Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn lai (landrace x yorshire) nuôi tại hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG
SƠ SINH VÀ BỔ SUNG PROBIOTIC ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN LAI
(LANDRACE x YORSHIRE) NUÔI TẠI HÒA BÌNH
Ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 8 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Duy Hoan

Thái Nguyên - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Quang



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài
sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và
động viên của thầy cô, bạn bè và gia đinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Duy Hoan người đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn cũng như trong
quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã
hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các kỹ thuật viên, công nhân của trại lợn Thành
Thúy xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, đã tạo điều kiện để giúp đỡ tôi
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động
viên, chia sẻ giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hòa Bình, ngày…..tháng…..năm 2019
Học viên
Nguyễn Văn Quang


3

DANH MỤC CÁC TƯ VIẾT TẮT

BS:

Bô sung


cs:

Cộng sự

D:

Duroc

DLW:

Duroc Large White

KPCS:

Khẩu phần cơ sở

KL:

Khối lượng

L:

Landrace

LW:

Large White

PSST:


Khối lượng sơ sinh thấp

PSSTB:

Khối lượng sơ sinh trung bình

PSSC:

Khối lượng sơ sinh cao

SS:

Sơ sinh

TN:

Thí nghiệm

TA:

Thức ăn

TB:

Trung bình

TC:

Tiêu chảy


TTTA:

Tiêu tốn thức ăn

Y:

Yorkshire


4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TƯ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2.
Mục
đích
của
....................................................................................................2

đề


tài

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
1.1.

sở
khoa
học
về
.......................................................4

sự

sinh

1.1.1.
Đặc
điểm
sinh
trưởng
.......................................................................4

trưởng
của

của

lợn
lợn


con
con

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của lợn ...........................................................6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ................................................6
1.2. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn .........................................10
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa dạ dày .........................................................10
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa ruột .............................................................12
1.2.3. Sinh lý tiêu hóa của lợn .....................................................................................14
1.3. Tông quan về probiotic .........................................................................................15
1.3.1. Khái niệm về probiotic ......................................................................................15
1.3.2. Cơ chế tác dụng của probiotic ...........................................................................16
1.3.3. Các nhóm vi sinh của probiotic .........................................................................17
1.4. Một số nét chính về hội chứng tiêu chảy ở lợn con..............................................18
1.4.1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con và nguyên nhân gây tiêu chảy
..........................18
1.4.2. Một số loại vi khuẩn thường gặp trong bệnh tiêu chảy .....................................20


5

1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...........................................................22
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................22


6

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....30

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................30
2.3.1. Thiết kế thí nghiệm ............................................................................................30
2.3.2. Phương pháp trộn chế phẩm vào thức ăn...........................................................34
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................................34
2.3.4. Phương pháp tlợn dõi các chỉ tiêu .....................................................................34
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN...............................................................38
3.1. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bô sung chế phẩm
probiotic vào thức ăn đến khối lượng cai sữa của lợn (Landrace x Yorshire)
giai đoạn sơ sinh đến 30 ngày tuôi ..............................................................................38
3.1.1. Ty lệ nuôi sống lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 30 ngày tuôi. ........................38
3.1.2. Sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ sơ sinh
đến 30 ngày tuôi...........................................................................................................39
3.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ sơ sinh
đến 30 ngày tuôi...........................................................................................................44
3.1.4. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ sơ sinh
đến 30 ngày tuôi...........................................................................................................48
3.1.5. Ty lệ tiêu chảy lợn con giai đoạn sơ sinh đến 30 ngày tuôi ..............................50
3.2. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bô sung chế phẩm probiotic đến khả năng
sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn thịt F1 (Landrace x Yorshire)
giai đoạn 30-150 ngày tuôi ..........................................................................................53
3.2.1. Ty lệ nuôi sống lợn thí nghiệm giai đoạn từ 30 đến 150 ngày tuôi. ..................53
3.2.2. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm......................................................54
3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm....................................................58
3.2.4. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt thí nghiệm. .................................................62
3.2.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ..................................64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7

3.2.6. Tiêu tốn năng lượng trao đôi và protein cho tăng khối lượng ...........................66
3.2.7. Hiệu quả kinh tế của lợn thí nghiệm giai đoạn từ 30 – 150 ngày tuôi...............68
KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ .........................................................................................73
1. Kết luận....................................................................................................................73
2. Đề nghị.....................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm từ giai đoạn SS – 30 ngày tuổi ..............................31
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho lợn con
từ SS - 30 ngày tuôi ....................................................................................................32
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm từ giai đoạn 30 - 150 ngày tuổi .............................33
Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho lợn con
từ 30 đến 150 ngày tuổi ...............................................................................................33
Bảng 3.1. Ty lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm. ............................................................38
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bô sung chế phẩm
probiotic đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn tlợn mẹ. ...........................................40
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn tlợn mẹ ..................................44

Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn từ SS – 30 ngày tuôi ...........48
Bảng 3.5. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con giai đoạn
từ sơ sinh – 30 ngày tuôi..............................................................................................51
Bảng 3.6. Ty lệ nuôi sống lợn thí nghiệm giai đoạn từ 30 đến 150 ngày tuôi ...........53
Bảng 3.7. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ 30 đến 150 ngày tuôi . ............54
Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ 30 đến 150 ngày tuôi. ...........58
Bảng 3.9. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ 30 đến 150 ngày tuôi ..........62
Bảng 3.10. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thịt thí nghiệm ..........................64
Bảng 3.11. Tiêu tốn năng lượng trao đôi cho tăng khối lượng (kcal/kg) ……………64
Bảng 3.12. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng (g/kg) ……………………………65
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của lợn thí nghiệm .........................................................70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con giai đoạn từ SS - 30 ngày tuôi ......43
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................................47
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm giai đoạn 30-150 ngày tuôi

......................................................................................................................................58
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm giai đoạn 30-150 ngày
tuôi ...............................................................................................................................62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông
nghiệp. Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta khi
có tới hơn 70 % dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Lợn là loài vật nuôi có khả
năng sử dụng tốt các phụ phẩm công - nông nghiệp, khả năng sinh sản cao và
dễ nuôi. Vì vậy, chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nông dân và
là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
tổng đàn lợn của Việt Nam năm 2017 có khoảng 27,4 triệu con, được nuôi phô
biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đóng góp tới 70% lượng thịt tiêu
thụ so với tông số lượng thực phẩm là thịt tiêu dùng ở nước ta hiện nay. Do đó,
thực tiễn đang đặt ra cho công tác khoa học kỹ thuật nhiều yêu cầu và mục tiêu
mới trong nghề chăn nuôi lợn.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi lợn, chúng ta đã nhập
các giống lợn cao sản từ nước ngoài để lai kinh tế và phục vụ cho các chương
trình nhân giống. Trong hơn 30 năm qua, lai kinh tế giữa lợn đực ngoại với lợn
nái nội, giữa đực ngoại và nái ngoại,… đã trở thành tiến bộ kỹ thuật quan trọng
và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Song song với công tác giống, việc
chăm sóc nuôi dưỡng trong đó có việc sử dụng một số chế phẩm sinh học như

kháng sinh, hocmon đã và đang được sử dụng ở những quy mô, mức độ khác
nhau và mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các
nhà khoa học đã phát hiện ra mặt trái của các chất bô sung này như gây hiện
tượng kháng thuốc của vi khuẩn, để lại tồn dư trong sản phẩm gây ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe con người. Để khắc phục những hạn chế này, khoa học đã
hướng tới nghiên cứu và sản xuất những chất thay thế nhằm đáp ứng đòi hỏi
cấp thiết của thực tế sản xuất.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

chất kích thích, nhiều chế phẩm bô sung cho thức ăn hoặc tiêm trực tiếp cho
gia súc. Trên thế giới, việc bô sung các chế phẩm cho gia súc trong khẩu phần
ăn nhằm thay thế việc sử dụng kháng sinh đã và đang được sử dụng rộng rãi.
Probiotic một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh
vật sống, chủ yếu là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm
thấy trong ruột. Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có
lợi", những vi khuẩn này được bô sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi
khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Đây là những vi sinh vật còn sống, khi
đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ, hiện đang
được chú trọng nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi lợn.
Nhằm đánh giá một cách toàn diện vai trò và tác dụng của chế phẩm
probiotic đến sức khỏe và tăng khối lượng của lợn, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung
probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire)
nuôi tại Hoà Bình”.

2. Mục đích của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bô
sung chế phẩm probiotic vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất
chuồng và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (Landrace x Yorshire) tại Hòa Bình.
- Từ các kết quả xác định được, đề xuất các giải pháp trong quá trình sử
dụng chế phẩm probiotic thay thế kháng sinh bô sung nhằm nâng cao năng suất
trong chăn nuôi lợn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học về ảnh
hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bô sung chế phẩm probiotic
vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và hiệu quả chăn
nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hòa Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi
và sản phẩm chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) sử dụng probiotic không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

dùng hoặc hạn chế thấp nhất việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng của lợn con
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi phôi
thai được hình thành đến khi thành thục về tính.
Theo tác giả Chambers (1990) định nghĩa thì: Sinh trưởng là sự tổng hợp
quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên
có khi tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là
tăng các tế bào của mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ
thể.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), sinh trưởng là quá
trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ
sở di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là quá trình tích lũy dần dần các
chất (trong đó chủ yếu là protein). Ở đây tốc độ tích lũy của các chất cũng
chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Mà
sự hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hưởng của hệ thống tuyến
nội tiết (Đặc biệt là hormon Somato Tropin Hormon của thùy trước tuyến yên)
có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của sinh vật.
Dương Mạnh Hùng (2007) đã khái quát: Sinh trưởng là quá trình tích luỹ
các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở đặc
tính di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng
trưởng và sự phân chia của các tế bào trong cơ thể”.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, vì
thế người ta thường lấy chỉ tiêu tăng khối lượng để đánh giá quá trình sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





5

trưởng của sinh vật. Trong quá trình sinh trưởng thì lợn con trong giai đoạn bú
sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục nhanh. Lợn con có tốc độ sinh trưởng
phát dục rất nhanh nên khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở
20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được 9 - 14g protein/kg khối lượng cơ
thể, lợn lớn chỉ tích lũy được 0,3 - 0,4g protein/kg khối lượng cơ thể. Để tăng
1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng hơn, nghĩa là tiêu tốn ít thức
ăn hơn lợn lớn vì tăng trọng của lợn con chủ yếu là tăng thịt nạc, mà để sản
xuất ra 1kg thịt nạc thì cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ (Võ
Trọng Hốt và cs, 2000).
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) cho biết: Sinh trưởng của lợn không
đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm. So
với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần,
lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi
tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng
gấp 12 - 14 lần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do
lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con thấp.
Do lợn sinh trưởng phát triển nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng
rất mạnh. Lợn con ở 21 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14 g
protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành tích luỹ được 0,3
- 0,4 kg protein. Hơn nữa để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất ít
năng lượng nghĩa là tiêu tốn thức ăn lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn
con là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra
1kg thịt mỡ.
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, lợn là loài có khả năng sinh
trưởng phát triển nhanh, tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng sản xuất của
chúng thì người chăn nuôi phải nắm vững đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và

sinh lý tiêu hoá của lợn để có các biện pháp tác động kịp thời và có hiệu quả
kinh tế cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của lợn
Để đánh giá năng suất thịt lợn người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu tăng
khối lượng ngày đêm và khối luợng đạt được lúc giết thịt, ngoài ra còn xem xét
sinh trưởng tương đối, cụ thể:
Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của gia súc tích
lũy được trong một thời gian.
Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể gia súc
tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính tlợn công thức sau đây:
A=

W2 - W1
t2 - t 1

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
W1 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm t1
W2 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm t2.
Sinh trưởng tương đối: là ty lệ phần trăm khối lượng, kích thước, thể tích
của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai thời
điểm sinh trưởng sau và trước. Độ sinh trưởng tương đối thường được biểu thị
bằng số phần trăm, công thức tính như sau:
R (%) =


W2 - W1
(W2 + W1) / 2

x 100

Trong đó: R (%): độ sinh trưởng tương đối (%)
W2: khối lượng tích luỹ đo được tại thời điểm sau
W1: khối lượng tích luỹ đo được tại thời điểm trước
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Như đã đề cập ở trên, tất cả các tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho
thịt ở lợn được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng
số lượng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
* Các yếu tố di truyền:
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh truởng
trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 - 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so
với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và
khá chặt chẽ được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: 0,51 đến 0,56 và
0,715 và công bố con lai (DLW) D có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55 kg/kg tăng
khối lượng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/kg tăng khối lượng.

Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm.
* Các yếu tố ngoại cảnh:
Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của lợn. Theo Trần
Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985), nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi khi lợn nái mới
đẻ là 30 - 320C, lợn có khối lượng 30 kg nhiệt độ tối ưu là 26 0C, lợn có khối
lượng 50 kg nhiệt độ tối ưu là 190C, lợn có khối lượng > 50 kg thì nhiệt độ <
190C. Chuồng trại, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới
sinh trưởng, phát triển của lợn ở bất kỳ giai đoạn nào.
* Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh/ổ
Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi,
đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn nái. Khối lượng sơ sinh/ổ, là
khối lượng được cân sau khi lợn con đẻ ra cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa
đầu. Khối lượng sơ sinh/ô là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và
được phát dục hoàn toàn, khối lượng sơ sinh/ô cao thì tốt, lợn sẽ tăng khối
lượng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau (Nguyễn Thiện và cs, 1998).
Các giống lợn khác nhau cho khối lượng sơ sinh khác nhau. Các giống
lợn nội như Móng Cái: 0,5-0,7 kg/con, lợn Ỉ 0,45 kg/con. Lợn ngoại Yorshise
nuôi tại Việt Nam 1,24 kg/con, lợn Duroc 1,2-1,5 kg/con (Trần Văn Phùng và
cs, 2004).
Ngoài ra, khối lượng sơ sinh có liên quan và ty lệ thuận với khối lượng
của lợn nái. Vì thế trong giai đoạn lợn nái chửa và nhất là thời gian 20 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

trước khi đẻ cần chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái tốt, thức ăn đầy đủ các chất
dinh dưỡng như: Protein, vitamin, khoáng để cho thai phát triển tốt. Khi khối

lượng con sơ sinh cao thì lợn có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, khối
lượng con cai sữa sẽ cao và khối lượng xuất chuồng lớn.
* Ảnh hưởng của khối lượng cai sữa/ổ
Trong chăn nuôi lợn con từ khi sơ sinh đến khi cai sữa có một ý nghĩa rất
quan trọng vì đó chính là cơ sở vật chất để phát triển đàn lợn nái sinh sản và
nâng cao năng suất chăn nuôi. Khối lượng toàn ô khi cai sữa ảnh hưởng rất lớn
tới khối lượng xuất chuồng. Khối lượng cai sữa/ô của các giống lợn khác nhau
cho khối lượng không giống nhau. Lợn móng cái có khối lượng cai sữa/ô lúc 2
tháng tuổi là 58,20 - 60,88 kg; lợn F1 (Đại bạch x Móng cái) có khối lượng 60
ngày/ô là 63,80 kg (Nguyễn Thiện và cs, 1998).
Khối lượng cai sữa của lợn con cao hay thấp, sức khoẻ tốt hay xấu, sinh
trưởng phát dục nhanh hay chậm, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất
đàn giống và khả năng nuôi thịt của lợn sau này. Nuôi dưỡng tốt lợn con còn
là cơ sở thuận lợi cho công tác chọn giống, chọn phối, là cơ sở tốt để con vật có
thể di truyền khả năng sinh sản cho đời sau. Khối lượng cai sữa có liên quan
chặt chẽ tới khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng
xuất chuồng. Vì vậy, để có khối lượng cai sữa/ô cao ta phải chăm sóc, nuôi
dưỡng tốt lợn có chửa và lợn con bú sữa, đặc biệt là bô sung thức ăn sớm
cho lợn con, giúp cho lợn con sinh trưởng phát triển mạnh, giảm sự hao mòn
của lợn mẹ, đồng thời làm giảm ty lệ lợn con mắc bệnh và chết xuống mức thấp
nhất.
* Ảnh hưởng của tính biệt:
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành
của cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực
cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại
cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn
thấp hơn (Campell cs, 1983). Tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt đối với tăng khối
lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

* Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất.
Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn
lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn
lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại riêng rẽ.
Lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được
nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận
hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Các tác nhân
stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn,
đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế
độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị,
thay đổi khẩu phần...
* Ảnh hưởng của dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố
ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn.
Mối quan hệ năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng

trong khẩu phần ăn là chìa khóa ảnh hưởng lên tăng khối lượng (Nguyễn Nghi
và cs, 1996).
Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di
truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến
khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng
nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn khi lợn
được ăn khẩu phần ăn hạn chế (Nguyễn Nghi và cs, 1996).
Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có ty lệ nạc cao hơn lợn cho ăn
khẩu phần thức ăn tự do.
* Ảnh hưởng của năm và mùa vụ:
Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn; sự khác nhau
giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối
lượng của lợn. Các tác giả cho biết, nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ
từ 8oC đến 22oC thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng
tăng lên.
Trần Thị Minh Hoàng và cs (2006) cũng cho biết, tăng khối lượng chịu
ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
* Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ:
Khả năng sản xuất cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt.

Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong
đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới
675 lần.
1.2. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn
Quá trình sinh trưởng phát triển của vật nuôi bao gồm sự tăng lên của
khối lượng cơ thể đồng thời phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể,
trong đó cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh và hoàn thiện dần về
chức năng. Hệ cơ quan của lợn có sự phát triển theo tuổi một cách rõ rệt nhưng
vẫn chưa hoàn thiện. Khi còn trong bào thai cơ quan tiêu hoá của lợn đã hình
thành đầy đủ nhưng mang dung tích bé. Trong thời gian bú sữa cơ quan tiêu
hoá phát triển và phát dục nhanh.
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa dạ dày
Đặc điểm cơ quan tiêu hoá lợn con giai đoạn theo mẹ, phát triển nhanh về
cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Dung tích dạ dày lợn con lúc
10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, lúc 60
ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Đối với lợn con, sự tiết dịch có những đặc điểm khác biệt so với lợn lớn.
Theo Trương Lăng (2004), lợn con 20 ngày tuổi có phản xạ tiết dịch còn chưa
rõ, ban đêm lợn mẹ tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con. Khi cai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

sữa lượng dịch vị tiết ra ngày và đêm gần bằng nhau, độ axit của dịch vị lợn
con thấp nên hoạt hoá pepsin kém, khả năng diệt khuẩn kém. Hàm lượng axit
biến đổi theo lứa tuổi của lợn con, axit HCl tự do xuất hiện ở 25 - 30 ngày tuổi
và diệt khuẩn rõ nhất ở 40- 50 ngày tuổi. Theo Hoàng Toàn Thắng và cs

(2006) cho biết, chức năng tiêu hoá của lợn con sơ sinh chưa hoàn thiện. Trong
giai đoạn theo mẹ, chức năng của bộ máy tiêu hoá lợn con được hoàn thiện dần
thể hiện sự thay đổi hoạt tính các men trong dịch vị. Tác giả cũng cho biết
thêm dạ dày lợn là dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép bao gồm 5
phần như: dạ dày đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị,
vùng thân vị và vùng hạ vị. Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang
và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy không có pepsin và HCl.
Men pepsin: lợn con dưới 1 tháng tuổi, men pepsin trong dạ dày lợn con
chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày lợn
con không có HCl tự do, lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với
dịch nhầy, gây ra hiện tượng thiếu axit hay còn gọi là “Hypoclohydric”. Sau 3
tuần tuổi, lượng HCl tự do trong dịch vị mới tăng dần. Đây là một đặc điểm
quan trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn con. Khi có HCl tự do sẽ kích hoạt để
pepsinogen chuyển thành dạng pepsin hoạt động và men này mới có khả năng
tiêu hoá đầy đủ. Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị không có tính sát trùng, vi sinh
vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây bệnh về đường
tiêu hoá ở lợn con đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng.
Có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do sớm hơn,
bằng cách bô sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm vào
lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do có thể được tiết ra từ ngày tuổi thứ 14. Còn
trong dạ dày của loài ăn tạp, pepsin chỉ hoạt động tốt trong môi trường pH =
2,5 - 3 với nồng độ HCl tự do từ 0,1 - 0,5%.
Men catepsin: Là men tiêu hoá protein trong sữa có tác dụng giống men
pepsin, thuy phân protein và các mạch peptit thành amino axit, hoạt động thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13


hợp trong khoảng pH = 4 - 5. Vì thích hợp với pH cao nên catepsin hoạt động
mạnh ở động vật non bú sữa khi mà HCl tự do hình thành chưa nhiều. Ở động
vật trưởng thành catepsin hầu như không hoạt động, khi vật nuôi chết catepsin
hoạt động phân giải protein dạ dày.
Men chymosin (hay rennin) có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau
giảm dần. Men này có tác dụng làm ngưng đặc sữa, hoạt động tốt ở pH = 4 - 5.
Dưới tác dụng của chymosin và Ca2+, protein trong sữa là caseinogen ở dạng
hoà tan chuyển thành caseinatcalci (dạng đông vón), có thể lưu lâu trong dạ
dày tạo điều kiện cho pepsin hoạt động, phần nhũ thanh (dịch trong còn lại)
của sữa được chuyển xuống ruột non để tiêu hoá.
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa ruột
Theo Nguyễn Thiện và cs (1998), ruột non của lợn dài gấp 14 lần chiều
dài cơ thể, gồm 4 phần: Phần tá tràng, không tràng và hồi tràng. Ruột già dài
khoảng 4 - 5 m gồm 3 đoạn: Manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Theo Trương Lăng (2004), thì dung tích ruột non ở lợn con sơ sinh là
100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột
già ở lợn sơ sinh dung tích 40 – 50 ml, 20 ngày 100 ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1
lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 - 12 lít.
Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tuỵ, tuyến tuỵ tiết ra dịch tuỵ theo ống dẫn tuỵ
Wirsung đô vào tá tràng (chức năng ngoại tiết). Dịch tuỵ có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự tiêu hoá: Dịch tuỵ có tác dụng phân giải từ 60 - 80% protein,
gluxit và lipit của thức ăn. Trong dịch tuỵ có chứa các men phân giải protein,
phân giải bột đường và men phân giải mỡ. Hoạt tính của các men thay đổi từ
sơ sinh đến trưởng thành.
* Nhóm men phân giải protein
Men trypsine: Là men chính của dịch tuỵ được tiết ra dưới dạng
tripsinogen không hoạt động rồi được enterokinase của tá tràng hoạt hoá trở
thành dạng trypsin hoạt động sau đó là quá trình hoạt hoá trypsinogen.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





14

Là men tiêu hoá protein của thức ăn, ở trong thai 2 tháng tuổi chất chiết
đã có men trypsine, thai càng lớn hoạt tính của men trypsine càng cao. Khi lợn
con mới đẻ ra, hoạt tính của men trypsine dịch tuỵ rất cao để bù đắp lại khả
năng tiêu hoá kém của men pepsin dạ dày.
Trypsin có hoạt lực cao nhất ở pH = 8, tác dụng tương tự như pepsin
nhưng hoạt lực mạnh và triệt để hơn. Ngoài ra trypsin còn phân giải protein
thành polipeptid và amino axit.
Chimotripsin cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
Chimotripsinogen sau đó được trypsin hoạt hoá chuyển thành Chimotripsin
hoạt động, pHtối ưu = 8, tác dụng tương tự trypsin.
Alastase phân giải alastin (gân, bạc nhạc) thành peptid và amino axit.
Carboxipolipeptidase tác dụng phân giải peptid ở đầu có nhóm COO - tự
do và tách amino axit ra khỏi phân tử peptid.
Dipeptidase phân giải đipeptit thành 2 axit amin.
Protaminase phân giải protamin thành peptid và amino axit.
Nuclease phân giải axit nucleic thành mono nucleotid.
* Nhóm men thuỷ phân glucid:
Amylase và mantase: Hai men này có trong nước bọt và trong dịch tuỵ,
khi lợn con mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu
hoá tinh bột còn kém, chỉ tiêu hoá được 50% lượng tinh bột ăn vào. Đối với
tinh bột sống, lợn con tiêu hoá càng kém. Sau 3 tuần tuổi, men amylase và
mantase có hoạt tính mạnh nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
Amylase hoạt động tối ưu trong pH = 7,1. Nó cắt liên kết 1 - 4α glucozit của cả
tinh bột sống và chín cho ra maltose. Maltase phân giải đường maltose thành

glucose.
Saccarase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi, men saccarase hoạt tính còn
thấp, nếu cho lợn con ăn đường saccarase thì rất dễ bị ỉa chảy.
Lipase: Hoạt động tối ưu ở pH = 6,8. Lipase cắt các liên kết este giữa
glycerol và axit béo, do đó phân giải glycerid đã được nhũ hoá bằng dịch ruột
để tạo ra mono glycerid, axit béo và glycerol.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×