Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm phép giảng tám ngày của alexandre de rhodes

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.77 KB, 11 trang )

Luận văn thạc sĩ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

TRỊNH KIM NGỌC

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ
TRONG TÁC PHẨM “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY”
CỦA ALEXANDRE DE RHODES

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2008

Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

1


Luận văn thạc sĩ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
--- ---

TRỊNH KIM NGỌC



KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ
TRONG TÁC PHẨM “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY”
CỦA ALEXANDRE DE RHODES
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Khóa: 2005-2008

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Lan

Hà Nội - 2008
Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

2


Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………… …………….1
Nội dung……………………………………………………………….…...6
Chương I: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài…………………………6
1. Khái quát về Hư từ:……….………………………………………….….6
1.1.

Khái niệm hư từ……….…………………………………..……..…..6


1.2.

Phân loại……………….……………………………………….……9

1.3.

Ý nghĩa và chức năng………….……………………………….……9

2. Vấn đề hư từ gốc Hán trong tiếng Việt …………………………...........11
3. Khái quát chung về Phó từ, Liên từ, Giới từ………………….……….. 15
3.1. Phó từ…………………………………………………………………15
3.2. Liên từ…………………………………………………...……………21
3.3. Giới từ……………………………………………………………..….24
3.4. Phân biệt liên từ và giới từ ………………………………...…………26
Chương II. Miêu tả hoạt động của Phó từ, Liên từ, Giới từ trong “Phép
giảng tám ngày”………………………………………………….. …….32
2.1. Phó từ ………………………………………………………………..32
1.1.1. Phó từ gốc Hán……..………………………………….…………..32
2.1.2. Phó từ thuần Việt ……………….…………………………………39
2.2. Liên từ ……………………………………………………………….65
2.2.1. Liên từ gốc Hán……………………………………………..……. 65
2.2.2. Liên từ thuần Việt………………………………………….………76
2.3. Giới từ ………………………………………………………………95
2.3.1. Giới từ gốc Hán……………………………………………………95
2.3.2. Giới từ thuần Việt……………………………………………...…100

Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ


3


Luận văn thạc sĩ

Chương III: So sánh, nhận xét về Phó từ, Liên từ, Giới từ trong “Phép
giảng tám ngày” …………………………………………………….…117
3.1. So sánh lớp hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt……..…………...…117
3.1.1. Số lượng và tần số xuất hiện……………………………………...117
3.1.2. Một vài nhận xét về sự biến đổi, ý nghĩa cũng như cách dùng của các hư
từ………………………………………………………………...…. 120
3.2. So sánh Phó từ, Liên từ, Giới từ………………………… ………..132
3.2.1. Bảng so sánh tần số xuất hiện…………………………………...132
3.2.2. Nhận xét:………………………………………………………...132
Kết luận …………………………………………………… …………140
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………… ……. 142
Phụ lục

Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

4


Luận văn thạc sĩ

MỞ ĐẦU
I.


Lý do chọn đề tài

Hư từ là một trong những nội dung quan trọng khi tiến hành nghiên cứu
về ngữ pháp tiếng Việt. Hư từ thường được coi là một phạm trù từ loại đối lập
với thực từ. Đây là một tập hợp không lớn về số lượng trong hệ thống từ loại
tiếng Việt nhưng tần số sử dụng khá cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
hư từ ở các phương diện như: nguồn gốc, tiêu chí phân định thực từ- hư từ,
chức năng của hư từ…, điển hình là các tác giả Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Tài
Cẩn, Nguyễn Kim Thản… Điều đó cũng đủ chứng tỏ việc nghiên cứu hư từ có
vị trí như thế nào trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung.
Tuy vậy, việc nghiên cứu sâu về hư từ ở phương diện đối chiếu, so sánh
hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt qua các nguồn tư liệu văn học cổ thì vẫn
chưa nhiều. Một vài công trình nghiên cứu được kể tên như: Luận văn thạc sĩ
“Khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán
trong tiếng Việt” của tác giả Phạm Thị Hồng Trung, khóa luận tốt nghiệp
“Bước đầu khảo sát hoạt động của một số hư từ ở các tác phẩm trong Văn Thơ
Nôm thời Tây Sơn” của tác giả Trương Thị Thu Trang, khóa luận tốt nghiệp
“Khảo sát hoạt động của phó từ gốc Hán trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống
chí” của Ngô Gia Văn Phái và tác phẩm “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo”” của
Nguyễn Nam Thái.
Bởi vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “Khảo sát hoạt động của một số hư từ
trong tác phẩm “Pháp giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes” làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ của mình.
II.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.

Đối tượng nghiên cứu:


Hệ thống hư từ trong tiếng Việt thường được phân chia thành các tiểu
loại là phó từ, liên từ, giới từ, ngữ khí từ, trợ từ, tình thái từ. Tuy nhiên, trong
Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

5


Luận văn thạc sĩ

luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào ba tiểu loại chính là phó từ, liên từ và
giới từ. Đây cũng là những tiểu loại tập trung phần lớn các hư từ gốc Hán trong
tiếng Việt.
2.

Phạm vi nghiên cứu:

Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê hư từ ở tác
phẩm “Phép giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes (1593 -1660) do Tủ
sách đoàn kết (thuộc UBĐKCG Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương) tuyển
chọn, in ấn và phát hành năm 1993 (gồm 319 trang).
Tập sách này gồm các phần:
1.

Bài giới thiệu “Phép giảng tám ngày” của ông Nguyễn Khắc

Xuyên đã được đăng tải trong cuốn sách do Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm
1961. Nguyễn Khắc Xuyên vốn là một nhà nghiên cứu, đã bảo vệ luận án tại đại

học Gregoriana Roma năm 1958 về cuốn giáo lý bằng Việt ngữ của giáo sư
Alexandre De Rhodes.
2.

Bản chụp toàn bộ cuốn “Phép giảng tám ngày” y cỡ 13x17, gồm

hai cột La ngữ và Việt ngữ.
Ngoài ra, ban biên tập của Tủ sách đoàn kết đã thêm vào một thứ ba với
bản văn Việt ngữ đọc theo lối viết ngày nay. (Phía dưới cũng có thêm bản Pháp
văn của Henri Chappoulie). Bản Việt ngữ này phần lớn là bản Việt ngữ của
Tịnh Việt Văn Đoàn với một số điều chỉnh.
“Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre De Rhodes vốn là tác
phẩm chữ quốc ngữ đầu tiên được in ấn mà hiện chúng ta có. Tác phẩm đã được
nhà in của Bộ Tuyên giáo Roma ấn hành năm 1651, gồm 315 trang văn bản với
hai cột La ngữ và Việt ngữ. Nó được đánh giá là cuốn sách quý, hiếm đối với
những người muốn nghiên cứu sự hình thành của chữ quốc ngữ cũng như cách
trình bày giáo lý công giáo ngay từ đầu, ở thế kỉ XVII.

Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

6


Luận văn thạc sĩ

Do vậy, để có thể dễ dàng tiếp cận tác phẩm, chúng tôi đã sử dụng và tiến
hành khảo sát, thống kê số lượng ba tiểu loại hư từ Phó từ, Liên từ và Giới từ
trên bản văn Việt ngữ đọc theo lối viết ngày nay trong cuốn “Phép giảng tám

ngày” do “Tủ sách đoàn kết” ấn hành.
III.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và ý nghĩa

1.

Mục đích nghiên cứu:

-

Khảo sát, miêu tả hoạt động của ba tiểu loại hư từ: Phó từ, Liên từ,

Giới từ trong tác phẩm “Phép giảng tám ngày” ở cả hai mảng từ gốc Hán và từ
thuần Việt.
-

Sau khi thống kê, miêu tả, so sánh, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận

xét về việc sử dụng hư từ của tiếng Việt giai đoạn này.
2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Từ những mục đích trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể phải
thực hiện:
-

Trình bày những lý thuyết quan trọng làm cơ sở lý luận cho luận


-

Khảo sát, thống kê, phân loại hư từ theo ba tiểu loại Phó từ, Liên

văn.
từ, Giới từ.
-

Miêu tả cụ thể theo từng tiểu loại hư từ.

-

So sánh việc sử dụng hư từ trên một vài phương diện và rút ra nhận

xét. Cụ thể:
+ So sánh hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt.
+ So sánh Phó từ, Liên từ, Giới từ.
3.

Ý nghĩa:

-

Dựng lên bức tranh về ba tiểu loại hư từ: phó từ, liên từ, giới từ

trong tác phẩm công giáo “Phép giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes
thuộc giai đoạn cuối thế kỉ XVII.
Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ


7


Luận văn thạc sĩ

-

Kết quả của nguồn tư liệu thống kê được sẽ là một nguồn tư liệu

bổ sung trong quá trình nghiên cứu ngữ pháp lịch sử.
IV.

Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
1.

Phương pháp thống kê, phân loại

-

Thống kê các hư từ khảo sát được theo phương pháp lập phiếu,

mỗi phiếu tương ứng với một hư từ cụ thể xuất hiện trong ngữ cảnh cụ thể.
-

Phân loại tư liệu:

Phân chia theo ba tiểu loại: phó từ, liên từ, giới từ.

Mỗi tiểu loại lại phân chia theo hai phân mảng: hư từ gốc Hán và hư từ
thuần Việt. Trong đó, lớp từ gốc Hán phân thành 2 loại: Hán Việt, Hán Việt
Việt hóa.
-

Lập bảng thống kê 3 tiểu loại hư từ phó từ, liên từ, giới từ.

2.

Phương pháp miêu tả

Sau khi phân loại cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả theo nhóm chức
năng ngữ pháp mà từ đảm nhiệm:
-

Ý nghĩa ngữ pháp của từ

-

Cấu trúc ngữ pháp mà từ tham gia

-

Ví dụ, phân tích.

3.

Phương pháp so sánh

Dựa vào nguồn tư liệu thống kê được, chúng tôi sẽ tiến hành lập các bảng

so sánh trên một vài khía cạnh cụ thể. Từ đó đánh giá, rút ra nhận xét.
V.

Bố cục của luận văn

Luận văn chia thành ba phần, ngoài phần Mở đầu, Kết luận thì phần Nội
dung gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.

Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

8


Luận văn thạc sĩ

Chương II: Miêu tả hoạt động của Phó từ, Liên từ, Giới từ trong “Phép
giảng tám ngày”.
Chương III: So sánh, nhận xét về hoạt động của ba tiểu loại hư từ trong
tác phẩm “Phép giảng tám ngày”.
VI. Một số chữ viết tắt
DT: danh từ
D: danh ngữ
ĐT: động từ
V: vị từ

Trịnh Kim Ngọc


K50A Cao học Ngôn ngữ

9


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, 1996.
2. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), NXB
Giáo dục, 1998.
3. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt (tái bản lần 1), NXB Giáo dục,
2008.
4. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
5. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
6. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt (tái bản lần 4), NXB Giáo dục, 1997.
7. Trần Trí Dõi, Giáo trình Lịch sử tiếng Việt (sơ thảo), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2005.
8. Hữu Đạt – Trần Trí Dõi – Đào Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt, NXB Giáo
dục, 1998.
9. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2001.
10. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2002.
11. Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2006.
12. Lê Đình Khẩn, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, NXB Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh, 2002.
13. Đào Thanh Lan, Nhận xét sơ bộ về hoạt động của phó từ Hán Việt trong

tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2007.
14. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng,
2006.
Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

10


Luận văn thạc sĩ

15. Hoàng Trọng Phiến, Cách dùng hư từ tiếng Việt hiện đại, NXB Nghệ
An, 2003.
16. Nguyễn Anh Quế, Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã
hội, 1986.
17. Nguyễn Anh Quế, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1996.
18. Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB Đại học sư phạm,
2003.
19. Nguyễn Nam Thái, Khảo sát hoạt động của phó từ gốc Hán trong tác
phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn phái và tác phẩm
“Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo, khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV,
2006.
20. Nguyễn Kim Thản, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, H., 1963.
21. Phạm Thị Toàn, Bước đầu khảo sát lớp hư từ trong Truyền kỳ mạn lục
giải âm, khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV, 2004.
22. Nguyễn Minh Thuyết, Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong tiếng
Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1985.
23. Trương Thị Thu Trang, Bước đầu khảo sát hoạt động của một số hư từ ở
các tác phẩm trong “Văn thơ Nôm thời Tây Sơn”, Khóa luận tốt nghiệp,

ĐHKHXH&NV, 2006.
24. Phạm Thị Hồng Trung, Khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ
có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại, Luận văn thạc sĩ,
ĐHKHXH&NV, 2003.
25. Ủy ban khoa học xã hội, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội,
1983.
26. Nguyễn Như Ý, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo
dục, 2002.

Trịnh Kim Ngọc

K50A Cao học Ngôn ngữ

11



×