Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Lương Văn Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.49 KB, 6 trang )

SỞ GDĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LƯƠNG VĂN CHÁNH
ĐỀ THI THAM KHẢO

THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Điểm giống nhau trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là
A. cứu nước gắn liền với cứu dân.
B. đề cao cải cách, duy tân đất nước.
C. đã đoạn tuyệt với chế độ phong kiến.
D. muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp.
Câu 2. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858), Việt Nam là một nước có
A. độc lập, chủ quyền.
B. nền kinh tế phát triển.
C. nền văn hóa tiên tiến.
D. chính sách ngoại giao rộng mở.
Câu 3. Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX chứng tỏ điều gì?
A. Ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp để cứu nước.
B. Nông dân không còn là động lực to lớn của cách mạng.
C. Giới sĩ phu không còn uy tín để tập hợp nhân dân.
D. Việt Nam hoàn toàn không thể đánh đuổi thực dân Pháp.
Câu 4. Một trong những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) với khởi nghĩa Yên Thế
(1884 - 1913) là về
A. thành phần lãnh đạo.
B. lực lượng tham gia.
C. đối tượng đấu tranh.
D. hình thức đấu tranh.


Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Liên Xô không thực hiện chính sách đối ngoại nào sau
đây?
A. Phát động Chiến tranh lạnh đối với Mĩ.
B. Bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới.
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam (1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho
A. quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc.
B. quân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Hồng quân Liên Xô và quân Anh.
D. quân Anh, Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 7. Dựa vào điều kiện nào để từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản muốn vươn lên thành một
cường quốc chính trị?
A. Vị thế kinh tế của Nhật.
B. Mối quan hệ với Mĩ.
C. Sự sụp đổ của Liên Xô.
D. Sức mạnh quân sự của Nhật.
Câu 8. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) có ý nghĩa gì đối với quan hệ quốc tế?
A. Góp phần giữ vững thế cân bằng của trật tự thế giới.


B. Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. Làm phá sản “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
D. Thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
Câu 9. Chiến dịch Tây Nguyên (3-1975) thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân
dân ta ở miền Nam sang giai đoạn
A. tổng tiến công chiến lược.
B. tiến công chiến lược.
C. phòng ngự chiến lược.
D. phản công chiến lược.

Câu 10. Đỉnh cao của Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
B. hình thành khối liên minh công - nông.
C. chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt ở nhiều thôn, xã.
D. nhiều lí trưởng, chánh tổng ở các địa phương bỏ trốn.
Câu 11. Đâu là thành phần chính được Nguyễn Ái Quốc chọn để huấn luyện, đào tạo tại Quảng Châu (Trung
Quốc)?
A. Thanh niên yêu nước Việt Nam.
B. Tư sản dân tộc Việt Nam.
C. Công nhân Việt Nam.
D. Du học sinh người Việt.
Câu 12. Điều kiện khách quan thuận lợi làm xuất hiện thời cơ cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt
Nam là
A. quân Nhật đang thất bại khắp các chiến trường.
B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
C. ở châu Âu, phát xít Đức đã đầu hàng quân Đồng minh.
D. quân Đồng minh vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật.
Câu 13. Việc Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đặt quan hệ ngoại giao với nước ta vào
đầu năm 1950 có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp của ta.
B. Phá được thế bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp trong kế hoạch Rơ-ve.
C. Giúp ta mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.
D. Làm thất bại âm mưu của Pháp khi cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 14. Quá trình xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp được diễn ra đầu tiên ở đâu?
A. Sài Gòn.
B. Đà Nẵng.
C. Huế.
D. Hà Nội.
Câu 15. Xuất phát từ điều kiện thực tế chủ yếu nào Đảng ta đề ra đường lối đổi mới (1986)?
A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

B. Nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực.
C. Đất nước hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Toàn cầu hóa đang là xu thế của thế giới lúc bấy giờ.
Câu 16. Nguyên nhân nào khiến Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19-12-1946)?
A. Chúng ta không thể hòa hoãn với Pháp thêm được nữa.
B. Các nước xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.


C. Pháp đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta.
D. Quá trình chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của ta đã hoàn tất.
Câu 17. Trong những năm 1969 - 1973, Mĩ đã triển khai chiến lược chiến tranh nào ở Việt Nam?
A. Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh tổng lực.
Câu 18. Chiến thắng nào của quân dân ta cùng với những diễn biến sau đó là cơ sở để Bộ Chính trị hoàn chỉnh
kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
A. Chiến thắng Phước Long (1-1975).
B. Chiến thắng Tây Nguyên (3-1975).
C. Hiệp định Pari (1-1973).
D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972).
Câu 19. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã xác định hình thái của
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. kết hợp tổng tiến công và nổi dậy của quần chúng.
D. đi từ nổi dậy của quần chúng tiến đến tổng tiến công.
Câu 20. Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) đã gây bất lợi gì cho chúng ta?
A. Pháp được đưa quân ra miền Bắc nước ta.

B. Quân Trung Hoa Dân quốc sẽ rút khỏi Việt Nam.
C. Ta có 2 kẻ thù cùng một lúc: Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
D. Ta mất thêm một phần lãnh thổ cho Pháp.
Câu 21. Ý nào sau đây không nằm trong nội dung của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm
thời Đảng Cộng Sản Việt Nam (10-1930)?
A. Phê phán sự chia rẽ của phong trào cách mạng ba nước Đông Dương.
B. Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức của Đảng.
D. Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
Câu 22. Tổ chức nào sau đây do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp thành lập?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. An Nam Cộng sản đảng.
Câu 23. Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng trong thời gian tồn tại là
A. tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
B. tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh.
C. đề ra bản “Chương trình hành động” của mình.
D. lôi kéo được binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Câu 24. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam đều
A. là những cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
B. là những phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng nhân dân.
C. hình thành các mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp lực lượng yêu nước.
D. sử dụng các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 25. Sự kiện lịch sử nào đã tác động trực tiếp đến Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945?


A. Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào Đông Dương (9-1940).
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939).
C. Đức tấn công Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng (6-1940).

D. Hồng quân Liên Xô bắt đầu phản công quân Đức (11-1942).
Câu 26. Ý nào không phải là mục đích của ta khi mở Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
A. Giam chân địch dài ngày trên đường số 4.
B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
C. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
D. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Câu 27. Mục tiêu lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến nay là
A. khống chế các nước để lãnh đạo thế giới.
B. tiêu diệt hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. duy trì hệ thống thuộc địa kiểu mới của mình.
D. giữ vị trí số 1 thế giới về kinh tế, quân sự.
Câu 28. Nguyên nhân chính khiến các quốc gia Đông Nam Á nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một tổ chức
mang tính khu vực là do
A. nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn sau khi giành được độc lập.
B. việc thành lập các tổ chức hợp tác mang tính khu vực là một xu thế mới.
C. muốn thoát khỏi ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
D. xu thế toàn cầu hóa đã tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á.
Câu 29. Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều coi lĩnh vực nào là trọng điểm?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Quân sự.
D. Văn hóa.
Câu 30. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có nhiều tác động đến tình hình thế giới, trong
đó quan trọng nhất là
A. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
B. cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
C. thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
D. làm xuất hiện tình trạng “2 cực” trên thế giới.
Câu 31. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945 có điểm giống
nhau về

A. giai cấp lãnh đạo.
B. hoàn cảnh lịch sử trong nước.
C. mục tiêu đấu tranh.
D. lực lượng tham gia.
Câu 32. Yếu tố nào sau đây đã khiến chính sách thực dân của các nước Tây Âu lần lượt bị phá sản ở nửa sau thế
kỉ XX?
A. Phong trào giải phóng dân tộc.
B. Xu thế toàn cầu hóa.
C. Cục diện Chiến tranh lạnh.
D. Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
Câu 33. Nội dung nào không phải là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN (được xác định
trong Hiệp ước Bali)?
A. Sự thống nhất giữa 5 nước thành lập ASEAN.


B. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các nước.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Hợp tác phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 34. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập là kết quả của
A. cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản.
B. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Trung Quốc.
C. những quyết định tại Hội nghị Ianta về vấn đề Trung Quốc.
D. cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” ở Trung Quốc.
Câu 35. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), miền Bắc thực hiện vai trò hậu phương đối
với miền Nam thông qua hoạt động nào sau đây?
A. Chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.
B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.
C. Xây dựng thành công mô hình chủ nghĩa xã hội.
D. Nhận sự giúp đỡ, chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 36. Thực chất của công cuộc cải cách ruộng đất trong những năm 1954 - 1956 ở miền Bắc nước ta là

A. chia ruộng đất cho nông dân.
B. cơ giới hóa trong nông nghiệp.
C. giải quyết nạn đói ở miền Bắc.
D. hợp tác hóa trong nông nghiệp.
Câu 37. Dựa vào điều kiện nào để Đảng ta xác định Kháng chiến và Kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954?
A. Ta phải chống Pháp trong bối cảnh đất nước có độc lập và có chính quyền.
B. Ta vừa chống Pháp, vừa phải đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp của ta được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ.
D. Đây là hai nhiệm vụ xuyên suốt, không thể tách rời của cách mạng Việt Nam.
Câu 38. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã tác động như
thế nào đến cách mạng Việt Nam?
A. Tạo ra cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp thu tư tưởng cách mạng vô sản.
B. Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp nhận lý luận cách mạng vô sản.
C. Làm cho phong trào yêu nước chống Pháp theo lập trường vô sản phát triển mạnh.
D. Là nguyên nhân chính làm bùng phát phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Câu 39. Sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam với vai trò lãnh đạo cách mạng nước ta giai đoạn
1954 - 1975 được thể hiện thông qua việc
A. cùng thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau nhằm đạt một mục tiêu chung.
B. kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức đấu tranh cùng một lúc để giành thắng lợi hoàn toàn.
C. kiên trì đưa Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đất nước bị chiến tranh.
D. vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Câu 40. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được coi là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách
mạng Việt Nam vì
A. chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng.
B. đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. từ đây chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá công khai, rộng rãi trong cả nước.
D. chấm dứt thời kì công nhân đấu tranh tự phát, chuyển sang đấu tranh tự giác.
…………………HẾT……………………



ĐÁP ÁN
Tất cả đáp án A.



×