Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

DE THI HS GIOI HUYEN LOP 7 HUYEN DUY XUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.35 KB, 13 trang )

PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Tiếng Việt (2 điểm)
a, Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích tác dụng mà biện pháp tu từ đó
mang lại:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngà
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay. (Quê hương - Đỗ Trung Quân)
b, Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại.
Mùa thu đã tới rồi. Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng. Từng đàn cò trắng nhẹ
bay như trôi trên bầu trời tĩnh mịch. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những chiếc lá
trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó vẳng lại
những tiếng sáo diều ngân nga tha thiết. Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ
niệm về một thời thơ ấu.
Câu 2: (2 điểm)
Buổi trưa, không một sợi gió, mẹ vơ lấy cái nón cũ, bước vào trong nắng ra đồng... Hãy viết
đoạn văn tả lại cảnh đó.
Câu 3: (6 điểm)
Những câu chuyện về mẹ luôn là những câu chuyện cảm động. Em hãy kể lại một câu chuyện
cảm động về mẹ của em.
-Hết-
PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
Chỉ rõ tính mạch lạc trong văn bản sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà


Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 2: (1 điểm)
Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn:
Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ
a, Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.
b, Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.
Câu 3: (3 điểm)
Cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Câu 4: (5 điểm)
Khi bạn quan tâm đến những gì bạn cho đi, bạn mới là người hạnh phúc. (Trích Điều kì diệu
từ cách nhìn cuộc sống)
Hãy giải thích và nêu ý nghĩa của câu nói đối với bản thân em trong cuộc sống.
-Hết-
PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8
Thời gian:
120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1 điểm)
Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con.
Từ câu chủ đề trên, em hãy viết đoạn văn trình bày nội dung theo cách quy nạp.
Câu 2: (1 điểm)
a, Gạch chân các vế câu trong câu ghép sau:
Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài
củ ráy hay bữa trai, bữa ốc. (Nam Cao)
b, Xác định hành động nói của các câu nghi vấn sau:
- Bài khó thế này ai mà làm được ?
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? (Ngô Tất Tố)
Câu 3: (2 điểm)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M.Gorki:
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay
đắng nhất của cuộc đời.”
Câu 4: (6 điểm)
Nhận định về lão Hạc, Hoàng Thị Thương trong
Vẻ đẹp con người
có viết: Tinh thần lão
mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng
LÒNG TỰ TRỌNG

TÌNH THƯƠNG
. Đói
khổ, đớn đau không khuất phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ “bất khuất”. Bất khuất trước kẻ thù
còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó.
Bằng hiểu biết về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
------Hết
-----
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 6, NH 2009-2010

Câu 1: Tiếng Việt (2 điểm)
a, - Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh. (0,25 đ)
- Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ
(0,25 đ) mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ (0,25 đ) cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà
người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc… (0.25 đ)
b, - Học sinh xác định đúng các câu tồn tại trong đoạn văn:
+ Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng.
+ Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng.
+ Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết.
Học sinh xác định đúng 3 câu ghi 1 điểm, 2 câu ghi 0,5 điểm, 1 câu ghi 0,25 điểm, (xác định
sai không trừ điểm).
Câu 2: (2 điểm)
- Đề yêu cầu viết đoạn văn tả cảnh: mẹ ra đồng vào buổi trưa nắng, nóng. Đoạn văn phải đảm
bảo các yêu cầu sau: tả khung cảnh chung (không gian, thời gian, nắng, gió, người mẹ bước ra
đồng…) đồng thời người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc về sự vất vả của mẹ.
- Đoạn văn thể hiện được kĩ năng tưởng tượng, kĩ năng so sánh và kĩ năng nhận xét khi viết văn
miêu tả. Người viết có ý thức dùng những từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn. Biết sử dụng
linh hoạt những kiểu câu khác nhau.
* Biểu điểm: Đảm bảo các yêu cầu trên (2 đ), đảm bảo yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc vài
lỗi nhỏ (1,5 đ), đoạn văn đảm bảo tả được cảnh, biết tưởng tượng, so sánh nhưng chưa thể hiện thái
độ, cảm xúc trước cảnh. (1 điểm), tả được cảnh nhưng thiếu tưởng tượng, so sánh, thiếu cảm xúc (0,5
đ).
Câu 3: (6 điểm)
1/ Yêu cầu:
a, Yêu cầu nội dung: kể lại câu chuyện cảm động về mẹ của chính em.
b, Yêu cầu về cách kể:
+ Kể chuyện của chính mình nên phải tự nhiên, chân thật, cảm động.
+ Dùng ngôi kể thứ nhất.
+ Phải đảm bảo bố cục của một bài văn tự sự.
+ Lời văn kể phải mạch lạc, linh hoạt, sinh động và giàu cảm xúc.

+ Chú ý đến lỗi diễn đạt và chính tả.
2/ Biểu điểm:
- Điểm 6: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, thể hiện khả năng kể chuyện tự
nhiên, chân thật, cảm động.
- Điểm 5: Cho những bài viết đảm bảo những yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt
và chính tả.
- Điểm 4: Đảm bảo những yêu cầu trên, văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc. Còn một vài lỗi về
diễn đạt và chính tả.
- Điểm 3: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên song lời văn chưa mạch lạc, còn mắc một số
lỗi về chính tả và diễn đạt.
- Điểm 2: Biết kể lại câu chuyện song không tự nhiên, thiếu chân thật và không bộc lộ được
cảm xúc về mẹ. Lời văn chưa được mạch lạc, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
- Điểm 1: Biết kể chuyện nhưng lời kể còn sơ sài, kể chuyện mình mà như kể chuyện người.
Văn viết khó theo dõi…
* Lưu ý:
+ Điểm lẻ cho câu 2 và 3 là 0,5 điểm.
+ Đây là bài làm của học sinh giỏi nên phần tiếng Việt cần căn cứ theo hướng dẫn chấm để ghi
điểm.
+ Riêng câu 2 và 3: Hướng dẫn chấm chỉ là gợi ý, GV cần có những nhìn nhận đúng mức về bài
làm của học sinh; chú ý khuyến khích những học sinh thể hiện những sáng tạo riêng khi làm bài.
Hết…
Con cảm ơn thầy vì thầy… vì người đã không ngần ngại đối xử với học sinh như những con người chân chính. Con cảm ơn thầy… vì thầy đã tỏ
thái độ đồng ý, tán thành với chúng con; vì những lời động viên, sự lưu tâm nhỏ nhoi… Đó là những món quà rất quan trọng trong sự phát triển
của học sinh !

×