Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

4 bài thuốc chữa liệt dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.82 KB, 2 trang )

4 bài thuốc chữa liệt dương
Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy
nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm
nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ). Đơn thuốc
được kê tùy theo các nguyên nhân này.
Liệt dương do suy nhược cơ thể
Thể này hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính về tiêu hóa hoặc hệ thống tuần hoàn. Ngoài triệu chứng
liệt dương, bệnh nhân còn có biểu hiện da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, thảng thốt, tinh thần bất an,
đoản hơi, đoản khí.
Bài thuốc: Nhân sâm, long nhãn, bạch truật, phục thần mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ, đương quy, toan táo
nhân mỗi thứ 16 g, mộc hương 6 g, viễn chí 6 g, cam thảo 4 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống trong
20 ngày thì nghỉ 10 ngày, liên tiếp trong 3 tháng.
Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
Thể này do hoạt động tình dục quá độ, thủ dâm gây ra.
Nếu do thận âm hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hoạt tinh, người gầy, da khô, đau
lưng, mỏi gối, ù tai, ngủ ít. Dùng bài thuốc: thục địa 16 g, sơn thù, trạch tả, đan bì mỗi thứ 8 g, hoài sơn,
phục linh, kỷ tử, nhục thung dung, ngũ vị tử, trâu cổ, long nhãn mỗi thứ 12 g. Ngày sắc uống 1 thang,
uống trong 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày, trong 3 tháng liên tiếp.
Nếu do thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn), di
tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Dùng bài thuốc: thục
địa, thỏ ty tử, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao mỗi thứ 120 g, làm viên hoàn, ngày uống
30 g.
Liệt dương do viêm nhiễm
Hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng: liệt
dương, khát nước, tiểu tiện đỏ.
Bài thuốc: hoàng bá nam 20 g, ý dĩ, trâu cổ mỗi thứ 16 g, mạch môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô
dược, ngưu tất mỗi thứ 12 g, tỳ giải 24 g, sắc uống ngày 1 thang, uống 20 thang trong 1 tháng.
Chú ý: Trong thời gian uống thuốc, cần tránh quan hệ tình dục.
BS Khang Ninh, Sức Khỏe & Đời Sống
Hai bài thuốc chữa loét dạ dày - hành tá tràng
Món ăn chế biến từ dạ dày lợn có thể trở thành bài thuốc giúp làm giảm nỗi phiền toái mà


người bệnh loét dạ dày - hành tá tràng thường phải chịu đựng.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Bột sa nhân 10 g, dạ dày lợn 1.000 g, các gia vị như bột tiêu, gừng tươi, hành hoa, mỡ
lợn, muối, bột canh, rượu, bột đậu, mỗi thứ lượng vừa đủ.
Bạch truật.
Cách làm: Chà xát muối và giấm cho sạch dạ dày lợn, rửa sạch, chần qua bằng nước sôi, vớt ra cạo
sạch màng trong dạ dày rồi rửa kỹ lần nữa. Sau đó, cho dạ dày vào nồi cùng với bột tiêu, gừng thái lát,
hành luộc chín rồi vớt ra để nguội, thái miếng. Cho dạ dày lợn đã thái, bột sa nhân, mỡ lợn, mì chính,
bột đậu vào nước luộc, khuấy đều là được. Thuốc có công dụng chỉ thống, hành khí, hóa thấp, tỉnh tỳ,
có thể áp dụng cả với người bị viêm dạ dày mạn tính.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Bạch truật 250 g, bạch cập 120 g, gừng khô 10 g, dạ dày lợn 1 cái, rượu, muối, gia vị
lượng vừa đủ.
Cách làm: Bạch truật rửa sạch, cho vài thìa con rượu vào trộn đều. Bạch cập rửa sạch, cạo vỏ; gừng
khô rửa sạch, để ráo nước. Dạ dày lợn đem chà xát muối và giấm thật kỹ, nhất là phía trong, sau đó
chần qua nước sôi, cạo rửa sạch màng trong. Tiếp đến, khía to một miệng dạ dày, miệng kia khâu lại,
nhồi bạch truật, bạch cập và gừng vào rồi khâu kín lại. Cho dạ dày vào luộc trong nồi gốm, khi sôi thì
cho một thìa rượu vào, đun nhỏ lửa cho đến lúc chín nhừ.
Vớt dạ dày ra, để nguội, bổ lấy các thứ ở trong ra, sấy khô, nghiền thành bột cho vào lọ dùng dần. Dạ
dày lợn đem ra thái ăn như thường. Nước luộc chia làm 4-6 lần uống. Bột thuốc mỗi ngày uống 2 lần,
mỗi lần 5 g với nước sôi để ấm. Thuốc có công hiệu kiện tỳ vị, bồi bổ hư tổn, ôn trung trừ hàn, thu liễu
trừ thấp.
BS Nông Thúy Ngọc, NNVN

×