Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THU HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ
GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THU HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ
GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN

Chuyên ngành:

Luật quốc tế

Mã số:

8380101.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Năng

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đề nghị để tôi
có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thu Hương


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
HÌNH SỰ GIỮA CÁC QUỐC GIA............................................................... 7
1.1. Khái niệm tương trợ tư pháp hình sự .................................................... 7
1.2. Đặc điểm và nguyên tắc tương trợ tư pháp hình sự ........................... 10
1.2.1. Đặc điểm của tương trợ tư pháp hình sự ............................................... 10
1.2.2. Nguyên tắc tương trợ tư pháp hình sự .................................................. 11
1.3. Vai trò của hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự .......................... 14
1.4. Cơ sở pháp lý của hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ................... 15
1.4.1. Điều ước quốc tế ................................................................................... 15
1.4.2. Pháp luật quốc gia ................................................................................. 20
Chương 2. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC
ASEAN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ ...................................... 24
2.1. Pháp luật quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự ................................. 24
2.2. Pháp luật các nước ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự ................ 34
2.2.1. Cộng hòa Indonesia ............................................................................... 34
2.2.2. Liên bang Malaysia ............................................................................... 37
2.2.3. Cộng hòa Philippines ............................................................................ 39


2.2.4. Cộng hòa Singapore .............................................................................. 40
2.2.5. Vương quốc Thái Lan ........................................................................... 41
2.2.6. Vương quốc Brunei ............................................................................... 43
2.2.7. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ........................................................... 44
2.2.8. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ................................................... 46
2.2.9. Liên bang Myanmar .............................................................................. 51
2.2.10. Vương quốc Campuchia...................................................................... 54
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ GIỮA CÁC QUỐC
GIA ASEAN ................................................................................................... 58
3.1. Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN ..... 58

3.2. Pháp luật một số quốc gia ngoài khu vực ASEAN về tương trợ tư pháp
hình sự ............................................................................................................ 62
3.2.1. Pháp luật Liên bang Australia về tương trợ tư pháp hình sự ................ 62
3.2.2. Pháp luật Thụy Điển về tương trợ tư pháp hình sự............................... 68
3.2.3. Pháp luật Trung Quốc về tương trợ tư pháp hình sự ............................ 70
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp hình sự
......................................................................................................................... 73
3.3.1. Khó khăn, vướng mắc ........................................................................... 73
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự . 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

STT

Ký hiệu

1

AFP

Cảnh sát liên bang Australia

2

AFP


Cảnh sát liên bang Australia

3

ASEANAPOL Cảnh sát các nước ASEAN

4

BN

Vương quốc Brunei

5

ID

Cộng hòa Indonesia

6

INTERPOL

Tổ chức cảnh sát quốc tế

7

KH

Vương quốc Campuchia


8

LA

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

9

MM

Liên bang Myanmar

10

MY

Liên bang Malaysia

11

PH

Cộng hòa Philippines

12

SG

Cộng hòa Singapores


13

TH

Vương quốc Thái Lan

14

VN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1

Các công ước quốc tế về tương trợ tư pháp

25


về hình sự tiêu biểu mà các quốc gia ASEAN
là thành viên
2

Bảng 3.1

Thống kê số yêu cầu tương trợ tư pháp về

58

hình sự các quốc gia Đông Nam Á nhận được
3

Bảng 3.2

Thống kê số yêu cầu tương trợ tư pháp về

59

hình sự các quốc gia Đông Nam Á gửi đi
4

Bảng 3.3

Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình
sự Việt Nam nhận được và gửi đi

60



LỜI MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tình hình tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia đang có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng về
nhiều mặt cho các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á. Theo ước
tính của Văn phòng Liên hợp quốc về chống Ma túy và Tội phạm năm 2016,
giao dịch từ các hoạt động phi pháp xuyên Đông Á và Thái Bình Dương hiện
có giá trị hơn 100 tỷ USD/năm, cao hơn tổng GDP của ba nước Lào, Campuchia
và Myanmar. Hơn nữa, Đông Nam Á còn được biết đến như một trung tâm
trung chuyển của nạn buôn bán người từ nhiều nơi đến Úc, New Zealand. Tội
phạm xuyên quốc gia trở thành mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với an
ninh khu vực và gây nguy hiểm cho các quốc gia Đông Nam Á.
Riêng tại Việt Nam, tình hình tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia có xu
hướng gia tăng cả về số vụ, quy mô tổ chức và tính chất mức độ nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 10 năm từ 2007 đến 2017, lực lượng chức
năng của Bộ Công an từ trung ương đến địa phương đã phát hiện, khởi tố và
điều tra 1.260 vụ án có yếu tố nước ngoài; trong tổng số 2.041 bị can bị bắt giữ,
có 692 đối tượng là người nước ngoài. Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia
xảy ra tại Việt Nam khá đa dạng, bao gồm cả tội xâm phạm an ninh quốc gia
và nhiều loại tội phạm hình sự khác, như tội phạm mua bán người Việt Nam ra
nước ngoài, tội phạm về ma túy, tội phạm sản xuất, buôn bán tiền giả, hàng giả,
tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội tổ
chức đánh bạc, gá bạc, tổ chức mại dâm,... Thông qua các kênh hợp tác với
INTERPOL và ASEANAPOL, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan
chức năng các nước bắt giữ được hàng trăm đối tượng phạm tội người Việt
Nam hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia ở nước ngoài đưa về Việt Nam để
xử lý; đồng thời cũng phát hiện, bắt giữ và bàn giao hàng trăm đối tượng truy
nã quốc tế bỏ trốn vào Việt Nam cho các cơ quan chức năng nước ngoài xử lý.
1



Vấn đề tội phạm xuyên quốc gia đang đặt ra nhiều thách thức cho cộng
đồng dân cư khu vực Đông Nam Á và nhu cầu phải có một cơ chế hợp tác giải
quyết vấn nạn chung này.
Theo đó, sự ra đời của các chế định pháp lý để phục vụ, hỗ trợ cho hoạt
động đấu tranh với tội phạm xuyên quốc gia là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên,
xuất phát từ vấn đề chủ quyền quốc gia, các hành vi tố tụng hình sự của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia chỉ có thể được thực hiện trong
phạm vi giới hạn lãnh thổ của quốc gia đó. Trong khi đó, tính chất đặc thù của
tội phạm xuyên biên giới là có sự liên quan trực tiếp của nhiều quốc gia cho
cùng một hành vi phạm tội. Điều này đồng nghĩa với việc cần thiết phải có sự
hỗ trợ của các cơ quan tố tụng nước ngoài nơi thực hiện các hành vi tố tụng, để
giải quyết các vụ án mà quốc gia có thẩm quyền đang xem xét.
Xét thấy tầm quan trọng của hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong
khu vực, ngày 29/11/2004, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã ký kết
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các quốc gia ASEAN tại Kuala
Lumpur, Malaysia. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên trong khuôn khổ ASEAN để
làm nền tảng cho hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong khu vực. Tuy nhiên,
sau 14 năm kể từ ngày Hiệp định ra đời, pháp luật chung trong khuôn khổ
ASEAN cũng như thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp hình sự đã có nhiều
thay đổi đáng kể và đang gặp nhiều thách thức.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự
giữa các quốc gia ASEAN” làm đề tài nghiên cứu luận văn sau đại học của
mình.
2- Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong quan hệ quốc tế nói chung, vấn đề tương trợ tư pháp hình sự đã
được đề cập và bàn luận tương đối nhiều, tuy nhiên về khía cạnh pháp luật thì
vấn đề trên còn ít được đề cập. Tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu này,
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội mới chỉ có một luận văn thạc sĩ luật

2


học của tác giả Vũ Thị Thu Hà năm 2017 về tương trợ tư pháp trong tố tụng
hình sự Việt Nam, cụ thể là “Tương trợ tư pháp trong tố tụng hình sự Việt
Nam”, nhưng chưa có luận văn, luận án nào nghiên cứu về tương trợ tư pháp
hình sự trong phạm vi ASEAN. Về hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong
khuôn khổ ASEAN, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến có thể
kể đến như:
- Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến (Chủ biên) (2012, 2014, 2016), Giáo
trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công
an nhân dân;
- TS. Nguyễn Quốc Việt (Chủ biên) (2016), Giáo trình Luật tương trợ tư
pháp, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội;
- Nguyễn Giang Nam (2011), Hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và
dẫn độ tội phạm có yếu tố nước ngoài, Luận án tiến sĩ, Học viện Cảnh sát nhân
dân;
- Đỗ Mạnh Hồng (2008), Các vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực tương
trợ tư pháp về hình sự của ASEAN, Tạp chí Luật học, (9), 57 – 64;
- Bùi Thị Ngọc Lan, Trần Thế Vinh (2016), Những nội dung cơ bản của
Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN năm 2004 và thực tiễn ở Việt
Nam, Kiểm sát, (12), 52 – 57;
- Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên) (2014), Các văn kiện của Liên Hợp quốc
và khu vực ASEAN về phòng, chống khủng bố, Vụ Pháp chế, Bộ Công an, NXB
Lao động;
- Bùi Mạnh Hùng (2012), Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ
thực tiễn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.
Ngoài ra, một số bài báo đề cập đến quan điểm của các chuyên gia về các
khía cạnh thẩm quyền hay các cơ quan đầu mối cũng đã đóng góp và làm hoàn

thiện hơn về hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong khu vực ASEAN.
3


3- Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận về tương
trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, các đặc điểm, cơ sở pháp lý của chế định
pháp lý về tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia.
Từ cơ sở lý luận trên, luận văn nghiên cứu về tương trợ tư pháp hình sự
được quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia của các nước
ASEAN, đồng thời so sánh với một số quốc gia pháp triển để tìm các giải pháp
nhằm hoàn thiện chế định pháp lý cho hoạt động này trong khuôn khổ ASEAN.
4- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận
về tương trợ tư pháp hình sự; các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia của các nước ASEAN và một số quốc gia về tương trợ tư pháp hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản
về tương trợ tư pháp hình sự theo nghĩa hẹp và pháp luật về tương trợ tư pháp
hình sự của các quốc gia ASEAN. Luận văn đồng thời phân tích hoạt động
tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả của hoạt động này trong khuôn khổ ASEAN, tuy nhiên có nghiên
cứu quy định pháp luật một số quốc gia tiêu biểu làm cơ sở đối chiếu, so sánh.
Mặt khác, vì công trình được nghiên cứu và thực hiện tại Việt Nam nên sẽ
thường xuyên có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam để người đọc dễ
hình dung và tiếp cận.
5- Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn bao
gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, diễn dịch và
các phương pháp thống kê, chuyên gia.


6- Tính mới và những đóng góp của đề tài
4


So với các nghiên cứu đã nêu ở mục 2, nội dung của luận văn này có tính
mới ở chỗ bao quát và bổ sung các quy định pháp luật mới cũng như tình hình
thực tiễn phát sinh cho đến thời điểm thực hiện nghiên cứu trong khu vực Đông
Nam Á, đồng thời cũng thực hiện việc so sánh với quy định pháp luật một số
quốc gia về lĩnh vực này và đề xuất hoàn thiện pháp luật ASEAN về tương trợ
tư pháp hình sự.
Trong luận văn thạc sĩ “Tương trợ tư pháp trong Tố tụng hình sự Việt
Nam” năm 2017 của Vũ Thị Thu Hà, tác giả tập trung làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận về tương trợ tư pháp trong tố tụng hình sự, qua đó rút ra những giá
trị hợp lý cho hoạt động lập pháp tố tụng hình sự. Ngoài ra luận văn cũng đã
phân tích, làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện
hành về tương trợ tư pháp và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam giai đoạn 5 năm
(2011 - 2015). Trên cơ sở này, luận văn đã đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tương trợ tư pháp, cũng như
đưa các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định này. Luận văn này chỉ đề cập
đến vấn đề tương trợ tư pháp về hình sự trong phạm vi một quốc gia và ảnh
hưởng trực tiếp đến quốc gia này, cụ thể là Việt Nam.
Tại “Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN” (2012, 2014, 2016), các
tác giả chỉ giới thiệu sơ qua nội dung của Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự
ASEAN 2004, bao gồm hai nội dung chính là phạm vi tương trợ và trình tự,
thủ tục tương trợ tư pháp. Các nội dung trên không thay đổi, bổ sung qua các
lần tái bản và cũng không đi sâu làm rõ thêm hoạt động tương trợ tư pháp hình
sự.
Các nội dung chủ yếu được nghiên cứu trong “Giáo trình luật tương trợ
tư pháp hình sự” (2016) là toàn bộ các khía cạnh của hoạt động tương trợ tư
pháp, chủ yếu ở bốn lĩnh vực: tương trợ tư pháp về dân sự, tương trợ tư pháp

về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Cụ thể
bao gồm: khái niệm tương trợ tư pháp, lịch sử hình thành, sự phát triển của hoạt
5


động tương trợ tư pháp và pháp luật tương trợ tư pháp tại Việt Nam cũng như
trên toàn thế giới.
Trong khi đó Luận án tiến sĩ “Hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và
dẫn độ tội phạm có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Giang Nam, nghiên
cứu này lại nhằm hoàn thiện lý luận và thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp
về hình sự và dẫn độ tội phạm trong điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài của
lực lượng cảnh sát nhân dân.
Còn đối với các bài báo, các bài nghiên cứu được công bố tại Hội thảo…,
nội dung nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của hoạt động
tương trợ tư pháp hình sự trong khuôn khổ ASEAN.
Về mặt khoa học, luận văn này đóng vai trò là một nghiên cứu chuyên sâu
và tổng quát về tương trợ tư pháp hình sự trong khuôn khổ ASEAN, là nền tảng
cho những công trình nghiên cứu khoa học sâu rộng hơn và cập nhật hơn trong
tương lai.
Về thực tiễn, luận văn này được coi là một nguồn tài liệu tham khảo cho
hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong khuôn khổ ASEAN.
7- Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tương trợ tư pháp hình sự giữa các
quốc gia;
Chương 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước ASEAN về tương
trợ tư pháp hình sự;
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ
tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN.


6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ
GIỮA CÁC QUỐC GIA
1.1. Khái niệm tương trợ tư pháp hình sự
Hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp đã xuất hiện và hình thành từ lâu
đời, việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự cũng ra đời từ khá sớm.
Từ thời kỳ cổ đại, nhà nghiên cứu Christopher L. Blakesley đã khẳng
định:“Trong thực tế, văn bản ngoại giao được biết đến sớm nhất có chứa một
phần quy định về sự lộ diện của những kẻ trốn chạy. Đó là Hiệp ước về Hòa
bình giữa Ramses II, Pharaon của Ai Cập, và vua Hittite Hattusili III, được ký
sau khi các nước cố gắng xâm chiếm Ai Cập. Văn bản này được viết bằng chữ
tượng hình, được khắc trên Đền của Ammon ở Karnak và nó cũng được bảo
quản trên những chiếc bàn bằng đất sét ở Akkodrain trong kho Hittite của
Boghazkoi. Văn bản này được coi là các ví dụ sớm nhất về các thỏa thuận về
dẫn độ và những biểu hiện của nó mà trong đó dẫn độ chỉ là một phần của một
văn bản lớn được thiết kế dành cho một mục đích lớn. Đối với các văn bản về
dẫn độ đầu tiên của thời kỳ hiện đại cũng vậy” [19]. Quan niệm này cũng được
thể hiện ở các công trình nghiên cứu của một số học giả Việt Nam [17, Tr.341].
Hiệp ước hòa bình được ký kết giữa vua Hittite Hattusili III và hoàng đế Ai
Cập Rames II vào năm 1296 trước Công nguyên, bao gồm 18 điều khoản, đề
cập chủ yếu đến các hoạt động hợp tác duy trì hòa bình giữa hai quốc gia. Hiệp
ước trên quy định về dẫn độ tại Điều 10 như sau: “Nếu một người bỏ trốn từ
Hattite đến Reamasesa, vị vua vĩ đại của quốc gia này sẽ giữ người đó và trao
trả người này cho Hattusili, vị vua của nước Hattite; Nếu một người quý tộc bỏ
trốn từ Hattite do không muốn phục vụ đức vua của đất nước này sang Ai Cập,
vua Reamasesa sẽ không cho phép họ cư trú ở Ai Cập mà giao họ cho


7


Hattusili…”. Cho đến thời kỳ sau, lịch sử ghi nhận những điều ước quốc tế đa
phương đầu tiên liên quan đến hoạt động dẫn độ như: Điều ước trong lĩnh vực
tội làm tiền giả, vỡ nợ và giết người năm 1802, hay Công ước năm 1889 giữa
các quốc gia Achentina, Bôlivia, Paragoay, Pêru, Urugoay về luật hình sự quốc
tế [7].
Ngày nay, cùng với tiến độ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của mỗi
quốc gia, quan hệ hợp tác giữa các nước láng giềng cũng ngày càng được mở
rộng. Tuy nhiên, việc hợp tác quốc tế này cũng có hai mặt, mặt tích cực là nó
tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển mọi phương diện của
đời sống kinh tế - xã hội, mặt trái là làm phát sinh một số loại tội phạm mới có
tính chất xuyên quốc gia, như tội phạm về ma túy, tội rửa tiền, tội khủng bố,
các tội phạm sử dụng công nghệ cao hay điển hình như tội mua bán người,…
Thực tiễn cho thấy, tội phạm có tính chất quốc tế đang diễn biến ngày càng
phức tạp cả về phương thức, quy mô cũng như hậu quả.
Chính vì lý do đó, tại phiên họp cuối năm 2000 của Liên hợp quốc tại
Palermo (Italia), Tổng thư ký Liên hợp quốc, khi ấy là ông Kofi Annan, đã bày
tỏ rằng, nếu như tội phạm vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì thực thi pháp luật
cũng phải vượt ra ngoài lãnh thổ, nếu pháp luật bị xâm phạm không phải chỉ ở
một quốc gia mà ở nhiều quốc gia thì công tác đấu tranh chống lại nó không
thể chỉ giới hạn trong khả năng của mỗi nước, nếu kẻ thù của tiến bộ và quyền
con người tìm cách lợi dụng sự mở cửa và hội nhập toàn cầu vì mục đích phạm
tội thì chúng ta cũng sẽ sử dụng cơ hội như vậy để bảo vệ quyền con người và
đánh bại các loại tội phạm…[18]. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền
quốc gia là tối cao, bất khả xâm phạm, nên quyền lực quốc gia chỉ giới hạn
trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Do đó, trong các vụ án hình sự có yếu
tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các cơ quan tư pháp của

một quốc gia không thể tự nhân danh mình tiến hành các hoạt động tố tụng

8


thông thường mà phải thông qua sự giúp đỡ, tương hỗ của quốc gia khác. Trong
pháp luật quốc tế, hoạt động tố tụng này được gọi là “tương trợ tư pháp về hình
sự” hay “mutual legal assistance in criminal matter”.
Cụ thể, trong các văn bản pháp luật quốc tế hiện đại, khái niệm này xuất
hiện một cách chính thức trong Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn
lậu ma túy và chất hướng thần năm 1988, Luật mẫu của Liên hợp quốc quy
định về tương trợ tư pháp hình sự năm 1990 [11]. Trong các điều ước quốc tế
đa phương, song phương và trong pháp luật của hầu hết các quốc gia ngày nay
đều ghi nhận và đề cập đến khái niệm tương trợ tư pháp hình sự.
Cùng với sự khác biệt của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, hợp tác
quốc tế về tư pháp cũng có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau.
Theo quan điểm của các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa,
tương trợ tư pháp hình sự được hiểu là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền của các quốc gia giúp đỡ lẫn nhau trong việc tống đạt giấy tờ, tài liệu,
thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt, theo những trình tự, thủ tục trong một
vụ việc tố tụng tư pháp. Phạm vi hợp tác được các quốc gia xác định cụ thể và
ngày càng mở rộng.
Trong khi đó, các nước theo hệ thống thông luật lại không đưa ra một quan
niệm chung về tương trợ tư pháp hình sự, trước hết, nó bao gồm các hoạt động
dịch vụ tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp, hoạt động thu thập chứng cứ ở nước
ngoài.
Tại các nước xã hội chủ nghĩa, tương trợ tư pháp hình sự được định nghĩa
và áp dụng tương đồng với các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
Tuy nhiên, phạm vi thực hiện tương trợ tương đối rộng, bao gồm nhưng không
giới hạn các hoạt động tư pháp như: lập, tống đạt giấy tờ, điều tra thu thập

chứng cứ; công nhận và thi hành án dân sự của Tòa án và quyết định của Trọng
tài nước ngoài khám xét, thu giữ, chuyển giao vật chứng; trưng cầu giám định;

9


lấy lời khai của các bên, lời khai nhân chứng, tiến hành truy cứu hình sự,….
Tựu chung lại, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát như sau: Tương trợ
tư pháp về hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan,
căn cứ vào các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thực hiện một hoặc một
số hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ
tục tố tụng khác để giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài.
1.2. Đặc điểm và nguyên tắc tương trợ tư pháp hình sự
1.2.1. Đặc điểm của tương trợ tư pháp hình sự
Từ khái niệm tổng quan nêu trên, có thể nhận thấy tương trợ tư pháp về
hình sự có thể thấy tương trợ tư pháp về hình sự có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về hình
sự đều được pháp luật quốc gia quy định và chỉ rõ. Pháp luật Việt Nam quy
định các cơ quan thực hiện tương trợ tư pháp bao gồm Bộ Công an, Bộ Ngoại
giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan đại diện
của Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh, Cơ quan điều tra. Tương tự như vậy, phía nước ngoài cũng có các cơ
quan có thẩm quyền tương ứng được quy định trong pháp luật mỗi quốc gia.
Thứ hai, phạm vi của hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự được xét
theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, hoạt động tương trợ
tư pháp hình sự sẽ chỉ bao gồm các hành vi tố tụng riêng biệt do các bên thỏa
thuận hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Hay nói cách khác, tương trợ tư pháp về bản
chất là việc hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt,
ví dụ như tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, thi hành án,… Còn nếu hiểu theo
nghĩa rộng, nó sẽ bao gồm cả dẫn độ, chuyển giao người bị kết án và một số

hoạt động khác hỗ trợ việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.
Thứ ba, về cơ sở pháp lý để thực hiện tương trợ tư pháp. Hoạt động hợp
tác quốc tế này được điều chỉnh bởi hệ thống các điều ước quốc tế đa phương,

10


các hiệp định song phương giữa các quốc gia và pháp luật các nước liên quan
đến hoạt động tương trợ tư pháp đó. Thứ tự áp dụng như sau, điều ước quốc tế
giữa các nước liên quan về tương trợ tư pháp được ưu tiên áp dụng, nếu không
có điều ước quốc tế liên quan thì việc tương trợ tư pháp sẽ được thực hiện theo
pháp luật của quốc gia được yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.
Thứ tư, đây là hoạt động hợp tác quốc tế hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và các công dân của các quốc gia
trên lãnh thổ của nhau, đồng thời đấu tranh với tội phạm có tính chất quốc tế,
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Ngoài ra, tương trợ tư pháp về hình sự
cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hợp
tác giữa các quốc gia.
1.2.2. Nguyên tắc tương trợ tư pháp hình sự
Tương trợ tư pháp về hình sự là hoạt động hợp tác quốc tế điển hình của
tố tụng hình sự, là một phần không thể thiếu trong quan hệ đối ngoại của mỗi
quốc gia. Việc thực hiện hoạt động trợ giúp tư pháp này phải tuân theo những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia và phù hợp với nguyên tắc pháp luật
quốc tế. Như vậy, về cơ bản tương trợ tư pháp hình sự tuân theo hai nhóm
nguyên tắc: các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, và các nguyên tắc
riêng biệt về tương trợ tư pháp hình sự.
1.2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
Việc định hướng nội dung, hình thức hợp tác,... của hoạt động tương trợ
tư pháp về hình sự sẽ được xác định thông qua các nguyên tắc điều chỉnh hoạt
động này. Dưới góc độ lý luận, nguyên tắc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư

pháp được hình thành từ nhu cầu, mục đích hợp tác và do chính sách đối ngoại
của mỗi Nhà nước quyết định. Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia luôn phải
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu
nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

11


Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia:
Trong quan hệ quốc tế, sự khác biệt về chế độ chính trị, sự bất đồng về văn hóa,
cũng như sự phát triển không đồng đều về kinh tế giữa các quốc gia đã dẫn đến
những mâu thuẫn và xung đột ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tình
hình tội phạm có tính chất quốc tế ngày càng gia tăng cả về số lượng, tính chất,
và mức độ nghiêm trọng, đã đặt ra một nhu cầu tất yếu về việc hợp tác giữa các
quốc gia để phòng, chống loại hình tội phạm này. Việc hợp tác này chỉ có thể
hiệu quả khi các quốc gia nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia,... Mỗi quốc gia khi thực hiện hoạt động
tương trợ tư pháp về hình sự không được phép lợi dụng việc tương trợ này để
dùng vũ lực hay các thủ đoạn nhằm xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổcủa quốc gia khác.
Nguyên tắc không can thiệp vào những công việc thuộc thẩm quyền nội
bộ của nhau: Xuất phát từ tính toàn vẹn lãnh thổ, các quốc gia không được
phép trực tiếp hay gián tiếp, với bất kỳ lý do nào, can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia khác. Trong quá trình tương trợ tư pháp hình sự, các quốc gia,
các quốc gia không được phép lợi dụng quá trình hợp tác quốc tế để can thiệp
vào các vấn đề nội bộ của quốc gia khác.
Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế: Mỗi quốc gia
có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những
thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được pháp luật quốc
tế thừa nhận chung. Các quốc gia tham gia điều ước song phương và đa phương

về tương trợ tư pháp hình sự phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này thì mục
đích hợp tác quốc tế mới có thể đạt được.
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác: Mọi
quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết các yêu cầu
tương trợ tư pháp, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, duy trì hòa bình

12


và an ninh quốc tế.
Bên cạnh đó, việc tương trợ tư pháp phải được quy định và thực hiện phù
hợp với Hiến pháp, pháp luật quốc gia, nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc
tế và các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên. Hiến pháp là đạo luật gốc
của mỗi quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tương
trợ tư pháp cũng phải phù hợp và tuân theo tinh thần của Hiến pháp. Khi quốc
gia tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, thì trong quá
trình nội luật hóa và thực hiện các điều ước quốc tế, các cơ quan có thẩm quyền
của quốc gia phải nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và
các quy định của các điều ước này. Trong trường hợp có xung đột giữa điều
ước quốc tế và pháp luật quốc gia, thì điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.
1.2.2.2. Nguyên tắc riêng biệt của tương trợ tư pháp hình sự
Nguyên tắc có đi có lại: Có nguồn gốc xuất phát từ thực tiễn khách quan
trong lịch sử quá trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Nguyên
tắc này không trái với nguyên tắc chủ quyền quốc gia, do đó được chấp nhận
và áp dụng một cách phổ biến. Về mục đích, theo nguyên tắc này, khi một quốc
gia được yêu cầu tương trợ tư pháp cho quốc gia khác thì quốc gia này sẽ chỉ
đáp ứng thực hiện yêu cầu đó khi quốc gia được yêu cầu có cơ sở chắc chắn
rằng khi xảy ra trường hợp tương tự, quốc gia đưa ra yêu cầu sẽ đáp ứng thực
hiện yêu cầu của quốc gia này.
Luật pháp các quốc gia và các điều ước quốc tế song phương, đa phương

đều ghi nhận nguyên tắc có đi có lại. Khoản 10 Điều 3 Hiệp định tương trợ tư
pháp trong lĩnh vực hình sự ASEAN quy định: “Các quốc gia thành viên, theo
quy định pháp luật liên quan của nước mình, phải tương trợ trên cơ sở có đi có
lại đối với tội phạm tương ứng mà không tính đến hình phạt được áp dụng”.
Khoản 1 Điều 1 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự
và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga quy

13


định: “Công dân của bên ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của Bên ký kết
kia sự bảo vệ pháp lý đối với nhân thân và tài sản như công dân của Bên ký kết
kia”. Khoản 2 Điều 4 Luật tương trợ tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2007 quy định: “Trường hợp giữa Việt Nam và nước
ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ
tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật
Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế”.
Về ưu điểm, nguyên tắc có đi có lại giúp nâng cao hiệu quả của công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính chất quốc tế. Ngoài ra, nó cũng là một
phương thức để các quốc gia thể hiện sự thiện chí của mình trong quan hệ hợp
tác. Khi ghi nhận và thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp theo nguyên tắc có
đi có lại, mỗi quốc gia đều mong muốn cũng nhận được sự đối xử tương tự
trong tương lai. Hoạt động tương trợ tư pháp giữa hai bên không được tiến hành
song song cùng thời gian, mà khi một quốc gia được hỗ trợ về tư pháp, quốc
gia này sẽ ghi nhận sự hỗ trợ đó, và trong tương lai khi quốc gia từng hỗ trợ kia
có yêu cầu, quốc gia này sẽ tương trợ tư pháp theo nguyên tắc có đi có lại.
1.3. Vai trò của hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự
Tương trợ tư pháp về hình sự là hoạt động hợp tác quốc tế có ý nghĩa quan
trọng, không chỉ về mặt chính trị - xã hội mà còn cả về ngoại giao, kinh tế.
Chính vì lẽ đó, các quốc gia ngày càng quan tâm đến các hoạt động tương trợ

tư pháp trong phát triển quan hệ vưới các nước và phát triển kinh tế nước mình.
Trên phương diện quốc tế, tương trợ tư pháp về hình sự góp phần không
nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án đối với các vụ án hình sự, bảo đảm an toàn, an ninh ở mỗi quốc gia,
bảo đảm trật tự pháp luật quốc tế. Tương trợ tư pháp về hình sự đã phát huy vai
trò của mình trong việc ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm xuyên quốc gia, góp
phần bảo vệ công lý trên phạm vi toàn cầu.

14


Xét ở phương diện hẹp hơn, tương trợ tư pháp về hình sự bảo vệ quyền lợi
và lợi ích hợp pháp cho công dân của mỗi quốc gia. Tội phạm nếu không được
trừng trị kịp thời thì trước khi tác động tiêu cực đến cộng đồng thì đã gây bất
lợi đến lợi ích riêng của công dân. Vì vậy, tương trợ tư pháp hình sự là công cụ
quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mỗi quốc
gia và ngay chính quốc gia ấy.
Ngoài ra, hoạt động này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt ngoại
giao. Nó thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các nước, mà
thông qua đó, các cơ quan và đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện có thể cùng
nhau trao đổi, học tập kinh nghiệm về chuyên môn và có thể rộng hơn là về văn
hóa. Việc này giúp cho các bên cùng nhau phát triển, trở nên gắn kết hơn về
nhiều mặt, quá trình trao đổi cũng là một phần tất yếu để hoàn thiện hơn cơ chế
phối hợp cũng như khung pháp lý của mỗi bên.
Như vậy, có thể nhận định rằng, tương trợ tư pháp về hình sự là một hoạt
động thiết yếu của mỗi quốc gia trong bối cảnh đấu tranh chống tội phạm chung
của thế giới, và là một phần không thể thiếu của hoạt động ngoại giao để xây
dựng mối quan hệ hữu nghị bền vững giữa các quốc gia.
1.4. Cơ sở pháp lý của hoạt động tương trợ tư pháp hình sự
1.4.1. Điều ước quốc tế

Trong các nguồn luật điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế, có
thể khẳng định điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm hiện tại, thay vì có một điều ước quốc tế chung nhất về tất
cả các vấn đề trong hoạt động tương trợ tư pháp, thì cộng đồng quốc tế mới chỉ
có những điều ước quốc tế về những nhóm vấn đề về tố tụng dân sự, hình sự,
dẫn độ tội phạm, hay chuyển giao người bị kết án để thi hành hình phạt,… Ví
dụ như: Công ước về tống đạt ở nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp
liên quan đến dân sự và thương mại 1965 [27], Công ước về thu thập chứng cứ

15


ở nước ngoài trong vấn đề dân sự và thương mại 1970 [28], Công ước về chống
buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy, chất hướng thần năm 1988 [29], Công
ước về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố năm 1999 [30],Công ước Liên hợp
quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 [31], Công ước
về phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc năm 2003 [32],… Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ trình bày các điều ước quốc tế
về lĩnh vực hình sự trong khu vực ASEAN.
1.4.1.1. Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các quốc gia ASEAN
Nội dung chính
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự gồm 32 điều khoản, đề cập đến
các nội dung cơ bản như phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự, hình thức và
nội dung yêu cầu tương trợ, việc thực hiện yêu cầu tương trợ, vấn đề bảo mật
và hạn chế sử dụng chứng cứ thu thập được, xác thực và chứng thực tài liệu,
chi phí thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp,…
Các quốc gia thành viên ASEAN có sự khác biệt nhất định cả về thể chế
chính trị, văn hóa và kinh tế, dẫn đến mối quan hệ đặc thù giữa các quốc gia, vì
vậy Hiệp định không quy định tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến tương
trợ tư pháp. Tuy nhiên, hướng đến mục đích là nâng cao hiệu quả hoạt động

của các cơ quan thực thi pháp luật trong công tác phòng ngừa, điều tra và truy
tố tội phạm, nên các quốc gia đã thống nhất nội dung tương trợ tư pháp rất chi
tiết và cụ thể. Nội dung bao trùm lên các vấn đề pháp lý được coi là quan trọng
của hoạt động tương trợ tư pháp trong quan hệ quốc tế.
Thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp hình sự
Nguyên tắc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp là thực hiện một cách
nhanh chóng, trình tự thực hiện tuân theo quy định pháp luật và phụ thuộc vào
tình hình thực tiễn của quốc gia được yêu cầu, nhưng theo cách thức của quốc
gia yêu cầu.

16


Về hình thức, yêu cầu tương trợ tư pháp phải được soạn thành văn bản.
Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp hoặc được pháp luật của quốc gia được
yêu cầu cho phép, yêu cầu có thể được thể hiện dưới dạng lời nói và trong vòng
05 (năm) ngày phải được khẳng định lại bằng văn bản.
Về nội dung, yêu cầu tương trợ phải đáp ứng đủ các thông tin mà quốc gia
được yêu cầu quy định là cần để có thể thực hiện yêu cầu đó, bao gồm nhưng
không phải toàn bộ các nội dung sau:
- Tên của cơ quan yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc điều
tra hay thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến yêu cầu;
- Mục đích của yêu cầu và tính chất của tương trợ;
- Mô tả về tính chất vấn đề hình sự và tình trạng hiện tại và tóm tắt về sự
kiện và pháp luật liên quan;
- Mô tả tội phạm nêu trong yêu cầu, gồm cả mức hình phạt cao nhất;
- Mô tả các yếu tố được cho là cấu thành tội phạm và nội dung pháp luật
liên quan;
- Mô tả hành vi hoặc sự kiện quan trọng cần xác minh;
- Mô tả chứng cứ, thông tin và sự trợ giúp cần thiết khác;

- Lý do và chi tiết về thủ tục đặc biệt hoặc các điều kiện mà quốc gia yêu
cầu muốn quốc gia được yêu cầu tuân theo;
- Chi tiết về thời hạn thực hiện yêu cầu;
- Mọi yêu cầu đặc biệt về bảo mật và rõ lý do; và
- Những thông tin hoặc cam kết khác mà pháp luật của quốc gia được yêu
cầu có thể đòi hỏi hoặc cần thiết để thực hiện yêu cầu một cách đúng đắn.
Trong một số yêu cầu nâng cao, yêu cầu tương trợ tư pháp có thể bao gồm
thêm một số nội dung đặc thù như:
- Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của một hay nhiều người là đối
tượng của vụ điều tra hoặc thủ tục tố tụng hình sự;

17


- Đặc điểm nhận dạng và nơi ở của người cần thu thập chứng cứ;
- Đặc điểm nhận dạng và nơi ở của người được tống đạt giấy tờ, quan hệ
của người đó với thủ tục tố tụng hình sự, và cách thức tống đạt giấy tờ;
- Thông tin về đặc điểm nhận dạng và chỗ ở của người cần xác minh;
- Mô tả về cách thức lấy lời khai hoặc ghi lại lời khai;
- Danh mục các câu hỏi cho người làm chứng;
- Mô tả các tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ cần thu thập cũng như người thích
hợp cần hỏi để lấy tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ đó; trong trường hợp không có
quy định khác, hình thức ghi, sao lại và chứng thực tài liệu, hồ sơ hay chứng
cứ nói trên;
- Nói rõ là chứng cứ hoặc lời khai phải có tuyên thệ hay phải được khẳng
định hay không;
- Mô tả tài sản, đồ vật liên quan đến yêu cầu tương trợ, bao gồm cả đặc
điểm nhận dạng và địa điểm, và
- Mọi lệnh của Tòa án liên quan đến yêu cầu tương trợ và nói rõ hiệu lực
của lệnh đó.

Nếu quốc gia được yêu cầu cho rằng các thông tin được cung cấp theo liệt
kê trên là chưa đủ để thực hiện việc tương trợ thì có thể đề nghị quốc gia yêu
cầu bổ sung thêm. Ngôn ngữ sử dụng cho yêu cầu tương trợ tư pháp bao gồm
các yêu cầu tương trợ, văn bản, tài liệu kèm theo là tiếng Anh, và có thể bao
gồm thêm bản dịch ra tiếng của quốc gia được yêu cầu hay ngôn ngữ quốc gia
này thừa nhận để thuận tiện và dễ dàng hơn cho việc thực hiện thủ tục tương
trợ.
1.4.1.2. Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự song phương
Hiệp định song phương giữa các quốc gia là loại điều ước quốc tế phổ biến
nhất trong lĩnh vực tương trợ tư pháp nói chung và tương trợ tư pháp hình sự
nói riêng.

18


×