Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài hình sự tình huống Thắng (22 tuổi, trú huyện Khoái Châu, Hưng Yên) là tài xế xe tải, có xích mích với phụ lái là Toán (37 tuổi, cùng quê)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.16 KB, 10 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của nhà
nước để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo
vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, bảo đảm cho công dân được sống trong môi trường xã hội lành mạnh.
Đặc biệt, pháp luật hình sự Việt Nam luôn luôn chú trọng bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của con người. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội hiện nay cho thấy, cùng với
sự phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn thời kì kinh tế nước ta hội nhập với
kinh tế thế giới thì các loại tội phạm nói chung cũng như cũng như tội giết người
nói riêng càng trở nên phức tạp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
phòng chống tội phạm, dựa trên kiến thức về lí luận, thực tiễn và để đi sâu tìm hiểu
rõ hơn về vấn đề này, em đã mạnh dạn chọn đề tài số 3 làm bài tập lớn học kì môn
Luật hình sự Việt Nam.
Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tình huống:
Thắng (22 tuổi, trú huyện Khoái Châu, Hưng Yên) là tài xế xe tải, có xích
mích với phụ lái là Toán (37 tuổi, cùng quê). Ngày 26/10/2011, khi xe đến địa phận
Thanh Hóa thì Thắng và Toán cãi nhau gay gắt. Thắng đuổi Toán xuống xe, Toán
đuổi theo và bám vào cửa xe (phía bên Thắng đang cầm lái). Thắng xô mạnh cửa xe
làm Toán ngã xuống đường, Toán bị xe cán qua người.
Chạy thêm chừng 300 m, Thắng bỏ xe, chạy trốn. Toán bị dập nát hai chân và
chết. Tội phạm mà Thắng đã thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS.


I, Cấu thành tội phạm được quy định tại Khoản 2 điều 93 BLHS là
CTTP cơ bản tăng nặng hay giảm nhẹ của tội giết người ? Tại sao
Cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 2 điều 93 của BLHS là cấu
thành tội phạm cơ bản của tội giết người.


Khoản 2 điều 93 BLHS quy định:
“Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.
Sở dĩ có thể khẳng định như trên vì:
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì cấu thành tội phạm cơ bản là
tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho từng loại tội phạm cụ thể được
quy định trong luật, nó vừa phản ánh được đầy đủ tính nguy hiểm của một loại tội
phạm vừa cho phép phân biệt giữa loại tội phạm này với loại tội phạm khác.
Cấu thành tội phạm cơ bản của hành vi giết người được hiểu là hành vi tước
đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật . Tức là hành vi này đã
mang đầy đủ dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng của tội giết người, phản ánh được đầy
đủ tính nguy hiểm của tội phạm, đồng thời cũng phân biệt nó với tội phạm khác.
Từ đó ta có thể thấy khoản 2 điều 93 BLHS là cấu thành tội phạm cơ bản
của tội giết người, bởi cấu thành tội phạm ở khoản 2 điều 93 BLHS chỉ có một dấu
hiệu duy nhất đó là giết người ( tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái
pháp luật ) chứ không thấy xuất hiện bất cứ một dấu hiệu phản ánh những tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự một cách đáng kể.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1điều 93 BLHS thì chúng ta có thể thấy
được ngoài những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản thì còn có các dấu hiệu


tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách đáng kể như: giết nhiều người, giết trẻ em,
giết phụ nữ mà biết là có thai... như vậy khoản 1 chính là cấu thành tội phạm tăng
nặng vì cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà trong đó mô tả
những trường hợp phải tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách đáng kể so với
trường hợp bình thường của một loại tội. Đó là tổng hợp những dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cơ bản với dấu hiệu phản ánh những tình tiết tăng nặng TNHS một
cách đáng kể.
Bên cạnh đó khung hình phạt cao nhất tại khoản 2 điều 93 của BLHS là 15
năm tù, trong khi đó khung hình phạt cao nhất tại khoản 1 lại là tử hình, từ đó cho

thấy các nhà làm luật đã thiết kế điều 93 của BLHS về tội giết người tương đối đặc
biệt hơn so với các điều luật khác trong phần tội phạm. Theo đó nếu như không có
16 tình tiết tăng nặng tại các điểm từ a đến điểm q của khoản 1 thì người phạm tội
chỉ bị xử phạt theo khoản 2 điểu 93 của BLHS.
Do đó, ta có thể khẳng định rằng, khoản 2 điều 93 BLHS là cấu thành tội
phạm cơ bản của tội giết người
II, Lỗi của thắng trong trường hợp này là gì? Tại sao
Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu qủa do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý
Lỗi của Thắng trong trường hợp này được xác định là lỗi cố ý gián tiếp. Vì:
Theo khoản 2 điều 9 của BLHS quy định : “ Người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi
đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra”.


Phân tích định nghĩa này, ta có thể rút ra được những dấu hiệu sau của lỗi cố
ý gián tiếp như sau:
Thứ nhất, xét về lí trí:
Người thực hiện lỗi cố ý gián tiếp đều nhận thức được rõ hành vi của mình
là gây ra nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hành vi đó của mình có thể gây ra
hậu qủa nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi phạm tội trong cố ý gián
tiếp thì việc nhận thức hậu quả xảy ra chỉ ở dạng phán đoán, có nghĩa là hậu quả có
thể xảy ra hoặc cũng có thể nó sẽ không xảy ra.
Trong trường hợp này, Toán đuổi theo và bám vào cửa xe trong khi phía bên
trong xe thì Thắng vẫn đang cầm lái, sau đó Thắng xô mạnh cửa xe làm Toán ngã
xuống đường, hành vi xô mạnh cửa xe làm Toán ngã xuống đường bản thân Thắng
biết được hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho Toán, thậm chí có thể gây
ra chết người đối với Toán, nhưng việc có thể gây ra chết người đối với Toán thì

chỉ nằm trong phán đoán của Thắng, tức là Thắng không chắc chắn hậu quả là Toán
sẽ bị xe cán qua người dập nát hai chân và chết mà chỉ phán đoán rằng có thể là
Toán sẽ bị xe cán qua người và chết hoặc cũng có thể là không.
Thứ hai, xét về mặt ý chí:
Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thì ý
thức phạm tội luôn ở trạng thái muốn ra sao cũng được, hậu quả thế nào cũng chấp
nhận. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không phù
hợp với mục đích của họ, người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
là nhằm mục đích khác, vì vậy để đạt được mục đích này mà người phạm tội tuy
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình mà họ đã thấy trước. Chính vì lẽ đó mà yếu tố “ mong muốn
” hoặc “ không mong muốn ” cho hậu quả xảy ra là điểm khác nhau cơ bản, rõ nét


về mặt ý chí của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với
lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Theo đó thì ở lỗi cố ý gián tiếp người
phạm tội luôn ở trạng thái tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng có ý
thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, hậu quả có xảy ra hay không đều không có ý
nghĩa gì, không xảy ra cũng được và nếu có xảy ra thì cũng chấp nhận.
Như vậy, ở trường hợp trên Thắng đã xô mạnh cửa xe làm Toán ngã xuống
đường, khi xô mạnh như vậy, Thắng nhận thức được rằng hành vi xô mạnh cửa xe
là rất nguy hiểm và có thể làm cho Toán chết. Nhưng do bực tức vì cãi nhau trước
đó nên Thắng vẫn cứ xô mạnh cửa xe muốn như thế nào cũng được, hậu quả có
xảy ra như thế nào thì Thắng cũng chấp nhận, mặc dù không muốn Toán chết
nhưng nếu mà Toán có chết thì Thắng cũng chấp nhận hậu quả đó.
Từ những căn cứ trên, ta có thể khẳng định rằng lỗi của Thắng trong trường
hợp này là lỗi cố ý gián tiếp.
III, Phát biểu sau đây về vụ án đúng hay sai? Hãy giải thích: Nếu thắng
không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất đề khai báo thì sẽ được
coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Phát biểu trên là sai, vì:
Theo quy định tại điều 19 của BLHS thì : “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn
cản.Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một
tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Trong trường hợp này, không thể coi việc Thắng không bỏ trốn mà đến ngay
cơ quan công an gần nhất đề khai báo thì sẽ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt


việc phạm tội, bởi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là tự mình không
thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản, nhưng ở đây, Thắng đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là xô mạnh cửa xe làm Toán ngã, không
có những hành vi nào để cứu giúp anh Toán, mặc dù không mong muốn Toán chết
nhưng Thắng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra và hậu quả thực tế cũng đã xảy ra là
Toán bị xe cán qua người dập nát hai chân và chết, tội phạm của Thắng đã hoàn
thành khi gây ra cái chết cho Toán, chính vì vậy không thể đặt ra việc tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội ở trong trường hợp này.
Bên cạnh đó để được coi là tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội thì người
phạm tội phải thỏa mãn được những dấu hiệu sau:
Một là , Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy khi tội phạm
đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
Khi tội phạm đã hoàn thành thì cũng không thể có tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội, ở đây tội phạm hoàn thành được hiểu “là trường hợp hành vi phạm
tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP” . Khi đó hành vi phạm
tội đã có đầy đủ những đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm đã thực hiện. Do vậy việc dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm tại thời
điểm này không làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực
hiện. Trường hợp trên của Thắng là trường hợp tội phạm đã hoàn thành bởi vì,
hành vi xô mạnh cửa xe làm Toán ngã đã có những đặc điểm thể hiện tính chất

nguy hiểm cho xã hội, cùng với đó là hậu quả của hành vi đó đã xảy ra là làm Toán
bị xe cán qua người, dập nát hai chân và chết, mặc dù Thắng không mong muốn
Toán chết nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra, do vậy việc Thắng có
dừng lại, không bỏ trốn và đến ngay cơ quan công an gần nhất đề khai báo cũng
không thể làm thay đổi được tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả thực tế là


việc dẫn đến Toán bị xe cán qua người, dập nát hai chân và chết. Như vậy hành vi
trên của Thắng không thỏa mãn được dấu hiệu này.
Hai là, Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và
dứt khoát
Như đã nói ở trên, tội giết người của Thắng là tội phạm đã hoàn thành, do
vậy không thể có thêm dấu hiệu là chấm dứt việc thực hiện tội phạm trong trường
hợp người phạm tội tin rằng hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện
tiếp tội phạm, bởi trong trường hợp này thì tội phạm của Thắng là tội giết người đã
hoàn thành nên không đặt ra vấn đề là thực hiện tiếp tội phạm. Việc Thắng không
bỏ trốn mà đến cơ quan công an gần nhất đẻ khai báo ở đây chỉ được coi là sự tự
thú và sẽ được hưởng sự khoan hồng từ pháp luật bởi hành vi của Thắng đã thỏa
mãn những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội giết người và
trên thực tế là hậu quả gây ra cái chết cho Toán cũng đã xảy ra. Do vậy, ở dấu hiệu
này thì hành vi của Thắng cũng không thỏa mãn.
Từ những lập luận trên thì việc Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan
công an gần nhất đề khai báo không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội, hành vi đó của Thắng chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự được quy định tại điểm o khoản 1 điều 46 BLHS : “ Người phạm tội tự thú” khi
Thắng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm trên.
IV, Giả sử Thắng đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt 2 năm tù cho
hưởng án treo và thời gian thử thách là 4 năm. Sau khi chấp hành được 3 năm
thử thách, Thắng phạm tội giết người nêu trên và bị phạt 10 năm tù thì hình
phạt tổng hợp đối với Thắng là bao nhiêu năm tù?

Như giả thiết nêu trên, Thắng đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt 2
năm tù cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm, như vậy Thắng đang


phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trách nhiệm hình sự
được hiểu là “ Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu qủa pháp lí
bất lợi về hành vi phạm tội của mình”, Thắng được Tòa tuyên cho hưởng án treo “
biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện” với thời 4 gian thử thách là
năm. Đây là điều kiện thử thách án treo giành cho Thắng, một trong những nghĩa
vụ luật định mà người phạm tội khi được hưởng án treo phải thực hiện trong thời
gian thử thách. Tuy nhiên thì Thắng mới chỉ chấp hành được 3 năm thì lại phạm tội
giết người nêu trên và bị phạt 10 năm tù giam, như vậy Thắng đã vi phạm điều
kiện thử thách có tính răn đe mà luật đã quy định, từ đó theo quy định tại khoản 5
điều 60 của BLHS thì “Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong
thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản
án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại điều 51 của
Bộ luật này”, bên cạnh đó cũng theo quy định tại điều 6 Nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 01//2013 HĐTP ngày 06/11/2013 về hướng
dẫn áp dụng Điều 60 của BLHS về án treo cũng quy định:“ Trường hợp người
được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết
định hình phạt đối với tội phạm đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước
theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu họ đã bị tạm giam,
tạm giữ thì thời gian họ đã bị tạm giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử lần
này cũng như thời gian tạm giam, tạm giữ về tội phạm đã bị xét xử ở bản án trước
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”. Từ đó có thể thấy việc thi hành
hình phạt tù cho hưởng án treo theo những quy định này so với quy định tại điểm 5
điểu 44 của BLHS 1985 thì nghiêm khắc hơn, nhưng lại hợp lí hơn và đáp ứng tốt
yêu cầu đấu tranh phòng chống tái phạm tội hình sự trong điều kiện hiện nay. Bởi
vì theo quy định trên thì chỉ cần điều kiện phạm tội mới trong thời gian thử thách
không kể tội gì, do lỗi cố ý hay vô ý, có bị áp dụng hình phạt tù hay không cũng đã

đủ điều kiện để loại bỏ quyền đang được hưởng án treo của người bị kết án. Nếu


như họ vi phạm điều kiện thử thách có tính răn đe trên thì họ phải gánh chịu những
hậu quả pháp lí bất lợi đối với chính mình đó là “Toà án quyết định buộc phải
chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới”.
Tức là trong trường hợp này Thắng buộc phải chấp hành hình phạt 2 năm tù
giam về tội cố ý gây thương tích và tổng hợp với hình phạt của bản án mới là 10
năm tù về tội giết người. Hình phạt đặt ra đối với thắng sẽ là tổng hợp hình phạt
của nhiều bản án được áp dụng theo quy định tại khoản 2 điều 51 của BLHS:
“ Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội
mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình
phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy
định tại điều 50 của Bộ luật này”. Tội mới của Thắng lúc này là tội giết người bị
Tòa tuyên phạt 10 năm tù và hình phạt chưa chấp hành của bản án trước là 2 năm
tù về tội cố ý gây thương tích.
Từ những căn cứ nêu trên, để đi đến kết luận về tổng hợp hình phạt mà
Thắng phải gánh chịu trong trường hợp này thì căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 50
BLHS: “ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là
tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung, hình
phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ,
ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn”. Như vậy, sau khi tổng hợp hình
phạt của nhiều bản án thì hình phạt chung đối với Thắng cùng là tù có thời hạn và
thời gian chấp hành hình phạt đó là: 10 năm tù đối với tội giết người + 2 năm tù
đối với tội cố ý gây thương tích = 12 năm tù.
Như vậy, hình phạt tổng hợp đối với Thắng sẽ là 12 năm tù cho tội cố ý gây
thương tích và tội giết người như đã nêu trên.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ



Tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng là một hiện tượng tiêu
cực đã và đang tồn tại ở trong xã hội, việc đấu tranh phòng chống tội phạm để bảo
vệ và duy trì trật tự của xã hội là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta, bằng việc
xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và quy định hình
phạt đối với người thực hiện tội phạm ấy, Bộ Luật Hình Sự hiện hành đã tạo ra
những cơ sở pháp lí thống nhất cho các cơ quan điều tra truy tố, xét xử đúng người,
đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội… góp phần tăng cường
và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng
chống các loại tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân.



×