ĐẢNG BỘ XÃ TRÍ NANG
CHI BỘ TRƯỜNG THCS TRÍ NANG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trí Nang, ngày 09 tháng 9 năm 2010.
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
QUA 4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG
“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
===============================
- Họ và tên: Phạm Chí Thọ Giới tính: Nam
- Sinh ngày: 02 tháng 03 năm 1978 Dân tộc: Mường
- Quê quán: Bản Trải 2 – Thị trấn Lang Chánh – Huyện Lang Chánh – Thanh Hóa.
- Nơi ở hiện nay: Bản Trải 2 – Thị trấn Lang Chánh – Huyện Lang Chánh
- Ngày vào Đảng: 20 tháng 04 năm 2003 Ngày chính thức: 20 tháng 04 năm 2004
- Chức vụ: Bí thư Chi bộ - Phó Hiệu trưởng.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Trí Nang Lang Chánh.
- Sinh hoạt tại Chi bộ: Trường THCS Trí Nang.
Qua 4 năm thực hiện học tập, nghiên cứu và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, cá nhân tôi đã thu được những kết quả sau:
1. Nhận thức của cá nhân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Thông qua 4 năm học tập các chuyên đề của cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bản thân tôi nhận thấy “Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí
Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của
nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi
người Việt Nam học tập và noi theo”. Cuộc vận động đã “Làm cho toàn Đảng, toàn dân
nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và học sinh trong nhà trường, nâng cao đạo đức
cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010-2015.
2. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Tôi thấy trong 4 năm qua việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã
làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ
bản, giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu đã
tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức,
lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Qua học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác mà tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của mọi
người, nhất là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh;
nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, góp phần quan trọng
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, đẩy lùi sự
suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
3. Những kết quả cụ thể trong làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của
cá nhân:
- Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc vận động, qua 4 năm thực hiện, bản thân
tôi đã tích cực lĩnh hội, tham mưu triển khai và thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ mới
trong lĩnh vực giáo dục, bản thân luôn có kế hoạch kịp thời hưởng ứng kế hoạch của chi
bộ, bản thân đã nghiêm túc tự kiểm điểm trong công việc, nhiệm vụ được giao, báo cáo
những việc làm được và chưa được trước Ban Chi uỷ, Chi bộ, để cùng rút kinh nghiệm.
Hàng năm, ngoài việc kiểm điểm, tự phê bình theo các nội dung được hướng dẫn, bản thân
phải kiểm điểm các nội dung đã đăng ký học tập và làm theo tấm gương của Bác.
- Là một cán bộ của ngành giáo dục cho nên việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
thường xuyên là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thức được điều đó bản thân tôi luôn tự
rèn luyện, trau dồi về phẩm chất đạo đức, biết kính trên nhường dưới, cư xử đúng mực,
hoà nhã với mọi người; luôn luôn kiên định lập trường tư tưởng của Đảng; đồng cảm và
sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt; không kiêu căng, tự cao, tự đại trong
mọi trường hợp. Đặc biệt không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng tham ô, lãng phí, nâng cao ý thức
trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân ngoài ra còn chủ
động tham mưu cho Ban Chi uỷ chỉ đạo cán bộ giáo viên và học sinh gắn cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với triển khai Cuộc vận động
“Hai không”, Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực
hiện tốt chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” từ đó
đã góp phần đưa nội dung cuộc vận động đi vào cuộc sống, tạo bước chuyển biến về tư
tưởng, hành động, dần trở thành những chuẩn mực về nếp sống trong cán bộ giáo viên và
học sinh của nhà trường.
4. Tự liên hệ bản thân có những ưu điểm, nhược điểm qua việc các chủ đề tư
tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
a) Ưu điểm:
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân
dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức.
- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; thẳng thắn, trung thực,
bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành,
khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết
điểm...đặc biệt bản thân sống có trách nhiệm, ủng hộ và thực hiện tốt cuộc vận động trong
giáo dục.
- Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với
làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì
mang nặng đầu óc cá nhân.
- Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; kiên
quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội
hòng chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn
kết là yêu nước, không chia rẽ là làm hại cho đất nước. Chống mọi biểu hiện cục bộ, bản
vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính.
- Bản thân tôi luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, luôn tôn trọng nguyên tắc,
pháp luật, kỷ cương không kéo bè, kéo cánh để làm ảnh hưởng tới sức mạnh đoàn kết nội
bộ.
- Luôn có ý thức phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Bản thân tôi không sợ
phê bình, không sợ khuyết điểm mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm dẫn đến những sai
phạm nghiêm trọng hơn vì vậy phải tự nghiêm khắc với chính mình và phê bình luôn có
mục đích xây dựng .
- Luôn động viên những người thân trong gia đình và xã hội giữ gìn đạo đức lối
sống, xây dựng gia đình văn hoá.
b) Nhược điểm:
Quá trình phấn đấu và rèn luyện bản thân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh đôi
khi còn chưa được thường xuyên, tinh thần tự phê bình và phê bình đôi lúc vẫn còn e dè
nể nang, với vai trò là người cán bộ chuyên môn THCS của phòng GD&ĐT thực hiện
triển khai các kế hoạch, các nhiệm vụ, các văn bản hướng dẫn đến các cơ sở giáo dục,
nhưng việc kiểm tra, giám sát vẫn chưa được thường xuyên.
5. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản
thân theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian tới:
Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người
công chức mẫu mực, xứng đáng với niềm tin tưởng của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Luôn
gương mẫu trong các hoạt động , tích cực vận dụng công nghệ thông tin vào công việc để
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường của
Đảng và Nhà nước.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với
sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam, đồng
thời tạo ra những thuận lợi và thử thách đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn
lúc nào hết chúng ta hãy kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tạo nên động lực cho sự phát
triển bền vững của đất nước. Và điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải nhận thức đầy
đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo
đức theo gương Bác Hồ vĩ đại.
6. Những kiến nghị, đề xuất:
Cần có những hình thức tuyên truyền sinh động hơn, tiếp tục tổ chức và duy trì các
hội thi về tư tưởng, tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức các cuộc nói
chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các trường học của cấp uỷ./.
XÁC NHẬN CỦA CHI BỘ NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH
Phạm Chí Thọ