Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.85 KB, 15 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN
TRỊ DOANH NGHIỆP
I-/ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ:
Quản lý doanh nghiệp là một khoa học có vai trò quan trọng với sự phát
triển của doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đa số
các nhà khoa học và quản lý đều thống nhất “quản lý là sự tác động có chủ đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được một một mục tiêu
chung của tổ chức. Trong hoạt động quản lý người ta sử dụng hàng loạt các
công cụ như: phân tích thông tin kinh tế, kế hoạch, định mức, thống kê, phân
tích kinh doanh, các phương pháp và nguyên tắc sao cho phù hợp với môi
trường bên trong và bên ngoài tổ chức.
Quản lý là toàn bộ các hoạt động nhằm tác động đến hành vi có ý thức
của con người sao cho phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển xã
hội. Quản lý là sự lãnh đạo của con người hướng vào sự hợp tác có kế hoạch
của các thành viên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của xã hội. Trước
hết trong lĩnh vực chuẩn bị, tiến hành thực hiện sản xuất kinh doanh. Như vậy,
quản lý trước hết là sự tác động đến con người, thông qua con người để tác
động đến yếu tố vật chất nhằm đạt tới mục tiêu chung đề ra của tổ chức.
Nhiệm vụ phức tạp của quản lý doanh nghiệp là sự bố trí, sắp xếp phân
chia công việc cho từng cá nhân sao cho phù hợp với trình độ sở thích, khả
năng của họ mà vẫn đảm bảo thống nhất các thành viên trong hoạt động theo
mục đích chung, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục,
đều đặn trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả các yếu tố vật chất - Đây chính là
chức năng tổ chức của hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Ngày nay người ta xem quản lý có chức năng là dự đoán, tổ chức, phối
hợp, chỉ huy và kiểm tra, trong đó chức năng tổ chức là quan trọng nhất vì nó
là quá trình triển khai lý tưởng thành hiện thực.
Trong nền kinh tế thị trường người ta thường đề cập tới cụm từ “quản trị”
và “quản trị doanh nghiệp” nhằm nói đến quá trình điều hành sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp thay cho cụm từ “quản lý” mang tầm cỡ vĩ mô. Thực
chất “quản trị cũng là quá trình tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối


tượng bị quản trị nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức. Quản trị cũng có chức
năng, phương pháp, nguyên tắc cơ bản như hoạt động quản lý nhưng được áp
dung ở tầm vĩ mô. Hoạt động quản trị bao gồm các yếu tố: phải có chủ thể quản
trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một đối tượng bị quản trị; phải có mục
tiêu đề ra cho cả chủ thể và đối tượng quản trị. Quản trị kinh doanh là quá trình
tác động liên tục, có tổ chức, có chủ hướng của chủ doanh nghiệp lên tập thể
những người lao động trong doanh nghiệp, Sử dụng một cách tốt nhất mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo
đúng pháp luật và thông lệ của thị trường.
II-/ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP:
1-/ Khái niệm tổ chức và cơ cấu tổ chức.
a. Khái niệm tổ chức:
Như phần trên đã nêu, tổ chức là một chức năng cơ bản của quản lý nói
chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Quá trình tổ chức thực hiện là sự nối
liền giữa chức năng hoạch định với các chức năng khác của hoạt động quản
trị, nó làm nhiệm vụ biến kế hoạch thành hiện thực thông qua sự sắp xếp, bố
trí, phân công gông việc cho từng cá nhân trong đơn vị. Mỗi cá nhân có quyền
hạn và trách nhiệm nhất định và có các thông tin, công cụ cần thiết để thực
hiện công việc được giao, qua đó mỗi cá nhân đều xác định được vai trò của
mình trong tổ chức. Trong một doanh nghiệp nó bao gồm tập thể người lao
động và các yếu tố vật chất kỹ thuật vì vậy cũng có nhiều vai trò khác nhau, để
các vai trò hỗ trợ nhau một cách có hiệu quả, chúng được sắp xếp, bố trí theo
một trật tự hướng đích.
Tổ chức là sự liên kết giữa các cá nhân, những quá trình, những hoạt
động trong hệ thống để thực hiện mục tiêu hoạt động đã đề ra của hệ thống
dựa trên cơ sở các nguyên tắc, quy định nhất định.
Từ khái niệm trên ta có thể rút ra một số đặc trưng của tổ chức:
Một nhóm người cùng hoạt động với nhau.
Có mục tiêu chung. Mục tiêu trong tương lai cần đạt được và với mỗi một
tổ chức thường có nhiều mục tiêu khác nhau

Được quản trị theo các thể chế, nguyên tắc nhất định. Các thể chế, nguyên
tắc được xem như các chuẩn mực, tiêu chuẩn cần thiết để quản trị điều hành
tổ chức một cách có trật tự trong quá trình thực hiện các mục tiêu.
b. Khái niệm về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là quá trình tồn tại của tổ chức, biểu thị sự sắp xếp theo
một trật tự nhất định nào đó các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ
giữa chúng.
2-/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.
a. Khái niệm:
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp (cơ cấu tổ chức quả trị) là tổng hợp
các bộ phận khác nhau có một mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên
môn hoá, được giao trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo
từng cấp nhằm thực hiện các chức năng của quản lý doanh nghiệp.
b. Ý nghĩa của cơ cấu quản trị:
Cơ cấu tổ chức quản trị là hình thức phân công lao động trong lĩnh vực
quản trị, nó tác động đến quá trình hoạt động của bộ máy quản trị. Cơ cấu tổ
chức quản trị một mặt phản ánh cơ cấu sản xuất, một mặt nó tác động tích cực
trở lại việc phát triển sản xuất, cơ cấu tổ chức cho phép chúng ta tổ chức và
thực hiện sử dụng hợp lý các nguồn nhân lực, nó cũng cho phép ta xác định
mối tương quan giữa công việc cụ thể với những trách nhiệm, quyền hạn gắn
liền với những cá nhân, phân hệ của cơ cấu. Nó trợ giúp việc định ra quyết
định bởi thông tin rõ ràng.
Một cơ cấu tổ chức phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh
nghiệp và phù hợp với môi trường kinh doanh linh hoạt, dễ thích ứng với sự
thay đổi của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó sẽ tồn tại,
có tác động tích cực đến hoạt động của toàn doanh nghiệp. Ngược lại, một cơ
cấu cồng kềnh, kém linh hoạt, hoạt động trì trệ sẽ có tác động tiêu cực đến kết
quả hoạt động của toàn doanh nghiệp và nó phải được thay thế bằng bộ máy
linh hoạt hơn, gọn nhẹ hơn.
3-/ Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức quản trị doanh nghiệp:

Ta thấy rằng cơ cấu tổ chức quản trị được hình thành từ các bộ phận và
các cấp quản lý. Hiện có rất nhiều hình thức tổ chức quản lý khác nhau. Mỗi
kiểu cơ cấu tổ chức đều chứa đựng những ưu nhược điểm nhất định và nó
luôn mang tính động, dễ dàng thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của đối
tượng quản lý.
* Cơ cấu tổ chức không ổn định:
Đây là một loại cơ cấu tổ chức quản lý không có mô hình cụ thể. Nó phù
hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ mới thanh lập, ít nhân viên.
* Cơ cấu trực tuyến :
Dựa trên nguyên tắc thống nhất chỉ huy, người thừa hành chỉ nhận và thi
hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp và người phụ trách chỉ
chịu trách nhiệm hoàn toàn về cấp dưới của mình. Như vậy mối quan hệ giưa
các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu trực tuyến
Lãnh đạo
Lãnh đạo tuyến A
Lãnh đạo tuyến B
Đơn vị 1
Đơn vị 2
.........
Đơn vị n
...........
Ưu điểm:
Đơn giản, rõ ràng do thống nhất chỉ huy.
Tách biệt rõ ràng các trách nhiệm.
Giải quyết hậu quả các mâu thuẫn.
Kiểu cơ cấu này thích hợp với chế độ một thủ trưởng, tăng cường trách
nhiệm cá nhân, tránh tình trạng người thi hành những chỉ thị khác nhau.
Nhược điểm:
Thủ trưởng phaỉ có kiến thức toàn diện, phải thuộc nhiều lĩnh vực.

Ngăn cách và thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận.
Thiếu linh hoạt sáng tạo, nguy cơ xuất hiện quan liêu.
* Cơ cấu chức năng:
Cơ cấu này lần đầu tiên do Frederie W. Taylor đề xướng và áp dụng trong
chế độ đốc công chức năng.Theo cơ cấu này: “ Mỗi vị trí một người, mỗi người
một vị trí” Kiểu cơ cấu này cho phép các phòng chức năng có quyền ra các
mệnh lệnh và các vấn đề liên quan đến chuyên môn của họ cho các phân
xưởng, các bộ phận sản xuất.
Sơ đồ 2: Cơ cấu chức năng.
Lãnh đạo
Chức năng A
Chức năng Z
Bộ phận sản xuất 1
Bộ phận sản xuất n
Bộ phận sản xuất 2
Ưu điểm:
Thu hút được chuyên gia vào công tác lãnh đạo.
Giải quyết vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn.
Giảm bớt gánh nặng cho cán bộ chỉ huy chung của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Vi phạm chế độ một thủ trưởng.
Nảy sinh thái độ thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật.
Cùng một lúc phải nhận và thi hành mệnh lệnh của nhiều người phụ
trách.
* Cơ cấu trực tuyến chức năng:
Cơ cấu được hình thành: bên cạnh hệ thống chỉ huy trực tuyến có các bộ
phận tham mưu giúp sức bao gồm các phòng chức năng, các chuyên gia, hội
đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp. Thủ trưởng
là người ra quyết định cuối cùng để áp dụng biện pháp.
Sơ đồ 3: Cơ cấu trực tuyến chức năng.

Lãnh đạo
Bộ phận sản xuất 2
Chức năng B
Bộ phận sản xuất 1
Chức năng C
Chức năng D
Chức năng A
Bộ phận sản xuất 3
Bộ phận sản xuất n
Ưu điểm:
Đảm bảo phát huy vai trò của hệ thống chỉ huy trực tuyến và vai trò tham
mưu.
Quản lý đồng thời dài hạn và ngắn hạn.
Nhược điểm:
Đòi hỏi việc xây dựng và xác định rõ ràng giữa quyền chỉ huy và quyền tham
mưu.
Đòi hỏi trình độ cán bộ quản lý cao.
* Cơ cấu trực tuyến tham mưu:
Thực chất đây là cơ cấu trực tuyến mở rộng, vẫn mang đặc điểm cơ bản
của cơ cấu trực tuyến nhưng lãnh đạo đã có thêm hệ thống tham mưu, giúp
việc.
Sơ đồ 4: Cấu trúc trực tuyến tham mưu.
Lãnh đạo doanh nghiệp
Tham mưu

×