Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tài liệu hướng dẫn ôn thi tuyển dụng BIDV năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.34 KB, 24 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP

THI TUYỂN VÀO BIDV

THÁNG 05 NĂM 2020
1


PHẦN I: QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
Trải qua 3 vòng:
- V1: Sơ loại hồ sơ
- V2: Thi tuyển Nghiệp vụ (Tùy thuộc từng vị trí) & Tiếng Anh (tiếng Anh trình độ
C hoặc tương đương)
- V3: Phỏng vấn
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT ĐƯỢC MIỄN THI VÒNG 2:
1. Sinh viên tốt nghiệp đại học loại Xuất sắc, hệ chính quy, tập trung, dài hạn
(không bao gồm trường hợp tốt nghiệp đại học văn bằng 2, liên thông lên Đại học)
tại các trường đại học sau:
- ĐH Kinh tế quốc dân
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Đại học Ngân hàng TP HCM
- ĐH Kinh tế TP HCM
- ĐH Kinh tế - Đại học quốc gia HN
- Đại học Ngoại thương
(Không áp dụng đối với vị trí Công nghệ thông tin).
2. Sinh viên đạt giải trong các kỳ thi cấp quốc gia, quốc tế về chuyên ngành học tập,
nghiên cứu phù hợp với yêu cầu công việc tại vị trí dự tuyển.
(Các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng khác đáp ứng đầy đủ theo quy định chung).
Trường hợp là sinh viên năm cuối đang chờ lấy bằng, thí sinh bắt buộc phải có giấy
chứng nhận tốt nghiệp đại học loại xuất sắc.


------------------------------------------------------------------------------------------------------------VÒNG 1: CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Nguyên tắc: Tuân thủ Quy định tuyển dụng (Folder đính kèm)
2. Số lượng ứng viên lọt vào V2: Tối thiểu 10 lần chỉ tiêu tuyển dụng đối với từng
2


vị trí
(?) Q1: Có được Nợ hồ sơ hay không?
=> A1: Các Chi nhánh chưa đủ số lượng ứng viên vào test V2 có thể linh hoạt chấp
nhận trong các trường hợp thiếu hồ sơ (Dẫn chứng năm 2016). Tuy nhiên, số lượng
này rất ít.
=> Chốt lại: Không đủ thì 99% hồ sơ bị LOẠI
(?) Q2: Cơ hội nào cho Sinh viên/Đã tốt nghiệp trường ĐH Dân lập hoặc Công
lập ngoài Top4?
Đọc thật kỹ các Nội dung Chuẩn bị Vòng 1 tại bài viết: HOT - HƯỚNG DẪN
CHI TIẾT CÁCH NỘP HỒ SƠ VÀO BIDV NĂM 2017
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------VÒNG 2: THI NGHIỆP VỤ
I. CẤU TRÚC ĐỀ THI
1. Về cấu trúc đề thi: Đề thi của BIDV bao gồm 2 phần Nghiệp vụ và Anh văn,
trắc nghiệm toàn bộ.
- Nghiệp vụ: 65-70 câu/120p:
- Anh văn: 60 câu/60p gồm ngữ âm, trọng âm, từ vựng, ngữ pháp, tìm lỗi sai, điền
từ, đọc hiểu.
2. Các vị trí CV Quản lý KH, CV Quản lý rủi ro, CV Quản trị tín dụng, CV Kế
hoạch tổng hợp sẽ thi chung 1 đề. Đề tài chính tín dụng. Cấu trúc cụ thể đề
nghiệp vụ gồm:
- Phần 1: IQ: 10 câu
- Phần 2: Hiểu biết về BIDV, kiến thức xã hội: 5 - 10 câu => Từ đợt 2/2016 – 2017
không xuất hiện phần câu hỏi này
- Phần 3: Vi mô, vĩ mô: 10 câu

3


- Phần 4: Chuyên ngành (TCDN, tín dụng, Luật…): 30 câu
- Phần 5: Bài tập lớn: 3 bài, mỗi bài 5 câu, tổng điểm: 50, điểm 3 bài lần lượt là 15,
15, 20 điểm. Xoay quanh: tính các chỉ số tài chính, hạn mức tín dụng, chiết khấu
giấy tờ có giá, thẩm định dự án,…
3. Các vị trí Giao dịch viên, Chuyên viên Tài chính Kế toán thi chung một
đề. Đề kế toán, thanh toán trong nước. Cấu trúc đề thi nghiệp vụ gồm:
- Phần 1: IQ: 10 câu
- Phần 2: kiến thức xã hội và hiểu biết về BIDV => Từ đợt 2/2016 – 2017 không
xuất hiện phần câu hỏi này
- Phần 3: Trắc nghiệm kiến thức chung vi mô vĩ mô
- Phần 4: Lý thuyết nghiệp vụ
- Phần 5: Trắc nghiệm bài tập định khoản
Chú ý: Đề Nhân viên cấu trúc tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG PHẦN
A. PHẦN CHUNG
1. IQ: có 10 câu trong đề thuộc các dạng:
+ IQ về số
+ IQ chữ cái
+ IQ hình ảnh
+ IQ tính toán
2. Hiểu biết chung về BIDV: 10 câu tin tức về tình hình hoạt động, sản phẩm của
BIDV, tin kinh tế xã hội nổi bật.
(Ví dụ:
- Ngày 7/3/2016 BIDV có sự kiện đổi mới gì về truyền thông?
- Ngày 4/3/2016 có sự kiện gì liên quan đến BIDV?
A. Chi nhánh BIDV tại Myanmar chính thức đi vào hoạt động
B. Được thành lập văn phòng đại diện tại Myanmar

C. Được Hội đồng cấp phép thành lập CN ngân hàng nước ngoài của Myanmar cấp
4


phép
D. Không có đáp án nào đúng
- Dịch vụ Internet Banking của BIDV cho phép làm gì?
- Gói vay 30000 tỉ tại sao cần phải điều chỉnh lại hợp đồng tín dụng?)
3. Hiểu biết xã hội (Nếu có)
Ví dụ: Đợt 2/2014
a. Thế vận hội mùa hè 2012 tổ chức ở đâu?
b. Bài hát trong phim hoạt hình vua sư tử do ai sáng tác?
c. Asiad 2014 tổ chức ở đâu?
d. Thế vận hội Oympic mùa đông 2012 tổ chức ở đâu
e. Ai là người chèn lưng cứu pháo trong Điện Biên Phủ?
f. Nhân vật nào không có trong truyện Kiều (có đáp án Thúy Cải, Vân Kiều, Vân
Thúy,…)
g. Ca sỹ của ca khúc: Can You Feel The Love Tonight
h. Quê hương của Romeo và Juliet
i. Văn học cổ Việt Nam được chia làm mấy loại?
4. Vi mô, vĩ mô, lý thuyết tài chính, tài chính tiền tệ: Cung cầu, doanh nghiệp độc
quyền, quy luật giá cả (Nội dung rất rộng)
5. Tiếng Anh
- Grammar (2đ/câu) 20c: Thì, câu điều kiện loại 2,3, câu hỏi đuôi, .....
- Rewrite sentences: Viết lại câu
- Vocabulary 1đ/câu: 15 câu
- Ngữ âm, trọng âm (2đ/câu): Tìm từ có trọng âm khác, cách phát âm khác
- Tìm lỗi sai trong câu (2đ/câu): Cho bốn từ bị gạch chân trong một câu, từ nào bị
dùng sai về ngữ pháp.
- Reading (2đ/câu): cho 3 đoạn văn lớn. Đọc xong trả lời câu hỏi. Mức độ không

khó.

5


B. PHẦN CHI TIẾT
1. MÔN THI TÍN DỤNG
- Tài chính DN & các môn liên quan: thẩm định dự án, phân tích BCTC, cổ phiếu,
trái phiếu,...: nắm vững công thức tính các chỉ số cơ bản để vận dụng được vào bài
tập tính toán. Bên cạnh đó là lý thuyết về TCDN, BCTC, cổ phiếu, trái phiếu.
- Luật: trọng tâm là luật các TCTD, quy chế cho vay, phân loại nợ & trích lập dự
phòng, đăng ký giao dịch đảm bảo, giới hạn & tỷ lệ an toàn cho vay. Ngoài ra còn
luật doanh nghiệp.
- Tín dụng ngân hàng, NHTM:
+ Bài tập tính hạn mức tín dụng, tính lãi, gốc, thời hạn cho vay, cho vay trả góp,…
+ Lý thuyết về: Quy trình tín dụng, so sánh NHTM & các trung gian tài chính khác,
bảo lãnh, các loại hình cho vay,…
2. MÔN THI KẾ TOÁN
- Luật: luật trong ngân hàng cho GDV, luật kế toán 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003,
luật doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán, các nguyên tắc trong kế toán,…
- Nghiệp vụ: hiểu biết về báo cáo tài chính, một số chỉ số tài chính cơ bản (ROA,
ROE,…), định khoản,…
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------VÒNG 3: PHỎNG VẤN
1. Điểm thi và phương án điểm trúng tuyển vào vòng PV:
Cách thức tính điểm trung bình theo trọng số và nguyên tắc lựa chọn thí sinh vào
vòng 3 - phỏng vấn:
- Điểm trọng số = Điểm nghiệp vụ x 70% + điểm tiếng Anh x 30%
- Điểm sàn chung của hệ thống:
+ Điểm trọng số: >= 30đ
+ Điểm Nghiệp vụ: >= 30đ

+ Điểm tiếng Anh: >= 30đ
6


- Nguyên tắc lựa chọn thí sinh vào vòng 3 - phỏng vấn: lựa chọn theo điểm bình
quân trọng số từ cao xuống thấp và điểm của thí sinh phải đảm bảo không thấp
hơn điểm sàn chung của hệ thống.
- Riêng đối với các vị trí CV Quản lý Khách hàng, CV Quản lý rủi ro, CV
Quản trị tín dụng, CV Kế toán tổng hợp, NV Quản lý Khách hàng, NV Quản lý
thông tin khách hàng: Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc, trong trường hợp số
thí sinh Nam vào vòng 3 chiếm tỷ lệ dưới 30% tổng số thí sinh vào vòng 3, sẽ xét
phương án ưu tiên Nam có điểm trọng số thấp hơn tối đa 10 điểm so với điểm chuẩn
trọng số chung của Chi nhánh, nguyên tắc lựa chọn theo điểm bình quân trọng số từ
cao xuống thấp và điểm của thí sinh đảm bảo không thấp hơn điểm sàn chung của
hệ thống.
- Ngược lại với vị trí Giao dịch viên: Đối tượng bị phân biệt đối xử lại là các bạn
nam.
Số ứng viên vào vòng Phỏng vấn thường gấp 4 lần chỉ tiêu.
2. Tiêu thức phỏng vấn và điểm phỏng vấn:
- Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100.
- Hình thức phỏng vấn: bốc thăm câu hỏi. Có 3 giỏ câu hỏi:
+ Kinh tế - Xã hội
+ Nghiệp vụ/Tình huống cho vị trí ứng tuyển
+ Tình huống/ Ứng xử (trong công việc, cuộc sống)
- Tiêu thức phỏng vấn (thang điểm):

Tiêu thức phỏng vấn

Ghi chú


7


Ngoại hình, tác phong

30 điểm

QUAN TRỌNG

Khả năng ứng xử, xử lý tình huống

30 điểm

QUAN TRỌNG

Hiểu biết chung về kinh tế xã hội

25 điểm

Kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành

15 điểm

Tổng

100 điểm

KHÔNG QUAN TRỌNG

[TBODY] [/TBODY]

- Điểm PV đươc tính trên cơ sở điểm trung bình cộng của các các thành viên tham
gia PV.
- Điểm PV của các thành viên HĐPV Chi nhánh đối với 1 thí sinh phải đảm bảo
nguyên tắc sau:
+ Điểm PV giữa người cao nhất và người thấp nhất chênh lệch nhau không quá 10
điểm.
+ Trường hợp Điểm PV giữa người cao nhất và người thấp nhất chênh lệch nhau
quá 10 điểm, các thành viên HĐPV Chi nhánh cần thống nhất lại điểm; trường hợp
không thống nhất được thì báo cáo về Hội đồng tuyển dụng tập trung toàn hệ thống
để xử lý.
3. Phương thức tính điểm sau vòng 2 và vòng 3 để xét tuyển dụng chính thức:
- Đối với thí sinh dự thi vòng 2:
Điểm sau 3 vòng thi = (Điểm TB theo trọng số vòng 2 + Điểm vòng 3)/2
- Đối với thí sinh được miễn thi vòng 2:
Điểm sau 3 vòng thi = Điểm vòng 3

8


Căn cứ theo nhu cầu tuyển dụng của đơn vị và kết quả sau 02 vòng thi, điểm trúng
tuyển sẽ được xét theo thứ tự từ cao xuống thấp theo từng nghiệp vụ.
PHẦN THI CHUNG
1. IQ
Giống hệt như với Vietcombank, các câu hỏi IQ của BIDV thường tập trung xoay
quanh 4 dạng:
- IQ dạng số
- IQ dạng dãy số
- IQ dạng hình ảnh
- IQ dạng tính toán
Theo kinh nghiệm của rất nhiều BIDVer, Hội đồng thi tuyển của BIDV rất thích ra

đề theo các dạng trong 02 quyển sách KINH ĐIỂN mà bất kỳ ai ôn tập phần IQ
đều phải biết, đó là quyển:
- Ultimate IQ Test Book
- Test IQ 400
Bạn nên Download 2 quyển này tại: HOT - (IQ) Tài liệu IQ chi tiết đầy đủ
Tất nhiên rồi, Đề thi chắc chắn sẽ không phải giống y hệt, nhưng CHẮC CHẮN sẽ
ở các Dạng trong 2 cuốn này. Vốn dĩ, học IQ là tập phản xạ, tập tư duy logic, bạn
làm vài bài là sẽ quen ngay thôi.
Ngoài ra, theo Kinh nghiệm của mình, Tôi thường coi việc làm IQ như 1 game,
không phải việc Ôn thi và thường làm nó vào mấy cái giờ oái oăm như buổi trưa,
trước giờ ăn cơm, trong...toilet
thường

) Cảm giác thật phê, trí não tăng xông bất

)

IQ chỉ khoảng 5-7 câu, làm quen dạng là ăn chắc.
9


2. Hiểu biết chung về BIDV
Trong đề thi năm 2015 & 2016, BIDV hỏi rất nhiều các Kiến thức Hiểu biết xung
quanh về Lịch sử & các Thông tin liên quan của Ngân hàng đã Public trên các
phương tiện truyền thông. Điều này đòi hỏi Ứng viên cần có sự thích ứng & liên tục
cập nhật.
Từ đợt 2/2016 đến các đợt tuyển riêng lẻ đầu năm 2017, BIDV không hỏi về Nội
dung này, tuy nhiên Không đồng nghĩa với việc chủ quan.
Có 2 lý do BẮT BUỘC cần phải Tìm hiểu về Hiểu biết/Lịch sử của BIDV:
(1) Phục vụ cho việc Thi Vòng 2. Đợt tuyển đầu 2017 không hỏi, không có nghĩa

rằng cuối 2017 cũng sẽ như thế. Đừng chủ quan kẻo tủ đè. Thực tế cho thấy, các câu
hỏi về Hiểu biết BIDV rất đơn giản, nếu bạn từng đọc qua 1 lần thì chắc chắn làm
được, họ đâu có hỏi xoáy đáp xoay đâu. Làm ơn đừng chủ quan. Mà chủ quan cũng
được, không nghe thì thôi, nếu bạn Tự tin hoàn toàn vào phần Thi Nghiệp vụ (Ngon
đấy).
(2) Phục vị cho việc Phỏng vấn: Các câu hỏi Hiểu biết về BIDV được hỏi trong quá
trình Phỏng vấn RẤT RẤT RẤT nhiều lần. Bạn biết vì sao không? Haha, nếu chưa
biết, các Post sau Tôi sẽ nói

Nhưng nhớ nhé, cái này là Lịch sử, Tôi không bịa

đặt.
Vì vậy, với các lý do trên, việc Tìm hiểu là điều bắt buộc trước sau đều cần
phải làm. Thông thường, các Thành viên thường đọc các bài báo từ nhiều nguồn
hoặc đọc trực tiếp từ Website của BIDV.
Điều này là quá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn 1 thông tin có tính tổng hợp đầy đủ,
đừng quên “Báo cáo thường niên năm 2016”.

10


Thường vào cuối mỗi năm tài khóa, các Ngân hàng lớn đều thực hiện 1 báo cáo gửi
đến các Cổ đông/Nhà đầu tư/Khách hàng thông cáo báo chí về Kết quả kinh doanh
& các Điểm mới trong quá trình vận hành, bao gồm cả thành tích.
Anh chị em cần đọc bảng báo cáo này để nắm được:
- Lịch sử
- Cơ cấu tổ chức, Ban lãnh đạo
- Thành tích 2016
Thêm nữa, do thời điểm thi tuyển vào cuối năm 2017, nên khó tránh khỏi các thông
tin đề cập nổi bật trong năm 2017. Vì thế, Tôi khuyến nghị các bạn tìm hiểu thật kỹ

các thông tin sau trên Website + Báo cáo thường niên, bao gồm:

STT Phần

Nội dung

Ghi chú

- Cơ cấu tổ chức
- Năm thành lập
- Giá trị cốt lõi
- Ý nghĩa Logo, màu sắc
- Tên Chủ tịch, TGĐ
1

Thông tin

- Năm thay đổi Logo

Ngân hàng - Lịch sử hình thành, tên gọi đầu tiên
- Số lượng CBNV, Điểm giao dịch trên
toàn quốc.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2016 ( Đọc
Báo cáo thường niên)
- Các Công ty thành viên

11


- Danh mục và đặc tính Sản phẩm KH

cá nhân:
+ Sản phẩm Tiết kiệm: Đặc tính cơ bản
+ Sản phẩm Thẻ & Tài khoản: Các loại
thẻ, Đặc tính thẻ, Các loại Tài khoản
+ Sản phẩm Cho vay: Đặc tính các Sản
phẩm về Mức cho vay tối đa, Thời gian
vay.
+ Sản phẩm khác: Sản phẩm Ngân hàng
điện tử (HAY HỎI); Kiều hối, Bảo
hiểm…
- Danh mục và Đặc tính Sản phẩm KH Xem hướng dẫn cách
2

Thông tin

Doanh nghiệp (Cái này vốn dĩ nó khó, đọc phía dưới nhé, cũng

Sản phẩm

khả năng vào không cao)
+ Nhóm sản phẩm Tiền gửi và Quản lý
Dịch vụ Tài khoản: Đọc cái phần Tài
khoản Doanh nghiệp, Quản lý tiền tệ ấy
nhé.
+ Nhóm Sản phẩm Tín dụng Doanh
nghiệp: Bản chất cũng khá giống với
KHCN. Có thêm phần Bảo lãnh nhé.
+ Nhóm Sản phẩm Tài trợ Thương mại
và TTQT
+ Nhóm Sản phẩm Ngoại hối và Thị

trường vốn
+ Nhóm sản phẩm khác.

3

Chính sách Vui lòng mở trang chủ Website của
ưu đãi Sản Ngân hàng, bạn thấy gì không?
phẩm

Không thấy gì hả? Lạ nhỉ?!
12

đơn giản thôi mà


Hãy nhìn mấy cái Băng-rôn đang chạy
liên tục, đó chính là Chính sách ưu đãi
Sản phẩm. Đọc cho bằng hết nhé.

Làm ơn mở cái phần Tin tức và Sự kiện,
Thông tin,
4

tin tức gần
xa

rà 1 lượt các tin nổi bật.
Thế nào là nổi bật?
- Tin còn hiệu lực
- Tin thông báo của Hội Sở & Chi nhánh

cần thi

[TBODY] [/TBODY]

3. Kinh tế Vĩ mô, Vi mô
Số lượng các câu hỏi thuộc phần Kiến thức chung dao động khoảng 5-10 câu tùy
từng đợt thi tuyển.
Có rất nhiều bạn hỏi Tôi về cách thức Ôn tập.

Xin thưa với các bạn thế này nhé, chỗ Anh em thì Tôi mới bảo đấy

)

Nếu các bạn đã Tốt nghiệp nhiều năm, đã quên sạch Kiến thức rồi. Ok, chúc mừng
bạn, giống Tôi rồi. Câu trả lời là vứt mie sách đi, đừng có học cái này, phí thời
gian.
Không ai có thể hoạch định nổi cho bạn là Vĩ mô thi vào phần này, Vi mô thi vào
phần này. Vì thực tế cho thấy, BIDV hỏi hết cả ...quyển sách, không chừa chương
nào. Thật đấy! Không tin thì thôi!
13


Vì thế, nếu Anh chị Văn phòng cắp cặp đi học Vĩ mô Vi mô để xem mấy cái Thuyết
của Ông này, mấy cái đường IS-LM là cái gì, đường cong Phillip là cái chi - ôi chao
ôi, nó thật là phiêu.
Theo cá nhân Tôi, nếu đã quên hết kiến thức => Bỏ cái này đi, chọn bừa theo Lý
thuyết biện chứng kinh điển "BCBCBC" Haha

). Dành thời gian mà tăng


Nghiệp vụ & Bài tập lớn, nó chiếm có 70-80% điểm thôi ấy mờ.
Đó, tự bạn biết lượng sức.
Tuy nhiên, nếu bạn không nghe, vẫn cứ muốn học, thì xin bạn chú ý các vấn đề sau:
(1) Câu hỏi về Vĩ mô thường xuất hiện khoảng 70%, còn lại là Vi mô => Tập trung
cho Vĩ mô
(2) Tài liệu Ôn tập Vĩ mô: HOT - (Kiến thức chung) Tổng hợp đầy đủ kiến thức VĨ
MÔ phục vụ ôn tập thi vào BIDV 2017
PHẦN THI RIÊNG
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG
1. Các văn bản pháp luật cần học
Các câu hỏi về Luật thường được hỏi rất nhiều trong các đợt tuyển dụng trước đây.
Với những người chưa có Kinh nghiệm, thường gặp phải vấn đề về sự Mơ hồ khi
phải đối mặt với rất nhiều văn bản Pháp luật, bên cạnh không rõ về tính cập nhật &
hiệu lực của từng Văn bản.
Về Luật, dựa theo Kinh nghiệm cá nhân & Chia sẻ của rất nhiều BIDVer, với các
bạn thi tuyển vị trí Quản lý Khách hàng CHẮC CHẮN sẽ được hỏi trong các Văn
bản Pháp luật sau:

14


STT Loại văn bản Văn bản

1

VB Pháp luật
chung

Ghi chú


Luật Dân sự 2015

Hỏi rất nhiều

Luật Doanh nghiệp

Hỏi rất nhiều

2015

2

VB Ngân

Luật các TCTD số

hàng

47/2010

Hỏi rất nhiều

Vốn cấp 1,2,3 là gì phải thuộc như

Basel II

cháo!

Thông tư 02/2013 về
Phân loại Nợ


Văn bản dành
3

riêng cho Tín
dụng

Thông tư 36 quy định
về Giới hạn hoạt động Nhớ giùm mấy cái hệ số CAR ạ!
của các TCTD

Thông tư 39/2016 về
15

Hỏi rất nhiều


Quy chế Cho vay

Nghị định 83 & 163 về
Giao dịch bảo đảm

Tháng 10/2017 mới ra cái NĐ
102/2017 thay thế, có khả năng BIDV
sẽ hỏi về VB Luật mới nhất này.

Thông tư 07/2015 về
Bảo lãnh Ngân hàng
[TBODY] [/TBODY]
Bạn có thể Download đầy đủ các Văn bản Luật phía trên tại đường

link: />Chú ý, các Văn bản Luật theo Link trên đã được BQT bôi vàng các Nội dung quan
trọng trong từng Luật, cứ thế mà học Anh em nhé.
Hỗ trợ vậy là tối đa lắm rồi ạ!
2. Nghiệp vụ chi tiết
Ở phía dưới, Tôi đã hệ thống hóa một cách vô cùng chi tiết các Nội dung Nghiệp vụ
sẽ được hỏi. Bạn chỉ cần Ôn tập theo đúng Timeline này là sẽ hoàn thành được 80%
câu hỏi thi tuyển. CHẮC CHẮN ĐẤY NHÉ.

STT Nghiệp vụ

Chi tiết

Ghi chú

1

Tín dụng là gì?

Luật các TCTD số

Tín dụng

16


47/2010

Phân chia các Tổ chức Tín dụng

Ngân hàng gồm mấy loại


- Các phương thức cấp Tín dụng: Cho vay,
Bảo lãnh, Bao thanh toán, Chiết khấu/Tái
chiết khấu, Cho thuê tài chính
- Khái niệm và Đặc điểm từng loại

Giới hạn Cấp tín dụng

Nhóm Khách hàng liên quan

2

Cho vay

Thời gian cho vay là gì?

Kỳ hạn trả nợ

Khác nhau giữa Ân hạn Nợ và Cơ cấu nợ

Loại hình cho vay: Ngắn hạn, Trung hạn,
Dài hạn… Đặc điểm từng loại

Phương thức cho vay: Từng lần, HMTD,
Thấu chi, Hợp vốn, Lưu vụ… Đặc điểm
17

Thông tư 39/2016



từng loại

Đối tượng Không được Cho vay và Hạn
chế Cho vay

3

Nhóm nợ

Phân loại Nhóm nợ

Thông tư 02/2013

Nợ xấu, Nợ quá hạn là gì

Trích lập DPRR chung, DPRR cụ thể:
Khái niệm, Tỷ lệ trích lập Dự phòng rủi ro

4

Đăng ký Giao
dịch bảo đảm

Nghị định 83 và 163
Khái niệm

về Giao dịch đảm
bảo

Các giao dịch bắt buộc cần đăng ký


Thẩm quyền của các cơ quan chức năng

5

Bảo lãnh

Thông tư 07/2015 về

Khái niệm

Bảo lãnh Ngân hàng

Quy trình phát hành Bảo lãnh

Sự khác nhau giữa Hợp đồng Bảo lãnh và
18


Thư bảo lãnh

Phân loại Bảo lãnh

Lợi ích, Rủi ro của các bên tham gia Quy
trình phát hành Bảo lãnh

Đối tượng không được Phát hành Bảo
lãnh

6


Phương tiện

Hối phiếu là gì? Đặc điểm và Phân loại

TTQT

Hối phiếu

Séc là gì? Đặc điểm và Phân loại Séc

7

Phương thức
TTQT

Chuyển tiền là gì?

Nhờ thu là gì? Phân loại và Đặc điểm

L/C là gì? Phân loại và Đặc điểm từng
loại (Hay hỏi)

URC 522

UCP 600 (Không biết
mấy cái này thì sợt là
biết)

Ưu nhược điểm của các bên tham gia Nhờ

thu và L/C
19


8

9

Incoterms

Các điều kiện Thương mại Quốc tế gồm

2010

những điều kiện nào? Đặc điểm

Tài chính

Đặc điểm & Bố cục các loại Báo cáo tài

Doanh nghiệp chính: Khoản nào, Mục nào?

Sách Tài chính
Doanh nghiệp – Học
viện Ngân hàng

Các chỉ số tài chính quan trọng: Gồm 4
nhóm

10


Tài trợ Dự án Vai trò của NPV và IRR

Công thức tính NPV, IRR

Công thức tính WACC, ý nghĩa
[TBODY] [/TBODY]

Bên cạnh Timeline trên, bạn cần tham khảo thêm các Nội dung Đã thi & Hay thi
trong các đợt tuyển dụng qua các năm. Đây cũng là Nội dung được biên soạn đào
tạo trong Khóa học Luyện thi cấp tốc vào BIDV. Bạn quan tâm thì click vào link,
không thì thôi.
View attachment 13701
3. Bài tập lớn
Các dạng bài tập chỉ xoay quanh các Dạng sau:
(1) Tính toán các chỉ số tài chính => Buộc phải thuộc
20


(2) Dạng bài tập về Chiết khấu/Tái chiết khấu
(3) Dạng bài tập về tính Lãi tiền gửi => Với cả 2 vị trí
(4) Dạng bài tập về Tài trợ Dự án: NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn
(5) Dạng bài tập về Tính Hạn mức Tín dụng
(6) Dạng bài tập Cho vay từng lần
CHẮC CHẮN sẽ vào các Dạng trên.
Để Ôn luyện thành thạo các Dạng bài trên, dựa trên Kinh nghiệm của các Anh em đi
trước, bạn cần tìm hiểu thật chi tiết các Topic phía dưới, đặc biệt là các Sách bài tập,
bao gồm:
- Đề thi năm 2015, 2016: HOT - Bài tập lớn - Thi tuyển BIDV 2015 & 2016
- Hệ thống bài tập (Có lời giải) Ngân hàng Thương mại: HOT - HỆ THỐNG BÀI

TẬP (CÓ LỜI GIẢI) NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Bài tập & Bài giải Ngân hàng Thương mại: HOT - (Nghiệp vụ) Bài tập & Bài giải
Ngân hàng Thương mại
- Tóm tắt Công thức Tài chính Doanh nghiệp: HOT - TÓM TẮT CÔNG THỨC
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (BÀI TẬP LỚN THI BIDV)
---------------------------------------------------------------------------------PHẦN THI RIÊNG
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN, THANH TOÁN TRONG NƯỚC
1. Các văn bản pháp luật cần học
Giống như vị trí Quản lý Khách hàng, Giao dịch viên cần phải nắm được các Văn
bản Pháp luật chung điều chỉnh toàn bộ hoạt động của Tổ chức Tín dụng & các Văn
bản riêng cho từng vị trí.
Tất cả các VB Luật đều được Tôi biên soạn đầy đủ theo Danh mục phía dưới gồm:

21


STT Loại văn bản

1

2

VB Pháp luật
chung

Văn bản

Ghi chú

Luật Dân sự 2015


Hỏi rất nhiều

Luật Doanh nghiệp 2015

Hỏi rất nhiều

VB Ngân hàng Luật các TCTD số 47/2010

Hỏi rất nhiều

Vốn cấp 1,2,3 là gì
Basel II

phải thuộc như
cháo!

Thông tư 02/2013 về Phân loại Nợ

Văn bản dành
3

riêng cho Kế
toán

Thông tư 23/2014 Hướng dẫn mở và sử

Tài khoản Thanh

dụng Tài khoản Thanh toán


toán

Quy chế 1160/2004 về Quy chế Tiền gửi
tiết kiệm; Kèm QĐ47/2006 sửa đổi 1160

Thông tư 24/2014 về Bảo hiểm tiền gửi
22

Tiền gửi Tiết kiệm


TT 19/2016 Quy định về hoạt động Thẻ
Ngân hàng

TT 01/2014 Quy định Giao nhận, Vận
chuyển Tiền & Giấy tờ có giá

Thẻ

Giao dịch 1 cửa

Thông tư 46/2014 Dịch vụ thanh toán

Phương thức

không dùng Tiền mặt

thanh toán


Thông tư 22/2015 về Cung ứng và sử
dụng Séc

TT20/2011 Quy định về Mua bán ngoại
tệ tiền mặt của cá nhân

Mua bán ngoại tệ

Pháp lệnh Ngoại hối 2005, bổ sung
07/2013 & Pháp lệnh 06/2013 bổ sung
Pháp lệnh Ngoại hối

TT 15/2011 Quy định về việc mang ngoại
tệ khi Xuất cảnh
[TBODY] [/TBODY]
Bạn có thể Download các Văn bản Pháp luật trên tại: HOT - Tổng hợp VB Pháp
luật vị trí Giao dịch viên/Kế toán (CẬP NHẬT 2017)
2. Nghiệp vụ cho GDV
23


Toàn bộ Nghiệp vụ của Giao dịch viên cần được Ôn tập kỹ lưỡng theo Lộ trình phía
dưới.
View attachment 13702
3. Bài tập lớn
Các dạng bài tập tập trung nhiều vào các Dạng sau:
(1) Định khoản
(2) Tính lãi tiền vay, tiền gửi
(3) Xác định Tỷ giá, Mua bán ngoại hối
(4) Tính toán các chỉ số tài chính => Buộc phải thuộc

Trong số các Tài liệu thu thập, bạn có thể tham khảo 2 quyển sách bài tập rất bài
bản và đầy đủ như sau:
- 100 bài tập Kế toán Ngân hàng: HOT - Kế toán Ngân hàng - 100 Bài Tập Và 20
Đề Thi Tốt Nghiệp Và Tuyển Dụng
- Giáo trình Kế toán Ngân hàng & Bài tâp (Kèm lời giải): HOT - (Bài tập LỚN) Bài
tập Kế toán Ngân hàng (Có Đáp án & Hướng dẫn)
Như vậy, Tôi đã kết thúc các phần chia sẻ của mình về BIDV. Kinh nghiệm của Tôi
& rất nhiều Anh em BIDVer khác đã được tổng hợp rất kỹ lưỡng và cụ thể.
Đây cũng chính là định hướng Ôn tập nếu bạn muốn theo đuổi Ước mơ chinh phục
BIDV trong thời gian tới.
Hy vọng bạn sớm đạt được ước mơ của mình!
Chúc Thành công

24



×