Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tim hieu 1000 nam thang long ha noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.95 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG
BÀI TÌM HIỂU VỀ ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI
GIÁO VIÊN: DƯƠNG ĐỨC THANH
Câu 1: Đồng chí hãy trình bày vắn tắt lịch sử ra đời của một 1000 năm Thăng Long Hà
Nội ?
TRẢ LỜI:
Năm nay, 2010, cả nước cùng hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây
là một sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà.
Ngay từ thời vua Hùng dựng nước đến các bậc đế vương như An Dương Vương, Hai bà
Trung, Lý Nam Đế, Ngô Quyền đã chọn đất thuộc vùng Thăng Long - Hà Nội để đóng đô, xây
dựng nền độc lập.
Năm 1010, ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình)
ra thành Đại La, đổi tên thành Đại La là thành Thăng Long. Năm 2010 nhà Lý lập Văn Miếu
và đến năm 1075 mở khoa thi Nho học đầu tiên. Trong công cuộc phục hưng nền độc lập, nhà
Lý đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền tảng sự nghiệp văn hóa, giáo dục, đặt nền tảng cho
nền giáo dục đại học và nhiều ngành khoa học của nước nhà. Vào giai đoạn thịnh đạt của nhà
Lý, kinh đô Thăng Long đã thực sự trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất
và tiêu biểu cho cả nước.
Sau 215 năm cầm quyền, triều Lý lâm vào tình trạng suy yếu và năm 1226, nhà Trần thay
thế nhà Lý thiết lập lại trật tự chính trị, xã hội. Thăng Long thời Trần cơ bản vẫn giữ ranh giới
cũ, được quy hoạch lại thành 61 phường với dân số đông đúc hơn, tập trung trong khu vực dân
sự; Nho học được coi trọng và phát triển; chế độ khoa cử được tổ chức chặt chẽ; Khoa học
quân sự thời Trần được coi là yếu tố cấu thành văn hóa Đại Việt, tạo nên hào khí Đông A.
Kinh đô Thăng Long thời Trần là thành phố mở, hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều nước trên
thế giới.
Sau gần 500 năm giành được độc lập, đến nhà Hồ, nước ta lại bị phong kiến phương Bắc
đô hộ. Năm 1418, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Sau 9 năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn
đã giải phóng được các vùng từ Nam đến Bắc. Lê Lợi lên ngôi năm 1428 và đổi tên kinh đô
thành Đông Kinh. Thời Hậu Lê, kinh thành Thăng Long được quy hoạch và xây dựng theo quy
cách đế đô của quốc gia quân chủ tập quyền. Kinh thành được mở rộng sang phía Đông. Kiến


trúc kinh thành thời Lê đạt đến trình độ mực thước, hài hòa. Khu dân sự tiếp tục được phát
triển và quy hoạch lại gồm huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, mỗi huyện có 18 phường. Đông
Kinh lúc này đã có những phố chợ buôn bán tấp nập, nhiều phường thủ công nổi tiếng như:
Nghi Tàm, Thụy Chương, Yên Thái, Hàng Đào, Tranh Hàng Trống…Nước Đại Việt dưới
triều vua Lê Thánh Tông đã đạt tới đỉnh cao của một quốc gia phong kiến độc lập. Có thể nói
thời Lê, Mạc, Lê Trung Hưng tuy có những biến động về chính trị nhưng Thăng Long vẫn là
một thành thị - thương cảng sầm uất nhất cả nước vào loại lớn ở Châu Á.
Cuối năm 1788, Kinh đô và đất nước Đại Việt lại phải đương đầu với sự xâm lược của đế
chế Mãn Thanh. Vua Quang Trung lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn từ Huế tiến ra Bắc, giải
phóng Thăng Long. Ông đã cho tu sửa, đắp lại những nơi bị sụp đổ. Lịch sử triều Tây Sơn tuy
ngắn ngủi nhưng đã để lại những dấu ấn đậm nét trong trang sử Thăng Long – Hà Nội văn
hiến, anh hùng.
Năm 1831 vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội, Thăng Long được gọi là Hà Nội. Cuối thời
Nguyễn, trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, Hà Nội đã đứng lên kháng
chiến. Tuy nhiên sự nhu nhược của triều Nguyễn đã khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Mặc dù thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp, khủng bố tàn bạo nhưng vẫn không dập tắt
được phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội. Ngày 19/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân Hà Nội đã nổi dậy cướp chính quyền, giành độc lập. Tại Quốc hội lần thứ nhất năm
1946, Hà Nội được vinh dự được chọn làm thủ đô của cả nước trong kỷ nguyên mới.
Thời kỳ khánh chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân Hà Nội luôn ddaonf kết một lòng, khi
là trận tuyến, khi là hậu phương chi viện cho chiến trường, cùng cả nước đấu tranh thống nhất
nước nhà vào năm 1975. Tháng 4/1976, Hà Nội được Quốc hội chung của cả nước quyết định
la Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Hà
Nội dấy lên phong trào thi đua yêu nước với quyết tâm xây dựng Thủ đô “đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn”. Các công trình lớn như sân bay Nội Bài, cầu Thăng Long, cầu Đuống, cầu Chương
Dương, và nhiều khu cao tầng được xây dựng và đưa vào sử dụng. Một số ngành công nghiệp
điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí nông nghiệp, hóa chất được hình thành. Nông nghiệp cơ
giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kinh tế đối ngoại bắt đầu hình thành. Kinh tế
Thủ đô có những bước tiến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Những năm đầu thế kỷ 21, Hà Nội thay đổi từng ngày, trở thành một đô thị văn minh,

hiện đại. Năm 2008 Quốc hội có Nghi quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội.
Theo đó Hà Nội được mở rộng bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và
4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Đến nay, Hà Nội có diện tích 3.340 km2 với gần 6,5
triệu dân, 29 đươn vị huyện, quận, 577 xã phường, thị trấn.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh
tế và văn hóa của cả nước, là nơi kết tinh tinh hoa của dân tộc, hội tụ nhân tài của đất nước.
Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà
Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 2: Đồng chí hãy viết những cảm xúc suy nghĩ của mình về Đại lễ 1000 năm Thăng
Long Hà Nội ?
Năm 2010, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trong tâm thức của mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn được thể hiện một tình cảm tốt khi
nghĩ về vùng đất đã được chọn làm Kinh đô - Thủ đô từ ngàn năm trước.
Nhiều người đều thừa nhận rằng, hiếm thấy ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam lại có vị trí và
địa thế đẹp như ở đất Thăng long – Hà Nội. Đây là nơi tụ thuỷ, tụ nhân, nơi mà truyền thuyết
kể lại rằng có Rồng bay. Chính vì thế đất đẹp “trời cho” như thế, nên vào mùa thu năm 1010,
vua Lý Thái Tổ đã ban Chiếu dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về thành Đại La và đổi tên là
thành Thăng Long. Nhà vua chọn nơi đây làm kinh đô của nước Đại Việt, với ý nguyện mong
muốn xây dựng kinh đô cho muôn đời ngày càng phồn thịnh theo thế Rồng bay lên. Và quả
thật, tạo hoá đã ban tặng cho nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển văn hoá, kinh
tế, chính trị. Điều này đã được chứng minh trải qua mười thế kỷ.
Với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn luôn khẳng định
là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của nước Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội tới nay
sắp tròn ngàn năm tuổi. Trải qua nhiều triều đại, nơi đây đã tiếp nhận rất nhiều những giá trị
tinh tuý văn hoá của mọi vùng miền đất nước và xa hơn nữa là của bạn bè quốc tế năm châu.
Với bản lĩnh và những nét tài hoa của người Thăng Long - Hà Nội, nền văn hoá nơi đây đã
nhân lên những điều hay, xoá đi những điều dở, tạo nên một nền văn hoá có bản sắc riêng đầy
quyến rũ, đó là văn hoá “Tràng An”. Không chỉ những người sống ở Hà Nội, hay những người
yêu Thủ đô mới có tình cảm sâu sắc với Hà Nội, mà tất cả những ai đã từng đặt chân đến nơi
đây, hoặc đã nghe kể về lịch sử, về những đặc điểm rất riêng của Hà Nội, cũng như đã từng

tìm hiểu những nét hết sức tinh tế của con người Tràng an đều trân trọng những nét văn hoá
đẹp đến xiêu lòng ở vùng đất Thăng Long.
Chính những nét đẹp văn hoá cùng với những chiến công hiển hách của Thăng Long - Hà Nội
từ xưa đến nay, mà người Việt Nam mãi mãi không thể nào quên câu thơ đầy cảm xúc “Từ
thuở mang gươm đi mở cõi/ Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” của tướng quân Huỳnh
Văn Nghệ đã đi vào tâm thức của mỗi người. Điều mà mỗi chúng ta chia sẻ cùng với tác giả là
nỗi nhớ nhớ Hồ Gươm, nhớ tháp Rùa, tháp Bút, đó là những biểu tượng đặc trưng cho văn hóa
và tâm linh của người Hà Nội. Không những thế, Thăng Long – Hà Nội từ ngàn năm nay đã
sản sinh ra biết bao văn nhân, sĩ phu và nhân tài cho đất nước. Cho đến tận bây giờ, Hà Nội
vẫn là nơi quy tụ những anh tài tuấn kiệt từ khắp bốn phương để cùng với nhân dân cả nước
vững bước trên con đường hội nhập.
Có thể nói, Hà Nội với bao giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá mà các bậc tiền nhân
để lại, xứng đáng là trung tâm văn hoá của Việt Nam. Thủ đô Hà Nội - trái tim của đất nước,
thành phố vì hoà bình đã được biết đến với những tinh hoa được chắt lọc từ văn hoá ngàn
năm, từ muôn phương kết tụ. Là đất Kinh đô ngàn năm văn hiến, văn hoá Hà Nội là nơi hội tụ
và kết tinh biết bao những giá trị văn hoá tinh hoa của mọi miền Tổ quốc. Cùng với sự tiếp
biến văn hoá của bốn phương, hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng đất này
ngày càng được làm giàu thêm, làm cho văn hoá nơi đây càng thêm phong phú, đa dạng,
nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá đất Tràng An. Tinh hoa văn hoá của đất Kinh kỳ được
biểu hiện qua những di sản văn hoá, nó phản ánh một cách chân thực truyền thống sinh hoạt
của người Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. /.

×