SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THCS- THPT VÕ NGUYÊN GIÁP
ĐỀ THI THỬ THPT QG
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn lớp
12.
2. Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua
việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ văn
lớp 12.
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
- Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, lí giải ý nghĩa của hình ảnh, nội
dung mà văn bản đề cập, nhận diện vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản để trả lời câu
hỏi.
- Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc
hiểu.
- Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn thơ hoặc đoạn trích văn xuôi
trong chương trình Ngữ văn 12.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút.
III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
1. Chủ đề 1: Đọc
hiểu
- Ngữ liệu: một
văn bản giáo dục.
- Tiêu chí: chọn
lựa ngữ liệu: 01
văn bản dài khoảng
300 chữ.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
2. Làm văn
Nhận biết
Nhận diện được
một khía cạnh
nội dung trong
văn bản, nhận
diện vấn đề tác
giả đặt ra trong
văn bản để trả
lời câu hỏi
Thông
hiểu
- Giải
thích được
vấn đề tác
giả đặt ra
trong văn
bản.
- Rút ra bài
học ý nghĩa
thông qua
văn bản.
Vận dụng
Vận dụng
thấp
- Vận dụng ý
nghĩa
của
văn bản để
giải
quyết
vấn đề đời
sống.
(5% x 10 điểm = (15% x 10 (10% x 10
0,5 điểm)
điểm = 1,5 điểm = 1
điểm)
điểm)
Viết
một
Vận dụng
cao
Tổng
cộng
30% x 10
= 3,0 điểm
Nghị luận xã hội
- Viết đoạn văn
nghị luận xã hội
khoảng 200 chữ.
- Trình bày suy
nghĩ về vấn đề xã
hội đặt ra ở phần
Đọc hiểu.
đoạn
văn
nghị luận về
một vấn đề
xã hội được
nêu ra ở
phần
Đọc
hiểu.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 20%
(20% x 10
20% x 10
điểm = 2,0
= 2,0 điểm
điểm)
Vận dụng được những kiến
thức về tác giả, tác phẩm,
đặc trưng thể loại, kết hợp
các thao tác NL và phương
thức biểu đạt để viết bài
nghị luận văn học về cảm
nhận một đoạn thơ theo yêu
cầu
3. Làm văn
Nghị luận văn học
Viết bài văn nghị
luận về một đoạn
trích trong một văn
bản trong chương
trình Ngữ văn 12,
tập một.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 50%
Tổng cộng
(50% x10 điểm = 5,0 điểm)
0,5 điểm
2,5 điểm
7,0 điểm
50% x10
điểm = 5,0
điểm)
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN
SỞ GD – ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THCS- THPT VÕ NGUYÊN GIÁP
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về
thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một
công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ
đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm
từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn
điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1
của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể
thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần
đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm
chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó
như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức
mạnh để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ? Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt
Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)
Câu 1: (0,5đ) Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu
trong văn bản.
Câu 2: (0,5đ) Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong văn bản được
hiểu là gì?
Câu 3: (1,0đ) Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện
ảnh Thành Long có tác dụng gì?
Câu 4: (1,0đ) Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ”
không? Vì sao?
II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc
sống?
Câu 2. (5,0 điểm)
Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Đà trong nhiều cảnh sắc, khi là thác
nước và những cửa ải đá:
“ Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích,
giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn
trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả
chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có
chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào
đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng
ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này…”
Khi là vẻ đẹp của dòng chảy trữ tình được nhìn từ trên cao:
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây
trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa
thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà
không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ
như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực
bội gì mổi độ thu về” (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo
dục, 2016)
Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong hai đoạn văn trên, từ đó làm rõ cảm hứng nghệ
thuật của Nguyễn Tuân qua dòng sông Tây Bắc.
------ Hết ------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………..……..…; Số báo danh:…………………………
Chữ kí của giám thị 1:…………..…………………; Chữ kí của giám thị 2: .............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA NĂNG LỰC, NĂM HỌC 2019- 2020
Môn: NGỮ VĂN 12
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà.
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm.
B. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
3,0
0,5
Câu 1. Mặt tích cực của thất bại: Thất bại như là một công cụ để học hỏi và
hoàn thiện bản thân.
0,5
Câu 2. “Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là khi thất bại không nản
lòng, từ trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân
Câu 3.
Câu 4.
Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling,
Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng:
+ Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi
người.
+ Là gương người thật, việc thật nên có tính thuyết phục cao cho luận
điểm được nêu.
- HS có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp.
- Gợi ý: - Đồng ý. - Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi,
bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để
ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn
đến thành công.
1,0
1,0
II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
Câu 1. Viết 01 đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách 2,00
con người chấp nhận thất bại như thế nào để được thành công được gợi ra từ văn
bản ở phần Đọc hiểu.
0,25
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận
Có đủ ba phần câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Mở đoạn nêu
được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách con người chấp nhận thất bại như
thế nào để được thành công được gợi ra từ văn bản ở phần Đọc hiểu.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý cụ thể; thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng
* Giải thích:
- Thất bại: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự 0,25
định.
- Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu
=> Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất
bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có
thể thành công
* Bàn luận:
- Thái độ trước thất bại:
0,5
+ Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu
nguyên nhân của sự thất bại.
+ Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn
toàn cho khách quan.
- Đứng lên từ thất bại:
+ Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.
+ Biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và
ước mơ của mình.
* Bài học liên hệ bản thân:
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử 0,25
thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là quy luật tất yếu mà con người
phải đối mặt.
- Phải có ý thức sống và biết phấn đấu, không đầu hàng số phận, không được
gục ngã mà phải can đảm đối mặt, khắc phục nó để tạo nên thành quả.
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, sống lạc quan, biết hi vọng và có niềm tin
vào cuộc sống.
- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi
thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.
0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
Câu 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của h́ ình tượng Sông Đà (Người lái đò Sông Đà –
Nguyễn Tuân) trong hai đoạn trích. Từ đó làm rõ cảm hứng nghệ thuật
của Nguyễn Tuân.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được
vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong
02 đoạn trích; làm rõ cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua trong tác
phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích.
* Nội dung, nghệ thuật:
** Vẻ đẹp của Sông Đà trong đoạn thứ nhất:
– Sự hung bạo, dữ dội của thác nước và những cửa ải đá:
+ Thác nước sông Đà gầm réo trong những âm thanh ghê sợ, nhà văn đã nhân
hóa con sông, biến nó thành một sinh thể dữ dằn, hung bạo: lúc nghe như là oán
trách, lúc lại như là van xin, khi thì khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, có lúc
nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu
rừng tre nứa nổ lửa,…
0,25
3,0
1,5
+ Cả một “chân trời đá” đã bày thạch trận trên sông với tất cả sự ngỗ
ngược, hung hãn, mỗi hòn đá có gương mặt riêng, nhiệm vụ riêng trong thạch
trận bày sẵn dụ con thuyền, mỗi hòn đá là một tên lính thủy hung tợn.
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu sức tạo hình với các động từ, tính từ có khả năng
miêu tả, thủ pháp so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị, kiến thức phong phú từ các
lĩnh vực: địa lý, lịch sử, điện ảnh, quân sự, võ thuật…Câu văn mang âm hưởng
mạnh mẽ, ào ạt như thác ghềnh sông.
** Vẻ đẹp của Sông Đà trong đoạn thứ hai:
– Dòng sông được quan sát tỉ mỉ, công phu ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ.
1,5
+ Dòng chảy duyên dáng, mềm mại, yêu kiều, uốn lượn: “tuôn dài, tuôn dài…”
+ Sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp nên thơ, lãng
mạn trong so sánh của Nguyễn Tuân.
– Nghệ thuật: So sánh, liên tưởng độc đáo; ngôn ngữ phong phú, sống động, gợi
hình, gợi cảm, câu văn mang âm điệu trữ tình, lắng sâu, êm ái.
** Cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
– Trong cái nhìn Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên với những tính cách đối lập:
vừa dữ dội vừa duyên dáng, như công trình nghệ thuật tuyệt mĩ giữa thiên nhiên.
Nhà văn ca ngợi núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
0,75
– Vẻ đẹp đầy cá tính của dòng sông chính là “chất vàng mười” của thiên nhiên
Tây Bắc tác giả muốn khám phá, kiếm tìm.
– Tình yêu tha thiết, say mê với thiên nhiên, đất nước; sự tài hoa, uyên bác của
tác giả thể hiện qua cái nhìn tinh tế và sự cảm nhận độc đáo.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn
đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
0,25