Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Công tác xây dựng NTM của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (2010 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.81 KB, 11 trang )

Công tác xây dựng NTM của hệ thống ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (2010 - 2020)
Năm 2010 - cả nước cùng thực hiện chương trình thí điểm xây dựng nông
thôn mới (NTM) theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng NTM.
Theo đó, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam vinh dự được chọn
là 1 trong 11 xã trên toàn quốc thực hiện thí điểm xây dựng NTM.
Trong thời gian đầu triển khai thí điểm, xã Tam Phước phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức: cơ sở vật chất (còn quá thấp so với mục tiêu đặt ra
tại các tiêu chí NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM tại Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ), nguồn lực
thực hiện và nhận thức của người dân trong việc xây dựng NTM. Nhưng với sự
nỗ lực của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, công tác tuyên truyền được
thực hiện tích cực và có hiệu quả. Sau thời gian triển khai, người dân cơ bản đã
nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong công tác xây dựng NTM, xã Tam
Phước đã bước đầu tạo được hình hài, dáng dấp NTM. Góp phần vào thành công
đó, không thể thiếu vai trò cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống
ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong suốt thời gian qua.
1. Những kết quả đạt được trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
Vượt qua những khó khăn ban đầu, công tác xây dựng NTM tại xã thí
điểm Tam Phước đã đạt được nhiều kết quả to lớn, có thể xem đây là “kỳ tích”
của địa phương khi được làm cơ sở để nhân rộng cho 213 xã thuộc 18 huyện,
thành phố trên toàn tỉnh Quảng Nam thực hiện xây dựng NTM vào tháng 10
năm 2010. Đến tháng 7/2015, có 06 xã của huyện Điện Bàn, 02 xã huyện Duy
Xuyên và xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành được UBND tỉnh thống nhất không
triển khai thực hiện Chương trình. Do đó, từ tháng 7/2015 đến nay, toàn tỉnh có
204 xã tham gia thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
1


Với sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền; sự vào cuộc của cả hệ


thống chính trị và toàn xã hội từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện Chương trình NTM
giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả
tích cực, mức độ hoàn thành một số mục tiêu cơ bản của Chương trình được
đánh giá như sau:
- Tính đến ngày 30/6/2019, tổng số tiêu chí đạt chuẩn toàn tỉnh (204 xã) là
2.911 tiêu chí, tăng 2.378 tiêu chí so với năm 2010; bình quân chung số tiêu chí
NTM đạt chuẩn của toàn tỉnh là 14,27 tiêu chí/xã, tăng 11,66 tiêu chí/xã so với
năm 2010 (năm 2010: 2,61); chia ra như sau:
+ Nhóm 1 (đạt 19 tiêu chí): Đã có 85 xã được công nhận đạt chuẩn NTM
(đạt 41,67%);
+ Nhóm 2 (đạt từ 15 - 18 tiêu chí): 22 xã (chiếm 10,78%);
+ Nhóm 3 (đạt từ 10 - 14 tiêu chí): 52 xã (chiếm 25,49%);
+ Nhóm 4 (đạt từ 05 - 09 tiêu chí): 45 xã (chiếm 22,06%);
+ Nhóm 5 (đạt dưới 05 tiêu chí): Không có. (Năm 2010, có đến 163 xã
dưới 5 tiêu chí)
- Xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí: Tính đến tháng 6 năm 2019, toàn tỉnh còn
26 xã(1) đạt dưới 8 tiêu chí (giảm 35 xã so với năm 2015), phấn đấu đến cuối
năm 2019 giảm từ 12-15 xã dưới 8 tiêu chí).
- Đối với phong trào xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, toàn tỉnh có
trên 135 thôn đăng ký. Đến nay, bình quân chung số tiêu chí đạt chuẩn của 01
Khu dân cư NTM kiểu mẫu là 5,83 tiêu chí/10 tiêu chí, tăng 2,53 tiêu chí so với
trước khi thực hiện xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu; đã có 57 thôn (năm
2017: 20 thôn và năm 2018: 37 thôn) được Chủ tịch UBND cấp huyện công
nhận đạt chuẩn Khu dân cư NTM kiểu mẫu.

1()

Hiệp Đức (02 xã); Tây Giang (05 xã); Nam Giang (04 xã); Phước Sơn (04 xã); Bắc Trà My (06 xã) và Nam
Trà My (05 xã).


2


Dáng dấp NTM tại xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
2. Nỗ lực của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
“Chung tay xây dựng NTM”
2.1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam trong xây dựng
NTM
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Quảng Nam - đơn vị đầu
tàu của ngành Ngân hàng trên địa bàn trong 10 năm qua luôn đi tiên phong trong
công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng NTM (2010 - 2020). Chi nhánh đã chủ
động phối hợp với các Sở, ngành trên địa bàn tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn
triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của
NHNN Việt Nam về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn, cho vay xây dựng NTM, cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ phát triển sản
xuất kinh doanh, góp phần hạn chế và đẩy lùi tình trạng tín dụng đen. Phối hợp
với Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Quảng Nam tổ chức Hội
nghị tuyên truyền phổ biến Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010. Tham mưu UBND tỉnh
tổ chức Hội nghị tổng kết 03 năm thực hiện Nghị định 55; tổ chức tham dự Hội
3


nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn với sự tham gia của Sở ngành và Hội đoàn thể (Hội
nông dân, Hội Phụ nữ, tỉnh đoàn...) và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa
bàn... Đặc biệt, chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền,

định hướng dư luận được NHNN tỉnh chú trọng và quan tâm đúng mức; chủ
động xây dựng và ký kết quy chế phối hợp công tác giữa NHNN tỉnh với Văn
phòng đoàn Đại biểu Quốc hội, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong công tác thông tin tuyên truyền,
giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động
ngân hàng. Qua các đợt tiếp xúc cử tri cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại các
địa phương, tiếp xúc cử tri chuyên đề, NHNN tỉnh đã tuyên truyền, giải đáp ý
kiến của cử tri liên quan đến việc tiếp cận các chương trình tín dụng. Đồng thời,
thường xuyên giữ mối quan hệ với các cơ quan phối hợp, với các Sở, ngành trên
địa bàn để giải quyết, xử lý kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã
liên quan đến hoạt động ngân hàng…
Tham gia thành viên Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM của tỉnh, chi nhánh được phân công đứng điểm chỉ đạo trực tiếp 02
xã Tam Đàn và Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Kết quả 02 xã đã
hoàn thành 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia và đã được UBND tỉnh ra
Quyết định2 công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015 vào ngày 09/10/2015.
Hiện nay, chi nhánh tiếp tục đứng điểm chỉ đạo 02 xã Bình Sơn và Sông
Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, đây là 02 xã nghèo miền núi của tỉnh
Quảng Nam. Kết quả, xã Hiệp Hòa đạt 16/19 tiêu chí (Quy hoạch, Giao
thông,Thủy lợi, Điện, Cơ sở vật chất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn, Thông tin và truyền thông, Nhà ở dân cư, Thu nhập, Tỷ lệ lao động có việc
làm, Giáo dục và đào tạo, Y tế, Văn hóa, Môi trường và An toàn thực phẩm, Hệ
thống chính trị và tiếp cận pháp luật, Quốc phòng và An ninh); xã Sông Trà đạt
2

Quyết định số 3689/QĐ-UBND và Quyết định số 3692/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 công nhận xã Tam Đàn
và xã Tam Thái đạt chuẩn NTM năm 2015.

4



được 07/19 tiêu chí (Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Điện, Thông tin và
truyền thông, Lao động có việc làm, Quốc phòng và an ninh).
2.2. Nỗ lực của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 29 chi nhánh TCTD (06 Ngân hàng
thương mại Nhà nước, 17 Ngân hàng thương mại cổ phần, 01 Ngân hàng nước
ngoài, 01 Ngân hàng liên doanh, 01 Ngân hàng Chính sách Xã hội và 03 Quỹ
tín dụng nhân dân). Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
26 chi nhánh, phòng giáo dục trực thuộc tại các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh;
Ngân hàng Chính sách xã hội có phòng giao dịch tại các huyện và hàng trăm
điểm giao dịch tại các xã. Với mạng lưới TCTD phát triển vượt bậc trong thời
gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng mở rộng tín dụng đến
các huyện miền núi, vùng khó khăn trên địa bàn, phát triển dịch vụ ngân hàng để
đáp ứng nhu cầu chu chuyển vốn, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
của người dân.

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của
người dân
Từ 01 xã/11 xã được chọn thí điểm mô hình NTM trên toàn quốc, với dư
nợ ban đầu đạt 17,8 tỷ đồng vào cuối năm 2010, sau gần 9 năm triển khai, Ngân
hàng Quảng Nam đã cho vay xây dựng NTM đến 204 xã trên địa bàn. Đến thời
điểm 30/6/2019, doanh số cho vay từ đầu Chương trình đạt 34.074,68 tỷ đồng,
5


doanh số thu nợ đạt 22.370 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến thời điểm hiện tại đạt
trên 11.704 tỷ đồng, chiếm 16,91% dư nợ cho vay toàn địa bàn, số khách hàng
còn dư nợ là 189.168 khách hàng.
Trong đó, thị phần dư nợ của cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh chiếm
99,82%, doanh nghiệp (0,18%), Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã chiếm tỷ trọng

thấp. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 66,42%, cho vay ngắn hạn chiếm
33,58%. Dư nợ cho vay chủ yếu phân theo các chương trình cụ thể: Cho vay hộ
sản xuất kinh doanh (33,03%); Cho vay làm đường nông thôn (0,65%); Cho vay
xây dựng nhà ở (9,36%); Cho vay hộ nghèo (7,27%); Cho vay nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn (4,27%)…
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng chính sách trong những năm qua đã góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự chuyển
biến trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn tại các vùng còn nhiều khó khăn;
góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo,
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong 10 năm qua, công tác triển khai xây dựng NTM
được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện quyết liệt, nguồn vốn được
đơn vị tập trung về các xã thực hiện NTM, đặc biệt là các xã thuộc khu vực
nông thôn, miền núi. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp hơn 14.000
hộ thoát nghèo; hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho 3.600
lao động; giúp 503 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; giúp 82
lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng 19.794 công trình nước
sạch và vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 333 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc
sống, 160 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP…
2.3. Công tác an sinh xã hội thực hiện phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng NTM” của hệ thống ngân hàng Quảng Nam.
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” ngay từ khi triển
khai đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của toàn thể cán bộ công chức,
người lao động trong ngành Ngân hàng. Trong giai đoạn 10 năm 2010 - 2020,
bên cạnh việc đầu tư vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hệ
6


thống ngân hàng Quảng Nam đã vận động từ nhiều nguồn để thực hiện công tác
an sinh xã hội, cụ thể như sau:
- Công tác kết nghĩa giữa NHNN chi nhánh tỉnh với xã ATing, huyện

Đông Giang theo chỉ đạo của UBND tỉnh được chi nhánh thực hiện tâm huyết,
nhiệt tình, công tác an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên vào những dịp
Lễ, Tết cổ truyền của dân tộc đã mang đến cho đồng bào xã ATing những tấm
lòng, tình cảm, sự chia sẽ nỗi niềm chân thành, ấm áp nhất.
- Trong 10 năm qua, các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ trực tiếp xây
dựng NTM của hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Nam như: Hỗ trợ kinh phí trang
bị đồ dùng học tập cho trường học; Hỗ trợ địa phương xây dựng trường học, xây
dựng nhà ở cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà văn hóa xã, hỗ trợ khắc
phục bão lụt; tặng hàng ngàn suất quà nhân dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán;
hàng ngàn suất học bổng cho các em học sinh nhân dịp đầu năm học,... trị giá
trên 408 tỷ đồng đã giúp cho các địa phương có thêm nguồn vốn xây dựng cơ sở
hạ tầng, làm cho diện mạo NTM thay đổi, góp phần nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho người dân.

NHNN chi nhánh tỉnh phối hợp VietAbank trao quà cho các em học sinh nghèo
hiếu học tại xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức nhân dịp đầu năm học

7


Với những việc làm cụ thể, ngành Ngân hàng đã khẳng định sự thành
công trong công tác tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức
xây dựng NTM”, góp phần cùng với các địa phương cải thiện đời sống cho
người nông dân và xây dựng NTM tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Một số khó khăn, vướng mắc và bài học kinh nghiệm trong xây
dựng NTM
3.1.Khó khăn, vướng mắc
Bên cạnh những kết quả đạt được, chặng đường 10 năm xây dựng NTM
của hệ thống Ngân hàng Quảng Nam vẫn còn gặp những khó khăn nhất định.
Thứ nhất, nguồn vốn ngân hàng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu

cầu vay vốn, tuy nhiên, đối với những trường hợp khách hàng không tiếp cận
được vốn vay ngân hàng, phần lớn là do chưa đáp ứng các điều kiện vay vốn.
Bảo hiểm sản phẩm trong nông nghiệp mới được triển khai thí điểm chưa thực
sự là công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách hàng và TCTD.
Thứ hai, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở khu vực nông thôn mặc
dù hiện nay đã đạt kết quả khá nhưng vẫn còn nhiều trường hợp chưa đáp ứng
được thủ tục và điều kiện vay vốn của ngân hàng, ảnh hưởng tới việc vay vốn có
tài sản bảo đảm tiền vay.
Thứ ba, phần lớn người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chưa tiếp cận được tiến bộ khoa
học kỹ thuật nếu như không có một sự đảm bảo, tư vấn về phát triển ngành
nghề, cây trồng, sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, vì chưa có các sản phẩm bảo
hiểm trong nông nghiệp đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị
trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh,... thì khả năng trả nợ ngân hàng của người
dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.2. Những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách
8


Từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong công tác tăng trưởng
dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM trong thời gian
qua, NHNN chi nhánh tỉnh đưa ra những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, để có được kết quả cao trong việc xây dựng NTM trên địa bàn,
các TCTD phải chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức chính
trị xã hội ở địa phương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, duy trì và
phát triển mối quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội nông
dân và Hội phụ nữ... Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương có vai trò
quan trọng đối với hoạt động tín dụng chính sách để đồng vốn tín dụng được bảo
đảm và phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội.

Thứ hai, mở rộng và tăng trưởng tín dụng khu vực nông nghiệp, nông
thôn gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, đảm bảo thanh khoản
và các tỷ lệ an toàn theo quy định.
Thứ ba, gắn đầu tư tín dụng với việc cung ứng nhiều dịch vụ tiện ích, sản
phẩm dịch vụ trọn gói với từng loại khách hàng; nâng cao dần các sản phẩm
dịch vụ tiện ích bằng ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.
Thứ tư, công tác tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh
hưởng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TCTD. Cần tiếp
tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện công khai,
dân chủ và có sự tham gia giám sát của hệ thống chính trị cơ sở; chủ động tập
trung làm tốt khâu tuyên truyền để người dân hiểu, tiếp cận được với các
chương trình tín dụng và quan trọng hơn để nâng cao ý thức, trách nhiệm hoàn
trả vốn vay khi đến hạn trả nợ, góp phần giảm nợ xấu.
Thứ năm, thường xuyên theo dõi và chỉ đạo các TCTD rà soát, đánh giá,
cơ cấu lại nợ đối với các khoản nợ quá hạn nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó
khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh; đồng thời, nghiêm túc thực hiện các quy định

9


về lãi suất đối với cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thống đốc
NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ.
3.3. Đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa trong triển khai chính sách
khuyến khích hỗ trợ, tuyên truyền quảng cáo để tạo thương hiệu quốc gia cho
các sản phẩm nhằm hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm ngay chính ở thị
trường trong nước.
Thứ hai, thường xuyên, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách và
tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng, Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ,
nhằm chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời, hàng năm ưu tiên cân đối
nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của địa
phương.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Cải
tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay nhưng đảm
bảo điều kiện cho vay. Đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân
hàng, các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng
để đáp ứng được nhu cầu cấp bách của người dân.
Thứ tư, tiếp tục tạo điều kiện

mở rộng mạng lưới hoạt động của các

TCTD ở những địa bàn có mạng lưới hoạt động ngân hàng chưa tương xứng với
nhu cầu tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng của người dân để tăng khả năng
tiếp cận vốn tín dụng của người dân.
Trong thời gian tới, tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước
chung tay xây dựng NTM”, hệ thống Ngân hàng Quảng Nam sẽ làm tốt hơn
nữa trong việc phối hợp với các Sở, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các
tổ chức đoàn thể trong việc thông tin tuyên truyền, thực hiện các cơ chế, chính
10


sách của ngành, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM. Đồng
thời, đẩy mạnh công tác huy động vốn, ưu tiên nguồn vốn cho vay phát triển
nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM lồng ghép với các cơ chế, chính sách
hỗ trợ của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng đời
sống của người dân và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn

tỉnh./.

11



×