Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đánh giá một số tính chất sinh y học của nấm linh chi ganoderma lucidum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.67 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHAT SINH Y HỌC CỦA
NẤM LINH CHI GANODERMA LUCIDUM

Chủ trì đề tài:

Th.s Tạ Bích Thuận

Cán bộ tham gia: Th.s Nguyễn Quang Huy
CN Nguyễn Thị Thanh Hương

H à

N ôi - 2 0 0 6


Báo cáo tóm tát:
a. Tên đề tài: Đánh giá một số tính chất sinh y học của nấm Linh chi Ganoderma

lucidum
QT-06-25

M ã số:
b. Chủ trì đề tài:

Ths Tạ Bích Thuận


c. Các cán bộ tham gia: Ths. Nguyễn Quang Huy
CN. Nguyễn Thi Thanh Hương
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
M ụ c tiêu:

Đánh giá tác dụng sinh y học của nấm Ganoderma lucidum như khả năng chống
viêm thực nghiệm, khả năng bảo vệ vi sinh vật chống lại các chất ức chế sinh
trưởng và khả năng bảo vệ lipit khỏi peroxit hoá
N ội dung:
-

Tìm hiểu tác dụng chống viêm thực nghiệm của nấm Ganoderma lucidum đối
với đối tượng động vật trong điều kiện phòng thí nghiệm.

-

Tim hiểu khả năng bảo vệ vi sinh vật chống lại các chất ức chế sinh trưởng
của nấm Ganoderma lncidum

-

Tìm hiểu khả năng bảo vệ peroxit hoá lipit tế bào gan chuột của nấm

Ganoderma lucidum
e. Các kết quả đạt được:
-

N u ô i t r ồ n g v à thu s i n h k h ố i nấm Ganoderma liiciclum.

-


Tách chiết ca o nấm Ganoderma lưcidum từ sinh khối.
Đánh giá khả năng chống viêm thực nghiệm trên chuột nhắt trắng khi cho
uống và tiêm dịch chiết nấm Ganoderma hicidum.

-

Đánh giá khả nãng bảo vệ vi sinh vật của nấm Ganoderma lucidum khi sử
dụng N a N 3 là chất ức c h ế sinh trưởng.

-

Đánh giá khả năng bảo vệ peroxit hoá lipit tế bào gan chuột của dịch chiết
nấm Ganoderma lucidum.

f. Tinh hình kinh p h í :
Tổng kinh phí đề tài là:

2 0.000.000 V N Đ

Thanh toán dịch vụ cồng cộng:

1.100.000 V N Đ

Hội nghị:

1.000.000 V N Đ

Chi phí thuê mướn:


8.500.000 V N Đ

Chi phí nshiệp vụ chuyên môn:

9.400.000 V N Đ


Sum m ary
a) The

title of subject:

Evaluation of several

biomedical

characteristics of

Ganoderma lucidum
Numerical code:

QT - 06 - 25

b) The grant holder:

M.Sc. Ta Bich Thuan

c) The Participants:

M.Sc. Nguyen Quang


Huy

B.Sc. Nguyen Thi Thanh Huong
d) Objectives and contents.
* Objectives:
Investigate
including

the biomedical

activities o f Ganioderma lucidum extract (GLE)

anti-inflammatory,

protection

effect

toward

microorganism

against

growth-inhibitors, and anti-lipidperoxidation.
* Contents :
>

Evaluate the anti-inflammatory o f GLE on the animal in laboratorial

condition.

>

Evaluate

the

protection

effect

toward

microorganism

against

growth-

inhibitor.
>

Evaluate the anti-lipidperoxidation o f GLE on mice liver cells,

e) The obtained results:

> C u ltu re and harvest biomass of Ganoderma lucidum.
> Prepare extract of Ganoderma lucidum.


> Data about the anti-inflam m atory activity of G L E on white mice
through oral and injection route.
> Data about the protection effect of G L E tow ard m icroorganism against
grow th-inhibitor N a N 3.
> Data about the anti-lipidperoxitdation of G L E on mice liv e r cells.

X Á C N H Ậ N C Ủ A B A N C H Ủ N H IỆ M K H O A
(ký và ghi rõ họ tên)

PHÓ C llủ NHIỆM KHOA
PGS.TS.

'M m (£uan jtfc fâ ç N H Ậ N C Ủ A T R Ư Ờ N G

CH Ủ TRÌ ĐỂ TÀI
(ký và ghi rõ họ tên)

/

C'L

/3

i oA


M Ụ C LỤ C
M Ở ĐẦU

1


T Ổ N G Q U A N TÀI LIỆU

2

1. G iớ i thiệu về nấm L in h chi Ganoderma lucidum

2

1.1 Vị trí của nấm Linh chi trong hệ thống phản loại

2

1.2 Đặc điểm sinh học của nấm Linh chi Ganoderma lucidum

3

2. Giới thiệu một sô tác dụng sinh y dược của nấm Linh chi Ganoderma lucidum

5

2.1 Tác dụng chữa bệnh của nấm Linh chi Ganoderma lucidum

5

2.2 Tác dụng chống oxi hoá củ a nấm Linh chi Ganoderma lucidum

6

2.3 Khả năng kháng sinh, kháng viêm của nấm Linh chi Ganoderma lucidum


1

2.4Khả năng chống các tác nhản gây đột biến và ung thư của nấm Linh chi
Ganoderma lucidum

8

N G U Y Ê N LIỆU, PHƯƠNG PHÁP N GHIÊN c ú u

12

1. Nguyên liệu

12

2. C ác hoá chất

12

3. Dụng cụ

12

4. Phương pháp nghiên cứu

12

4.1 Phương pháp nuôi cấy nấm Linh chi Ganoderma lucidum


12

4.2 Phương pháp tách chiết cao nấm Linh chi Ganoderma lucidum

12

4.3 Đánh giá khả năng chống viêm thực nghiệm

13

4.4 Đánh giá lioạt tính chống peroxit hoá lipit đối với gan chuột

13

4.5 Phương pháp đánh giá khả năng bảo vệ vi sinh vật của dịch chiết nấm Linh
chỉ Ganoderma lucidum với các tác nhân gây ức chế sinh trưởng
KẾT Q U Ả NG H IÊN CÚƯ

14
15

1. N uô i cấy và thu sinh khối sợi nấm L in h chi Ganoderma lucidum

15

2. Tách chiết cao nấm từ sinh khối sợi của nấm L in h chi Ganoderma lucidum

15

3. Đánh giá khả năng chống viêm của nấm L in h chi Ganoderma lucidum đối với

động vật thực nghiệm

16

4. K h ả năng bảo vệ vi sinh vật của nấm L in h chi khi sử dụng N a N 3 là chất gây ức
ché sinh trưởng

19

4.1 Xác định nồng độ clịcìi chiết nấm Linh chi có tác dụng kích thích sinh trưởng
đối với vi khuẩn

19


4.2 Xác địnli nồng độ N a N j gây chếtdối với vi khuân
4.3 Đánh giá khả năng
Ganoderma lucidum

21

bảo vệ vi khuẩiicủa dịch chiết nấm Linh chi
21

5. Đ ánh giá khả nãng chỏng peroxit hoá lip it đối với gan chuột của dịch chiết

Ganoderma lucidum

22


THẢO L U Ậ N

24

KẾT L U Ậ N V À KIẾN NGHỊ

26

1. K ế t luận

26

2. K iế n nghị

26

TÀI LIỆU TH A M K H Ả O

27


Nấm Linh Chi từ lâu đã được coi như là một loại thuốc dân gian có tác dụng
tăng cường sức khỏe và chữa trị nhiều loại bệnh như bệnh gan, thận, bệnh tiểu đường,
bệnh dị ứng, cắt cơn ho suyễn, điều hoà huyết áp, làm giảm lượng đường trong máu,
tăng cường thị lực, giảm colesteron, chống lão hoá và có khả năng chống oxy hoá cao.
Nấm Linh Chi có những loài có khả năng tăng cường sự thải độc ở gan, kích thích hệ
thống miễn dịch hoạt động có hiệu quả cao. Các nghiên cứu y và dược học cũng cho
thấy các loài Linh chi khác nhau cũng có thể sản sinh ra các loại hợp chất sinh học
khác nhau có tính chất biệt dược quý. Ngoài ra nấm Linh chi còn có thể kìm hãm sự
sinh tổng hợp ADN mới của tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của các khối u, làm

giảm cơn đau của các bệnh nhân đã di căn.
Trải qua thời gian dài trong lịch sử tiến hoá với biến động của thời tiết, khí hậu
môi trường, Linh chi vẫn trường tồn và giữ nguyên giá trị siêu dược liệu của mình,
trên cả nhân sâm. ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... việc
nghiên cứu, phát triển và sử dụng Linh chi đang được triển khai với quy mô rộng lớn,
cả về phân loại học, thu hái tự nhiên, nuôi trồng chủ động, nghiên cứu về các thành
phần hoá học, các hợp chất tự nhiên, tác dụng dược liệu và các phương pháp điều trị
lâm sàng.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nấm Linh chi đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm đến. Nhưng để tìm hiểu kỹ nguyên nhân, tác dụng cũng như khả
năng chữa bệnh của nấm Linh chi ở Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu sâu.
Với mục đích nhằm nghiên cứu, tìm hiểu thêm về khả năng dược liệu của nấm
Linh chi chúng tôi được giao thực hiện đề tài “Đánh giá một số tính chất sinh y học
của nấm Linh chi Ganoderma ỉiicidum”. Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích như:
thăm dò khả nãng chống viêm thực nghiệm, tác dụng bảo vệ vi sinh vật chống lại các
chất ức chế sinh trưởng và xác định khả năng bảo vệ peroxit hoá lipit trên các đối
tượng sinh vật nói chung. Thông qua các kết quả mà đề tài đạt được, bước đầu chúng
ta có thể đánh giá bổ sung thêm một số tính chất dược liệu quý hiếm của nấm Linh
chi Ganoderma lucidum được nuôi trồng ở Việt Nam.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. G iớ i thiệu về nấm L in h chi Ganoderma lucidum

1.1. Vị trí của nấm Linh chi trong hệ thống phản loại
Các nấm Linh Chi trước đây được xếp vào trong nhóm nấm nhiều lỗ
(polypore). Lịch sử nghiên cứu hệ thống tự nhiên của họ Linh Chi có thể nói là lịch sử
nghiên cứu cấu trúc bào tử đảm của chúng. Từ 120 năm về trước, Karten, nhà nấm
học Phần Lan, lần đầu tiên đã tách từ các nấm polypore ra một nhóm nấm đặc biệt,
xây dựng nên chi nấm mới độc lập Ganoderma Karst theo kiểu bào tử đảm đặc trưng.

Đó là kiểu bào tử đảm có lớp vỏ kép, hình trứng cụt, bề mặt sần sùi mụn cóc, gò nhỏ,
nhờ đó việc phân loại các nấm Linh Chi đã tiến một bước quan trọng. Người ta dễ
dàng lọc ra từ các nhóm Polypore, Formes, Boletus... các loài mà vị trí tự nhiên của
chúng là thuộc về Ganoderma. Chính Patouillard (1889) đã góp phần to lớn trong việc
khái quát kiểu bào tử đặc trưng của Ganoderma Karst... Tuy rằng bản thân tên chi
này - derma nghĩa là lớp vỏ, gamo là láng bóng thể hiện nét chủ đạo về hình thái quả
thể bên ngoài vì đa số chúng đều có lớp vỏ láng bóng chói như màu verni, màu từ
vàng - vàng cam - đỏ hung, nâu tím - nâu đen [3]. Tuy nhiên, tính đồng nhất cao về
cấu trúc bào tử của các loài trong chi này vẫn là đặc trưng cơ bản nhất
Quá trình phân hoá của Ganoderma Karst và Amauroderma Murr và mối quan
hệ chặt chẽ giữa chúng chủ yếu dựa vào cấu trúc đảm bào tử. Donk - nhà nấm học
Halan đã xây dựng nên họ Linh Chi Ganodermataceace Donk, lần đầu tiên được tách
khỏi họ polyporaceace và cho đến nay đã được thừa nhận rộng rãi [1]
Trong quá trình phân hoá dạng sống của các nhóm Ganoderma từ trên cây
xuống đất cùng với quá trình tiến hoá cấu trúc bào tử đảm, Linh Chi đã được phân
loại :
Giới nấm Mycetalia
Ngành nấm đảm Basidiomycota
Lớp nấm đảm Basidiomycetes
Bộ nấm lỗ Aphyllophorales
Họ Linh Chi Ganodermataceace
Chi Ganoderma
Loài Gauoderma lucidum


ỉ .2. Đặc điểm sinh học của Ganoderma lucidum
1.2.1. Đặc điểm hình thái
Nấm có quả thể có cuống dài, ngắn hay hầu như không có cuống. Mũ nấm
dính lệch hay dính bên, màu nâu đỏ, bóng loáng, mũ nấm dạng thận, đôi khi xòe hình
quạt hoặc ít nhiều dị dạng [3]. Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng

xạ, màu sắc từ vàng nâu - vàng cam - đỏ cam - đỏ nâu - nâu tím - nâu đen mũ nấm
sẫm màu dần khi già. Đường kính tán biến động từ 2-30 cm, dày 0,8 - 2,5 cm. Thịt
nấm dày từ 0,4 - 2 cm màu vàng kem - nâu nhạt - trắng. Khi ở dạng tươi, thịt nấm
mềm, dai, khi già khô chắc, cứng và nhẹ. Hệ sợi nấm kiểu trimitic, đầu tận cùng lớp
sợi phình hình trứng màng dày đan kít vào nhau tạo thành lớp vỏ láng phủ trên mặt
mũ và cuống.
1.2.2. Đặc điểm sinh sản của Ganoderma lucidum
Thể sinh sản là dạng ống, dày từ 0,2 - l,7cm gắn các ống nhỏ thẳng đứng,
miệng tròn trắng - vàng ánh xanh, có 4 đảm bào tử , hình trứng - trứng cụt. Bào tử giá
có vỏ với lớp cấu trúc hai lớp màng, màng ngoài nhẵn không màu, màng trong màu
nâu gỉ sắt, phát triển thành những gai nhọn vươn sát màng ngoài. Đường kính 5 - 6,5
X

8,5 - 11,5 cm [3]
1.2.3. Chu trình sống của Ganoderma lucidum
Các bào tử đảm đơn bội, trong điều kiện thuận lợi nảy mầm tạo ra hệ sợi sơ cấp

(primary hyphase). Trong thực nghiệm tỷ lệ nảy mầm ở nhiệt độ 28 -

30°c

khá thấp.

Hệ sợi sơ cấp đơn bội mau chóng phát triển, phối hợp với nhau (plasmogamie) tạo ra
hệ sợi thứ cấp (sợi song hạch dicargon hyphase) phát triển, phân nhánh rất mạnh, lan
khắp giá thể. Lúc này, thường có hiện tượng hình thành bào tử vô tính màng dày
(gasterospores - Chlamydospores). Chúng dễ dàng rơi ra và khi gặp điều kiện phù hợp
sẽ nảy mầm cho ra hệ sợi song hạch tái sinh [2]. Hệ sợi thứ cấp phát triển mạnh đạt
tới giai đoạn cộng bào, tức là các vách ngăn (septum) được hoà tan. Tiếp đó là giai
đoạn sợi bện kết (mating) để chuẩn bị cho sự hình thành mầm mống quả thể. Đây là

giai đoạn phân hóa hệ sợi. Từ hệ sợi nguyên thuỷ phát triển thành các sợi cứng
(skeletal hyphase) màng dày, ít phân nhánh rồi thành cấu trúc bó được gắn chặt bởi
các

SỢI

bện (binding) phân nhánh mạnh. Từ

đó

phát triển thành các mầm mống quả

thể màu trắng mịn vươn dài đến các trụ tròn mập. Dần dần phần đính trục bắt đầu xoè
thành tán, cùng lúc đó lớp vỏ láng đỏ da cam dần xuất hiện. Tán lớn phát triển dần


thành bào tầng (hvmenium) và bắt đầu phát tán bào tử đảm liên tục cho đến khi nấm
giàsẫm màu, khô tóp lại và lụi dần trong vòng 3 - 4 tháng.
1.2.4. Các yếu tố sinh thái của Gaiioderma lucidum
Nấm Linh Chi có thể mọc trên gốc, rễ cây sống và cây đãchết, trên rất nhiều
cày

gỗ mọc trong rừng hoặc các cây ăn quả, đặcbiệt các cây trong bộ Đậunhư

lim

xanh, lim vàng, phượng vĩ ... đều bị nấm này xâm nhập. Là loài phân bố rộng, điều
kiện phát triển tốt của nấm ở dạng sợi là 28 - 30°c. Quả thể gặp rộ vào mùa mưa từ
tháng 5 - 1 1 . Nấm mọc tốt trong bóng rợp, có ánh sáng khuếch tán nhẹ. Do có lớp vỏ
bóng láng mà nó có thể chịu nắng rọi và chịu mưa liên tục. Đối với hệ sợi nấm, nuôi

cấy trên môi trường dịch thể với nhiệt độ thích hợp từ 27 -

32°c,

phát triển tốt ở pH từ

7 - 8,5. Sau 1 5 -2 0 ngày phần sợi già bắt đầu ngả vàng và mầm quả thể rất dễ xuất
hiện [1]
1.2.5. Thành phần hoá dược cơ bản và đặc tính dược lý của Ganoderma
lucidum
Với các phương pháp thông dụng, người ta đã phân tích các hợp chất tự nhiên
chủ yếu có trong Linh chi thường thấy như
Nước : 12 - 13 %
Cellulose : 54 - 56 %
Lignine : 13 - 14 %
Hợp chất Nitơ : 1,6 - 2,1 %
Lipit : 1,9 - 2%
Hợp chất phenol 0,08 - 0,1%
Hợp chất sterol toàn phần : 0,11 - 0,16%
Saponin toàn phần : 0,3 -1,33
Akaloid và glucosid tổng số : 1,82 - 3,06%
Ngoài ra các hợp chất nhóm lacton cũng lên đến trên 2%, cùng với một số các
hợp chất khác [2]

4


2.

G iớ i thiệu một sỏ tác dụng sinh y dược của nám Linh chi Ganoderma


lucidum.

2.1. Tác dụng chữa bệnlỉ của nấm Linh chi Ganoderma lucidiim
Bên cạnh tác dụng là loại thực phẩm chức nâng cho người và các loài sinh vật
khác, nấm còn là một loại thuốc rất hiệu quả để chữa các bệnh khác nhau. Nấm thuốc
có một lịch sử lâu dài trong các bài thuốc dàn gian. Hiện nay có khoảng 200 loài nấm
được biết đến là có khả năng ức chế một số bệnh khác nhau. Tuy không được tìm hiểu
và chú trọng nhiều ở các nước châu Âu nhưng ở châu Á, trong hàng nghìn năm nay
Linh chi cùng với một vài loài nấm khác luôn được đề cao, coi là những loài thảo
dược quý. ở Nhật Bản và Trung Quốc, Linh chi được coi như một vị thuốc đầy tiềm
năng. Trong các tác phẩm về thuốc cổ của Trung Quốc và Nhật Bản đã phân loại có
những loài thuốc tốt siêu hạng, đó là những loại dược thảo có tác dụng dùng để phục
hổi sinh lực tuổi thanh xuân, kéo dài tuổi thọ, trong đó Linh chi được coi là số một.
Còn các loại nấm khác là các loại thuốc bổ hoặc được dùng để chữa các bệnh ốm đau
bình thường.
Đã có nhiều những nghiên cứu cho thấy hiệu quả của nấm Linh chi điều trị
được các bệnh như: chống lại sự tăng hàm lượng cholesterol, xơ vữa động mạch, tăng
huyết áp, bệnh trĩ, sâu răng, nhiễm trùng răng, béo phì và nhiều vấn đề nghiêm trọng
khác. Nấm Linh chi cũng được coi là có ảnh hưởng tốt để điều trị các trường hợp bị
đột quỵ, các bệnh liên quan đến não tuỷ, hẹp vành, nhồi máu cơ tim, các trường hợp
viêm tĩnh mạch..., các bệnh nảy sinh do tắc nghẽn động mạch. Hơn thế nữa nó cũng
có hiệu quả trong việc điều trị chứng viêm da điển hình, viêm phế quản, hen suyễn,

viêm mũi dị ứng, viêm gan mãn tính. Linh chi cũng có tác dụng tăng cường khả năng
miễn dịch của cơ thể, có khả năng chống ung thư. Nó cũng có ảnh hưởng tương tự với
bệnh tiểu đường, chống lại quá trình ôxi hoá.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu với mục đích để tách chiết, tinh sạch một số
dẫn xuất các hợp chất tự nhiên của Linh chi có ứng dụng tốt phục vụ trong y dược
học. Các hợp chất tự nhiên có trong Linh chi đã được chứng minh có khả năng chống

phóng xạ, tia

u v

và các tác nhân gây đột biến cũng như việc ngăn cản hoạt động của

các gốc tự do có khả năng làm thương tổn đến ADN, là nguyên nhân gây ra các bất ổn
về di truyền [17]

5


Với tiềm năng chừa bệnh rất đa dạng, nấm Linh chi Ganoderma lucidum cùng
với các loại nấm khác như nấm hương Lentiuưs edodes, nấm

chân chim

Schizophyllum commune, nấm vân chi Tramentes versicolor, nấm kim châm
Flammulina velutipes... đã tập hợp thành một nhóm nấm có giá trị dược liệu cao, và là
loại nấm có giá trị thương phẩm lớn trong đời sống chúng ta.
2.2 Tác dụng chông oxi hoa của nấm Linh chi Ganoderma lucidum
Trong cơ thể sống thường xuyên xảy ra các phản ứng 0X1 hoá - khử và chúng
gắn liền với nhiều quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng của tế bào và cơ thể.
Điển hình nhất của các phản ứng oxi hoá khử trong cơ thể chính là hệ thống các chuỗi
vận chuyển điện tử nằm trên màng ty thể hoặc lục lạp và các quá trình oxi hoá các
chuỗi axít béo. Chính từ những quá trình oxi hoá khử này mà các dạng oxi hoạt động
bao gồm gốc superoxide ( 0 2*), peroxide hydro (H20 2) và gốc hydroxyl (*0H) được
hình thành. Sự tích lũy các sản phẩm oxi hoá này ở nồng độ cao là nguyên nhân dẫn
đến các tổn thương oxi hoá của cơ thể sinh vật [7].
I


Bình thường các gốc Superoxide ( 0 2‘) được sinh ra trong quá trình hô hấp của
tế bào sẽ sản sinh ra hàng loạt các gốc ‘0 2,

và các gốc tự do khác. Các gốc này

được gọi là các dạng oxi hoạt động, chúng ít bền và có khả năng phản ứng rất lớn.
Phản ứng của các gốc tự do là nguycn nhân chính sinh ra quá trình peroxit hoá các
chất hữu cơ. Các gốc ‘OH, ‘0 2 thường là tác nhân tham gia phản ứng. Tiếp đó các gốc
tự do thứ cấp lại phản ứng với các phân tử mới khác ở những vùng lân cận để tạo ra
phản ứng dây chuyền kéo dài cho tới khi tiêu tốn hết cơ chất, ứng với thời kỳ này, các
cơ quan, tổ chức mô bị phá hoại nghiêm trọng gây ra những biến đổi bệnh lý trong cơ
thể như: ung thư, hoại tử, rối loạn chuyển hoá,... Sau khi các gốc tự do phản ứng với
nhau tạo thành các sản phẩm bền, trung tính, hậu quả là dẫn đến quá trình polymer
hoá, ví dụ: ở những người già các tổ chức bị xơ chai không mềm mại, có hiện tượng
lão hoá.v.v. Như vậy sự tăng số lượng các gốc tự do hoạt động trong tế bào làm cho
các phân tử sinh học biến đổi, những protein bất thường xuất hiện trong cơ thể. Đó là
nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm và sự lão hoá.

Để chống lại tác nhân gây ra bởi các gốc tự do, mọi cơ thể sống đều có những
hệ thống chống oxi hoá nội sinh. Ngoài ra còn có nhiều hợp chất chống oxi hoá khác
được đưa vào cơ thể theo các dạng như thức ăn. thuốc uống khác nhau. Các sản phẩm
chiết xuất từ nấm Linh chi đã cho thấy chúng có các thành phần như: polysaccharide,
6


polysaccharide-peptide,... Ở các nồng độ khác nhau, các chất này có khả nãng làm
triệt tiêu các gốc tự do đang hoạt động hoặc có tác dụng bất hoạt, trung hòa chúng,
không cho tham gia vào các phản ứng oxi hoá khử tiếp theo. Kết quả là hạn chế quá
trình bệnh lý do cắt đứt dây chuyền phản ứng oxi hoá khử. Những thí nghiệm chứng

minh khả năng chống oxi hoá của các peptide tách chiết từ Ganoderma lucidum đã
được thử nghiệm và cho kết quả khá rõ ràng trong quá trình kiềm chế mức độ oxi hoá
trong các cơ quan, tổ chức mô. Các peptide này còn có khả năng tạo phức với các ion
kim loại chuyển tiếp như Fe2+, Cu2+..., ngăn cản chúng không thể xúc tác cho phản
ứng sinh các gốc tự do như *OH, ‘0 2 đơn trị [ 9, 11]. Bên cạnh đó, còn có các thí
nghiệm cho thấy khả năng chống oxi hoá của nấm Linh chi khi điều trị những bệnh
nhân bị tổn thương ở tim do chất độc ethanol gây ra [13]. Linh chi đã có tác dụng lọc
các thành phần peroxit tồn đọng ở trong tim cho kết quả rất tốt. Các công trình nghiên
cứu trên đã cho thấy sử dụng các hợp chất tự nhiên chiết rút từ nấm Linh chi có thể
thay thế cho các chất chống oxi hoá tổng hợp.
2.3 Khả năng kháng sinh, kháng viêm của nấm Lỉnh chi Ganoderma lucidum
Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh khả năng kháng
li

7

khuẩn, chống viêm nhiễm của nấm Linh chi. Theo một số cồng trình nghiên cứu [6]
I
sử dụng một số tác nhân gây viêm thực nghiệm làm sưng tây màng ti thế gan chuột,
phá huỷ lớp phospholipid kép, sau đó điều trị bằng dịch chiết nấm Linh chi, kết quả
làm giảm sưng đáng kể so với mẫu đối chứng. B. Lakshmi và cộng sự cũng đã có
I'"
những thí nghiệm chứng minh khả năng chống viêm của nấm Linh chi khi xử lý chế
phẩm dịch chiết chống viêm cấp với đối tượng chuột nhắt trắng. Chuột nhắt trắng bị
gây viêm bởi formaline và các dextran khi xử lý với dịch chiết nấm Linh chi thì tình
I:
trạng viêm được cải thiện rõ rệt. Các thí nghiệm trên đã chứng minh răng những hợp
chất tự nhiên có sẵn trong dịch chiết nấm Linh chi như polysaccharide,
polysaccharide-peptide,... đã ức chế những tác nhân trung gian, các sản phẩm trao đổi
chất như của axi archidonic, kinin, histamine và sterotonine hoặc giải phóng chúng.

Đây cũng chính là cơ chế về hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn của dịch chiết nấm
Linh chi [12].

7


2.4

Kliâ năng chông các tác nhản gây đột biếu và lt/lg thư của nấm Linh chi

Ganoderma lucidum
2.4.1 Quá trình tạo các gốc tự do
Trong cơ thể sống các phản ứng xảy ra phần lớn là các phản ứng oxi hoá khử,
trong đó có sự cho và nhận điện tử giữa chất này và chất khác. Oxi có thể bị hoạt hoá
để trở thành các chất hoạt động gọi tắt là ROS (Reactive Oxygen Species). Các bước
hoạt hoá oxi là quá trình khử đơn trị (monovalent ređuciion) từng bước để hình thành
các ROS bao gồm Superoxide ( 0 2*), peroxide hydro (H20 2), hydroxyl (*OH). Và đây
là những nguyên nhân chính gây ra những tổn thương oxi hoá trong tế bào. Ngày nay
đã có nhiều bằng chứng về tác động phá huỷ của những gốc này đến cấu trúc, chức
năng của các đại phân tử trong tế bào, qua đó thể hiện sự liên quan của chúng đến quá
trình lão hoá và ung thư [10].
Các nghiên

đã chỉ ra rằng

cứu

Superoxide

oxi hoá hoặc một chất khử. Nó có thể oxi hoá

có thể khử cytochrome
perthydroxyl



c

hay các ion kim

( 0 2*) có

sulphur,

lo ại.

thể

hoạt động như một chất

axít ascorbic hay NADH; nó

Superoxide có thể tạo ra các gốc

một chất oxy hoá rất mạnh.

Đối với peroxide hydro (H20 2) rất dễ thấm qua màng tế bào. Trong quá trình
ức chế oxi hoá thì peroxide hydro là thành phần tạo ra gốc hydroxyl (OH*) bởi phản
ứng Fenton.
Fe2+
H20 2 ---------- >

Bên

*OH

cạnh đó Superoxide cũng có thể kết hợp

nên h y d r o x y l theo phản

*02

ứng

+
với

OH-

pe ro xid e h y d ro

H20 2

để

tạo

sau:

+ H20 2 ----------- *

02


+

*OH

Chỉ vớilượng nhỏ của Fe2+ vàSuperoxide và peroxide hydro

+

OH'
sẽ tạo ranhững

chất oxi hoá mạnh và các gốc hydroxyl. Các gốc này có khả năng oxi hoá mạnh các
phân tử hữu cơ trong tế bào [4]
2.4.2 Các gốc tự do phản ứng với ADN
Rất nhiều nghiên cứu

đã

chứng minh rằng chỉ riêng peroxide hydro và

Superoxide đều không thể gây ra sự đứt gãy của ADN sợi đôi trong điều kiện sinh lý
tế bào. Nhưng độc tính của chúng với ADN trong cơ thể sống chủ yếu là do kết quả
của phản ứng Fenton với sự xúc tác của các ion kim loại (qua đó sản sinh ra gốc


hydroxyl). Gốc hydroxyl có thể tấn công và gây ra những biến đổi ở bất kỳ một base
nào đó. Trong số các base nitơ thì guanine mẫn cảm với ROS hơn cả. Và sản phẩm
oxi hoá 8-hydroxyl-guanine (8-OH Gua) làm tổn thương ADN phổ biến nhất. Trong
quá trình sao chép 8-OH Gua có thể bắt cặp với adenine gây ra những đột biến thay

thế cặp G-C bằng cặp T-A.
Gốc hydroxyl cũng có thể tấn công vào các phân tử đường ở vị trí C4\ là điểm
yếu nhất mà ở đó gốc hydroxyl có thể tách ra một nguyên tử hydro, do vậy cấu trune
không gian ở vị trí C3’ bị thay đổi. Kết quả là liên kết phosphodiester với nucleotide
liền kề bị đứt gãy [10]. Ngoài ra gốc hvdroxyl còn có thể gây ra sự liên kết chéo giữa
ADN và protein.
2.4.3 Các gốc tự do phản ứng với protein
Các gốc tự do tấn công vào protein theo cơ chế gốc hydroxyl tách một nguyên
tử a-H của một amino axít trên chuỗi polypeptide tạo ra gốc hữu cơ. Tiếp đó nó lại
phản ứng với oxi để tạo ra các gốc trung gian như ankylperoxy —> ankylperoxide —>
alkoxyl. Gốc alkoxyl có thể bị biến đổi thành một hydroxyl protein. Các gốc trung
gian trên có thể phản ứng với các amino axít khác trong cùng một phân tử protein
hoặc của phân tử khác để tạo nên các gốc hữu cơ mới. Các gốc hữu cơ mới được tạo ra
lại tham gia vào các phản ứng tương tự. Khi ở dạng alkoxyl thì chuỗi polypeptide dễ
bị đứt gãy. Sự đứt gãy peptide cũng có thể xảy ra khi ROS tấn công vào các mạch bên
của các gốc glutamin, asparin, prolin để tạo ra ankylperoxy và phản ứng lại diễn ra
tương tự [7]. Tuy nhiên cystein và methionin (hai amino axít có chứa gốc sulphur) đặc
biệt nhạy cảm với tất cả các ROS theo cách ROS tách nguyên tử H từ cystein tạo ra
gốc thyrin, sau đó gốc này liên kết chéo với gốc thyrin thứ hai để hình thành nên cầu
fii-sulphur. Còn methinonin sẽ gắn vào nó hình thành dẫn xuất methionin-sulphur.
Trong nhiều trường hợp sự biến đổi các axít amin trên phân tử protein bởi ROS sẽ là
dấu hiệu dẫn đến ung thư điển hình và cũng là dấu hiệu để protease nhận ra và thực
hiện việc phân huỷ phân tử protein đó. Nhiều protease kiểu này đã được tìm thấy ở E.
coli.
2.4.4 Các gốc tự do phản ứng với lipit
Phản ứng của các gốc tự do với các axít béo không no là nguyên nhân dẫn đến
sự ôi của dầu, mỡ trong quá trình sản xuất và bảo quản thực phẩm. Quá trình peroxit

9



hoá lipit liên quan đến ba bước riêng biệt: khởi đầu. nhân lên, kết thúc. Ví dụ đối với
axít linoleic:
- Bước khởi đầu: phản ứng giữa axít béo không no với gốc hydoroxyl, có một
nguyên tử H bị tách ra từ gốc mythylvinyl. Trong trường hợp với axít linoleci, phản
ứng xảy ra ở cacbon số 11 (cacbon nằm giữa hai nối đôi). Sự khuyết thiếu điện tử
được chia sẻ giữa các nguyên tử cacbon số 9 đến số 13 theo một cấu trúc cộng hưởng.
- Bước nhân lên: theo kiểu cộng hưởng, phân tử oxi có thể gắn vào cacbon số 9
hoặc cacbon số 13 tạo ra gốc peroxi. Gốc peroxi này lại tách ra một nguyên tử H từ
một phân tử axít linoleic khác, hình thành nên lipit hydro peroxit (ROOH) và một gốc
hữu cơ (R*). Gốc R* sẽ tham gia vào một chuỗi phản ứng mới còn ROOH sẽ không
bển khi có mặt của sắt hoặc xúc tác kim loại khác. Trong điều kiện đó, chất này lại dễ
dàng tham gia phản ứng Fenton để tạo ra các gốc alkoxy hoạt hoá (RO*).
- Bước kết thúc: khi các gốc cacbon được các gốc peroxy liên kết chéo với
nhau tạo thành những sản phẩm không còn có điện tử tự do nữa. Sản phẩm của phản
ứng này là hỗn hợp các peroxit hydro, các peroxit của lipit bị phân huỷ thành nhiều
sản phẩm khác nhau, một trong số đó lại có thể tạo ra các gốc hữu cơ chứa oxy tự do
(RO*) trong các phản ứng tiếp theo.
Đã có rất nhiều những nghiên cứu nhằm tinh chế các hợp chất tự nhiên có hoạt
tĩnh dược liệu cao như nghiên cứu của Hikino và cộng sự hay nghiên cứu của Min và
cộng sự [14,15], Các nghiên cứu này cho thấy Linh chi có những thành phần chủ yếu
như: polysaccharide, triterpenoid, polysaccharide-protein, polysaccharide-peptide.
Các thành phần trên đều đã được chứng minh là những thành phần chính để chống

ung thư, ngăn chặn các rối loạn phân chia của tổ chức mô, tế bào. Các nhà nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng, với các thành phần polysaccharide và các dẫn xuất của nó được chiết
xuất bằng nước nóng có thể ức chế sự phát triển của khối u bằng cách tác động vào hệ
miễn dịch. Dịch chiết của nấm Linh chi còn làm giảm huyết áp thông qua con đường
làm bất hoạt các gốc tự do thừa như hydroxyl hay Superoxide. Trong các thành phần
hợp chất tự nhiên của Linh chi Ganoderma lucidum thì thành phần peptide (GLP) có

tác dụng ức chế và loại bỏ các gốc tự do của ROS tạo ra trong cơ thể người là mạnh
nhất. Vì vậy GLP có thể là nhân tố đầy hứa hẹn để giảm sự phá huỷ do oxi hoá của
các phán tử sinh học bằng cách điều chỉnh ảnh hưởng của các chất oxi hoá này. Nó
cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chính các tác nhân gây xơ vữa động mạch

10


và các bệnh về tim mạch khác [13]. Các nghiên cứu khác [5] đã khẳng định rằng
những hợp chất tự nhiên của Ganoderma lucidum có khả năng chống lại các tác nhân
gây đột biến như Nazide (NaN3), N-methyl-N-nitro-N-nitrosoguanidine (MNNG), 4nitro-o-phenylenediamine (NPD), benzo[a]-pyrene (B[a]P) rất điển hình trên đối
tượng Salmoueỉla typhimurium.
Với khả năng chống oxi hoá, kháng viêm, kháng khuẩn và chống các tác nhân
gây đột biến, nấm Linh chi Ganoderma lucidum đã được xếp vào hàng thảo dược có
tác dụng dược liệu cao. Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về các hợp chất tự
nhiên trong nấm Linh chi ngày càng được quan tâm hơn.


NG U Y Ê N LI Ệ U, PHƯƠ NG P H Á P N G H I Ê N c ứ u
1. Nguyên liệu

Nấm Linh Chi Ganoderma lucidum - ký hiệu GAL được lấy từ phòng Giống
nấm gốc của Trung tàm Công nghệ sinh học - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Mẫu sinh
khối sợi được thu hoạch và nghiên cứu ngay sau khi nuôi cấy được 15-20 ngày [3].
Chủng vi sinh vật: Bơcillus subtỉlis và Escherichia coli được cung cấp bởi Bộ
môn Vi sinh - Khoa Sinh học.
Chuột nhắt trắng thuần chủng 20 ± 2 gram/con được cung cấp tại Viện vệ sinh
dịch tễ TW. Sau đó nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm từ 10 đến 14 ngày trước
khi làm thí nghiệm.
2. C ác hoá chất


Glucose, NaCl, Tryptone, agar, muối Nazide của hãng Merk. Muối KC1, muối
Mohr, axit ascobic của Merk, DEAE-dextran, axít Thiobarbituric, TCA của hãng
Sigma. Các hoá chất khác đều đạt độ tinh sạch dùng cho các thí nghiệm phân tích.
3. Dụng cụ

Dụng cụ chính dùng cho nghiên cứu bao gồm máy ly tâm Kubota (Nhật),
Eppendoft (Đức), pH met Inolab 720 của Đức , máy đo quang phổ Jenway 6305 của
Anh, tủ cấy Telstar AV-100 của Tây Ban Nha, cân phân tích Prescia 310M của Thuỵ
Điển, máy trộn voltex Kika của Đức.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nuôi cấy nấm Linh chi Ganoderma ỉucidum
Chuẩn bị môi trường lỏng (Glucose + dịch chiết khoai tây), cấy giống thạch
nghiêng để ở điều kiện nhiệt độ phòng (24 - 26°C), thu sinh khối sau 1 5 - 2 0 ngày
[ 1, 2].
4.2 Phương pháp tách cliỉết
Mẫu nấm Linh chi thu hái được sấy khô, sau đó đem nghiền bằng máy xay.
I
Bột Linh chi được ngâm trong cồn 70° theo tỷ lệ 1:7. Dịch chiết Linh chi được cô cạn
I .

và bảo quản trong lạnh để dùng cho các thí nghiệm tiếp theo [6],


4.3 Thí nghiệm chống viêm thực nghiệm
Đối tượng thí nghiệm: chuột nhắt trắng thuần chủng (20 ± 2 gram/con) được
nuôi trong phòng thí nghiệm từ 10 - 14 ngày trước khi làm thí nghiệm. Mỗi thí
nghiệm chia làm 3 lô: lô 1 (đối chứng: chuột được nuôi bình thường), lô 2 (kiểm tra:
chuột chỉ bị gây viêm thực nghiệm), lô 3 (thí nghiệm: chuột bị gây viêm thực nghiệm

và được xử lý bởi dịch chiết Linh chi). Số chuột ở mỗi lô trung bình là 5 con/lô. Sử
dụng DEAE-dextran 5% là chất gây phù nề cấp ở gan bàn chân chuột.
Đánh giá tác dụng chống viêm [6]: đo thể tích chân chuột trước và sau khi xử
lý bằng dịch chiết Linh chi qua đường uống và tiêm. Xác định sự khác biệt giữa lô
đối chứng và lô thí nghiệm. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm của dịch chiết
nấm Linh chi Ganoderma lucidưm được tính theo công thức

xioo

p,c

Trong đó:. P0: thể tích chân chuột được xử lý bằng dịch chiết Linh chi sau 3h
pt: thể tích chân chuột được đo ngay sau khi tiêm DEAE-dextran 5%
Pc: thể tích chân chuột ở lô đối chứng (bình thường)
4.4

Đánh giá hoạt tính chống oxi hoá thông qua ảnh liưỏng tới quá trình

peroxit hoá lipit đối với gan chuột
Dựa theo phương pháp của Ohkavva và cộng sự [16], trong quá trình peroxit
hoá lipit xảy ra phản ứng của các dạng oxy hoạt động với các chất hữu cơ trong cơ
thể, chủ yếu là các axít béo chưa no ở các tổ chức màng. Sản phẩm của quá trình này
là các diandehyt malonic (DAM) hoặc các dạng ankan (etan, pentan...). Xác định
lượng sản phẩm hình thành nhiều hay ít để đánh giá quá trình peroxit hoá lipit mạnh
l '. : .
hay yếu và có thể suy ra sự tương quan giữa các dạng oxi hoạt động và các chất
chống oxi hoá trong cơ thể tăng hay giảm.
Cho gan chuột dạng huyền phù kết hợp với axít thiobarbituric để tạo phức
hổng với độ hấp thụ cực đại ở bước sóng Ằmax=532nrn. Đo cường độ màu của phức ở
bước sóng này sẽ suy ra lượng


D

A

M

có trong mẫu. Hoạt tính chống oxi hoá của dịch

chiết nấm Linh chi được đánh giá bằng tỷ lệ %

D

A

M

giảm đi

khi so sánh với mẫu đối chứng không có dịch chiết. Lượng

D

A

mẫu có nấm Linh chi



M


được tính theo công

thức sau:
13


e.l

Trong đó:

4.5

C: số mol

D: mật độ quang

1: chiều dày cuvet

8: hệ số tắt mol (1,56.10"5M cm'1)

Phương pháp đánh giá khả năng bảo vệ vi sinh vật khỏi các tác nhân gây

ức ch ế sinh trưởng của dịch chiết nấm Linh chi i 6]
NaN3 hoà tan trong nước được sử dụng làm tác nhân gây ức chế sinh trưởng
các chủng vi khuẩn như E. coỉi và B. subtilis nuôi trong môi trường dinh dưỡng tối
thiểu. Các chủng vi khuẩn này được nuôi cấy trong các nồng độ khác nhau của dịch
chiết nấm Linh chi từ 1 đến 5 mg/ml. Sử dụng 0.02 ml NaN3 nồng độ 0.01 mM làm
tác nhân gây ức chế sinh trưởng. Đánh giá sự phát triển của vi khuẩn dưới tác dụng
bảo vệ của dịch chiết nấm Linh chi được sử dụng theo cách đếm khuẩn lạc phục hồi

sinh trưởng theo công thức:

Trong đó:

Rp số khuẩn lạc trung bình ở đĩa chỉ có NaN3
R2: số khuẩn lạc trung bình ở đĩa có NaN3 và dịch chiết nấm Linh chi
SR: số khuẩn lạc trung bình ở đĩa chỉ có dịch chiết nấm Linh chi

Các thí nghiệm được lặp lại từ 3 - 5 lần.

14


KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

1. Nuòi cấy và thu sinh khối sợi nấm Linh chi Ganoderma lucidum
Môi trường lỏng tối thiểu có thể dùng cho nuôi cấy nấm Ganoderma lucidum
(GAL) gồm có : Glucose - 20g, khoai tây 3()0g, nước cất 1 lít, pH 7,0 - 7,5. Khử
trùng môi trường ở 1,2 at trong 20 phút sau đó đem cấy giống thạch nghiêng vào môi
trường. Hệ sợi của nấm
26

-

GAL phát triển thích hợp trong phòng thí nghiệm ở

28° c .

H ì n h l : H ệ sợi n ấ m Linh chi G anoderm a lucidum


Sau 18 - 24 giờ cấy, hệ sợi bắt đầu phát triển trên môi trường nuối cấy lỏng.
Chủng Ganoderma lucidum (GAL) có tốc độ sợi mọc từ 150 - 200 ịim/h. Nấm Linh
Chi tuy mọc chậm song hệ sợi rất dày đặc và phân nhánh mạnh. Thường sau 15 —20
ngày nuôi cấy phần sợi già hắt đầu ngả vàng và mầm thể quả có thể sẽ xuất hiện.

2.

Tách chiết cao nấm từ sinh khôi sợi của nấm Linh chi Ganoderma

lucidum
Sinh khối nấm GAL được thu hoạch, rửa nhiều lần trong nước cất. Sinh khối
nấm GAL đem sấy khô, sau đó được nghiền nhỏ thành dạng bột mịn dùng để chiết
xuất. Sử lý bột nấm GAL với dung dịch ethanol 70° trong 24 - 48 giờ. Sau đó quá
trình chiết rút được tiến hành theo sơ đồ sau:

15


o

o
£

Thu nhận sinh khối

Máy nghiền G. iucidum

G. lucidum

Ngâm bột G. Iucidum

trong ethanol 70°

I

Cao nấm G. lucidum

Hệ thống chưng cát

Chiết rút dịch nấm

dịch chiết 6. lucidum

G. lucidum

H ình 2: Sơ đ ồ lách chiết cao nấm G anoderm a lucidum

Sản phẩm cuối cùng của quá trình chiết rút cao nấm GAL sẽ được giữ và hảo
quản ở nhiệt độ

3.

4°c.

Dùng cao nấm GAL này trong các thí nghiệm tiếp theo.

Đánh giá khả năng chống viêm thực nghiệm của nấm GAL đối với động

vật thực nghiệm
Trong thí nghiệm chúng tôi lấy chuột nhắt trắng thuần chủng làm đối tượng
nghiên cứu. Chuột nhắt trắng cân nặng trung hình từ 20 ± 2 gram/con, được nuôi

dưỡng trong điều kiện phòng thí nghiệm theo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Chúng
tôi dùng dịch DEAE-Dextran 5% làm chất xúc tác gây phản ứng phù nề cấp ở gan hàn
chân chuột (Hình 3).

16


Hình 3: Gây viêm chân chuột bằng DEAE-Dcxtran 5%
Để tiến hành thí nghiệm này, trước hết chúng tôi phải xác định được thời gian
tối ưu gây viêm phù nể cấp của DEAE-Dextran 5% đối với chuột nhắt trắng. Tiến
hành đo thể tích chân chuột trước khi xử lý DEAE-Dextran 5%. Sau đó đo thể tích
chân chuột sau khi tiêm DEAE-Dextran 5% có các kết quả ghi ở hảng ].
Bảng 1: Tác dụng gây viêm cấp của DEAE-Dextran 5% với chân chuột
Thời gian

0’

30’

60’

90’

120’

150’

180’ 210’ 240’

24h


0.38

0.38

0.42

0.58

0.70

0.70

0.69

0.65

0.58

Thể tích
chân chuột

0.70

(ml)

Dịch chiết nấm Linh chi (GAL) sau khi được chiết rút dùng làm thí nghiệm ở
3 nồng độ 50 mg/ml, 100 mg/ml, 200 mg/ml. Chuột nhắt trắng được nuôi ở điều kiện
phòng thí nghiệm, sau 12 đến 14 ngày phát triển bình thường được bắt và chia lô làm
thí nghiệm, mỗi lô gồm 5 con phân theo giới.

- Lô 1: Lô đối chứng chuột nuôi bình thường, chân khổng bị sưng phù do
DEAE-Dextran 5%.
- Lô 2: Chân chuột bị tiêm 0.03 ml DEAE-Dextran 5% và được xử lí tiêm 0,03
ml GAL với cac nồng độ khác nhau.
'-M I H O C Q U Ố C G IA HA
Ĩ P U N G T Á M T H Ô N G TIN ÍH Ư V IÊ N


- Lô 3: Chân chuột bị tiêm 0.03 ml DEAE-Dextran 5% và được xử lí cho uống
0,1 ml GAL với các nồng độ khác nhau.
Kết quả đánh giá khả năng chống viêm chân chuột khi xử lý bằng cách tiêm
dịch chiết nấm Linh chi (GAL) được thể hiện ở bảng 2.
Bàng 2 : Tác dụng tiêm dịch chiết nấm Linh chi (GAL) chống viêm phù cấp

ở gan bàn chân chuột

Nồng độ dịch
chiết GAL

Thể tích chân
chuột đối
chứng (ml)

Thể tích chân

Thể tích chân

chuột sau khi

chuột sau 3h


% chống

tiêm Dextran

tiêm GAL

viêm

5% (ml)

(ml)

50mg/ml

0.426 ±0.02

0.526 ±0.02

0.434 ±0.02

78.4

lOOmg/ml

0.458 ±0.02

0.496 ±0.02

0.448 ±0.02


89.5

200mg/ml

0.426 ±0.02

0.514±0.02

0.494 ±0.02

95.3

Trong khi làm các thí nghiệm đánh giá khả năng chống viêm của dịch chiết
nấm GAL, bên cạnh việc tiêm trực tiếp vào chân chuột, chúng tôi còn tiến hành cho
chuột uống dịch chiết này. Kết quả được thể hiện ở bảng3.
Bảng 3: Tác dụng uống dịch chiết nấm Linh chi (GAL) chống viêm phù cấp

ở gan bàn chân chuột
Thể tích chân
Nồng độ

Thể tích chân

dịch chiết

chuột đối

nấm GAL


chứng (ml)

chuột sưng sau
khi tiêm Dextran

Thể tích chân

%

chuột sưng sau 3h

chống

uống GAL (ml)

viêm

5% (ml)
50mg/ml

0.412±0.02

0.500 + 0.02

0.410 + 0.02

78

lOOmg/ml


0.434 ±0.02

0.484 ±0.02

0.386±0.02

77.4

200mg/ml

0.364 ±0.02

0.518± 0.02

0.498 ±0.02

94.5

So sánh kết quả hiệu ứng nấm Linh chi khi cho uốns và tiêm trên đối tượng
động vật (chuột nhắt trắng) được trình bày ở hình 4.


100

95.3 94.5

90
80

78.4


78

70
-<■C

60

0

50

^

40

o

□ Tiêm
0 Uống

30
20
10

0
50 mg/ml

100 mg/ml


200 mg/ml

Nồng độ GAL

Hình 4: So sánh khả năng chống viêm thực nghiệm khi cho uống và tiêm dịch chiết
nấm GAL trên đối tượng chuột nhắt trắng
Kết quả trên cho thấy ở cả hai phương thức sử dụng dịch chiết nấm là tiêm và
uống đều có kết quả chống viêm cao. Qua các cách dùng dịch chiết nấm GAL đều
chứng tỏ rằng ngoài khả năng chống viêm, dịch chiết nấm Linh chi chưa có tác dụng
phụ nào đối với cơ thể chuột nhắt trắng như viêm nhiễm cấp do thuốc và bị sốc thuốc
do phản ứng của cơ thể. Điều đó chứng tỏ đã xác định được liều tiêm và uống cho
chuột nhắt trắng là phù hợp với thí nghiệm này.
Kết quả ở các bảng trên cho thấy tác dụng của dịch chiết rất tốt đối với chống
viêm cấp của chuột nhắt trắng. Trong khi đó ở lô đối chứng chuột bị viêm cấp và
không cho xử lí dịch chiết nấm Linh chi sau 24 giờ vẫn giữ nguyên tỷ lệ sưng như lúc
đầu (bảng 1)
4.

K h ả năng bảo vệ vi sinh vật của nấm L in h chi kh i sử dụng N a N 3 là chất

gây ức chê sinh trưởng

4.1.

Xúc định nồng độ dịch chiết nấm Linh chi có tác dụng kích thích sinh

trưởng đối với vi khuẩn.
Để đánh giá xác định nồng độ dịch chiết nấm Linh chi có tác dụng tốt cho sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nuôi cấy vi



khuẩn trong điểu kiện nuôi cấy lắc

ở nhiệt độ 37°c, trong môi trường dinh dưỡng có

bổ sung các nồng độ dịch chiết nấm GAL khác nhau.
Kết quả đo độ sinh trưởng ở các lô đối chứng và thí nghiệm được ghi nhận ử
bảng 4.
Bảng 4 : Ánh hưởng của dịch chiết nấm Linh chi lỏn tốc độ sinh trưởng
của vi khuẩn E. coli.
\

Lô TN
Đối chứng

Thời
gian

0.5 mg/ml

1 mg/ml

2 mg/ml

5 mg/ml

GAL

GAL


GAL

GAL

50’

0.067

0.086

0.093

0.134

0.227

80’

0.127

0.154

0.169

0.199

0.403

110’


0.220

0.239

0.253

0.321

0.416

130’

0.291

0.359

0.383

0.446

0.601

150’

0.507

0.489

0.503


0.618

0.739

Kếĩ quả trên cho thấy dịch chiết nấm Linh chi ở nồng độ thấp 5 mg/ml có khả
năng kích thích sự sinh trưởng của E. coli. So sánh đường cong sinh trưởng của lô thí
nghiệm 5 mg/ml với lô đối chứng là rất cao đươc thể hiện rõ nét ở hình 5.

Thời g ia n (phút)

Hình 5: So sánh đường cong sinh trưởng của E.coìi ở các nồng độ CiAL khác nhau.

20


×