Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.96 KB, 8 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005
Năm 2005 sẽ là năm đầy khó khăn đối với chi nhánh:
- Trong nước còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ năm 2000 để lại. Thị
trường trong nước bị thu hẹp do sức mua của người mua không tăng
nhiều. Các nhà sản xuất trong nước tự bán và tự khai thác thị trường,
các hãng dược phẩm nước ngoài thâm nhập thị trường rộng khắp từ
thành thị đến vùng sâu, vùng xa.
- Tỷ giá giữa đồng Việt nam với ngoại tệ tăng đã gây ảnh hưởng lớn đến
dự kiến kế hoạch ban đầu, phải thường xuyên thay đổi chién lược kinh
doanh. Mặt khác, tỷ giá hối đoái tăng khiến hàng nhập khẩu tăng nhưng
hàng bán ra trong nước lại giảm gây căng thẳng trong kinh doanh và
giảm lãi.
- Nhà nước có nhiều chủ trương biện pháp đổi mới kinh tế, đặc biệt là đối
với các doanh nghiệp quốc doanh, những văn bản còn thiếu đồng bộ và
đang trong quá trình hoàn thiện.
Dựa trên cơ sở phân tích thị trường trong và ngoài nước, chi nhánh
công ty dược phẩm TW2 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cần được thực
hiện trong năm 2005.
- Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh và bám sát thị trường nội địa,
tìm kiếm thị trường mới.
- Tổ chức mạng lưới bán hàng rộng khắp các tỉnh, cả vùng sâu, vùng xa.
- Tiến tới đa dạng hoá phương thức mua bán: mua bán độc quyền, đại lý
lượng hoa hồng, xuất nhập thắng xuất khẩu uỷ thác.
- Đa dạng hoá sản phẩm, nhân viên chủ động khai thác sản phẩm để đáp
ứng với nhu cầu thị trường của mình.
- Đổi mới, tổ chức, sắp xếp lại lao động, tăng cường đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác
quản lý lao động, tài sản. . . cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới,
bảo đảm hiệu quả, bảo toàn vốn, tài sản và phát huy nhân tố con người.


Những mục tiêu đặt ra năm 2005:
- Đạt được mức khoán doanh số của công ty 250tỷ/năm
- Mở rộng, phát triển tất cả các bệnh viện ở Hà nội, các tỉnh cả vùng sâu,
vùng xa.
- Đạt mức lãi dòng 1.2%/ doanh thu thuần.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI
NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi
nhánh trong thời gin qua, có thể áp dụng một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh ở chi nhánh trong thời gian
tới như sau:
1. Giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh
Việc cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng chính là
biện pháp làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Giảm chi phí không có nghĩa là
cắt xén một số khoản chi phí mà ta phải biết phân bố hợp lý tiết kiệm chi phí ở
những khoản không đáng chi, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh được
tiến hành một cách thuận lợi thích đáng để chi nhánh có thể đứng vững trên
thị trường. Cụ thể các chi phí sau:
- Giảm các chi phí bảo quản: Tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lới kinh
doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá luân chuyển, tăng
cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh, thực hiện
đúng kỹ thuật tài chính tín dụng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
bảo quản hàng hoá, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật,
nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhân viên trong công tác bảo quản và điều
hành kho.
- Giảm các chi phí hành chính: Cải tiến bộ máy quản lý hành chính cho phù
hợp với điều kiện phát triển của chi nhánh, giảm bớt các thủ tục không
cần thiết, giảm bớt các khoản chi phí mang tính phô trương, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý hành chính đảm bảo thông
tin thông suốt chính xác.

- Giảm các chi phí trong qúa trình mua bán, vận chuyển: Chi phí này chiếm
một tỷ trọng tương đối trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do vậy, đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu thị
trường và các khía cạnh xã hội khác thì mới có thể nhìn nhận được vấn
đề khai thác nguồn hàng như thế nào, vận chuyển bảo quản như thế nào
dể làm giảm giá vốn hàng hoá đem lại lợi nhuận cao trong doanh
nghiệp.
- Giảm chi phí nhân công: Chi phí này cũng rất quan trọng, việc giảm chi
phí phải phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp. Nhiều khi
việc giảm chi phí nhân công không hợp lý, gây thiệt hại cho doanh
nghiệp, lợi nhuận giảm do vậy vấn đề giảm, tăng chi phí nhân công phải
căn cứ vào sự phát triển của chi nhánh sao cho hợp lý.
Ví dụ, việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp các nhân công chính thức,
nhân công thời vụ sao cho hợp lý. . .
2. Ổn định và giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên
Trong cơ chế thị trường hiện nay, lao động tại các cơ sở kinh tế và các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh biến động theo các nguyên nhân khác nhau.
Để giữ vững và ổn định đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật có năng lực làm
việc tại chi nhánh không có gì thiết thực hơn là bảo đảm tăng thu nhập và đời
sống tinh thần cho những đối tượng này. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần đẩy
mạnh hơn nữa chính sách khen thưởng đối với những cán bộ có tinh thần
trách nhiệm với công việc, có sáng kiến cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh.
Ngoài việc ổn định và giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh
có thể phát triển đội ngũ lao động bằng cách:
- Đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cả về chuyên
môn, nghiệp vụ và công tác quản lý bằng cách thường xuyên đánh giá về
mặt tiêu chí cán bộ phù hợp với từng đối tượng. Từ đó có những
phương hướng hình thức đào tạo cho phù hợp với khả năng và trình độ
của mỗi CBCNV sao cho đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của chi nhánh.
- Đối với đội ngũ công nhân viên cũng phải thường xuyên phân loại trình
độ, khả năng của từng người đối với công việc mà có hình thức đào tạo
cho phù hợp.
3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường:
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng trưởng cả chiều sâu lẫn chiều
rộng thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hiểu được thị trường của mình là thị
trường nào, phải đáp ứng được nhu cầu thị trường như thế nào là hợp lý do
vậy vấn đề nghiên cứu thị trường là rất quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Thực tế cho thấy, nếu không tìm hiểu kỹ thị trường trước thì khả năng
bán hàng là rất khó khăn. Vì vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu
quả thì chi nhánh cần phải coi trọng việc nghiên cứu thị trường cụ thể mà
mình đang tham gia, nắm chắc được khó khăn, thuận lợi, đánh giá đúng tình
hình trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nhất là thị trường mới, thị trường
có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia.
Mỗi khu vực có nét đặc trưng riêng, thị hiếu của người tiêu dùng phụ
thuộc vào mức sống, thói quen tiêu dùng, văn hoá, đặc tính dân cư, tình hình
bệnh tật theo mùa, theo khu vực, tuổi tác, giới tính. . . Vì vậy nếu không có bước
chuẩn bị chắc chắn chi nhánh sẽ thất bại trong việc giành giật thị trường với
các đối thủ cạnh tranh.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường chi nhánh phải thu thập thông
tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh giá cả. . . Hiểu biết đầy đủ về khách hàng
nhu cầu thuốc đối với từng loại bệnh tật là một trong những cơ sở quan trọng
có ý nghĩa quyết định đến khả năng lựa chọn đúng cơ hội kinh doanh và sử
dụng có hiệu quả các tiềm năng của chi nhánh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu khách hàng là đảm bảo khả
năng bán được hàng đồng thời giữ được khách hàng hiện tại và lôi kéo được
khách hàng mới. Trong quá trình kinh doanh chi nhánh phải thắng (bán được

hàng) nhưng khách hàng cũng phải được lợi (thoả mãn tốt nhu cầu). Như vậy,
mục tiêu của việc nghiên cứu khách hàng và nhu cầu của họ nhằm đưa ra các
quyết định có khả năng thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, qua đó đảm bảo
khả năng bán hàng có hiệu quả nhất: Bên cạnh việc nghiên cứu khách hàng thì
chi nhánh cũng phải tìm hiểu phân tích tình hình thực tế của đối thủ cạnh
tranh một cách tỉ mỉ chính xác. Từ đó ta có thể chia thị trường nhiều đối tượng
khác nhau để đáp ứng theo yêu cầu của họ, cụ thể:
- Đối với khách hàng truyền thống: Chi nhánh cần phải làm tốt công tác
tiếp thị nắm bắt tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của từng
khách hàng để có chính sách bán hàng hợp lý.
- Đối với khách hàng bán lẻ: Tổ chức đội ngũ trình dược viên trực tiếp đến
từng khách hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm và phải giữ vững nguồn
hàng ổn định.
- Đối với khách hàng bệnh viện thì phải xây dựng một cơ sở thuốc thiết
yếu ổn định lâu dài để đáp ứng kịp thời cho việc chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân.

×