Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Lê Thành Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.28 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG

ĐỀ MINH HỌA
(Đề gồm có 06 trang)

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:..........................................................................................
Số báo danh: ..............................................................................................
Câu 1. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm nào?
A. 1914

B. 1915

C. 1916

D. 1917

Câu 2. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc
A. công nghiệp đứng đầu thế giới.

B. công nghiệp đứng thứ hai thế giới

C. công nghiệp đứng thứ ba thế giới .

D. công nghiệp đứng thứ tư thế giới.


Câu 3. Ba con rồng kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á là:
A. Xingapo, Hàn Quốc, Nhật Bản
B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan
D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
Câu 4. Trong 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
A. nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
B. trung tâm kinh trế - tài chính số một thế giới
C. trung tâm khoa học - kĩ thuật lớn nhất thế giới
D. nơi tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp, quân sự
Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp
nào có số lượng tăng nhanh nhất?
A. Nông dân.

B. Tư sản dân tộc.

C. Địa chủ.

D. Công nhân.

Câu 6. Đâu không phải là đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?
A. Bị ba tầng áp bức bóc lột.

B. Có quan hệ khăng khít với nông dân.

C. Kế thừa truyền thống yêu nước dân tộc.

D. Thái độ chính trị không kiên định.

Câu 7. Luận cương chính trị của Đảng đã xác định động lực của cách mạng là giai cấp

A. công nhân và nông dân.

B. địa chủ và nông dân.

C. công nhân và tư sản dân tộc.

D. công nhân và tiểu tư sản.

Câu 8. Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành đảng Cộng sản
Đông Dương?
A. Hội nghị tháng 10/1930.

B. Hội nghị tháng 7/1936.

C. Hội nghị tháng 11/1939.

D. Hội nghị tháng 5/1941.

Câu 9. Ngày 6-3-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ kí với Pháp bản
A. Hiệp định sơ bộ.

B. Tạm ước.

C. Hiệp định Giơ- ne- vơ.

D. Hiệp định Pa-ri.

Câu 10. Để lấy cớ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, đế quốc Mĩ đã làm gì?

1



A. Ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc.
B. Dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để thuyết phục Quốc hội Mĩ.
C. Trả đũa việc quân ta tấn công tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.
D. Trả đũa việc ta bắn cảnh cáo tàu chiến Mĩ xâm phạm vùng biển Miền Bắc.
Câu 11. Hình thức đấu tranh chủ yếu của cách mạng miền Nam trước năm 1959 là
A. đấu tranh chính trị.
B. đấu tranh quân sự.
C. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị.
D. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu 12. Đường lối đổi mới năm 1986 đề ra trong hoàn cảnh lịch sử nước ta như thế
nào?
A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.
B. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-văn hóa.
C. Tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 13. Tại sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”?
A. Vì địa điểm hội nghị diễn ra ở Ianta (Liên Xô).
B. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
C. Hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng tại Ianta.
D. Tại Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
Câu 14. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì
A. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
B. đánh đấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
C. mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Apácthai.
Câu 15. Nước cộng hòa Cuba ra đời là do
A. hiến pháp được ban hành


B. nhân dân tấn công vào trại lính Môncađa

C. chế độ độc tài Batixta sụp đổ

D. do sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô

Câu 16. Đâu là nguyên nhân khách quan thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển sau
chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Con người là nhân tố quyết định hàng đầu.
B. Nhờ cải cách ruộng đất.
C. Vai trò quản lí của nhà nước có hiệu quả.
D. Tận dụng nguồn viện trợ từ bên ngoài.
Câu 17. Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là
chiếm … … … làm căn cứ, rồi tấn công ra … … … nhanh chóng buộc triều đình nhà
Nguyễn đầu hàng.
A. Lăng Cô … Huế

B. Đà Nẵng … Huế
2


C. Đà Nẵng … Hà Nội

D. Huế … Hà Nội

Câu 18. Đặc điểm của phong trào Cần vương là
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 19. Công lao đầu tiên lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là
gì?
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức Cộng sản.
D. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 20. Ý nghĩa nào không nằm trong phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng.
B. Xây dựng được khối liên minh công nông.
C. Đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
D. Là cuộc tập dượt lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám.
Câu 21. Hình thức đấu tranh nào là chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Mít tinh, biểu tình.
C. Đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang tự vệ.
D. Đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh chính trị.
Câu 22. Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 vào
tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
B. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiên trọng
C. Âm mưu của quân Trung Hoa dân quố và Pháp
D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
Câu 23. Ý nào sau đây không chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
của nhân dân ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ?
A. Ta đã đánh thẳng vào các sào huyệt của quân Mĩ ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
B. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.
C. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Mĩ đến bàn Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
Câu 24. Đặc điểm nổi bật của nước ta sau 1954 là
A. Mỹ can thiệp vào miền Nam.


B. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
3


C. đất nước bị chia cắt thành hai miền.

D. Pháp đã rút khỏi nước ta.

Câu 25. Nguyên nhân trực tiếp của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là
A. chính quyền Mỹ-Diệm đã suy yếu.
B. sự soi sáng của Nghị quyết 15 BCH TW Đảng (tháng 1-1959).
C. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh.
D. miền Bắc đã kịp thời chi viện cho miền Nam.
Câu 26. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo tiến trình thời gian:
1. Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời.
2. Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
3. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời.
4. Mĩ thông qua “Kế hoạch Macsan”.
A. 4,2,3,1.

B. 1,2,3,4.

C. 3,2,1,4.

D. 2,1,3,4.

Câu 27. Cuộc xung đột thể hiện rõ nhất sự cân bằng lực lượng giữa hai phe TBCN và
XHCN là
A. cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương (1945 - 1954).

B. cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
C. cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
D. sự phong toả, cấm vận Cuba của Mĩ.
Câu 28. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm phân hóa xã hội
Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là:
A. Địa chủ yêu nước, tư sản, tiểu tư sản. B. Công nhân, nông dân, tư sản.
C. Địa chủ, công nhân, nông dân.
D. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 29. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam
(đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 10 năm
1930) là
A. xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
B. xác định lực lượng tham gia cách mạng là công nhân và tiểu tư sản.
C. xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam.
D. xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp và tư sản.
Câu 30. Yếu tố nào tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?
A. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

C. Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy .

D. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Câu 31. “... Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc...”
thể hiện đường lối kháng chiến
A. toàn dân.

B. toàn diện.


C. lâu dài.

D. tự lực cánh sinh.

Câu 32. Điểm khác nhau cơ bản trong nội dung của Hiệp định Pa ri so với Hiệp định
Giơnevơ ?
4


A. Công nhận độc lập thống nhất và tòan vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
C. Hai bên ngừng bắn, chấm dứt mọi hoạt động quân sự.
D. Thương lượng một số vấn đề về kinh tế.
Câu 33. Sự giống nhau cơ bản của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc với công
cuộc đổi mới ở Việt Nam là
A. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

B. tập trung đổi mới về chính trị.

C. tập trung phát triển khoa học kỉ thuật. D. tập trung phát triển thương mại quốc tế.
Câu 34. Cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất thể hiện sự đối đầu hai khối Đông - Tây là
A. chiến tranh vùng Vịnh

B. chiến tranh Việt Nam

C. cuộc chiến tranh Palextin - Ixraen

D. chiến tranh chống Pháp ở Angiêri


Câu 35. Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện
mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?
A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.
D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.
Câu 36. Câu thơ sau: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” của nhà thơ Chế Lan Viên,
phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. Đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Khi viết bài và làm chủ tờ báo “Nhân đạo”.
D. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).
Câu 37. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là
A. cách mạng dân chủ tư sản.

B. cách mạng dân tộc dân chủ.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 38. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là
A. đảm bảo không vi phạm chủ quyền dân tộc.
B. đảm bảo phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
C. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
D. đảm bảo giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

định Sơ bộ và


Câu 39. Ý nghĩa nào dưới đây không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công
chiến lược 1972?
A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B. Giáng một đòn nặng nề vào nguỵ quân và quốc sách “bình định”của “Việt Nam
hoá chiến tranh”
C. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh Việt Nam.
5


D. Buộc Mĩ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc 12 ngày đêm
Câu 40. Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973
khác với thời kỳ sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 như thế nào?
A. Chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự.
B. Chỉ tập trung đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
D. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

------Hết------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

6



×