Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đầu tư xây dựng cơ bản và cơ sở để tổ chức thực hiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.57 KB, 6 trang )

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ
CƠ SỞ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI
NGHÀNH THỦY LỢI
Những vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bản
Một số khái niệm cơ bản:
Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản:
Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất  
giản đơn và tái sản xuất mở  rộng tài sản cố  định, nhằm từng bước tăng cường và  
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Vốn đầu tư  xây dựng cơ  bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà  
nước được cân đối trong dự  toán ngân sách nhà nước hàng năm từ  các nguồn thu  
trong nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của  
nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát  
và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước được hình thành từ  các nguồn 
sau:
Một phần tích luỹ trong nước từ thuế, phí, lệ phí
Vốn viện trợ  theo dự  án của chính phủ, các tổ  chức phi chính phủ, các tổ  chức liên 
hợp quốc và các tổ chức Quốc Tế khác.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức Quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ 
cho Chính phủ Việt Nam.
Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước


Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu kho bạc nhà nước phát hành theo 
quyết định của Chính phủ
Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ
Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước:


Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã  
được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở  
rộng tài sản cố  định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ  sở  vật chất kĩ thuật cho  
nền kinh tế .
Phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản :
Thứ nhất: dựa theo tính chất tái sản xuất tài sản cố định, chi đầu tư XDCB cho ngành  
thuỷ lợi được chia thành:
Chi đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi mới:
Đây là khoản chi để  xây dựng mới các công trình thuỷ  lợi, sở  thuỷ  lợi, viện nghiên  
cứu, trung tâm khoa học mới ... Khoản chi này đòi hỏi vốn đầu tư  lớn, thời gian xây  
dựng kéo dài. Do đó Nhà nước phải xem xét đầu tư vào những công trình, dự án mang 
tính chất cấp bách, trọng điểm, chấm dứt tình trạng đầu tư  phân tán dàn trải. Khoản  
chi này cần được quan tâm hơn cả trong chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi
Chi đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, trạm bơm.
Khoản chi này do thời gian sử  dụng lâu dài nên các công trình thuỷ  lợi thường là đã 
xuống cấp, do thiên tai, địch hoạ gây ra, trong khi đó nhu cầu sử dụng lại không ngừng  
tăng lên. Đòi hỏi phải đầu tư  để  nâng cấp, mở  rộng và cải tạo lại. Hiện nay các  
khoản chi này vẫn giữ một vị trí quan trọng, đảm bảo tiết kiệm mà đáp ứng được một 
số nhu cầu đáng kể
Thứ hai: Dựa vào cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, chi đầutư XDCB
cho ngành thuỷ lợi được phân thành:


Chi xây lắp: là các khoản chi để  xây dựng, lắp đạt các thiết bị  vào vị  trí như  trong  
thiết kế. Tuy nhiên, ngành thuỷ lợi là ngành phi sản xuất nên chi phí lắp đặt chiếm tỷ 
lệ ít. Do vậy, chi về xây lắp của ngành thuỷ lợi chủ yếu là chi phí về xây dựng
Chi về  máy móc thiết bị: Là khoản chi để  mua sắm máy móc thiết bị  phục vụ  cho 
ngành thuỷ lợi như các máy bơm, máy tính, dụng cụ sửa chữa ... Đối với các khoản chi  
này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi đầu tư XDCB.
Chi về  XDCB khác: là các khoản chi có liên quan đến tất cả  qúa trình xây dựng như 

việc kiểm tra, kiểm soát để  làm luận chứng kinh tế  kỹ  thuật và các chi phí có liên 
quan đến việc chuẩn bị mặt bằng thi công, chi phí tháo dỡ  vật kiến trúc, chi phí đền 
bù hoa màu đất đai di chuyển nhà cửa ... khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất  
cần thiết.
Phạm vi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản :
Vốn của ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng  
sử  dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của luật ngân sách Nhà nước và quy 
chế  quản lý đầu tư  và xây dựng. Cụ  thể  vốn ngân sách nhà nước chỉ  được cấp phát 
cho các đối tượng sau:
Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năng thu  
hồi vốn và được quản lý sử  dụng theo phân cấp về  chi ngân sách Nhà nước cho đầu 
tư phát triển .
Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của  
Nhà nước theo quy định của pháp luật
Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế 
­ xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị  và nông thôn khi được Thủ  tướng  
Chính phủ cho phép
Các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của 
Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật)


Tóm lại, chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà nước đầu tư 
vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ  tầng kinh tế xã hội không có khả  năng  
thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ  cấp phát không hoàn trả  từ 
ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi trong chi đầu tư phát triển và  
hiện nay chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN(6­ 7% GDP). Hiện  
nay quan điểm của Đảng ta là không sử dụng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ dùng vào 
mục đích đầu tư  phát triển và phải có kế  hoạch thu hồi vốn vay và chủ  động trả  nợ 
khi đến hạn, đồng thời trước khi đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ nhằm đẳm bảo mỗi  
đồng vốn đầu tư bỏ ra đều mang lại hiệu quả cao.

Trình tự đầu tư xây dựng của một dự án:
Khái niệm:
Trình tự  đầu tư  và xây dựng là thứ  tự  theo thời gian tiến hành những công việc của  
quá trình đầu tư để nhằm đạt được mục tiêu đầu tư.
Các giai đoạn của trình tự đầu tư và xây dựng:
Theo chế độ hiện hành thì trình tự đầu tư và xây dựng được chia làm 3giai đoạn:
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư :
Giai đoạn này được bắt đầu từ  khi nghiên cứu sự  cần thiết đầu tư  cho đến khi có  
quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Nội dung của giai đoạn này bao gồm:
Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư
Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài nước để tìm nguồn 
cung  ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ  sản phẩm. Xem xét khả  năng có thể  huy động 
các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn các hình thức đầu tư


Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
Lập dự án đầu tư
Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết đinh đầu tư,  
tổ  chức cho vay vốn đầu tư  và cơ  quan thẩm định dự  án đầu tư. Như  vậy giai đoạn 
chuẩn bị đầu tư là là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếp theo của quá trình thực hiện  
đầu tư, và kết thúc xây dựng đưa dự  án vào khai thác sử  dụng, đây cũng là giai đoạn  
quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc đầu tư trong tương lai
Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình được ghi vào trong 
kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng xong toàn bộ công trình.
Nội dung của giai đoạn này:

Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Tổ  chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, tư  vấn giám định kỹ  thuật chất  
lượng công trình
Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình: Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc 
mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ  quan chuyên môn thẩm định  
thiết kế trước khi xây dựng. Nội dung thẩm định trên một số mặt: sự tuân thủ các tiêu  
chuẩn, qui phạm trong thiết kế kiến trúc, công nghệ, kết cấu …
Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp
Xin giấy phép xây dựng: Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, thay  
đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng phải xin giấy phép xây dựng
Kí kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án
Thi công xây lắp công trình
Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng


Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác sử 
dụng: Việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng được tiến hành hàng năm trong thời gian  
xây dựng. Khi dự án hoàn thành thì chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho 
cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn và cơ quan quyết định đầu tư .
khi quyết toán phải qui đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị thời điểm bàn 
giao đưa vào vận hành
Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Giai đoạn này được bắt đầu từ  khi công trình xây dựng xong toàn bộ, vận hành đạt 
thông số đề ra trong dự án đến khi thanh lý dự án.
Nội dung của giai đoạn này bao gồm:
Bàn giao công trình
Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình
Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình
Bảo hành công trình

Quyết toán vốn đầu tư
Phê duyệt quyết toán



×