Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

TÁC PHẨM SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.88 KB, 82 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

TÁC PHẨM SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH
MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích và phạm vi
III. Cấu trúc và phương pháp
IV. Bảng mô tả các chuẩn được đánh giá
PHẦN NỘI DUNG
A. Khái quát chung
I. Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Xuân Quỳnh
a. Vài nét tiểu sử
b. Sự nghiệp sáng tác
c. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh
2. Tác phẩm Sóng
a. Hoàn cảnh sáng tác
b. Nội dung chính
c. Đặc sắc nghệ thuật
II. Kiến thức mở rộng, nâng cao
1. Đề tài về tình yêu trong thơ ca
2. Một số kiến thức lí luận về thơ
B. Hệ thống đề thi
I. Đề đọc hiểu
II. Đề nghị luận văn học
1. Dạng đề nghị luận về đoạn thơ và trình bày nhận xét
2. Dạng đề nghị luận về đoạn thơ, liên hệ và nhận xét
3. Dạng đề phân tích hình tượng và trình bày nhận xét
4. Dạng đề bình luận ý kiến, nhận định về đoạn thơ hoặc bài thơ


5. Dạng đề so sánh hai đoạn thơ
6. Tham khảo một số đề nâng cao
III. Bài tập tự giải
PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

Trang
3
3
4
4
5
6
6
6
6
6
7
7
8
8
8
8
9
9
10
11
11
27
27

39
56
60
67
72
79
82
83

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1


Nhiều năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã có những bước chuyển mình đáng
kể về sự đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Đặc biệt là xu thế ra đề môn
Ngữ văn theo hướng mở phát huy năng lực tự học, sáng tạo của học sinh. Những câu
hỏi trong phần Đọc - hiểu từ chỗ sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa đến việc sử
dụng các ngữ liệu hoàn toàn mới mẻ. Ở phần Làm văn cũng thay thế dần các kiểu câu
hỏi mang tính ghi nhớ kiến thức đến cách hỏi khơi gợi khả năng cảm thụ, sáng tạo, liên
hệ và đưa ra những nhận xét từ chính hiểu biết sâu sắc của bản thân học sinh về một
vấn đề, khía cạnh nào đó.
Tuy nhiên, thực trạng quá trình học văn cho thấy, học sinh vẫn quen tư duy thụ
động, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã
giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học bằng
những câu hỏi, đề thi theo hướng mở. Những năng lực cần thiết còn rất hạn chế như:
năng lực cảm thụ, năng lực đánh giá tổng hợp, năng lực giao tiếp…
Không những thế, văn chương là một thế giới khó có bút lực nào diễn tả hết
được. Những cây bút tài năng như những ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc
mà người yêu văn chưa thể tìm hiểu hết về họ. Nhất là cung đàn thơ ca, mỗi nhà thơ

đều góp một phần không nhỏ tạo nên những nốt nhạc diệu kì say đắm lòng người.
Trong đó, phải kể đến nữ sĩ của miền gió Lào cát trắng Xuân Quỳnh với những thi
phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối
mùa thu, Tiếng gà trưa,.. Tiếng thơ giàu vẻ đẹp nữ tính của thi sĩ khi hạnh phúc ngọt
ngào, đắm say khi thì lại đầy suy tư, trăn trở và cho đến bây giờ vẫn là những điều bí
ẩn, hấp dẫn đối với mỗi người.
Hơn nữa, dạy và học văn như khám phá đại dương kiến thức vô cùng rộng lớn
mà có lẽ chưa ai hiểu hết. Thơ Xuân Quỳnh nói chung, tác phẩm Sóng nói riêng cũng
chính là một mảng thi ca đầy hấp dẫn bởi những điều chưa bao giờ nói hết của văn
chương, của những điều “giản dị, xúc động, ám ảnh”.
Từ những lí do cơ bản trên, tôi xin góp một phần tìm hiểu về thơ Xuân Quỳnh, về
bài thơ Sóng được học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 với chuyên đề ôn thi THPT
quốc gia: Tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI TÀI LIỆU:
2


- Mục đích: giúp học sinh ôn thi THPT quốc gia đạt hiệu quả tốt nhất
+ Trọng tâm của chuyên đề nhằm biên soạn các dạng đề thi theo hướng mới về bài thơ
Sóng để ôn tập củng cố kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
+ Đồng thời, chuyên đề cũng xây dựng các dạng câu hỏi đọc hiểu với những ngữ liệu
mới về thơ Xuân Quỳnh để mở rộng kiến thức về thơ Xuân Quỳnh và rèn luyện kĩ
năng đọc hiểu cũng như phát huy năng lực phẩm chất của học sinh theo chương trình
GDPT mới.
- Phạm vi tài liệu: Văn bản bài thơ Sóng, một số trích đoạn thơ đặc sắc của Xuân
Quỳnh và các tác phẩm liên hệ khác.
III. CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. Cấu trúc chuyên đề: 3 phần
Phần mở đầu:
- Lí do chọn đề tài

- Mục đích và phạm vi tài liệu
- Cấu trúc và phương pháp
- Bảng mô tả các chuẩn được đánh giá
Phần nội dung:
- Khái quát chung
- Hệ thống đề thi và hướng dẫn trả lời
- Bài tập tự giải
Phần kết luận
2. Phương pháp:
a. Phương pháp xây dựng chuyên đề:
- Nghiên cứu cấu trúc và cách ra đề thi của Bộ.
- Tổng hợp, phân tích các ngữ liệu hay về thơ Xuân Quỳnh.
- Xây dựng hệ thống đề bám sát theo cấu trúc và 4 mức độ nhận thức của đề thi.
b. Phương pháp dạy học chuyên đề:
- Giao bài tập cho học sinh chuẩn bị.
- Hướng dẫn học sinh giải quyết các dạng đề thi (lựa chọn một vài đề cho mỗi dạng đề
thi): thảo luận nhóm, phân tích, thuyết trình
3


- Dự kiến 6 tiết dạy chuyên đề như sau: (Tùy theo trình độ của học sinh, giáo viên lựa
chọn số lượng đề phù hợp cho tiết dạy)
Tiết 1: Nhấn mạnh kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và hướng dẫn vài đề đọc hiểu
Tiết 2: Hướng dẫn một số đề dạng 1
Tiết 3: Hướng dẫn một số đề dạng 2
Tiết 4: Hướng dẫn một số đề dạng 2
Tiết 5: Hướng dẫn một số đề dạng 3
Tiết 6: Hướng dẫn đề dạng 4 và đề dạng 5
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC CHUẨN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
Mức độ

Nhận biết
NLĐG
Đọc - hiểu

Thông hiểu

Chỉ ra thể thơ, Nội
phương

Vận dụng

Vận dụng cao

dung

thức câu thơ và

biểu đạt, biện đoạn

trích,

pháp tu từ, từ hiệu quả tu
ngữ trong đoạn từ,
trích,
Làm văn
NLVH

thông

phong điệp, bài học


cách ngôn ngữ
Nhận diện các Hiểu

được Vận dụng kiến Nhận xét, đánh giá,

dạng đề và các vấn đề cần thức, kĩ năng lí giải đúng đắn. Có
thao tác lập luận nghị luận

để làm bài nghị những liên tưởng so

phân

luận

tích,

so

sánh, bình luận

sánh độc đáo, sáng
tạo. Vận dụng kiến
thức lí luận tốt.
Hành văn mượt mà,
giàu cảm xúc.

PHẦN NỘI DUNG
A. KHÁI QUÁT CHUNG:
I. Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả Xuân Quỳnh:
4


a. Vài nét tiểu sử:
- Nhà thơ Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10
năm 1942 trong một gia đình công chức tại La Khê, Hoài Đức, Hà Tây. Xuân Quỳnh
được thừa hưởng nhan sắc, phẩm hạnh của người mẹ và tình yêu văn chương của
người cha nhưng cuộc đời sớm chịu nhiều thiệt thòi vất vả.
- Tuổi thơ côi cút và nghèo khó để lại trong Xuân Quỳnh cảm giác buồn tủi và nhiều âu
lo phấp phỏng. Những trải nghiệm này in dấu đậm nét lên các trang viết của Xuân
Quỳnh như Tiếng gà trưa, Lời ru trên mặt đất…
- Năm 1955, Xuân Quỳnh trở thành diễn viên múa. Nhưng say mê thơ, nhà thơ quyết
định từ bỏ ánh đèn sân khấu để chuyên tâm sáng tác. Với nữ sĩ, thơ trở thành lẽ sống:
Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc
Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu
(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)
- Theo đuổi văn chương khi chỉ có vốn văn hóa lớp 6, Xuân Quỳnh đã cần mẫn học tập
trong suốt cuộc đời cầm bút. Nữ sĩ trải qua nhiều công việc khác nhau, cuối cùng về
làm biên tập thơ ở báo Văn nghệ.
- Xuân Quỳnh yêu rồi làm vợ, làm mẹ giữa những ngày cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước đang diễn ra ác liệt. Nhà thơ đã gửi con trai nhỏ cho mẹ chồng, khoác ba lô
vào tuyến lửa Quảng Trị.
- Thành công với văn chương nhưng cuộc sống riêng tư không suôn sẻ. Xuân Quỳnh
sớm phải chịu nỗi đau gia đình tan vỡ. Năm 1973, nữ sĩ tái hôn với Lưu Quang Vũ.
Họ đã cùng nhau chia sẻ cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Là người phụ nữ tần
tảo, giàu đức hi sinh, Xuân Quỳnh có vai trò không nhỏ trong sự nghiệp của Lưu
Quang Vũ. Người bạn đời ấy đã nói về nhà thơ bằng những lời thật trân trọng:

“… Biết ơn em, em từ miền cát gió
Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng
Anh thành người có ích cũng nhờ em”
(Và anh tồn tại- Lưu Quang Vũ)
5


- Ngày 29 tháng 8 năm 1988, Xuân Quỳnh cùng chồng và con trai Lưu Quỳnh Thơ mất
vì một tai nạn giao thông ở Hải Dương.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Xuân Quỳnh có thơ từ năm 1962. Các tập thơ của Xuân Quỳnh phải kể đến:
Tơ tằm- chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất…
- Nội dung cảm hứng chủ đạo trong thơ Xuân Quỳnh:
+ Viết về tình yêu đằm thắm chân thành, những khao khát ước mơ làm vợ, làm mẹ giản
dị đời thường.
+ Cảm hứng về nhà thơ- chiến sĩ trong những vần thơ kháng chiến sôi nổi, tự hào.
+ Thơ viết về mẹ, con, trẻ em với những tình cảm nâng niu, trìu mến…
- Ngoài thơ, Xuân Quỳnh còn sáng tác văn xuôi viết về những gì gần gũi nhất trong
cuộc sống hàng ngày nhưng thấm thía dư vị như: Mẹ con nhà mối, Bà tôi, ông nội và
ông ngoại, Thầy giáo dạy vẽ…
c. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh:
- Thơ Xuân Quỳnh giàu vẻ đẹp nữ tính: Thiên chức làm vợ, làm mẹ đã cho người phụ
nữ một tâm hồn mẫn cảm, tinh tế, một bản năng chăm lo, vun vén, tạo dựng đời sống
bình yên, khả năng hòa hợp với tự nhiên, đức tính nhẫn nại, chu đáo. Thơ Xuân Quỳnh
là thơ của lòng trắc ẩn, của niềm trìu mến với tất cả những gì bé nhỏ, mỏng manh, dễ
bị tổn thương. Đó cũng là tiếng thơ của nhiều khao khát tự bộc bạch, giãi bày, mong
được nương tựa, chở che, gắn bó.
- Thường trực khát vọng thiết tha về hạnh phúc đời thường. Cuộc đời nhiều vất vả và
trái tim đa cảm của người phụ nữ để lại trong thơ Xuân Quỳnh một dấu ấn sâu sắc:
khát vọng sống, khát vọng yêu mãnh liệt luôn đi liền với cảm thức lo âu về sự suy biến,

phai bạc, bất trắc nên bà luôn khao khát những điều giản dị của hạnh phúc đời thường.
- Xuân Quỳnh được xem như là người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca Việt
Namtừ sau cách mạng. Không bạo liệt và chua chát, đáo để như Hồ Xuân Hương,
không e ấp như Phan Thị Thanh Nhàn…trái tim yêu của Xuân Quỳnh vừa nồng nhiệt,
táo bạo
vừa tha thiết, dịu dàng; vừa giàu trực cảm, vừa lắng sâu trải nghiệm, suy tư.

6


- Hình ảnh, giọng điệu và ngôn ngữ thơ: Thế giới hình ảnh thơ Xuân Quỳnh không
hấp dẫn bởi nét tân kì độc đáo, không chói lọi hoành tráng hoặc lung linh huyền ảo mà
giàu tính trực cảm. Giọng điệu thơ khi dịu dàng, khi ngọt ngào thủ thỉ, khi ráo riết kiếm
tìm, khi hồn nhiên dí dỏm, lúc trầm tĩnh khoan hòa…nhưng bao trùm lên là giọng điệu
giãi bày, bộc bạch, bàng bạc lo âu, day dứt. Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh giản dị, gần
gũi, giàu tính biểu cảm.
2.. Tác phẩm Sóng:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Sóng được sáng tác năm 1967 trong một chuyến đi thực tế ở
vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào.
b. Nội dung chính: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp
giữa “sóng” và “em”. Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn,
chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó
thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
- Khổ 1: Những trạng thái đối lập của sóng, quy luật vươn ra biển lớn cũng như cảm
xúc phong phú phức tạp, khao khát khám phá của người phụ nữ trong tình yêu.
- Khổ 2: Quy luật tồn tại muôn đời của sóng biển giống như trái tim rạo rực, bồi hồi
trong tình yêu của tuổi trẻ.
- Khổ 3- 4: Nguồn gốc bí ẩn của tự nhiên và những băn khoăn lí giải về cội nguồn của
tình yêu.
- Khổ 5: Sóng trong mối quan hệ với bờ và cảm xúc về nỗi nhớ cồn cào, da diết, mãnh

liệt trong tình yêu của người phụ nữ.
- Khổ 6-7: Khát vọng thủy chung, gắn bó thiết tha, chân thành với người mình yêu như
quy luật tồn tại của sóng biển.
- Khổ 8: Những suy tư, trăn trở, âu lo về thời gian, về cuộc đời của nhân vật trữ tình.
- Khổ 9: Khát vọng được vĩnh hằng, hòa tan, dâng hiến giữa cuộc đời, giữa biển lớn
của tình yêu.
c. Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung
bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.

7


- Sáng tạo hình tượng sóng đôi mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng “sóng” và “em” , sử
dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp nghệ thuật tạo nên những hiệu quả tu từ đặc sắc.
- Giọng điệu thơ trữ tình tha thiết, bàng bạc một chút lo âu, trăn trở.
- Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.
II. Kiến thức mở rộng, nâng cao:
1. Đề tài tình yêu trong thơ ca:
- Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở trong thi ca và là nguồn cảm hứng bất tận của thi
sĩ. Con người sinh ra là để yêu thương và được yêu thương. Bởi thế, từ những lời ca
dân gian Việt Nam trong chủ đề Ca dao yêu thương, tình nghĩa ta đã biết đến thế giới
cảm xúc ngọt ngào đó của tầng lớp bình dân. Cho đến bây giờ, các thi nhân cũng thế,
họ cũng có tình yêu như bao người khác. Họ không vay mượn cảm xúc để họa nên
thơ, mà ngược lại, họ đã vắt cạn máu tim mình để sáng tạo ra những vần thơ ấy. Phải
kể đến như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu với Phải nói, Yêu, Nguyễn Bính với Tương
tư, T.T.Kh với Hai sắc hoa tigôn, Xuân Quỳnh với Sóng…Vượt qua mọi giới hạn,
những nhà thơ lớn trên thế giới cũng để lại những vần thơ bất hủ như thơ tình Puskin,
Tago, Silva Kaputikian…
- Tình yêu luôn tồn tại với bao cung bậc cảm xúc phong phú đa dạng. Cuộc sống có

bao nhiêu sắc màu, thì tình yêu cũng có bấy nhiêu màu sắc. Sự biến hóa khôn lường
của tình yêu khiến cho ta có khi nhớ nhung, đau khổ, lúc tuyệt vọng, chán chường
nhưng lại có lúc sướng vui và hạnh phúc vô cùng tận. Có cái tình e ấp kín đáo trong ca
dao, cái trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư, cái đắm say mãnh liệt của Xuân
Diệu, cái tình yêu giàu vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh, cái nồng nàn say đắm, cao
thượng của Puskin,…
- Thơ ca Việt Nam viết về tình yêu trong thời kì kháng chiến không tách mình khỏi bầu
không khí thời cuộc. Bên cạnh những bài thơ cổ vũ đấu tranh, vẫn có những vần thơ
tình đi sâu vào trái tim người đọc với cái e ấp, ngại ngần đến cái nồng nhiệt đắm say
như Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn, Sóng của Xuân Quỳnh,…
- Tình yêu - tình cảm thiêng liêng cao quý trong thơ ca để lại nhiều giá trị nhân văn
cao đẹp. Tình yêu giúp “thanh lọc tâm hồn”, giáo dục con người hướng đến cái đẹp,
lối sống cao thượng, hiểu được giá trị của một cuộc sống có ý nghĩa. Tình yêu còn là
8


động lực cho con người có bản lĩnh, sự tự tin vượt qua mọi rào cản, khó khăn của
cuộc sống để được sống là chính mình. Tình yêu là cội nguồn của sự sống, giúp cho
con người rút ngắn mọi khoảng cách để cùng yêu thương, chia sẻ,…
2. Một số kiến thức lí luận:
- Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo, riêng biệt của nhà văn
trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện,
phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống. Phong cách nghệ thuật được
hình thành nhờ sự lặp đi lặp lại một số yếu tố thuộc phạm trù nội dung và hình thức
một cách có thẩm mĩ, xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của tác giả. Đặc trưng nhất quán
đầu tiên của phong cách nghệ thuật là tính thống nhất, ổn định, bền vững.
- Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức
tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả nhưng không đồng nhất
nhân vật trữ tình với tác giả, bởi trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như “người đại
diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” (Bê-lin-xki),

- Cái tôi trong thơ ca được hiểu như là cái tôi xúc cảm, là cá tính sáng tạo của nhà thơ.
Thơ ca là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người. Thơ là sự tự thể hiện mình một
cách trực tiếp và chân thực nhất. Nói như Diệp Tiếp, thơ “là tiếng lòng” của nhà thơ
vậy. Khi có những xúc cảm trào dâng mãnh liệt “không nói ra không được”, thậm chí
có “thể chết” như cách nói của Rinkle, nhà thơ lại tìm đến thơ để giãi bày, sẻ chia.
Bởi lẽ có những điều “chỉ có thể nói được bằng thơ”. Chính vì thơ là sự thể hiện nên
thơ in đậm dấu ấn cái tôi cá nhân của nhà thơ. Xúc cảm trong thơ không phải của ai
khác mà chính là những băn khoăn, trăn trở, những tình cảm, suy nghĩ của chính nhà
thơ. Cho nên “làm thơ thì không thể không có cái tôi”( Viên Mai)
- Những đặc trưng cơ bản của thơ: Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng
và sâu.Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng,
tưởng tượng phong phú. Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình
cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái
đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan. Cốt lõi cơ bản của thơ
là trữ tình. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được
tổ chức đặc biệt theo thể thơ.
9


B. HỆ THỐNG ĐỀ THI
I. ĐỀ ĐỌC- HIỂU:
* Những yêu cầu chung khi dạy đọc hiểu văn bản văn học:
- Yêu cầu học sinh đọc trực tiếp văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức: câu,chữ,
tiêu đề, bố cục, vần, nhịp, tu từ…từ đó nhận xét và nêu được ấn tượng chung về văn
bản.
- Tổ chức cho học sinh tìm kiếm, phát hiện, phân tích, diễn giải ý nghĩa các thông tin,
thông điệp, quan điểm, thái độ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,… được gửi gắm trong văn
bản thông qua đặc điểm văn bản, các yếu tố hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của
văn bản.
- Hướng dẫn học sinh liên hệ, so sánh, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã

hội; nhất là kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân để từ đó hiểu sâu hơn giá trị của
văn bản, biết vận dụng, chuyển hóa tri thức thành niềm tin, lẽ sống và cách ứng xử cá
nhân trong cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh cần nắm chắc và vận dụng các kiến thức tiếng Việt, Làm văn…Trả lời các
câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm.
* Một số đề minh họa:
Đề 1. Đọc đoạn trích:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
(Trích: Sóng- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.
Câu 2. Hai câu thơ Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể diễn tả quy luật gì
của tự nhiên?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong
hai câu thơ đầu.
Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ đoạn thơ? Vì sao?
10


Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Miêu tả, biểu cảm
Câu 2. Quy luật: Mọi dòng sông đều đổ về biển cả, sóng thuộc về biển cả đại dương
mênh mông.
Câu 3.
- Biện pháp nghệ thuật: Đối lập: “Dữ dội- dịu êm”, “Ồn ào- lặng lẽ”
- Tác dụng:
+ Tạo nên sự nhịp nhàng, hài hòa, tăng sức biểu cảm cho câu thơ.

+ Nhấn mạnh, diễn tả những trạng thái phong phú của sóng biển; Qua đó thấy được
những cảm xúc đối lập, phức tạp, đa dạng của người phụ nữ trong tình yêu.
Câu 4. Hs có thể trả lời theo suy nghĩ cá nhân, cần đảm bảo sự hợp lí và thuyết phục
Gợi ý:
- Sức mạnh của tình yêu có thể khiến con người vượt qua mọi rào cản, vượt qua những
khó khăn thử thách.
Lí giải: Tình yêu dựa trên sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương. Khi có sự đồng lòng, con
người sẽ có sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tình yêu gắn liền với sự tin yêu và chính
niềm tin là động lực, cơ sở cho chúng ta vượt qua mọi rào cản…
- Sống cần phải biết vươn ra những chân trời mới để khám phá, vẫy vùng, để được là
chính mình.
Lí giải: Chân trời mới rộng mở sẽ giúp ta có thêm nhiều hiểu biết, trải nghiệm. Chân
trời mới cũng là nơi ta được khẳng định bản thân mình, thỏa sức sống với khát vọng và
đam mê…
Đề 2.
Đọc đoạn trích:
Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên
Đất đã trở về với khoai với lúa
Miền đất xưa lẫy lừng một thuở;
Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
Chiến thắng đã qua, thương nhớ những anh hùng:
Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót
11


Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm
Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa...
Con đường nào các anh đã đi qua
Máu thấm đất mồ hôi đầm trấn thủ
Dân công đi ào ào như thác lũ

Những câu hò vượt núi vút lên cao...
( Trích: Màu hoa còn lại- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên
Đất đã trở về với khoai với lúa
Câu 3. Hiệu quả của biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa...
Câu 4. Tên tuổi những người anh hùng được nhắc đến trong đoạn trích gợi cho anh/
chị suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Thể thơ tự do.
Câu 2. Chiến tranh đã kết thúc, con người lại được trở về với cuộc sống đời thường,
với những thứ giản dị, gắn bó thân thiết nhất.
Câu 3.
- Biện pháp nghệ thuật: So sánh “cỏ xanh rờn” so sánh với “ tiếng hát lan xa”
- Tác dụng:
+ Tạo nên những hình ảnh thơ đẹp, câu thơ giàu sức biểu cảm
+ Khắc họa vẻ đẹp hồi sinh của thiên nhiên và cuộc sống. Qua đó thấy được niềm vui
sướng, lạc quan đầy tự hào của con người trong niềm vui chiến thắng.
Câu 4. Hs có thể trả lời theo suy nghĩ cá nhân, cần đảm bảo sự hợp lí và thuyết phục
Gợi ý:
- Tên tuổi những người anh hùng được nhắc đến trong đoạn thơ: Tô Vĩnh Diện, Bế
Văn Đàn, Phan Đình Giót
12


- Cảm phục, trân trọng, biết ơn sự dâng hiến hi sinh cuộc đời vì tổ quốc của những anh
hùng để làm nên những chiến thắng vẻ vang lẫy lừng.

- Noi gương thế hệ đàn anh, tiếp nối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Không ngừng rèn luyện bản thân để trở thành những con người có ích.
Đề 3.
Đọc đoạn trích:
Ngọn gió Lào cát trắng của đời tôi
Tôi của cát của gió Lào khắc nghiệt
(…)
Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương
Dẫu đôi khi tôi chẳng bằng lòng
Với cái cát làm bàn chân rát bỏng
Với cái gió làm chín lừ da mặt
Mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi
Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi
Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa.
( Trích: Gió lào cát trắng- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ/ Cát
khô cằn ở mãi hoá yêu thương?
Câu 3. Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những
câu thơ:

Với cái cát làm bàn chân rát bỏng/Với cái gió làm chín lừ da mặt

Câu 4. Hai câu cuối của đoạn thơ gợi cho anh/ chị thông điệp ý nghĩa gì? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Vì tác giả đã khái quát một quy luật triết lí: Khi con người có tình yêu và sự
13


gắn bó sâu sắc với mảnh đất mình sống, thì dù đó là nơi có thiên nhiên khắc nghiệt hay
còn nhiều khó khăn khổ cực cũng đều trở thành nỗi nhớ và lòng yêu thương.
Câu 3.
- Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc:
Với cái cát làm…
Với cái gió làm…
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu và sự luyến láy cho câu thơ, gia tăng sức biểu cảm cho hình ảnh thơ.
+ Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên đối với con người. Qua đó, thấy được tình
yêu, sự gắn bó và hiểu biết sâu sắc của con người với mảnh đất quê hương.
Câu 4. Hs có thể rút những thông điệp khác nhau nhưng cần phù hợp với nội dung
đoạn trích và có lí giải thuyết phục.
Gợi ý:
- Thông điệp:
+ Cần phải biết gắn bó yêu thương với quê hương mình
+ Phải biết hi sinh, dâng hiến vì quê hương đất nước
- Lí giải thuyết phục hợp lí:
+ Vì quê hương là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi lưu giữ bao kỉ niệm, là nơi
chúng ta có thể trở về sau những lần vấp ngã trong cuộc sống, là nơi thắp lên bao khát
vọng mơ ước tương lai tươi đẹp…
+ Yêu thương, gắn bó hay biết dâng hiến là để xây dựng cho quê hương ngày một giàu
đẹp, để quê hương mãi luôn là niềm tự hào với mỗi con người…
Đề 4.
Đọc đoạn trích:
Sốt rét da xanh
Măng rừng cơm nắm

Dốc núi cao cao, vực sâu thăm thẳm
Nghe câu hò thương bộ đội rưng rưng
Các anh vệ quốc quân
Các anh văn nghệ
14


Làm thơ trên giấy bản
Ôm đàn đứng hát
Dưới đường hào Hồng Cúm, Him Lam
Khúc hát các anh
Những người giành lại nước
Lên đường buổi sớm đầu tiên
Những người rũ tung xiềng xích
Bao la mây núi sông rừng
(….)
Khúc hát các anh
Chúng tôi vẫn hát
Tuổi trẻ các anh
Dậy chúng tôi làm người tốt đẹp:
Còn một em bé rách
Lòng ta vẫn bồn chồn"
Đất nước thức vạn đêm
Chưa một ngày vui trọn
Làm sao lòng có thể nguôi yên?
( Trích: Khúc hát những người anh- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Ba câu đầu đoạn thơ đã nhắc đến những gian khổ khó khăn gì mà các anh đã
trải qua?

Câu 3. Ý nghĩa của hình ảnh biểu tượng trong hai câu thơ:
Những người rũ tung xiềng xích
Bao la mây núi sông rừng
Câu 4. Những câu thơ cuối của đoạn thơ đã đánh thức điều gì với thế hệ trẻ ?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Thể thơ tự do.

15


Câu 2. Các anh đã trải qua những khó khăn: “Sốt rét da xanh” ( bệnh sốt rét rừng),
“Măng rừng cơm nắm” (thiếu thốn lương thực), “Dốc núi cao cao, vực sâu thăm
thẳm” (sự nguy hiểm của địa hình chiến đấu)
Câu 3. Ý nghĩa của hình ảnh biểu tượng trong hai câu thơ:
- Hình ảnh biểu tượng:
+ “xiềng xích”: biểu tượng cho đất nước trong cảnh lầm than nô lệ.
+ “Bao la mây núi sông rừng”: Biểu tượng cho bầu trời tự do, cho độc lập thống nhất.
- Ý nghĩa:
+ Ngợi ca, tự hào sức mạnh ý chí kiên cường của người lính trong thời kì chiến tranh
đã đem lại bầu trời tự do cho tổ quốc.
+ Niềm vui sướng hân hoan của con người trong ngày chiến thắng.
Câu 4. Hs trả lời theo nhận thức cá nhân nhưng phải phù hợp nội dung đoạn thơ,
thuyết phục.
Gợi ý:
- Ý thức trách nhiệm trong việc tiếp nối và phát huy tinh thần đấu tranh và lòng yêu
nước của thế hệ cha ông.
- Luôn phải sống đẹp để trở thành những con người có ích cho đất nước.
……
Đề 5.
Đọc đoạn trích:

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đó
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

16


Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu...
(Trích: Tự hát - Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Theo anh/ chị, hình ảnh “trái tim” với ý nghĩa ẩn dụ cho điều gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả tu từ của biện pháp nghệ thuật điệp trong hai khổ cuối.
Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì ý nghĩa nhất về tình yêu ? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Biểu cảm
Câu 2. Hình ảnh trái tim được dùng với những ý nghĩa ẩn dụ cho tình yêu.
Câu 3.

* Biện pháp nghệ thuật điệp:
- Điệp từ “em”, “biết” “trái tim”…,
- Điệp cấu trúc:
“Em trở về…
Biết làm sống…
Biết lấy lại…
* Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu nhịp nhàng uyển chuyển, luyến láy cho câu thơ…
- Nhấn mạnh, khẳng định cảm xúc chân thành, tha thiết, sâu thẳm trong tình yêu của
nhân vật “em". Trái tim em có thể đem lai sự sống diệu kì, rút ngắn đi những khoảng
cách để con người tin yêu nhau hơn, có thể cảm nhận được cả những ước mơ khát
17


vọng của người mình yêu…
Câu 4. Hs có thể trình bày theo cảm nhận cá nhân nhưng thông điệp rút ra phải hợp lí,
nhân văn, tích cực và lí giải thuyết phục.
Gợi ý:
- Thông điệp:
+ Phải hướng tới tình yêu với tình cảm chân thành tha thiết, giản dị.
+ Tình yêu gắn liền với tấm lòng thủy chung, đức hi sinh, lòng vị tha bao dung.
- Lí giải thuyết phục
Đề 6.
Đọc đoạn trích:
Em biết đấy là điều đã cũ
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:
Sự gắn bó giữa hai người xa lạ
Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau.
(…)
Nhưng lúc này anh ở bên em

Niềm vui sướng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường như trang sách
Như chùm hoa mở cánh trước hiên nhà.
Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn.
Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn.
(Trích: Nói cùng anh - Xuân Quỳnh)
18


Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 2. Trong khổ đầu, theo nhà thơ, tình yêu bắt nguồn từ đâu?
Câu 3. Nêu hiệu quả tu từ của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ:
Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm về tình yêu của nhà thơ trong khổ thơ
cuối hay không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Nội dung chính của đoạn thơ: thể hiện những quan niệm của Xuân Quỳnh về
tình yêu đôi lứa cũng như giá trị cao đẹp của tình yêu đối với cuộc sống của mỗi con
người.
Câu 2. Theo nhà thơ, tình yêu bắt nguồn từ Sự gắn bó giữa hai người xa lạ/ Nỗi

vui buồn đem chia sẻ cùng nhau. Tức là: tình yêu bắt nguồn từ sự đồng cảm, quan tâm,
thấu hiểu, gắn bó, sẻ chia giữa 2 người xa lạ.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: so sánh “Tình anh” với “là xứ sở/ Là bóng rợp trên con đường
nắng lửa/ Trái cây thơm trên miền đất khô cằn”
- Hiệu quả: Làm cho khổ thơ có nhịp điệu và gợi hình, gợi cảm; đồng thời nhấn mạnh
ý nghĩa của tình yêu mà anh dành cho em, tình yêu đem đến cho em những cảm xúc
của sự che chở, ngọt ngào và sức sống…
Câu 4. Hs trả lời theo quan niệm cá nhân nhưng phải hợp lí, nhân văn, tích cực
Gợi ý:
- Đồng tình: Vì tình yêu đôi lứa thật cao quý và ý nghĩa khi thắp sáng cho con người
khát vọng, khiến con người thấy giá trị sự sống, gắn kết tình yêu thương.
- Không đồng tình: Tình yêu đôi lứa không hẳn là điều duy nhất để tạo nên giá trị của
cuộc sống hay tạo nên khát vọng cho con người.
19


- Vừa đồng tình hoặc không đồng tình:
- Lí giải cần thuyết phục.
Đề 7.
Đọc đoạn trích:
Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm mầu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc
Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác

Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho trời thêm xanh
Và đời mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỷ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.
(Trích: Chồi biếc- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2. Từ quy luật của lá vàng và chồi biếc, Xuân Quỳnh đã nhận ra quy luật gì của
tình yêu?
Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai hình ảnh “lá vàng” và “chồi biếc”
20


Câu 4. Anh/ chị hãy hóa thân thành lá vàng để nói lên những điều tâm đắc nhất về lí
tưởng sống của con người.
Gợi ý:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2. Quy luật tình yêu: Sự sống có thể dừng lại nhưng khát vọng tình yêu vẫn tiếp
nối. Tình yêu luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người, mãi là những khao khát không
bao giờ có thể mất đi.
Câu 3.
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ Lá vàng: sự ra đi, hi sinh,mất mát
+ Chồi biếc: Sức sống, sự chỗi dậy, tiếp nối
- Tác dụng:

+ Tăng giá trị biểu cảm, gợi hình cho câu thơ.
+ Khẳng định quy luật tất yếu của tự nhiên về sự tàn lụi và sinh sôi nảy nở. Đồng thời
thể hiện niềm hi vọng, tin tưởng vào tình yêu của con người và tương lai tươi sáng.
Câu 4. Hs có thể trình bày theo quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lí, thuyết phục
Có thể nêu:
- Sống phải biết cống hiến, hi sinh để làm nên những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời.
- Sống phải có niềm tin với bản thân, tin vào cuộc sống, tình yêu.
- Không được lãng phí thời gian, nhất là tuổi trẻ.
Đề 8.
Đọc đoạn trích:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
21


(…)
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
(…)
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
( Trích: Chuyện cổ tích về loài người- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo tác giả, trong câu chuyện cổ tích này ai là người được sinh ra đầu tiên?
Câu 3. Theo em hiểu, mẹ và bố đã dành cho con những gì? Vì sao?
Câu 4. Đoạn trích đã để lại cho anh/ chị những suy nghĩ gì về đạo làm con?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Thể thơ 5 chữ.
Câu 2. Người sinh ra đầu tiên đó là trẻ em. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, dáng cây
ngọn cỏ không có, trụi trần.
Câu 3.
- Người mẹ dành cho con trẻ tình yêu, lời ru, sự bế bổng chăm sóc.
- Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, biết suy nghĩ, biết mở rộng tầm nhìn về cuộc
sống.
22


- Bởi vì, những em bé được sinh ra còn yếu ớt, non dại cần được sự che chở, yêu
thương cũng như sự dạy bảo tận tình của cha mẹ.
Câu 4. Hs có thể trình bày suy nghĩ cá nhân khác nhau nhưng phải phù hợp với đạo
đức, đạo lí:
Gợi ý:
- Luôn phải biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ.
- Phải sống làm sao trở thành những con người có đạo đức, có ích để đền đáp xứng
đáng những gì cha mẹ đã dành cho mình…

Đề 9.
Đọc đoạn trích:
Người bạn thân nằm lại ven rừng
Cởi chiếc áo cho đồng đội mặc
Giao phần đạn cho người sau đánh tiếp
Đến hôm nay trùng điệp những đoàn quân
Tiếng pháo lớn gầm vang
Đoàn xe tăng tiến vào "dinh tổng thống"
Thế chẻ tre, sức ta như thác lớn
Chiến thắng này, chiến thắng của tình yêu
Tấm lòng sắt son của những má nghèo
Tiễn con đến bờ sông, còn dặn:
"Con của má, bây giờ con của nước"
Phần gạo cuối cùng, má trút cho con…
(Trích: Chiến thắng hôm nay- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Anh/ chị hiểu thế nào những câu thơ: Tiễn con đến bờ sông, còn dặn:
"Con của má, bây giờ con của nước"?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
những câu thơ sau: Đoàn xe tăng tiến vào "dinh tổng thống"/ Thế chẻ tre, sức ta như
23


thác lớn/ Chiến thắng này, chiến thắng của tình yêu
Câu 4. Hành trình đấu tranh của dân tộc để có chiến thắng hôm nay được nêu trong
đoạn trích gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2. Người mẹ dặn dò nhắc nhở con về trách nhiệm với đất nước. Qua đó thấy được

tình yêu con đã hòa chung với tình yêu đất nước của người mẹ.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: so sánh “sức ta như thác lớn”, điệp từ “ chiến thắng”
- Hiệu quả:
+ Tăng giá trị tạo hình, nhịp điệu, câu thơ giàu sức biểu cảm
+ Nhấn mạnh tô đậm sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Khẳng định dân ta
có sức mạnh bất khả chiến bại, có niềm tin chiến thắng bởi những điều chính nghĩa.
Câu 4. Hs có thể trình bày nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng phải hợp lí, thuyết phục
Gợi ý:
- Dân tộc Việt Nam đã trải qua muôn vàn khó khăn thử thách khốc liệt của chiến tranh
để bảo vệ đất nước. Chúng ta phải trả bằng những hy sinh, mất mát, đau thương để có
chiến thắng như ngày hôm nay.
- Hành trình bảo vệ đất nước vẫn luôn được tiếp tục đối với các thế hệ. Thế hệ chúng ta
sống trong thời đại nay phải có ý thức trách nhiệm với đất nước bằng những thái độ và
hành động tích cực nhất…
Đề 10. Đọc đoạn trích:
Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước
Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời
Những vần thơ cùng du hành vũ trụ
Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
24


Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
(Trích: Khát vọng- Xuân Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Anh/ chị hiểu thế nào về những câu thơ Những vần thơ cùng du hành vũ trụ/
Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với nhà thơ về quan niệm sống được gợi đến trong hai
câu: Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng/Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao? Vì
sao?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Biểu cảm
Câu 2. Nội dung chính: Diễn tả những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của nhà thơ
muốn vươn tới những chân trời mới rộng mở, được bay cao bay xa.
Câu 3. Thơ bay bổng lãng mạn nhưng thơ cũng vô cùng ý nghĩa khi đem đến cho con
người những niềm vui, sưởi ấm những trái tim giá lạnh, thức dậy những khát vọng ước
mơ. Qua đó, thấy được khát vọng trở thành nhà thơ đầy nhân văn cao đẹp của tác giả.
Câu 4. Hs có thể trình bày nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng phải hợp lí, thuyết phục
Gợi ý:
- Quan niệm sống: Sống cần có khát vọng bay cao, bay xa, không ngừng vươn tới
những chân trời mới để khám phá.
- Đồng tình: Có vươn tới chân trời rộng lớn, được bay cao bay xa mới được thỏa thích
trong khám phá, được trải nghiệm mở mang tầm hiểu biết…
- Không đồng tình: Khát vọng bay cao, bay xa cần phù hợp với năng lực bản thân nếu
không trở thành viển vông, xa vời…
- Đồng tình vừa không đồng tình (lí giải hợp lí)
II. ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
1. Dạng đề nghị luận về đoạn thơ và trình bày nhận xét:
* Định hướng cơ bản cho dạng đề:
Vài nét tác giả, tác phẩm

25



×