Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.95 KB, 44 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về ngân hàng ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiền thân là cục Quản lý Ngoại hối
thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập ngày 10 tháng 04 năm
1963. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tên giao dịch quốc tế
vietcombank (Bank for Foreign Trade of Vietnam - VCB) được thành lập với
mục đích chủ yếu là phục vụ các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Từ năm 1988 trở về trước Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng duy
nhất thực hiện chức năng của một trung tâm thanh toán quốc tế, phục vụ quan
hệ đối ngoại thông qua các nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán quốc tế và thực hiện
những khoản vay nợ, tiếp nhận viện trợ của các nước, các tổ chức tài chính
quốc tế.
Ngày 21/9/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kí quyết định số
286QĐ-NH5 thành lập tại Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình Tổng Công ty
90 (theo QĐ90 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/3/1994).
Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển một mạng lưới chi nhánh trong
nước rộng lớn và có một số chi nhánh ở nước ngoài. Bên cạnh đó, VCB đã mở
rộng thị trường của mình thông qua liên doanh với một số Ngân hàng, tập
đoàn Tài chính lớn trên thế giới, hoặc có các cổ phần tại các ngân hàng thương
mại cổ phần.
VCB có quan hệ mạng lưới đại lý lâu đời, rộng lớn và đa dạng. Đến năm
2000, ngân hàng đã có quan hệ đại lý hơn 1000 Ngân hàng tại 85 quốc gia trên
thế giới, trong đó VCB có hàng trăm tài khoản mở tại các ngân hàng nước
ngoài bằng nhiều loại ngoại tệ chuyển đổi khác nhau như USD, Yên Nhật, Bảng
Anh... có quan hệ trao đổi tiền mặt với 3 Ngân hàng, 4 tổ chức thẻ tín dụng
hàng đầu thế giới.
Với hệ thống máy rút tiền tự động (ATM - Automated Teller Machine), hệ
thống thanh toán qua mạng máy tính toàn cầu SWIFT và với chủ trương
không ngừng đổi mới và phát triển, VCB được biết đến như một Ngân hàng


lớn, hiện đại và có uy tín trên thị trường tài trợ cho hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối trong số các Ngân hàng Thương mại quốc
doanh ở Việt Nam.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam
Các hoạt động cụ thể của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tóm
tắt như sau:
• Nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương đến cuối năm 2001 đạt
77.594 tỷ đồng (quy ra VND), tăng 16,5% so với cuối năm 2000 - thấp xa so với
mức tăng 45,3% của năm 2000 và chỉ đạt 97,9% kế hoạch đề ra.
Bảng 2.1. Tỷ trọng vốn nội tệ và vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn
năm 2001
Đơn vị: Tỷ VND, triệu USD
VND Ngoại tệ (USD) Quy VND
12/2000 17.389 3.395 66.618
Tỷ trọng 26,1% 73,9% 100%
12/2001 20.716 3.771 77.594
Tỷ trọng 26,7% 73,3% 100%
• Cơ cấu nguồn vốn
Vốn điều lệ và các quỹ đến cuối năm 2001 đạt 1.906 tỷ quy đồng, tăng
3,6% so với cuối năm 2000, chiếm 2,5% tổng tài sản.
Đến cuối 12/2001 nguồn vốn huy động của VCB đạt 71.110 tỷ quy VND,
hiếm 1,6% trong tổng nguồn vốn, tăng 18,1% so với cuối năm 2000.
Nguồn vốn huy động trực tiếp từ nền kinh tế (thị trường 1) đến cuối năm
2001 đạt 58.576 tỷ quy VND, chiếm tỷ trọng 82,4% vốn huy động từ hai thị
trường. Nguồn vốn này trong năm tăng 20,3% - thấp hơn so với tốc độ tăng
trưởng chung của toàn ngành ngân hàng (24%). Vốn huy động từ các tổ chức
kinh tế đạt 33.499 tỷ quy VND, chiếm 57,2% vốn huy động từ thị trường 1 và
tăng 21,1%. Vốn huy động từ dân cư đến cuối năm 2001 đạt 25.078 tỷ quy

VND, tăng 19,1%.
Nguồn vốn huy động từ NHNN, NSNN và các tổ chức tín dụng (thị trường
2) là 12.533 tỷ quy VND, tăng 8,9% so với năm 2000, nguồn vốn này chiếm
17,6% vốn huy động từ hai thị trường.
Một nét nổi bật là tỷ trọng tiền gửi có kì hạn tổng tiền gửi (của khách
hàng và của NHNN, TCTD, KBNN) đã tăng lên (1998: 46,35%; 1999: 44,17%;
2000: 52,85%). Điều này có tác dụng tốt đến việc chủ động trong dự trữ tiền tệ,
tránh được những rủi ro về thanh khoản của ngân hàng.
• Sử dụng nguồn vốn
Về cơ cấu sử dụng vốn: Đến hết tháng 12/2001, tổng sử dụng vốn đạt
77.594 tỷ quy ra VND, tăng 16,5% so với năm 2000, cụ thể.
- Sử dụng vốn trên thị trường 1 (các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư...) đạt
16.475 tỷ, tăng 5,4% và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sử dụng vốn (21,2%).
Dư nợ tiền đồng đạt 10.589 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64.2% sử dụng vốn trên thị
trường 1, tăng 15,3%, trong khi đó dư nợ ngoại tệ giảm 12,3%.
- Sử dụng vốn trên thị trường 2 chiếm tỷ trọng 70,4% trong tổng sử dụng
vốn - tăng so với mức 65,2% vào cuối năm ngoái, đạt 54.592 tỷ.
- Sử dụng vốn khác đạt 2.347 tỷ, giảm 3,2% so với năm ngoài (2000).
Tại thời điểm tháng 12/2001 tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt
16.475 tỷ VND, so với năm 2000 tổng dư nợ đạt 15.634 tỷ, tăng 841 tỷ VND. Tỷ
lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng liên tục giảm trong ba
năm 1998, 1999, 2000. 1998: 26,3%; 1999: 21,73%; 2000: 17,61%) và đã có
dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2001 (tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đạt 19%).
Có thể nhận thấy những thay đổi mà Ngân hàng đạt được thông qua kết
quả mà Ngân hàng thu được.
- Thu nhập ròng từ lãi: năm 2000 đạt 712,867 tỷ VND, tăng 129,694 tỷ
VND hay 22,24% so với năm 1999. Tốc độ tăng của thu nhập ròng từ lãi cao
hơn một chút so với tốc độ tăng của thu lãi (18,41%) và trả lãi (16,61%. Tỷ
trọng của thu lãi trên tổng thu nhập giảm nhẹ từ 90,33% năm 1999 xuống còn
89,09% năm 2000, còn tỷ trọng trả lãi trên tổng chi phí giảm tương ứng từ

67,8% xuống còn 65,48%.
- Thu nhập phi lãi suất trong năm 2000 là 264,986 tỷ VND, tăng 69,363 tỷ
hay 35,46% so với năm 1999. Tỷ trọng của thu nhập phi lãi suất trên tổng thu
nhập tăng 1,24% so với năm 1999, đạt 10,91%. Đây là một dấu hiệu đáng
khích lệ cho cơ cấu thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương.
• Hoạt động đối ngoại
- Ngân hàng tiếp tục mở rộng giao dịch với cộng đồng tài chính quốc tế
bằng việc thiết lập thêm quan hệ đại lý với trên 30 ngân hàng thương mại các
nước: Nga, Ba Lan, Singapore, Trung Quốc... kí kết văn bản ghi nhớ về quan hệ
hợp tác giữa VCB với các đối tác nước ngoài, kí các thỏa ước thực hiện các
khoản vay Chính phủ.
• Hoạt động bảo lãnh
- Hạ bảo lãnh nước ngoài
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VCB năm 2001
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Số dư bảo lãnh Quá hạn
31/12/200
0
12/2001
(ước)
12/2000 12/2001
(ước)
Tổng số
- Trả chậm
45,3
24,4
37,5
18,5
19,5
15,1

15,5
13,5
- Thư bảo lãnh 20,9 19,0 2,4 2,0
Nguồn: Báo cáo hoạt động KD năm 2001, VCB
Trong năm 2001, NHNT tiếp tục thực hiện phương châm: một mặt thận
trọng việc nhận mở L/C hay phát hành thư bảo lãnh, mặt khác tích cực giải
quyết nợ bảo lãnh quá hạn.
- Hoạt động bảo lãnh trong nước: số dư bảo lãnh trong nước ước đến
31/12/2000 đạt khoảng 500 tỷ VND, hình thức bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh
thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng ngắn hạn. Các khoản bảo lãnh mới
không phát sinh nợ quá hạn, phần lớn khách hàng được ngân hàng bảo lãnh là
khách hàng truyền thống, có uy tín, có dư nợ tín dụng cao và ổn định, và hầu
hết là các DNNN.
• Các doanh nghiệp thanh toán quốc tế
- Tiếp tục phát huy thế mạnh của một ngân hàng có truyền thống trong
hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu, doanh số
thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2001 ước đạt 9.328 triệu USD,
tăng 157 triệu USD (tăng 1,7%), so với năm 2000, và chiếm 30,2% thị phần
thanh toán xuất nhập khẩu cả nước.
- Thanh toán qua mạng Swift: Trung tâm thanh toán của NHNT bảo quản
và sử dụng hơn 1400 khóa SWIFT với các ngân hàng đại lý trên thế giới. Nhìn
chung, khối lượng giao dịch năm 2001 tăng so với năm 2000 và có chất lượng
thanh toán tốt. Những nhân tố quan trọng để khách hàng tín nhiệm và thực
hiện các giao dịch và chuyển tiền qua VCB là độ an toàn cao, tính chính xác và
mức phí hấp dẫn.
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
Nhìn chung hoạt động thẻ năm 2001 có những thành quả đáng khích lệ.
Số lượng thẻ phát hành năm 2001 là 3057 thẻ, tăng 130% so với năm 2000 và
qua đó đã đưa tổng số thẻ đã phát hành của NHNT lên tới 9000 thẻ. Doanh số
thanh toán thẻ đạt 86,5 triệu USD, tăng 21% thông qua đó có thể thấy được

chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ mà NHNT đem lại cho khách hàng đã được
cải thiện.
• Kinh doanh ngoại tệ
- Kinh doanh ngoại tệ trong nước
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động KD ngoại tệ của VCB năm 2001
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch
(%)
Tổng doanh số mua bán
Doanh số mua
NHNN
TCTD
Doanh số bán
NHNN&TCTD
Doanh nghiệp và cá nhân
7405
3684
1115
2569
3721
174
3547
7775
3885
1364
2521
3890
-60
3830
5%

5,5%
22,3%
-1,9%
4,7%
-65,5%
8,1%
Nguồn: báo cáo hoạt động KD năm 2001, VCB
- Kinh doanh ngoại tệ nước ngoài: Doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT
năm 2001 đạt 3.791 triệu USD, giảm 58,6% so với năm 2000. Do những biến
động phức tạp trên thị trường ngoại tệ quốc tế trong năm nên NHNT chuyển
hướng kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro theo hướng giảm đầu tư kiếm lời để
tập trung vào hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng.
Bảng 2.4. Doanh số mua bán ngoại tệ nước ngoài của VCB năm 2001.
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 +/- %
Doanh số mua
Doanh số bán
4573
4575
1895
1896
-58,6%.
-58,6%
tổng 9148 3791 -58,6%
Nguồn: báo cáo hoạt động KD năm 2001, VCB
2.2.1 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư
2.2.1.1. Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định
Khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào thì điều quan trọng là phải xác
định được cơ sở để tiến hành hoạt động đó là gì? Đối với hoạt động thẩm định
của ngân hàng cũng vậy, khi thẩm định cán bộ thẩm định thường phân tích

dựa trên những căn cứ từ hồ sơ xin vay mà chủ dự án gửi lên ngân hàng, hồ sơ
xin vay bao gồm:
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- Các báo cáo tài chính.
- Các tài liệu khác có liên quan.
Dựa vào thông tin từ nguồn trên cộng với những thông tin mà ngân hàng
khai thác được, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra toàn bộ các thông tin mà
chủ đầu tư cung cấp (bao gồm các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, tình hình tài chính, thông tin về dự án, các yếu tố đảm bảo tiền
vay) có hợp lý và đáng tin dậy hay không?
2.2.1.2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VCB
Dự án được chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng thông qua phòng Đầu tư Dự
án. Theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy
chế cho vay đối với khách hàng, việc tiếp nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho
vay, và thanh lý hợp đồng tín dụng được chia làm hai khâu.
- Kiểm tra, thẩm định, theo dõi và hồi vốn.
- Xét duyệt và ra quyết định cho vay.
Ngân hàng Ngoại thương quy định quy trình xét duyệt cho vay theo
nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân,
trách nhiệm các bên liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay.
cụ thể, bộ phận trực tiếp cho vay sẽ kiểm tra toàn bộ những tài liệu mà khách
hàng gửi đến, thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án (chủ yếu xét về hiệu
quả kinh tế), khả năng trả nợ của khách hàng, mức độ đảm bảo tiền vay và các
yếu tố khác có liên quan. Từ đó đề xuất ý kiến của mình về quyết định tài trợ,
sau khi được phê duyệt, ra quyết định bởi cấp có thẩm quyền, nếu đủ điều kiện
tài trợ thì tiến hành giải ngân, theo dõi quá trình hoạt động của khách hàng và
công việc cuối cùng là thu nợ.
Chức năng ra quyết định tài trợ lại được tách riêng ra khỏi bộ phận thẩm
định, việc thông qua quyết định đó thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc hoặc
Giám đốc ra quyết định tài trợ - cấp quyết định tài trợ. Trong các trường hợp

cần thiết hoặc pháp luật có quy định, cấp quyết định có thể thuê cơ quan tư
vấn liên quan hoặc có thể chỉ định một hoặc một số cán bộ có kinh nghiệm
(được gọi là bộ phận tái thẩm định) để tiến hành thẩm định lại dự án, hoặc
thông qua Hội đồng Tín dụng trước khi quyết định cho vay.
Trong các khâu kiểm tra, thẩm định, theo dõi và thu hồi nợ, khâu thẩm
định là khâu quan trọng có tính quyết định với chất lượng của khoản cho vay
của ngân hàng.
Việc thẩm định, xét duyệt cho vay được dựa trên mức phán quyết và hạn
mức tín dụng của các Chi nhánh và Sở giao dịch theo quy định thống nhất từ
trước. Hiện nay mức phán quyết và hạn mức tín dụng được quy định cụ thể
như sau:
Bảng 2.5. Mức phán quyết và hạn mức tín dụng của các chi nhánh VCB
Đơn vị: Tỷ VND
Mức phán quyết Hạn mức 1 lần cho vay trung và
dài hạn
Sở giao dịch 160 35
VCB HCM 160 35
VCB HN 70 25
Các chi nhánh
khác
50 25
(Nguồn: Tập huấn hướng dẫn tín dụng VCB)
Đối với các dự án với số vốn đầu tư vượt mức phán quyết và hạn mức tín
dụng của chi nhánh, chi nhanh đó phải gửi dự án lên trung ương để tái thẩm
định.
Một dự án bất kì có thể gửi đến chi nhánh hoặc gửi trực tiếp lên phòng
Đầu tư Dự án tại trung ương để thẩm định. Khi nhận được dự án, cán bộ thẩm
định tiến hành các công việc.
Điều tra thực tế: Cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng xin vay để yêu
cầu thêm thông tin cần thiết chưa được trình bày một cách đầy đủ trong hồ sơ

xin vay. Thông tin đó có thể là thông tin thêm về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, điều hành quản lý, các mối quan hệ về cung cấp và các đối tượng
khác có quan hệ với chủ dự án hiện nay và trước đây, uy tín của chủ dự án...
thông qua đó cán bộ tín dụng sẽ có được cái nhìn tổng quát về tình hình của
chủ dự án. Ngoài việc tiếp xúc với chủ đầu tư, cán bộ thẩm định có thể có được
các thông tin cần thiết thông qua các nguồn khác như từ phòng thông tin tín
dụng, từ các báo, tạp chí chuyên ngành, hay từ các nguồn thông tin khác.
Kiểm tra tính hợp lệ của các hồ sơ về khách hàng, dự án vay vốn và các
biện pháp đảm bảo tiền vay.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành
phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận của mình về dự án thông qua Báo cáo
thẩm định. Trong bảo Báo cáo thẩm định đó cán bộ thẩm định dự án ghi rõ kết
luận kiến nghị có tài trợ hay không, tiếp theo Báo cáo thẩm định được trưởng
hay phó phòng Đầu tư Dự án thông qua, nếu dự án được chấp nhận tài trợ thì
nó sẽ được trình lên giám đốc chi nhánh hay Tổng giám đốc phê duyệt.
Những dự án vượt quá mức phán quyết của chi nhánh, sau khi dự án
được chi nhánh thẩm định sẽ được gửi lên Phòng đầu tư Dự án của trung
ương để tái thẩm định. Quyết định có tài trợ hay không được thông qua bởi
Hội đồng tín dụng.
Đối với một dự án cho vay trung và dài hạn, các Chi nhánh phải quyết
định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay trong thời gian không quá
45 ngày làm việc kể từ thời điểm Chi nhánh nhận đủ hồ sơ vây vốn hợp lệ và
thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Chi nhánh.
2.2.1.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VCB
Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên, Ngân hàng Ngoại thương tiến
hành thẩm định những nội dung.
- Thẩm định về tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay
- Thẩm định về mặt kĩ thuật của dự án
- Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
♦ Xác định công suất của thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay ngân

hàng: công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất khả dụng.
♦ Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.
♦ Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả
nợ.
- Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay.
Ngân hàng quy định, để đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp lớn
hơn số tiền xin vay ít nhất 30% (tùy theo tính chất và độ rủi ro của dự án, tỷ lệ
giá trị tài sản thế chấp có thể phải cao hơn mức quy định chung, có thể yêu cầu
50% để đảm bảo khi phát mại có thể thu hồi đủ cả vốn và lãi vay), người đi
vay phải cam kết dùng toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ
văn văn, nhà xưởng, kho tàng, công trình xây dựng, thiết bị máy móc, giá trị
thuê đất của dự án,... để thế chấp. Trong trường hợp toàn bộ giá trị công trình
đầu tư mới vẫn không đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn vay, người đi vay phải
có tài sản khác kèm theo để thế chấp cho ngân hàng. Trong mọi trường hợp,
tổng giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn tổng tiền vay.
- Thẩm định tài chính dự án
Đây là một nội dung được đặc biệt chú trọng trong công tác thẩm định dự
án, bởi vì vai trò quan trọng của nó đối với sự thành công trong việc xác định
được tính hiệu quả của dự án. Khi thẩm định tài chính dự án, ngân hàng thẩm
định các yếu tố sau:
* Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư bao gồm:
+ Vốn cho xây lắp (bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất,...)
+ Vốn cho thiết bị: bao gồm thiết bị nhập khẩu bằng ngoại tệ, thiết bị mua
trong nước, tận dụng thiết bị hiện có,... trường hợp thiết bị nhập khẩu theo
phương thức trả chậm thì cần ghi rõ giá trị và lãi suất hoa hồng trả chậm.
+ Vốn lưu động cho dự án
 Nguồn vốn đầu tư
Các nguồn có thể tài trợ cho dự án có thể là
+ Vốn tự có của chủ dự án

Đối với các dự án mới NHNT chỉ xem xét cho vay đối với các dự án có mức
vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư. Đối với trường hợp cho vay
theo chương trình tài trợ xuất khẩu bằng vốn vay của các ngân hàng nước
ngoài thì vốn tự có phải lớn hơn 15%. Trong trường hợp cho vay đầu tư cải
tiến kĩ thuật mở rộng sản xuất, ngân hàng tài trợ khi số vốn vay không vượt
quá tổng giá trị tài sản hiện có của đầu tư, cộng với dự án mở rộng đó có hiệu
quả cao, khả năng trả nợ là chắc chắn. Đối với các dự án mà tỷ lệ vốn tự có của
chủ dự án không đạt mức yêu cầu thì cần phải được sự đồng ý thông qua của
Tổng Giám Đốc.
+ Nguồn vốn vay: trong phần này cần ghi rõ tổng số tiền xin vay, tỷ trọng
vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, các nguồn vốn vay bao gồm:
* Vốn vay của NHNT: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.
* Vốn vay các ngân hàng khác: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.
* Vốn vay nước ngoài: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.
+ Các nguồn vốn khác (nếu có): ghi rõ số tiền, tỷ trọng trong tổng dự án
vốn đầu tư gồm: vốn ngân sách cấp (đối tượng đầu tư), vốn góp liên doanh,
phát hành trái khoán, bán cổ phần, vay cán bộ công nhân viên...
Đồng thời, ngân hàng cũng thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay và
phương thức cho vay dự kiến. Ngoài ra khi thẩm định về phần nguồn vốn, ngân
hàng cũng chú ý tới việc xác định tiến độ bỏ vốn của các nguồn vốn đó.
 Thẩm định khả năng trả nợ
Tổng thu - Tổng chi = Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập - Lợi nhuận sau thuế
Phần lợi nhuận dùng để trả lãi ngân hàng: tùy theo tính chất của từng
doanh nghiệp, đối với Doanh nghiệp nhà nước thì lợi nhuận dùng để trả lợi có
thể là phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen
thưởng và phúc lợi theo quy định của nhà nước, hoặc quyết định của Hội đồng
Quản trị.
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ =
Nguồn dùng để trả nợ

vay
x 100%
Tổng lợi nhuận sau thuế
Nguồn trả nợ vay = Số khấu hao cơ bản + Phần lợi nhuận sau thuế dùng
để trả nợ + Các nguồn khác như thu nhập được để lại, lợi nhuận kinh doanh
phụ khác...
Từ các thông tin đã xác định ở trên có thể xác định được chỉ tiêu thời gian
thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp tĩnh.
Thời gian thu hồi vốn vay t với
Σ Nguồn trả nợ vay
= 1
Tổng số vốn đầu tư của dự
án
Thời gian thu hồi vốn đầu tư t
với
Σ Lợi nhuận sau thuế + KHCB + Các nguồn
khác
=1
Tổng số vốn đầu tư của dự án
Từ các thông tin thu thập được có thể lập được bảng tổng hợp sau
Bảng 2.6. Bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án
Năm thứ Đơn vị
tính
1 2 3 4 5
I. Công suất thiết bị
II. Doanh thu
1. Sản lượng
2. Đơn giá bình quân
III. Chi phí sản xuất
1. Tổng định phí

2. Tổng biến phí
IV. Các khoản nộp ngân
sách
1. VAT
2. Thuế TNDN
V. Nguồn trả nợ ngân hàng
1. Từ KHCB
2. Từ lợi nhuận sau thuế
3. Từ nguồn khác
VI. Nợ trung và dài hạn trả
ngân hàng
1. Nợ gốc
2. LãI
VII. Thừa/ Thiếu (V – VI)
VIII. Nguồn vốn khác bù
đắp thiếu hụt và trả nợ vay.
Nguồn: Mẫu báo cáo thẩm định VCB
Từ bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án trên
đây, có thể biết được thời gian vay vốn, dự án có thể trả nợ đúng hạn được hay
không, bao lâu thì thu hồi được vốn cho vay, kì hạn nào trả được nợ, kì hạn nào
còn thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào?
 Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu
diễn chi phí. Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, dự án không
có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất
sao cho đạt trên mức điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn càng đạt thấp thì dự án có
hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Các dự án đầu tư có điểm hòa vốn đạt dưới
60% là chấp nhận được.
 Xác định giá trị hiện tại thuần - NPV
Khi chỉ tiêu NPV = 0 thì thu nhập ròng của dự án vừa đủ bù đắp chi phí

đầu tư, khi NPV < 0 thì dự án bị thua lỗ, vì vậy chỉ có thể chấp nhận tài trợ cho
dự án có NPV > 0, NPV càng lớn càng tốt. Khi so sánh hai hay nhiều dự án độc
lập nhau ta chọn dự án nào có NPV lớn nhất.
Đối với các dự án đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, lãi suất
chiết khấu được sử dụng là lãi suất vay trung và dài hạn của ngân hàng.
Trường hợp dự án được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau, lãi suất chiết khấu
là lãi suất bình quân gia quyền.
Vì thời hạn cho vay dự án của các ngân hàng là có hạn và thường ngắn
hơn rất nhiều so với tuổi đời của dự án hoặc giấy phép đầu tư, do vậy, để đảm
bảo an toàn khả năng trả nợ đúng hạn của dự án, tính thêm NPV với thời gian
t bằng thời gian vay vốn của ngân hàng. Trường hợp NPV âm thì dự án không
có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ đầu tư cần phải giải trình các nguồn
bù đắp khác để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
 Xác định tỷ suất nội hoàn - IRR
Để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư ta có thể kết hợp tính hệ số IRR.
Hệ số IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản
thu của dự án bằng đúng giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư. Việc tính
giá trị IRR cho phép đánh giá hiệu quả của dự án nói chung. Nếu IRR bằng lãi
suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên gửi tiết kiệm với độ an toàn cao hơn. Nếu IRR
bằng lãi suất cho vay thì việc đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay thì lợi nhuận
của dự án chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Do vậy, IRR phải lớn hơn lãi suất
cho vay thì việc đầu tư mới có ý nghĩa về mặt kinh tế. Ngoài ra, việc tính IRR
còn cho phép ta so sánh các phương án đầu tư khác nhau và giữa các chủ đầu
tư khác nhau.
 Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án
Phân tích các trường hợp có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết
thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất... Để kiểm tra tính hiệu
quả, khả thi, độ ổn định, và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể xem xét các
trường hợp.
- Trường hợp sản lượng giảm 5%, 10% hoặc 15%... (mức giảm nhiều hay

ít tùy thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu
thụ...) ngân hàng tính lại tổng doanh thu và tính lại các chi phí biến đổi để kiểm
tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính NPV, IRR của dự án khi có
trường hợp rủi ro xảy ra.
- Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%... do giá nguyên vật liệu, tiền công
tăng nhưng sản lượng, doanh số tiêu thụ được giữ nguyên không thay đổi,
kiểm tra tình hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tính lại NPV, IRR.
Dự đoán các thay đổi về các chính sách kinh tế của nước ngoài, các chính
sách về thuế, về khuyến khích phát triển sản xuất, việc hình thành các khu công
nghiệp, xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề và thị trường...
có ảnh hưởng tích cực hay bất lợi đến dự án đầu tư.
Tóm lại, trên cơ sở các thông tin của chủ dự án gửi lên ngân hàng, cán bộ
thẩm định kiểm tra tính hợp lí chính xác của các số liệu được cung cấp, từ đó
xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Dựa trên
những chỉ tiêu đó cán bộ thẩm định nêu rõ ý kiến của mình về quyết định tài
trợ cho dự án, nếu tài trợ thì tài trợ với mức vốn như thế nào, trong thời gian
bao lâu, mức lãi suất cho vay?
2.2.2. Thẩm định tài chính dự án “Đầu tư mới dây chuyền sản xuất
tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm tại công ty Tam Hiệp.”
Công ty Tam Hiệp là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập được
thành lập từ năm 1964 bởi Bộ Nghề nghiệp và Phát triển nông thôn, sau
chuyển sang hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty CK Lâm Nghiệp. Trong quá
trình chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã chuyển sang
hoạt động theo hình thức cổ phần hóa từ tháng 5/2001 với các chức năng chủ
yếu là sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí, cán kéo thép, kinh doanh xuất
nhập khẩu các sản phẩm phục vụ sản xuất cơ khí, nông lâm sản và một số hoạt
động dịch vụ khác. Mặc dù chức năng kinh doanh đa dạng song lĩnh vực hoạt
động chủ yếu của Công ty là cán kéo thép, kinh doanh xăng dầu và gần đây mới
hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị, gỗ và xây dựng công
trình dân dụng.

Trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng trước và sau cổ phần, Công ty
luôn vay trả đầy đủ, đúng hạn tạo được uy tín với Ngân hàng.
Dự án xin vay vốn: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn
và tấm.
+ Tổng vốn đầu tư cho dự án: 5.280.000.000 đồng.
Trong đó: - Mua sắm thiết bị: 4.400.000.000 đồng.
- Xây lắp: 840.000.000 đồng.
- Chi phí khác: 40.000.000 đồng.
+ Nguồn vốn:
- Vốn vay: 4.400.000.000 đồng.
- Vốn tự bổ sung: 880.000.000 đồng.
+ Quy mô đầu tư: Dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm cuộn và tấm, dày
0.15 - 2mm, rộng 700 - 1219 mm, công suất 1200 - 1750 tấn/ tháng. Công suất
thiết kế bình quân 16.255 tấn/ năm.
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính
của công ty:
Bảng 4: Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1
999
2
000
9
/200
1
2000/
1999
9.2001
/2000

+
/-
%
+
/-
%
I. Nguồn
vốn CSH
1.
403
5
92
3
78
1. Vốn kinh
doanh
2.
221
1.
041
3
48
-
1.18
0
-
53
-
693
-

66,5
1.1 Vốn cố
định
2.
221
1.
041
3
48
Ngân sách
cấp
2.
221
6
66
0
Tự bổ sung 0 3
57
3
48
1.2. Vốn lưu
động
0 0 0
Ngân sách
cấp
Tự huy động
2. Các quỹ 0 0 3
0
Quỹ đầu tư
phát triển

Quỹ khen
thưởng PL
II. Tài sản
cố định
1.
973
1.
416
1.
260
-
557
-
28
-
156
-
11
1. Nguyên
giá
3.
435
2.
967
2.
979
-
468
-
14

1
2

×