Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

NGUYỄN VĂN HỮU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC
TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN -2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN HỮU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC
TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Minh Tuấn


2. TS. Hà Duy Trường

Thái Nguyên - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hữu


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Minh Tuấn và TS. Hà Duy Trường đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo cặn kẽ cho tác giả trong suốt q trình hồn thành luận văn này.

- Ban giám hiệu Trường đại học Nông Lâm Thái Ngun đã cho tơi cơ
hội tham gia khố đào tạo thạc sỹ khoá K25C Khoa học cây trồng.
- Tập thể các thầy giáo, cơ giáo khoa Nơng học, phịng quản lý đào tạo
sau Đại học, đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến q báu về chun mơn cho
tác giả hoàn thành luận văn.
- Cám ơn bạn bè và người thân đã động giúp đỡ tơi trong q trình học

tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hữu

năm 2019


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................................................. 2
3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................................. 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................................... 3
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi ............................................................................................. 6
1.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và trong nước ................................................................... 7
1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới ...................................................... 7
1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam .......................................................................................10
1.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi ..........................................................................12
1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng thân, cành .............................................................................................12

1.4.2. Đặc tính sinh lý ra hoa đậu quả .................................................................................................13
1.5. Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh và kỹ thuật bao quả trên cây có
múi ..........................................................................................................................................................17
1.5.1. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khống trên cây có múi trên thế giới ...........................17
1.5.2. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khống trên cây có múi ở Việt Nam ...........................20
1.5.3. Những nghiên cứu về phân bón lá và chất điều hịa sinh trưởng trên cây có múi ở
Việt Nam ................................................................................................................................................23
1.5.4. Những nghiên cứu về biện pháp bao quả................................................................................26
1.5.5. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ..............................................................................29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................31
2.1. Đối tượng và vật liệu, địa điểm nghiên cứu ..............................................................................31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................31
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................................................31
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................................................32
2.1.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................................32
2.2. Nội dung và phương pháp nghiêncứu ........................................................................................32
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................................32
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................33


iv
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................................38
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi
Đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. ..................................................................38
3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra lộc và các đợt lộc của bưởi
Đỏ Tân Lạc.............................................................................................................................................38
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng lộc của bưởi Đỏ Tân Lạc.............................41
3.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của
bưởi Đỏ Tân Lạc ...................................................................................................................................43

3.1.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của bưởi Đỏ Tân Lạc ....................................................................................................................45
3.1.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm quả của bưởi Đỏ Tân Lạc ..........47
3.1.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả bưởi Đỏ Tân Lạc ...49
3.1.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của bưởi Đỏ Tân Lạc .......50
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng bưởi Đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. .....................................51
3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra lộc và số lộc/cành của các
đợt lộc của bưởi Đỏ Tân Lạc ...............................................................................................................51
3.2.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến động thái tăng trưởng lộc của bưởi Đỏ
Tân Lạc ...................................................................................................................................................54
3.2.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của
bưởi Đỏ Tân Lạc ...................................................................................................................................55
3.2.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của bưởi Đỏ Tân Lạc...........................................................................................................58
3.2.5. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến đặc điểm quả của bưởi Đỏ Tân Lạc........59
3.2.6. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng quả bưởi Đỏ Tân Lạc ............61
3.2.7. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến hiệu quả kinh tế của bưởi Đỏ Tân Lạc ...62
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của túi bao quả đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi
Đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. ..................................................................63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................66
1. Kết luận...............................................................................................................................................66
2. Đề nghị................................................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................68


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới .................................. 7
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số nước trồng bưởi chủ yếu

trên thế giới năm 2017 ................................................................................................ 8
Bảng 1.3. Cơ cấu giống bưởi trong sản xuất tại Miền Bắc ....................................... 11
Bảng 1.4. Thang dinh dưỡng lá của cây bưởi ........................................................... 20
Bảng 1.5. Lượng phân bón cho cây bưởi Diễn giai đoạn kiến thiết cơ bản .............. 21
Bảng 1.6. Lượng phân bón cho cây bưởi Diễn giai đoạn kinh doanh ...................... 22
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và các
đợt lộc xuân của bưởi Đỏ Tân Lạc ............................................................................ 38
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và các
đợt lộc hè của bưởi Đỏ Tân Lạc ................................................................................ 39
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và các
đợt lộc thu của bưởi Đỏ Tân Lạc .............................................................................. 40
Bảng 3.4:Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng lộc của
bưởi Đỏ Tân Lạc ....................................................................................................... 42
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra hoa .................. 43
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả .................... 44
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của bưởi Đỏ Tân Lạc....................................................................... 45
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm quả của bưởi Đỏ
Tân Lạc ...................................................................................................................... 47
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả bưởi Đỏ Tân
Lạc ............................................................................................................................. 49
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế .............. 50
của bưởi Đỏ Tân Lạc ................................................................................................. 50
Bảng 3.11:Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian sinh trưởng và
các đợt lộc xuân của bưởi Đỏ ân Lạc ........................................................................ 51


vi
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian sinh trưởng và
các đợt lộc hè của bưởi Đỏ Tân Lạc ......................................................................... 52

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian sinh trưởng và
các đợt lộc thu của bưởi Đỏ Tân Lạc ........................................................................ 53
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến động thái tăng trưởng lộc
của bưởi Đỏ Tân Lạc ................................................................................................. 54
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa ............. 56
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả ................. 57
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của bưởi Đỏ Tân Lạc ................................................................ 58
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến đặc điểm quả của bưởi
Đỏ Tân Lạc ................................................................................................................ 60
Bảng 3.19:Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng quả của bưởi
Đỏ Tân Lạc ................................................................................................................ 62
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến hiệu quả kinh tế của bưởi
Đỏ Tân Lạc ................................................................................................................ 63
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến tình hìnhsâu bệnh hại quả ........ 64
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến một số chỉ tiêu quả ................... 65


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biều đồ 3.1: Ả nh hưởng của các cơng thức thí nghiệm phun phân bón lá đến năng
suất của cây Bưởi Đỏ Tân Lạc ..................................................................................46
Biều đồ 3.2: Ảnh hưởng của các cơng thức phun phân bón lá đến chiều cao quả
bưởi đỏ Tân Lạc ........................................................................................................47
Biều đồ 3.3: Ảnh hưởng của các cơng thức phun phân bón lá đến đường kính quả
bưởi đỏ Tân Lạc ........................................................................................................48
Biều đồ 3.4: Ảnh hưởng của các cơng thức phun chất điều hịa sinh trưởng đến năng
suất của cây bưởi Đỏ .................................................................................................59
Biều đồ 4.5: Ảnh hưởng của các cơng thức thí nghiệm phun chất điều hòa sinh
trưởng đến chiều cao quả bưởi đỏ Tân Lạc ...............................................................60

Biều đồ 4.6: Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm phun chất điều hịa sinh
trưởng đến đường kính quả bưởi đỏ Tân Lạc ...........................................................61


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là cây ăn quả được trồng ở nhiều
vùng trên cả nước và tạo nên loại quả đặc sản cho từng vùng sinh thái riêng như
bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Thanh Trà,
bưởi Phúc Trạch, ...Mỗi loại có hương vị đặc trưng của mỗi vùng miền của đất
nước. Cây bưởi đang trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất nông nghiệp,
xuất khẩu bưởi là thế mạnh trong sản xuất quả của mỗi vùng kinh tế.
Bưởi Đỏ Tân Lạc là giống bưởi đặc sản của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa
Bình. Cây giống bưởi Đỏ Tân Lạc sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, ít bị sâu
bệnh hại. Giống có quả hình trịn, vỏ màu vàng, khi chín chuyển màu vàng, phớt
hồng; Phần cùi khi chín có màu hồng đỏ, khối lượng trung bình từ 800 - 1000g.
Tỷ lệ phần ăn được từ 55 - 60%, múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu
đỏ hồng, mọng nước, ăn giịn, ngọt khơng he đắng. Mật độ trồng 400-500 cây/ha,
sau thời gian kiến thiết cơ bản từ 3 - 4 năm cây bắt đầu bói quả, từ năm thứ 7 cây
sẽ cho quả ổn định, năng suất bình quân 250 - 300 quả/cây. Trong những năm
gần đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, diện tích được
chuyển đổi trồng bưởi Đỏ Tân Lạc khơng ngừng gia tăng, đặc biệt đã được đưa
về trồng tại một số huyện trồng bưởi của thành phố Hà Nội như huyện Ba Vì,
Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ....
Tuy nhiên do tính đặc thù của từng vùng trồng bưởi của thành phố Hà Nội
cùng với kỹ thuật và kinh nghiệm trồng, chăm sóc khơng hợp lý, sự phát sinh
phát triển của sâu bệnh hại, sự thay đổi về môi trường nên bưởi đỏ Tân Lạc trồng
ở các vùng của Hà Nội nói chung và vùng bưởi trồng trên đất đồi gị hiện nay có
năng suất, chất lượng khơng đồng đều, có chiều hướng giảm, đặc biệt vấn đề chất

lượng quả... Vì vậy, tuy diện tích sản xuất trên vùng đất đồi gị có tăng nhưng
năng suất, chất lượng và giá trị hiệu quả kinh tế lại không tăng và không ổn định,
đây chính là vấn đề khó khăn lớn khơng chỉ với người trồng bưởi đỏ Tân Lạc mà
với cả các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các nhà
khoa học. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội”.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao sinh trưởng
và năng suất, chất lượng bưởi Đỏ Tân Lạc trồng trên đất đồi gò tại huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng bưởi Đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng bưởi Đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của túi bao quả đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng bưởi Đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về làm cơ
sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi đỏ Tân Lạc tại
huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng phân bón lá, phân bón tổng hợp và biện pháp bao quả bưởi đến sinh
trưởng phát triển, năng suất, chất lượng bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật, bón phân, sử dụng túi bao quả nhằm nâng
cao sinh trưởng và năng suất, chất lượng của giống bưởi đỏ Tân Lạc trong thời
gian tới, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất giống bưởi đỏ
Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng phân
bón lá, phân bón tổng hợp và biện pháp bao quả bưởinhằm phát triển sản xuất
bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nộivà các vùng có điều
kiện sinh thái tương đồng.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những loài cây ăn quả có múi
được trồng khá phổ biến ở nước ta như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn… là vùng có tiềm
năng phát triển cây có múi, đặc biệt có ưu thế về điều kiện khí hậu, khả năng mở
rộng diện tích và có tập đồn giống phong phú, đa dạng. Khí hậu ở vùng này
ngồi thích hợp với sinh trưởng phát triển bình thường của cây có múi, cịn có ưu
thế nổi bật so với một số vùng khác trong nước là có mùa đơng lạnh, biên độ
nhiệt độ ngày đêm và giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả đẹp, chất lượng
tốt, thể hiện đặc trưng của giống.
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, cây trồng nói chung và bưởi nói riêng
chịu sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo mà ngày
càng trở nên phong phú hơn và có nhiều ưu việt hơn.
Bưởi là cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng
của nhiều các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh
sáng, đất đai và chế độ chăm sóc; hay sự biểu hiện của kiểu hình là kết quả của sự

tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Các giống bưởi được trồng ngày càng nhiều tại các huyện ngoại thành của
Hà Nội. Năm 2014 tổng diện tích trồng bưởi (chủ yếu là bưởi Diễn) là hơn 2705
ha và trong đó diện tích cho thu hoạch là hown 2498 ha; năm 2015 diện tích
trồng bưởi tăng lên 3112 ha và diện tích cho thu hoạch là 2523 ha, đến năm 2016
tổng diện tích trồng bưởi là lên đến 3806 ha và diện tích cho thu hoạch là 2856
ha. Diện tích trồng mới vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây (Tổng cục
thống kê Hà Nội, 2016).
Để có thể phát triển cây bưởi theo hướng sản xuất hàng hố địi hỏi sản
phẩm khơng chỉ có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà còn phải đa dạng và có mặt
thường xuyên trên thị trường. Với yêu cầu trên, Trung tâm Nghiên cứu và


4
Phát triển Cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau qủa đã liên tục điều tra, tuyển
chọn các giống bưởi theo hướng phục vụ sản xuất hàng hoá với bộ giống rải
vụ thu hoạch đã được tiến hành ở khắp các địa phương trong cả nước, thu thập
được tập đoàn các dòng, giống ưu tú khá phong phú và đa dạng trong đó có
giống bưởi đỏ Tân Lạc.
Cây Bưởi được trồng nhiều ở các vùng sinh thái khác nhau, xong trên thực
tế hiện nay diện tích trồng cây Bưởi manh mún nhỏ lẻ, chủ yếu được trồng theo
hướng tự phát, cây giống, độ tuổi, chất lượng giống chưa được đảm bảo nên sản
phẩm quả khơng đồng đều về hình dạng, màu sắc và kích thước. Người nơng
dân chưa áp dụng đúng kỹ thuật về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh,
thu hoạch, sơ chế, bảo quản vì vậy chất lượng quả chưa đáp ứng được nhu cầu thị
trường (Boun Keua Vongsalath, 2005).
Do mỗi vùng trồng có tính chất đất, khí hậu, kỹ thuật canh tác, nhân giống
khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng vì vậy có
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thương hiệu quả bưởi Đỏ. Vấn đề đặt ra
hiện nay là làm thế nào để cây bưởi Đỏ có năng suất, chất lượng cao và vẫn giữ

được thương hiệu loại quả đặc sản Hà Nội do đó vấn đề nghiên cứu hiện trạng và
ảnh hưởng của điều kiện trồng trọt cũng như những biện pháp kỹ thuật tác động
đến cây là vấn đề được các nhà nông, khoa hoc quan tâm.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Bưởi các yếu tố khí hậu
thời tiết trong vườn có ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu ra lộc, cành, ra hoa, đậu
quả...dến khả năng thốt nước, hơ hấp....khơng chỉ ở bộ phận trên mặt đất mà còn
cả bộ rễ của cây. Những nghiên cứu về tác động của môi trường sống đến cây đã
được nghiên cứu một phần song chưa đầy đủ....
Sự tham gia của các chất điều hòa sinh trưởng, tùy vào loại đất mà chúng
có thể tham gia vào các hoạt động như: quá trình ra lá, ra hoa, đậu quả, phát chồi,
tăng trưởng chiều cao, ..Nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao đã và đang trở
thành xu hướng tích cực sử dụng các chất điều hồ sinh trưởng như một giải pháp
nhằm điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và cả chất lượng quả


5
của cây (Hoàng Minh Tuấn và Nguyễn Quang Thạch, 1993) ; Hồng Minh Tấn
và cộng sự, 2000).
Trong q trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất thì các chất dinh
dưỡng có vai trị quan trọng với cây trồng, các chất này có sẵn trong đất và được
người trồng cung cấp cho cây qua đất, người trồng cũng có thể cung cấp chất
dinh dưỡng trực tiếp cho cây bằng việc phun qua lá. Biện pháp này có tác dụng
bổ sung nhanh một vài yếu tố cho cây nhằm hạn chế kịp thời tác động xấu do
thiếu chúng gây ra (Lê Văn Tri và cộng sự, 1990).
Chương Mỹ là huyện phía Tây Nam của thủ đơ Hà Nội. Huyện có 30 xã
và 02 thị trấn, gần 69.500 hộ dân, với trên 33 vạn người, trong đó số hộ nơng
nghiệp chiếm 32,5%. Diện tích đất nơng nghiệp trên 14.000ha, trong đó diện tích
đất trồng lúa là 9.050ha, diện tích trồng cây hàng năm khác là gần 1.298ha, diện
tích cây ăn quả 1.244ha, diện tích ni trồng thủy sản trên 1.800ha. Tổng giá trị
sản xuất của huyện năm 2017 đạt 21.140 tỷ đồng, trong đó giá trị ngành nơng

nghiệp đạt 4.128 tỷ đồng(Tổng cục thống kê Hà Nội, 2016).
Theo tác giả Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thị Mão (2010), lượng chất
dinh dưỡng cây hút thể hiện yêu cầu chất dinh dưỡng của cây. Cây yêu cầu chất
dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định. Lượng dinh dưỡng cây hút thay đổi
theo loại cây trồng, năng suất thu hoạch, yêu cầu của người trồng trọt. Trong
cùng một loại cây trồng thì lượng chất dinh dưỡng do cây hút phụ thuộc vào điều
kiện sinh thái (đất đai, thời tiết khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa).
Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng cường khả năng kháng
sâu bệnh cho cây, tính chống hạn và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.
Phân bón lá cịn giúp cho cây nhanh chóng phục hồi sau trồng, hoặc sau khi trải
qua cá hiện tượng thời tiết bất thuận như nóng nắng, lạnh, khơ hạn, úng ngập đã
hạn chế được sâu bệnh hại, giảm sử dụng thuốc BVTV do đó làm nâng cao chất
lượng, mẫu mã quả.
Phân bón lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng
và chất điều hịa sinh trưởng như GA3 có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa,
đậu quả, mã quả, phẩm chất và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời kỳ


6
thích hợp. Tuy nhiên, kết quả thu được phụ thuộc vào từng giống cụ thể, cần
thử nghiệm trên giống bưởi Đỏ để có những kết luận về sự ảnh hưởng của
chúng tới năng suất, phẩm chất quả. Ngoài ra, túi bao quả cũng làm tăng mẫu
mã quả, chống sâu bệnh hại.
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi
Hiện nay, cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ yếu và được
trồng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước Đông Nam Á, cây có múi
được cho là cây trồng chủ lực (Mung, 2008).
Đơng Nam Á là một trung tâm quan trọng hàng đầu về sự đa dạng cây ăn
quả. Trong số hơn 12.000 lồi ở vùng này thì có nhiều lồi cho quả ăn được
(Wikipedia, 2014).

Về phân loại thực vật: Cây bưởi có tên khoa học là: Citrus grandis (L).Osbeck
hoặc

Citrus

maxima

Merr.

thuộc

họ

cam: Rustaceae.Họ

phụ: Aurantioideae.Chi: Citrus.
Theo sơ đồ phân loại cây có múi của Swingle (1948) thì bưởi và bưởi
chùm là hai lồi khác nhau trong cùng một chi Citrus, tuy vậy bưởi đơn và bưởi
chùm có mối quan hệ chặt chẽ. Theo Webber, 1967 bưởi chùm xuất hiện ở
Barbados (Tây Ấn Độ). Năm 1930, Macfadyen đã phân bưởi chùm thành một
loài mới và lấy tên là Citrus paradisi Macf (Hoàng Thị Sản, 2006), (Wikipedia,
2014a).
Bưởi (Citrus grandis): quả to nhất trong các lồi cam qt, có vị chua
hoặc ngọt, bầu có từ 13- 15 nỗn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay giống bưởi
phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi và được trồng chủ yếu ở các nước Nhiệt đới
như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam … Việt Nam có rất nhiều giống bưởi ngon
nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch,
Phú Diễn, bưởi Đoan Hùng …
Bưởi chùm (Citrus paradisi): được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của
bưởi (Citirus grandis) vì vậy hình thái bưởi chùm khá giống với bưởi nhưng là

nhỏ hơn, eo lá cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi
chùm cho những giống ít hạt như Duncan, phần lớn các giống bưởi chùm có hạt


7
đa phơi nên cũng có thể sử dụng làm gốc ghép. Quả bưởi chùm là món ăn tráng
miệng được ưa chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để
cùi cắt thành các lát nhỏ dung sau bữa ăn. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ,
Brazil, riêng ở bang Florida Mỹ chiếm 70% sản lượng bưởi chùm của cả thế giới
(Lang, A., Chailakhyan, M. K. and Froliva, 1977).
1.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi
chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản
lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn
lại bưởi chiếm một lượng khá khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi
chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước
quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một
số nước như Trung Quốc, Ấn độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử
dụng để ăn tươi là chủ yếu (FAOTAST, 2014).
Tính đến năm 2017, diện tích trồng cây bưởi trên thế giới đạt 444,072 ha,
năng suất bình quân đạt 180,5 tạ/ha và sản lượng đạt 13,795,429 tấn. Trong vòng
gần 5 năm từ 2007 - 2012, diện tích trồng Bưởi tăng lên rất nhiều, sản lượng
tăng thêm 1,1 triệu tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng lên bởi áp
dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất bưởi, từ giai đoạn từ năm 2012 đến
năm 2017 diện tích trồng bưởi tăng lên năng suất đã tăng từ 256,302 tạ/ha lên
310,7tạ/ha (FAOTAST, 2019). .
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới
Năm 2017


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2012

Diện tích (ha)

305,473

321,528

444,072

Năng suất (tạ/ha)

233,679

256,302

310,7

Sản lượng (tấn)

7,138,247

8,240,840

13,795,429


(Nguồn: FAOSTAT, 2019)


8
Năm 2017 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 95,861 ha, năng suất đạt cao
nhất Thế giới (493,8tạ/ha) và đạt sản lượng là 4,733,447 tấn quả. Trung Quốc có
một số giống bưởi nổi tiếng: Bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê,…
được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng
cao. Năm 2008, riêng bưởi Sa Điền có diện tích đạt tới 30.000 ha, sản lượng
750.000 tấn. Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và
sản lượng 20.000 tấn (FAOTAST, 2019).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số nước trồng bưởi
chủ yếu trên thế giới năm 2017
Diện tích thu

Năng suất

hoạch (ha)

(tạ/ha)

Mỹ

24.440

259,1

633.210

2


Trung Quốc

95.861

493,8

4.733.447

3

Braxin

4.544

177,9

80.852

4

Ấn Độ

14.922

235,9

352.000

5


Thái lan

25.350

93,3

236.510

6

Mexico

17.709

249,5

441.873

7

Việt Nam

46.791

121,5
568.352
(Nguồn: FAOSTAT, 2019)

TT


Khu vực/địa điểm

1

Sản lượng (tấn)

Thái Lan: Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của
miền Bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao Fan,
... Năm 1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị
28 triệu đơla Mỹ. Đến năm 2007, diện tích bưởi ở Thái lan khoảng 34.354 ha và
sản lượng khoảng 197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm. Năm 2017, Thái Lan
trồng 25.350 ha và đạt sản lượng 236.510 tấn.
Ấn Độ: Bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng.
Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, Những vùng khô
hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể trồng được ở những vùng
có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được
142.000 tấn bưởi và bưởi chùm. Năm 2017, sản lượng bưởi quả đạt 352.000tấn.
Mỹ: Là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ 2 Thế giới, trong đó chủ


9
yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói chung và
giống bưởi nói riêng rất được chú trọng, vì vậy là quốc gia có bộ giống bưởi đưa
vào sản xuất tốt nhất Thế giới, với nhiều giống cho quả không hạt (thể bất dục
đực, bất dục cái, thể tam bội,…). Năm 2009, sản lượng bưởi quả (chủ yếu là bưởi
chùm) của Mỹ đạt 1.182.970 tấn và là quốc gia xuất khẩu bưởi chùm lớn nhất
Thế giới. Năm 2017, Mỹ trồng 24.440 ha và đạt sản lượng 633.210 tấn.
Trên Thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng với cây
bưởi là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ là

vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Theo thống kê
của FAO, năm 1997 sản lượng bưởi của khu vực Bắc Mỹ là 3,497 triệu tấn chiếm
69,4% sản lượng bưởi của Thế giới, các quốc gia có sản phẩm bưởi quả ngồi khu vực
Bắc Mỹ có sản lượng khoảng 1.541 triệu tấn chiếm 30,6%.
Châu Á: Là cái nôi của cam quýt và cây bưởi và cũng là khu vực sản xuất bưởi lớn
trên Thế giới, năm 2017 với diện tích cho thu hoạch quả là 301.827ha, năng suất 365,9tạ/ha
thì sản lượng đạt được là 11.042.350 tấn. Một số nước ở châu Á tuy có sản lượng bưởi cao
như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, nhưng do hạn chế về trình độ canh tác nên năng
suất và chất lượng các giống bưởi ở vùng này còn thấp so với các vùng khác. Công tác chọn
tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với
các vùng trồng bưởi khác trên Thế giới. Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự pha
trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung
Quốc, Ấn Độ, Philippines... Ở vùng này hiện nay tình hình sâu bệnh hại trên cây có múi xảy
ra nghiêm trọng.
Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số tài
liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh
hơn so với các lọai cây ăn quả khác. Năm 1989, diện tích bưởi ở Trung Quốc là
49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn. Tuy nhiên đến năm 2008, riêng bưởi Sa
Điền cũng có diện tích tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nơng nghiệp
Quảng Tây, 2008). Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha


10
và sản lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc
Kiến, 2009).
Tại Thái Lan bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung, một phần miền bắc
và miền đông. Năm 1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với
giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Đến năm 2012, diện tích bưởi ở Thái
lan khoảng 99.700 ha và sản lượng khoảng 1.280.000 tấn, bao gồm cả bưởi chùm

(Faostat, 2014).
Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Trong tập đồn cây có múi,
bưởi chiếm tới 33% (quýt chiếm 44% và cam 11%). Năm 2012, Philippines có
20.827 ha Cam quýt, sản lượng 178.507 tấn (Faostat, 2014).
1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Việt Nam có 3 vùng trồng cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi nói
riêng chủ yếu (Trần Thế Tục, 1997).
Trong 10 năm từ 2008 đến 2017 diện tích bưởi cả nước nhìn chung liên
tục tăng, từ 43,5 nghìn ha lên 74,2 nghìn ha. Năm 2018, ước tính diện tích bưởi
đạt 85,2 nghìn ha (tăng 11 nghìn ha so với năm 2017).
Năng suất bưởi có sự biến động qua các năm, tuy nhiên khơng có sự thay
đổi lớn, ở mức từ 11,0 - 11,9 tấn/ha.
Cùng với gia tăng diện tích và ổn định về năng suất, sản lượng bưởi tăng trưởng
khá ổn định hàng năm, từ 362,8 nghìn tấn năm 2008 lên hơn 640 nghìn tấn năm 2018.
Diện tích bưởi Miền Bắc hiện có 41,7 nghìn ha, sản lượng 271,5 nghìn
tấn, chiếm 10,6% tổng diện tích cây ăn quả tồn miền, 48,9% diện tích và 42,2%
sản lượng bưởi cả nước; năng suất ước đạt gần 11,8 tấn/ha, bằng 96,2% so năng
suất bưởi bình quân cả nước, bằng 93,4% so năng suất bình quân tại các tỉnh
Miền Nam.
Các tỉnh sản xuất chủ yếu gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tun
Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.
Cơ cấugiống:


11
Bảng 1.3. Cơ cấu giống bưởi trong sản xuất tại Miền Bắc
STT Giống chủ lực

Cơ cấu giống (tỷ lệ % so diện tích)
ĐBSH


TDMNPB

BTB

1

Bưởi Diễn

69,4

59,1

-

2

Bưởi Da Xanh

10,4

3,3

61,9

3

Bưởi Năm Roi

-


-

17,8

4

Bưởi Đường

-

1,9

3,5

5

BưởiĐại Minh

-

4,0

-

6

Bưởi khác

20,2


31,7

16,8

100,0

100,0

100,0

Tổng

(Báo cáo Điều tra tình hình sử dụng cây giống của một số cây công nghiệp, cây
ăn quả chủ lực,Bộ NNPTNT - 4/2018)
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đồn cam qt rất
phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống
được ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi
Long Tuyền.
- Vùng Bắc Trung bộ có hai vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của
Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bưởi
Phúc Trạch ngày được mở rộng. Trong năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc
Trạch lên đến 1.600ha, trong đó có khoảng 950ha đã cho quả, sản lượng quả bình
quân những năm gần đây đạt 12-15 nghìn tấn/năm.
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng
ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gấm, sơng
Chảy. Hiện chỉ cịn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang (Đỗ
Đình Ca, 1995), riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây
có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng. Mặc dù diện tích quả có múi ở
nước ta khá lớn, song lại chưa có số liệu thống kê cụ thể nào về diện tích trồng

các loại quả có múi, trong đó có bưởi.
Bưởi ở Việt Nam chủ yếu để ăn tươi và hiện tại sản xuất Bưởi ở nước ta
vẫn chưa đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước. Gần đây có một số


12
cơng ty như Hồng Gia, Đơng Nam đã có hoạt động như đầu tư sản xuất, áp dụng
các biện pháp quản lý theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP-Good
Agricultural Practices) đăng ký thương hiệu một số giống Bưởi ngon như: Năm
roi, Phúc Trạch, Da xanh, ... với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngồi.
Tóm lại: Cây bưởi là loại cây ăn quả quan trọng không chỉ về giá trị dinh
dưỡng mà cả về hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác. Việc
phát triển trồng bưởi ở những vùng có điều kiện phát triển cũng như bảo tồn và
phát triển mở rộng hơn nữa ở các vùng bưởi truyền thống là định hướng chiến
lược của nhiều địa phương trong cả nước trong đó có vùng trồng bưởi Hà Nội.
1.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi
1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng thân, cành
Sinh trưởng cành của cây có múi nói chung và bưởi nói riêng phụ thuộc
vào tuổi cây, điều kiện mơi trường và kỹ thuật chăm sóc. Nhìn chung những cây
trẻ chưa cho quả sinh trưởng của cành (phát sinh lộc) thường xảy ra quanh năm,
nghĩa là một năm thường có nhiều đợt cành xuất hiện. Khi cây trưởng thành đã
cho quả thì thường chỉ có 4 đợt lộc trong năm, đó là lộc xn, lộc hè, lộc thu và
lộc đơng. Ở những vùng khơ hạn, hoặc rét sớm thì chỉ có 3 đợt lộc xn, hè và
thu, khơng có lộc đông (Lý Gia Cầu, 1993).
- Lộc xuân: xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Số lượng cành
xuân thường nhiều, chiều dài cành tương đối ngắn. Thường cành xuân là cành ra
hoa và cho quả nên gọi là cành quả (Ngơ Hồng Bình, 2004).
- Lộc hè: xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thường xuất hiên
không tập trung, sinh trưởng không đều, cành thường to, dài, đốt thưa. Cành hè là
cành sinh dưỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cành quả và là cành mẹ

của cành thu. Tuy nhiên nếu cành mùa hè nhiều sẽ dẫn tới sự cạnh tranh dinh
dưỡng đối với quả và có thể gây rụng quả nghiêm trọng, do vậy cần phải cắt tỉa
để lại một số lượng cành thích hợp (Ngơ Hồng Bình, 2004).
- Lộc thu: xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, mọc đều và nhiều
hơn cành mùa hạ. Cành thu thường mọc từ cành mùa xuân không mang quả và
phần lớn từ cành mùa hè, có vai trị quan trọng trong việc mở rộng tán, tăng


13
cường khả năng quang hợp của cây và là cành mẹ của cành xuân, do vậy số
lượng và chất lượng của cành thu có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất
lượng cành xuân, cành mang quả của năm sau (Ngơ Hồng Bình, 2004).
- Lộc đơng: xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm, đợt cành này ít,
cành ngắn, lá vàng xanh. Nếu xuất hiện nhiều sẽ làm tiêu hao dinh dưỡng, ảnh
hưởng đến sự phân hoá mầm hoa của cành quả (Ngơ Hồng Bình, 2004).
1.4.2. Đặc tính sinh lý ra hoa đậu quả
Hoa bưởi là hoa chùm hoặc tự bông. Nụ, hoa bưởi to hơn so với cam quýt.
Tràng hoa có từ 3 - 5 cánh tách biệt, cánh hoa có từ 3 - 6 cánh, dầy có mầu trắng.
Nhị đực có từ 22 - 47 cái, nhụy cái có một do các bộ phận đầu nhụy, vòi nhụy và
bầu nhụy cấu tạo thành. Đầu nhụy thường to, cao hơn bao phấn. Với cấu tạo này
bưởi được coi là cây thụ phấn, khai hoa dễ dàng. Hoa bưởi từ khi nở đến khi tàn
khoảng hơn một tháng, khả năng ra hoa của bưởi rất cao, tuy nhiên tỷ lệ đậu quả
lại thấp (1-2%). Thời điểm ra hoa của mỗi giống là khác nhau và phụ thuộc vào thời
tiết của từng năm (Lý Gia Cầu, 1993). Quá trình ra hoa của bưởi trải qua các giai
đoạn:
1.4.2.1. Cảm ứng và phân hoá hoa
Ở một số cây trồng, một quang chu kỳ tới hạn hoặc xử lý xuân hoá hoặc là
cả hai điều kiện trên sẽ tạo ra một chất kích thích ra hoa giả định nào đó. Chất
này gây ra sự biến đổi một chiều trong tế bào của mô phân sinh đỉnh từ việc
quyết định cho quá trình hình thành và phát triển về cấu trúc của lá cũng như quy

định cấu trúc của hoa. Cảm ứng ra hoa của phần lớn thực vật liên quan đến sự
cảm nhận của một số cơ quan đối với những tín hiệu từ mơi trường: độ dài ngày,
khủng hoảng nước, nhiệt độ xuân hoá. Những điều kiện này giúp cây sản sinh ra
một chất kích thích ra hoa giả định nào đó hoặc làm tăng tỷ lệ chất kích thích ra
hoa/chất kìm hãm ra hoa. Những sản phẩm có tính kích thích ra hoa này sau khi
được tạo ra sẽ chuyển đến tế bào đích trong các đốt của mơ phân sinh đỉnh
(Bernier, 1993). Tuy nhiên một hợp chất chính xác có vai trị như một chất kích
thích ra hoa vẫn chưa được xác định rõ ràng (Lang, 1977).
Cảm ứng ra hoa có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: sự có mặt của


14
một số chất kích thích ra hoa, sự tích luỹ sản phẩm quang hợp (Bernier, 1993).
Có thể ở từng lồi thực vật, q trình ra hoa được kích thích bởi một yếu tố cảm
ứng ra hoa khác nhau. Với cây bưởi quá trình hình thành hoa diễn ra khi xuất hiện
yếu tố hoạt hoá cho sự sinh trưởng của chồi đỉnh và sự có mặt của yếu tố cảm ứng
hình thành hoa.
Cảm ứng ra hoa bắt đầu với sự ngừng sinh trưởng sinh dưỡng trong mùa
đông - thời kỳ sinh trưởng không rõ ràng ở vùng á nhiệt đới hoặc thời kỳ khô ở
vùng nhiệt đới (Domingo J. Iglesias và cs, 2007). Nhìn chung trên cây trưởng
thành, sự sinh trưởng chồi ngừng lại và tốc độ sinh trưởng rễ giảm khi nhiệt độ
giảm vào mùa đông mặc dù nhiệt độ không dưới 12,50C. Trong thời kỳ này các
lộc sinh dưỡng phát triển khả năng ra hoa. Vì thế, sự cảm ứng liên quan đến việc
định hướng chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang tạo các chùm hoa. Stress do
lạnh và nước là những nhân tố cảm ứng chính, với độ lạnh là nhân tố chính ở vùng
có khí hậu á nhiệt đới và nước ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ dưới 250C
trong nhiều tuần là cần để cảm ứng lộc hoa với số lượng đáng kể. Trên đồng
ruộng, cần có thời kỳ khơ hạn kéo dài hơn 30 ngày để một số lượng lộc hoa có
cảm ứng ra hoa đáng kể (Frederick và cs, 1998). Hiện nay việc gây hạn nhân tạo
đã được sử dụng như là một phương tiện để xúc tiến sự cảm ứng ra hoa ở cây có

múi nói chung và bưởi nói riêng, ngay ở nước ta vùng đồng bằng Sông Cửu Long
nông dân trồng cây ăn quả cũng thường sử dụng biện pháp xiết nước để kích thích
cho cây ra hoa theo ý muốn.
1.4.2.2. Sự ra hoa
Sự ra hoa xảy ra sau khi cảm ứng và phân hố hoa khi có nhiệt độ và độ
ẩm đất thích hợp. Nhiệt độ ngưỡng tối thiểu cho ra hoa là 9,40C hoặc thấp hơn
đáng kể nhiệt độ tối thiểu cho sinh trưởng sinh dưỡng. Trên cây có múi thường
có 5 loại cành hoa: (i) cành hoa khơng có lá mọc từ chồi sinh trưởng từ vụ trước;
(ii) cành hỗn hợp có một vài hoa và lá; (iii) cành hỗn hợp có nhiều hoa và một
vài lá; (iv) cành hỗn hợp có một vài hoa và nhiều lá; và (v) chồi sinh dưỡng chỉ
có lá. Những cành có tỷ lệ hoa, lá cao như loại (iv) có tỷ lệ đậu quả và giữ được
tỷ lệ quả đến thu hoạch cao nhất. Tuy nhiên, lá mới hình thành 4-6 tuần sau ra


15
hoa có thể làm giảm sự đậu quả (Domingo J. Iglesias và cs, 2007).
Hoa bưởi mọc thành chùm kiểu xim, thường các hoa ở phía gốc chùm nở
trước sau đó lần lượt đến các hoa ở giữa và đỉnh chùm nở sau, hoa đỉnh chùm sẽ nở
cuối cùng. Lord và Eckert (1985) đã quan sát thấy rằng kích thước hoa nhìn chung
giảm từ hoa nở đầu tiên đến hoa cuối cùng. Do vậy hoa thứ hai tính từ đỉnh chùm hoa
thường nhỏ nhất nhưng lại có tỷ lệ đậu quả cao nhất trên chùm hoa. Hoa nở muộn
sinh trưởng nhanh hơn và bền hơn hoa nở sớm(Domingo J. Iglesias và cs, 2007).
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định các yếu tố sinh lý nào
điều khiển sự ra hoa ở cây bưởi và đã được Davenport tổng hợp chi tiết (1990).
Các yếu tố có liên quan nhất đến sự nở hoa là hydrat cacbon, hormon, nhiệt độ,
nước và dinh dưỡng. Cơ sở của hydrat cacbon có tác động đến sự nở hoa là khi
khoanh vỏ làm tăng cảm ứng ra hoa, tăng khả năng đậu quả. Sự ảnh hưởng của
hormon tới ra hoa bưởi cũng đã được nghiên cứu sâu trong nhiều năm
(Davenport, 1990). Một số nghiên cứu sử dụng hormon nội sinh với chồi cây
bưởi và được đánh giá bằng mức độ ra hoa. Dinh dưỡng của cây liên quan trực

tiếp và gián tiếp đến sự ra hoa của cây bưởi. Hàm lượng N trong lá cao, đặc biệt
đối với cây non gây ra sự sinh trưởng sinh dưỡng mạnh và ức chế sự ra hoa.
Ngược lại, hàm lượng N trong lá thấp kích thích ra hoa sớm. Tuy nhiên cây thiếu
N nghiêm trọng thì ra ít hoa. Người ta đã nghiên cứu thấy rằng nên duy trì hàm
lượng N trong lá ở mức tối ưu khoảng 2,5 - 2,7% sẽ tạo ra số hoa vừa phải và cho
tỷ lệ đậu quả và năng suất cao nhất. Nitơ ở dạng amơn có thể trực tiếp ảnh hưởng
đến ra hoa thông qua điều khiển hàm lượng amôn và polyamine trong nụ hoa.
Stress nước và nhiệt độ thấp làm tăng hàm lượng amôn trong lá và sự ra hoa
(Frederick và cs, 1998).
1.4.2.3. Quá trình thụ phấn và đậu quả
Hầu hết các lồi cây có múi thương mại khơng cần thụ phấn chéo. Tuy
nhiên một số loài lấy hạt hoặc để kích thích sinh trưởng của bầu nhuỵ đối với
những giống quả khơng hạt (quả điếc - parthenocarpic) thì cần có sự thụ phấn
bổ sung.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả thụ phấn do trực tiếp ảnh


16
hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ống phấn. Tốc độ nảy mầm và sinh trưởng của
ống phấn để chui vào vòi nhuỵ đưa tinh tử vào thụ tinh cho tế bào trứng rất thích
hợp trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 300C và bị giảm xuống hoặc ức chế hoàn toàn
ở nhiệt độ thấp < 200C (Frederick và cs, 1998).
Sự đậu quả, rụng quả và cuối cùng là năng suất quả bị ảnh hưởng bởi một
số yếu tố sinh lý và mơi trường. Các giống cây có múi nói chung và bưởi nói
riêng ra rất nhiều hoa khoảng 100.000 - 200.000 hoa trên một cây trưởng thành,
tuy nhiên chỉ 1-2% số hoa đậu quả cho thu hoạch số còn lại bị rụng đi (Domingo J.
Iglesiasvà cs, 2007). Ngoài những hoa, quả rụng do khơng được thụ phấn, thụ tinh
thì rất nhiều quả non khác phải rụng bớt đi, người ta gọi là rụng quả sinh lý.
Thường có 2 lần rụng quả sinh lý: lần rụng đầu tiên xảy ra từ khi nở hoa cho đến 3
- 4 tuần sau nở hoa; lần hai xảy ra vào tháng 5 khi quả có đường kính từ 0,5 – 2,0

cm (Domingo J. Iglesias và cs, 2007).Rụng quả sinh lý là sự rối loạn liên quan đến
sự cạnh tranh hydrat cacbon, nước, hormon và các chất trao đổi chất khác giữa các
quả non, tuy nhiên vấn đề này rõ nhất lại là do tác động của các stress, đặc biệt là
nhiệt độ cao và thiếu nước (Davies, 1968; Lovatt và cs, 1984) và người ta đã
chứng minh được rằng khi nhiệt độ không khí trên 400C và ẩm độ giảm xuống
dưới 40% có thể gây rụng quả hàng loạt (Domingo J. Iglesias và cs, 2007).
Từ năm 1989-1990 tác giả Trần Đăng Thổ và Lý Gia Cầu đã tiến hành
quan sát sơ bộ quy luật ra hoa, quả của bưởi Sa Điền ghép trên gốc bưởi chua có
tuổi từ 9 đến 10 tuổi. Theo các tác giả thì số nụ rụng chiếm 21,6% tổng số hoa, số
hoa rụng chiếm 78,6% tổng số hoa. Thời gian rụng hoa tương đối ngắn, tập trung
trong giai đoạn từ khi hoa nở đến 13 ngày sau. Giai đoạn rụng quả sinh lý kéo
tương đối dài. Thời kì rụng quả sinh lý lần thứ nhất bắt đầu từ ngày 10-14 sau khi
hoa nở rộ. Thời kì này, quả rụng mang theo cuống, đường kính cắt ngang của quả
nhỏ hơn 1cm. Thời gian tuy ngắn song ở thời kì này số quả rụng lại rất lớn, ước
tính khoảng 72% tổng số quả non rụng. Rụng quả sinh lý lần 2 bắt đầu sau rụng
quả lần thứ nhất đến 60 ngày sau khi hoa nở rộ. Quả rụng lần này không mang
cuống. Tỷ lệ rụng ước đạt 16,9% tổng số quả rụng, trong đó 9% quả có đường
kính dưới 1cm rụng vào giai đoạn từ ngày thứ 14-20 sau khi nở rộ, 5,2% số quả


×