦU NGƯỜI Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2002
ha/người

Vùng

- Nhận xét :
+ Bình quân đất nông nghiệp vùng ĐBSH thấp hơn với cả nước (dẫn chứng)
+ Mật độ dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp thấp
- Trả lời câu hỏi bài tập sgk/75
- Làm bài tập 20 bài tập bản đồ thực hành
12


- Nghiên cứu bài 21 sgk/75.
- Sưu tầm tài liệu về Đồng bằng sông Hồng

13




×