Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

nguyen tac soan Giao an dien tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.02 KB, 2 trang )

Những nguyên tắc khi soạn Giáo án điện tử (GAĐT) trên Power Point
Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba khâu: soạn
GAĐT, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép.
Mỗi lớp học có trung bình từ 40-50 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy GAĐT thường phải tắt bớt
đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy,
những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát
hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể ghi chép được bài học
chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên Power Point cần chú ý một số nguyên tắc
về hình thức sau:
Về màu sắc của nền hình:
Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm,
đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử
dụng chữ có màu sáng hay trắng.
Về font chữ:
Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font
chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
Về size chữ:
Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng
cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người
xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp
phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được.
Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình
từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ
thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên
màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng
thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn.
Trình chiếu GAĐT
Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide
không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện
theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn
vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng


thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
Hướng dẫn học sinh ghi chép
Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng
vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi
bài học vào vở như sau:
a- Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu
riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các
slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết
học.
b- Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác,
không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự
hiểu bài của mình.
c- Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết
học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà
chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp).
Lời kết
Nguyên tắc giáo dục chủ động là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên trong quá trình giảng dạy là
phải đảm bảo được việc học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, nhưng giáo viên không phải là
người bao tiêu mọi kiến thức cung cấp cho học sinh. Chính bản thân học sinh, trong khi tham gia
tích cực vào tiết học, sau khi tìm hiểu lại sách giáo khoa và tìm tòi ở các phương tiện multimedia,
sẽ chọn lọc đúc kết những kiến thức của tiết học và ghi chép, lưu trữ cho riêng mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×