Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất thạch đen tại thái nguyên vụ xuân hè năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ HOÀI THU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
THẠCH ĐEN TẠI THÁI NGUYÊN VỤ XUÂN HÈ NĂM 2018.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành : Khoa học cây trồng
Lớp

: K 47 - KHCT

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2015-2019

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Viết Hưng
ThS. Nguyễn Thị Mai Thảo

Thái Nguyên-năm 2019




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, thực tiễn của
riêng tôi. Những kết quả và số liệu nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực
địa nghiên cứu đề tài hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu.
Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và chỉnh sửa. Nếu sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày .... tháng ... năm 2019
Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

PGS. TS Nguyễn Viết Hưng

Đặng Thị Hoài Thu

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Nông học, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất Thạch đen tại Thái Nguyên vụ xuân hè năm

2018”.
Để có được kết quả như hôm nay trước hết em xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, cùng các thầy
giáo, cô giáo trong khoa nói riêng và nhà trường nói chung trường đã truyền
đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại nhà trường. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Viết Hưng, Th.S. Nguyễn Thị Mai Thảo người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em cũng xin
cảm ơn sự động viên của gia đình và các bạn trong lớp đã luôn cổ vũ, động
viên và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực tập.
Do còn hạn chế về thời gian, về trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản
thân nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự tham gia đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Đặng Thị Hoài Thu


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái
tăng trưởng chiều dài cây Thạch đen tại Thái Nguyên .................................... 19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá
sau trồng của cây Thạch đen tại Thái Nguyên ................................................. 21
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm
hình thái của cây Thạch đen tại Thái Nguyên ................................................. 23
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu,
bệnh hại cây Thạch đen tại Thái Nguyên ........................................................ 25

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế
của cây Thạch đen tại Thái Nguyên ................................................................. 27


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng
trưởng chiều dài cây của cây Thạch đen tại Thái Nguyên ............................... 20
Hình 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá
của cây Thạch đen tại Thái Nguyên ................................................................. 21
Hình 4.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao
cây cuối cùng của cây Thạch đen .................................................................... 23
Hình 4.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số nhánh của cây Thạch đen ...... 24


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTTN

: Công thức thí nghiệm

CT

: Công thức

Đ/C

: Đối chứng



vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................... v
MỤC LỤC......................................................................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Khái quát chung về cây thạch đen .............................................................. 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái của cây Thạch đen .................................................... 4
2.1.3. Nhóm điều kiện sinh thái. ........................................................................ 4
2.1.4. Nhóm nhân tố kỹ thuật ............................................................................. 6
2.1.5. Thành phần các chất trong cây Thạch đen ............................................... 8
2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Thạch đen trên thế giới và Việt Nam ........... 9
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây Thạch đen trên thế giới ............................. 9
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Thạch đen ở Việt Nam ............................ 12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 15
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................. 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 15
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 15
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 15



vii
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................. 15
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 17
3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu .................................................... 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 19
4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của cây Thạch đen ..................................................................... 19
4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng trồng đến động thái ra lá
của cây Thạch đen ............................................................................................ 20
4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái của cây Thạch đen. ... 22
4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu, bệnh hại cây Thạch đen .... 25
4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và hiệu quả kinh tế
của cây Thạch đen. ........................................................................................... 26
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 28
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 28
5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 28
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 29
I.Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................... 29
II.Tài liệu tiếng Anh ......................................................................................... 30
III.Tài liệu internet ........................................................................................... 31
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thạch đen còn được gọi là sương sáo. Có tên khoa học Mesona

chinensis Benth, thuộc họ hoa môi Lamiacea. Đây là loại cây thân thảo thấp,
chiều cao trung bình từ 40- 60 cm.
Ở Việt Nam Thạch đen được trồng tại huyện Thạch An (Cao Bằng),
Tràng Định (Lạng Sơn), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu
Đốc (An Giang), Bình Minh (Vĩnh Long)… Thạch đen có tác dụng giải nhiệt,
giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, chống lão hóa, rất tốt cho người cao
tuổi. Thạch đen là cây ưa đất dốc nhẹ, đất ven suối ẩm thuộc loại đất thịt pha
cát màu xám hoặc xám vàng, không lẫn đá.
Vốn đầu tư trồng Thạch đen không lớn, dễ chăm sóc, dễ bảo quản, có
thể để được 2 - 3 năm. Do là cây trồng phù hợp điều kiện thổ nhưỡng cũng
như tập quán sản xuất nên từ lâu, Thạch đen được nông dân trồng với diện
tích khá lớn.
Từ những năm 1980 cây Thạch đen đã trở thành hàng hóa. Nhiều gia
đình thu được hàng chục triệu nhờ trồng cây Thạch đen. Trung bình 1ha cây
Thạch đen sẽ cho thu hoạch hơn 4 tấn, với giá bán dao động từ 25.000 - 30.000
đồng/1kg như hiện nay thì người dân thu được từ 100 đến 120 triệu đồng/ha,
nếu trồng thâm canh năng suất có thể đạt từ 10 - 15 tấn/ha hiệu quả kinh tế thu
được từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Theo tính toán của người dân, trên cùng một
diện tích canh tác, trồng cây Thạch đen cho thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa
nương. Do vậy nhiều vùng đã bỏ trồng lúa, hoa màu khác và thay vào đó là
trồng Thạch đen. Đây được coi là một loài cây xóa đói giảm nghèo đang mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.
Tuy nhiên, hiện nay quy trình kỹ thuật trồng cây Thạch đen chưa được
đầu tư nghiên cứu đúng mức về các giải pháp kỹ thuật trong đó có việc nghiên


2
cứu về mật độ trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Chính vì lý do trên nên việc thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của
mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất Thạch đen tại Thái

Nguyên vụ Xuân Hè năm 2018” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Tìm ra mật độ trồng thích hợp cho cây Thạch đen sinh trưởng, phát triển
cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được mật độ trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
Thạch đen.
- Đánh giá được mật độ trồng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế
của cây Thạch đen.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng giữa mật độ trồng đến sinh trưởng và năng
suất cây Thạch đen.
- Đề tài có ý nghĩa thực tế, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
Thạch đen, tránh gây lãng phí đầu tư về giống và công lao động
- Báo cáo kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho cán
bộ kỹ thuật, giáo viên, sinh viên, học viên trong các trường về nông nghiệp.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát chung về cây thạch đen
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây Thạch đen có tên gọi khác là cây sương sáo.
Tên khoa học: Mesona chinesis Benth, có nguồn gốc ở Đông và Đông
Nam Châu Á, phân bố nhiều ở Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan và khu vực
Đông Nam Á.
Loài này mọc mạnh trên các khu vực đất đỏ, đất cát và đất khô.
Ở Việt Nam cây Thạch đen mọc hoang dại ở vùng rừng núi và về sau
này được trồng ở nhiều vùng đồng bằng như ở đồng bằng sông Cửu Long và

Miền Đông Nam Bộ. Hiện nay Thạch đen được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc(An Giang)…
Phân loại khoa học (Scientific classification):
Bộ (Order): Hoa môi (Lamiales);
Họ (Family): Hoa môi/Bạc hà (Lamiaccac);
Chi (Genutis): Cỏ thach (Mesone);
Loài (Species): Mesona chinensis [7].


4
2.1.2. Đặc điểm hình thái của cây Thạch đen
- Thân:
Cây Thạch đen là loài cây hòa thảo, thân có bốn cạnh, hình đứng mềm,
bên ngoài thân có phủ một lớp lông thô, rậm. Cây có chiều dài trung bình từ 40
- 60cm, tùy điều kiện chăm sóc và thổ nhưỡng có thể dài tới 1m. Cây Thạch
đen có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc, nhánh tỏa ra phủ kín trên mặt đất
giống như cây bạc hà.
- Chồi và lá:
Lá cây Thạch đen mọc ra từ các mấu, chồi mọc ra từ nách lá. Lá Thạch
đen thuộc loại lá đơn, mọc đối, dày, màu xanh nhạt, hình trứng hoặc trứng thuôn,
thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp. Lá dài từ 3 – 6 cm, rộng 1 – 2 cm, cuống lá dài 1 – 2
cm. Hai mặt lá đều có phủ một lớp lông mỏng, mép lá hình răng cưa.
- Hoa và quả
Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành, khá dày đặc vào lúc hoa nở rộ,
cuống hoa có thể dài tới 10 – 12 cm, có lông. Đài hoa có lông, 3 răng ở môi
trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thùy, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ
nhị tím. Quả của cây thạch đen nhỏ, nhẵn, thon dài khoảng 0,7 mm.
Cây Thạch đen ra hoa vào cuối thu, đầu mùa đông.
- Hệ rễ
Rễ cây thạch đen có dạng chùm, rễ tỏa rộng và ăn nông. Rễ của cây

Thạch đen có thể mọc từ gốc, thân khi tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm. Do vậy,
khi cây Thạch đen phát triển, thân cây dài có thể có nhiều đốt thân mọc rễ cắm
xuống để hỗ trợ hút chất dinh dưỡng [5].
2.1.3. Nhóm điều kiện sinh thái.
Thạch đen là cây chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện sinh thái, nguyên
sản của cây Thạch đen là vùng khí hậu nhiệt đới. Nghiên cứu điều kiện sinh
thái của cây Thạch đen là đề cập đến các điều kiện sống thích hợp nhất về các
mặt như khí hậu, đất đai… của cây Thạch đen. Nắm vững những yêu cầu sinh


5
thái của cây Thạch thì sẽ giúp nó sinh trưởng, phát triển tốt. Sau đây ta xét một
số điều kiện sinh thái chủ yếu:
- Đất đai và địa hình
Thạch đen là cây không yêu cầu khắt khe về đất. Tuy nhiên để cây
Thạch đen sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao và ổn
định thì Thạch đen nên được trồng ở những nơi đất tốt. Đất trồng Thạch đen
tốt phải đạt yêu cầu đất xốp, đất cát, có tầng đất dày, không lẫn đá, nhiều mùn,
gần nguồn nước tưới, có khả năng thoát nước tốt (không úng, lầy) và có độ dốc
thoải. Từ những yêu cầu đó ta thấy ở nước ta có nhiều vùng có đất đai thích
hợp với cây Thạch đen, đặc biệt là vùng núi phía Bắc.
Đất trước khi trồng phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Đối với đất
nương rẫy, đất đồi sau khi cày bừa kỹ, sạch cỏ dại thì tiến hành làm hốc theo
đường đồng mức (đường hình vành nón). Đối với đất bằng, đất ruộng thì tiến
hành làm rãnh thoát nước xung quanh khu đất, lên luống rộng 1 – 1,5 m, cao
15 – 20 cm. Làm rãnh ngang luống có kích thước rộng 5 -7 cm, sâu 7 -10 cm
hoặc bổ hốc trồng có kích thước dài 15cm, rộng 5 – 10 cm, sâu 7 – 10 cm.
Về thành phần cơ giới, Thạch đen ưa các loại đất từ pha cát đến đất đồi,
độ mùn cao. Thạch đen được trồng trên những loại đất có thành phần cơ giới
nhẹ sản phẩm thạch có màu đen đẹp, hương thơm tự nhiên , vị mát. Muốn

Thạch đen có chất lượng cao và hương vị đặc biệt thì Thạch đen phù hợp trồng
ở độ cao nhất định, thông thường Thạch đen chỉ phù hợp với đất rẫy có độ dốc
< 250 . Cây ưa đất dốc nhẹ, đất ven suối ẩm thuộc loại đất thịt pha cát màu xám
hoặc xám vàng có tầng sâu dày, không lẫn đá. Trồng Thạch đen trên đất ruộng
cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Tuy nhiên về chất lượng thạch, vị ngọt,
mát và hàm lượng chất tan trong cây Thạch đen thấp hơn so với trồng trên đất
rẫy, có độ dốc phù hợp.
- Điều kiện khí hậu
Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây Thạch đen là nhiệt độ, ẩm độ. Cây Thạch đen phát triển tốt ở


6
nhiệt độ từ 200 - 250C, lượng mưa bình quân từ 1.500 – 2.000 mm, độ ẩm
không khí là 80 – 85%, độ ẩm đất là từ 70 – 80%.
Ánh sáng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất Thạch đen,
cây Thạch đen là cây ưa sáng. Cũng như các thực vật khác, không khí rất cần
đối với đời sống cây Thạch đen, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về hàm lượng
CO2 cũng có ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây thạch. Sự lưu thông không
khí, gió nhẹ và có mưa rất có lợi cho sự sinh trưởng của cây thạch.
Như vậy, điều kiện sinh thái có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cây
Thạch đen, tới năng suất và chất lượng Thạch đen. Do đó, cần nắm bắt được
các nhân tố đó để có những giải pháp cho cây Thạch đen phát triển tốt, cho
năng suất và chất lượng cao hơn [10].
2.1.4. Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Giống
Việc lựa chọn giống đối với cây Thạch đen là việc quan trọng trong quá
trình sản xuất cây Thạch đen. Có giống khỏe và sạch bệnh có thể tạo điều kiện
cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh và giảm bớt chi phí đầu tư chăm sóc và
phòng trừ dịch bệnh. Do vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giữ và tạo nguồn

giống cho sản xuất đối với cây Thạch đen là rất cần thiết. Thạch đen chỉ được
nhân giống bằng vô tính, nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân của vụ trước.
- Phòng trừ cỏ dại cho cây Thạch đen:
Cây Thạch đen là cây thân mềm, cây lớn sẽ lan ra khắp bề mặt luống.
Do vậy việc hạn chế cỏ dại để cây có thể tạo ra các rễ phụ tại thân, cành hỗ trợ
quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Sử dụng các biện pháp như chăm sóc tốt tạo điều
kiện cho cây thạch đen nhanh phủ kín mặt đất vừa chống xói mòn vừa hạn chế
tốt cỏ dại, vừa có tác dụng giữ ẩm và hạn chế cỏ bằng việc phủ rơm hoặc nilon
khi trồng có hiệu quả cao, không tốn nhiều thời gian làm cỏ.
- Tưới nước:
Tiến hành tưới nước cho Thạch đen khi khô hạn để thúc đẩy sinh trưởng
và phát triển của cây Thạch đen tạo năng suất và chất lượng thạch đều tăng.


7
Đối với cây Thạch đen có thể trồng xen canh trên cùng một diện tích đất với
cây ăn trái như cam, quýt, nhãn, nho, xoài.... Trồng xen canh dưới bóng tán
cây giúp cân bằng độ ẩm, kéo dài thời gian tưới nước của thạch đen. Cây
Thạch đen yêu cầu luôn đảm bảo đủ ẩm cho ruộng, cây không thích hợp với
điều kiện ngập úng hay khô hạn.
- Bón phân:
Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng
Thạch đen. Cây Thạch đen có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong suốt quá
trình sinh trưởng và sinh thực. Nó có khả năng thích ứng với điều kiện dinh
dưỡng rất rộng, có thể sống ở những nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở
những nơi cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định.
Lượng phân bón cho 1ha: Phân chuồng: 6 – 8 tấn /ha, phân đạm ure 75
kg, phân supe lân 200kg, phân kali 100kg hoặc sử dụng NPK 5 -10 -3: 350 –
450kg.
- Phòng trừ sâu bệnh:

Tùy theo từng loại sâu, bệnh mà ta sử dụng các loại thuốc khác nhau.
Với sâu ăn lá: thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ
còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu. Khi sâu ở mật độ cao thì
dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Padan 95SP, Ofatox 400EC, Trebon
10EC,... Pha thuốc đúng nồng độ, phun đều trên mặt lá.
Với sâu cuốn lá: Thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ
còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu. Khi sâu ở mật độ cao thì
dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Padan 95SP, Sharpa 25EC, Trebon 10EC,..
Pha thuốc đúng nồng độ, phun đều trên mặt lá.
Với bệnh thối cổ rễ: Sử dụng cây giống khỏe mạnh, sạch sâu bệnh,
không bón nhiều phân đạm, bón phân cân đối, luân canh hợp lý với cây lúa
nước. Dùng các loại thuốc sau để trừ bệnh như: Copper Zinc, Validan 5DD,
Topan 70WP,...
Với bệnh sương mai: Phun ngừa hay phun sớm khi bệnh chớm phát
bằng các loại thuốc như: Zinancol, Copper zinc,... ở nồng độ 0,2%


8
Với bệnh phấn trắng: dùng các loại thuốc có gốc lưu huỳnh như Anvil
5SC, Zineb 80%,...
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên đã có các công trình nghiên
cứu về các loại sâu bệnh hại trên các loại cây họ hòa thảo trong đó có cây
Thạch đen, từ đó kèm theo các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Có thể phòng trừ
bằng thuốc hóa học hay các biện pháp sinh học khác nhằm tạo điều kiện cho
cây Thạch đen phát triển tốt [10].
- Thu hoạch, bảo quản và chế biến Thạch đen:
Cây Thạch đen có thời gian sinh trưởng ngắn (trong vòng 4 tháng), nên
mỗi năm, người dân có thể làm 2 vụ Thạch đen và tiếp tục làm thêm một vụ
lúa. Cắt xong một đợt, Thạch đen lại đâm chồi và phát triển tiếp, lại thêm ít bị
sâu bệnh tấn công nên chỉ tốn tiền mua giống lần đầu[25].

Nếu được chăm sóc và bón phân tốt thì một năm có thể thu hoạch được
hai lần vào tháng 6 và tháng 10. Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là
năng suất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ
một ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp. Khoảng 2-3
ngày phơi là khô. Nếu ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, thì mỗi
năm chỉ thu một lần vào tháng 10-11. Thường 10kg thân lá thạch tươi thì được
1kg khô [2].
Bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát để tránh hiện tượng thối
mốc. Sau đó, có thể tiến hành chế biến, Thạch đen hiện nay vẫn chủ yếu được
chế biến dưới dạng đóng thạch khô thô sơ để dễ vận chuyển. Vấn đề xây dựng
nhà máy chế biến sản phẩm thạch ngay tại địa phương là điều cần được quan
tâm. Để chế biến thạch ăn, chủ yếu người dân chế biến theo phương pháp nấu
thủ công nên số lượng là hạn chế, chỉ phục vụ được nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày tại địa phương [10].
2.1.5. Thành phần các chất trong cây Thạch đen
Thạch đen có tổng hàm lượng polyphenol tổng, hàm lượng tanin và
pectin chiếm trên 50%. Tanin và phenolic là nhóm chất quan trọng quyết định


9
chất lượng Thạch đen. Tanin có tính chất của vitamin P và làm tăng đáng kể
tính giãn nở của mạch máu. Tanin thạch còn có tác dụng như chất chống oxy
hóa, bảo vệ vitamin C, giảm cholesterol trong máu [4].
Cây Thạch đen bao gồm 17 axit amin, hàm lượng axit amin dao động từ
4,75% đến 13,65%. [20].
Thạch đen chiết xuất có hàm lượng cao các hợp chất polyphenolic [21].
Được biết trong thân, lá cây Thach đen có chất pectin tạo gel, khi bột
của thân, lá khô ngâm vào nước chất gen trương nước tạo thành một khối
Thạch màu đen.
2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Thạch đen trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây Thạch đen trên thế giới
Mesona chinensis Benth. (Chinese Mesona) là cây trồng nông nghiệp có
hiệu quả kinh tế cao, được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á và Trung Quốc
như là một thức uống thảo dược (Sirichai Adisakwattana và cs 2014) [16].
Thạch đen là thực phẩm lý tưởng có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và tốt cho sức
khỏe về cả mặt dinh dưỡng và làm dược phẩm (Zhao Zhi-guo và cs 2011) [23].
Cây Thạch đen giàu flavones, polysaccharides, polyphenols, pigments, và
amino acids khiến nó trở nên hữu ích để làm nguyên liệu cho thuốc thảo dược,
thực phẩm tốt cho sức khỏe, thức uống thảo dược và thuốc bổ hàng ngày.
Nghiên cứu chỉ ra rằng loại thực phẩm này là một nguồn giàu chất chống
glycat hóa tự nhiên giúp phòng ngừa biến chứng tăng đường huyết ở bệnh tiểu
đường. Trong y học hiện đại, Thạch đen được sử dụng để chữa các bệnh say
nắng, tiểu đường, cao huyết áp và viêm thận cấp.
Các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia đã sử dụng Thạch đen để
chế biến các sản phẩm thạch đóng hộp/vỉ như thạch dừa, thạch rau câu, chè ăn
liền. Do đặc thù dễ chế biến thành các dạng sản phẩm với mùi vị khác nhau, do
pha trộn với các loại hương liệu, dễ sử dụng nên các dạng sản phẩm thạch đã
và đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng (Hoàng Thị Hà 2010) [4].


10
Tuy nhiên cho đến nay, có rất ít các công trình nghiên cứu về cây Thạch
đen, một số ít công trình được công bố ở Trung Quốc như tác giả Liu Jin Fu và
cs (2000) [23] khi nghiên cứu trồng Thạch đen cho thấy cây Thạch đen được
trồng kết hợp trong hệ thống nông, lâm kết hợp (bao gồm cây Linh Sam, Trấu
Trơn (Aleuritesfordii) thì Thạch đen đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với
các mô hình nông, lâm kết hợp khác ở phía Nam Trung Quốc.
Đặc điểm cây trồng, thành phần hóa học, dược lực, kĩ thuật trồng trọt,
nghiên cứu nuôi cấy mô cây Thạch đen đã được các tác giả Trung Quốc (Zhao
Zhi-guo và cs 2011) [23] mô tả trong báo cáo nghiên cứu của họ.

Jin Zhenliang (2012) [14] chỉ ra các phương pháp canh tác Thạch đen
cho năng suất cao bao gồm: cày bừa chuẩn bị đất, lên luống rộng 1,5-1,8 m;
phun topsin để vệ sinh đồng ruộng và tưới một lượng vừa đủ nước phân
chuồng pha loãng; sử dụng phân bón hữu cơ hoai mục, phân hỗn hợp và phân
lân để bón lót; bón lót trước khi bừa; lên luống theo độ rộng của luống và san
phẳng mặt luống; che phủ mặt luống sau trồng; cắt ngọn khỏe dài khoảng
30cm, sau đó thành các đoạn dài khoảng 10cm, có 4-5 đốt; cắm hom vào luống
đã chuẩn bị sẵn theo khoảng cách cây 3-5 cm, 6-8 cm; tưới đẫm.
Các thí nghiệm đồng ruộng đã được tiến hành để xác định ảnh hưởng
của các phương pháp canh tác khác nhau vào mùa đông, như không che phủ,
che phủ rơm rạ và lớp màng nhựa đối với sự phát triển của cây Thạch đen. Kết
quả cho thấy việc che phủ rơm rạ làm tăng đáng kể chiều cao cây, trọng lượng
thân tươi, trọng lượng tươi trên mặt đất và tỷ lệ thân/lá tương ứng 19,5%,
26,1%, 15% và 16,8%. Màng nhựa tăng đáng kể chiều cao cây, chiều dài lá
trên cây, chiều rộng lá trên cây, trọng lượng tươi, trọng lượng lá tươi và trọng
lượng tươi trên mặt đất tương ứng là 52,4%, 46,7%, 43,8%, 42,2%, 42,8% và
42,6%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển của Thạch đen khi sử
dụng lớp màng nhựa nhanh hơn so với che phủ bằng rơm rạ rất nhiều. Do đó,
màng nhựa đã được coi là một phương pháp hiệu quả trong mùa đông cho cây
Thạch đen (Yin Xiao Hong và cs 2010) [19].


11
Các tác giả Su Hai-lan, Chen Jing-ying và HuangYing-zhen (2010) [18]
nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nông học và năng suất của cây Thạch
đen. Kết quả chỉ ra rằng chiều dài thân, chiều cao cây, đường kính thân và
chiều dài lóng ảnh hưởng có ý nghĩa tới năng suất của cây. Cả chiều dài thân
và chiều cao cây có ảnh hưởng lớn đến năng suất, trong đó chiều dài thân là
đặc điểm có ảnh hưởng lớn nhất.
Nghiên cứu xác định thời điểm tối ưu để thu hoạch cây Thạch đen dựa

trên hàm lượng của polysaccharide và flavonoids đã được thực hiện bởi một số
nhà nghiên cứu Trung Quốc. Sự thay đổi thành phần hóa học và năng suất của
Thạch đen chỉ ra rằng thời gian tốt nhất để thu hoạch là trong khoảng 10 ngày
cuối của tháng 8 khi mà hàm lượng polysaccharide content đạt 1,96%,
flavonoids 13,83% và năng suất 240 gram/cây (Huang Ying-zhen và cs 2013)
[13]. Trong một nghiên cứu khác nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian thu
hoạch đến chất lượng Thạch đen thực hiện bởi các tác giả Zhang Huaifen và cs
(2012)[22]. Kết quả chỉ ra rằng thời điểm thu hoạch tốt nhất là từ 12h trưa đến
17h chiều trong tháng 9 và tháng 10, thời điểm tốt nhất là lúc 16h chiều.
Ngoài ra, tác giả Zhang GF và cs (2012) [21] đã phân tích đặc điểm của
18 giống Thạch đen trồng ở Trung Quốc để cung cấp thông tin hữu ích cho
việc phân loại, mô tả và nhân giống.
Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ cây Thạch đen của Trung Quốc rất
phát triển và đa dạng. Các sản phẩm sản xuất ra có mặt ở hầu hết các nước
châu Á. Người dân Trung Quốc thường sử dụng Thạch đen dưới dạng sản
phẩm dạng bột đóng gói, khi sử dụng pha với nước, đun sôi lên, thêm đường
và hương liệu rồi đổ ra khuôn định hình. Sản phẩm này đã xuất hiện trên thị
trường Việt Nam và được người dân ta quen dùng vì sự tiện dụng của nó cũng
như thời hạn bảo quản lâu.
Trong các dây chuyền chế biến thạch công nghiệp, các thiết bị chính
thường có các thông số kỹ thuật sau:
+ Thiết bị nấu: dung tích tùy theo công suất dây chuyền. Nhiệt độ nấu


12
90 - 950C, tốc độ cánh khuấy 30 - 120 v/ph.
+ Thiết bị lọc: Thường dùng máy lọc hai cấp để đảm bảo và nâng cao
chất lượng.
+ Thiết trộn phụ gia, hương liệu: Trộn theo mẻ, khối lượng mỗi mẻ tuỳ thuộc
vào công suất dây chuyền. Thời gian trộn điều chỉnh theo yêu cầu chất lượng.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây Thạch đen ở Việt Nam
Hiện nay, ở các tỉnh miền núi phía Bắc Thạch đen được trồng nhiều ở
huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn; huyện Na
Rì, tỉnh Bắc Kạn và được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân
tộc ở vùng này. Bởi Thạch đen là loại cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm
sóc, ít bị sâu bệnh và cho năng suất cao. Trung bình 1ha cây Thạch đen sẽ cho thu
hoạch hơn 40 tạ, với giá bán dao động từ 25.000-30.000 đồng/1kg như hiện nay
thì đây cũng là cây trồng mang lại thu nhập khá cho người nông dân.
Năm 2013, diện tích Thạch đen ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng chỉ có
172 ha, đến năm 2014 tăng 284 ha. Hiện nay, diện tích trồng Thạch đen ở
Thạch An đã tăng lên 335 ha (Phương Oanh 2015) [9]. Tại huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 đến nay, diện tích trồng cây Thạch đen hàng năm
tại huyện luôn được duy trì ổn định từ 1.500 đến 2.000ha, năng suất bình quân
từ 5,8 - 6 tấn/ha, sản lượng bình quân 8.700 - 12.000 tấn (Nguyên Khê 2009)
[6]. Năm 2016, toàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trồng được gần 140 ha cây
Thạch đen, đạt trên 279% kế hoạch (Trung Dương 2016) [3].
Mặc dù được coi là cây trồng xóa đói, giảm nghèo nhưng thực tế Thạch
đen chưa bao giờ được quy hoạch vùng trồng và có những nghiên cứu một
cách khoa học, kết hợp với chế biến sau thu hoạch, liên kết tìm đầu ra ổn định
cho nông dân để cây trồng này phát triển bền vững (Thuận Thắng 2016) [11].
Nghiên cứu trồng cây Thạch đen bằng các đoạn thân khác nhau có công trình
của tác giả Bùi Văn Thanh và cs (2009) [12] cho thấy có thể trồng Thạch đen
bằng gốc, thân, ngọn hoặc chồi đều có tỷ lệ sống cao > 90%.


13
Khi nghiên cứu hàm lượng chất tan trong Thạch đen tại tỉnh Lạng Sơn,
tác giả Lưu Đàm Ngọc Anh và cs (2009) [1] cho thấy thời vụ trồng Thạch đen
có thể từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhưng thích hợp nhất nên
trồng cây Thạch đen vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm.

Vào thời gian này nguyên liệu sẽ có hàm lượng chất tan cao.
Tổ hợp phân bón (g/m2) 10 N : 10 P205 : 0 K20 cho hàm lượng chất tan
cao nhất (cả cây: 26,8%, thân: 24,0%, lá: 28,8%) so với các công thức khác.
Thạch đen trồng ở trên nương luôn cho hàm lượng chất tan cao hơn trồng ở
ruộng (Lưu Đàm Ngọc Anh và cs -2009) [1].
Cho đến nay, nghiên cứu về cây Thạch đen còn rất ít, chưa gắn kết giữa
nghiên cứu quy trình thâm canh phát triển sản xuất kết hợp với chế biến bảo
quản và chế biến Thạch đen phục vụ sản xuất hàng hóa.
Các vùng nông thôn là những nơi phát triển cây Thạch đen nổi tiếng như
Thạch An - Cao Bằng, Tràng Định - Lạng Sơn, Na Rì - Bắc Kạn. Quy trình
chế biến Thạch đen được phổ biến trong sản xuất thủ công như sau:
- Thạch từ cây Thạch đen: Cây thạch tươi → Phơi khô → Bảo
quản→ Rửa sạch→ Nấu→ Phối trộn→ Tạo hình → Sản phẩm.
Cây thạch sau khi thu hoạch được phơi khô và phải để ít nhất 1 năm sau
đó mới chế biến. Nếu chế biến ngay, sẽ cho tỷ lệ thu hồi thấp. Khi chế biến cây
thạch được rửa sạch, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột sắn hay
bột gạo vào nấu cho sôi lại, để nguội làm thạch mềm màu đen, để cho mau
đông, người ta thêm nước tro hoặc hàn the.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số cơ sở ở Hà Nội đã đầu tư
nghiên cứu công nghệ và thiết bị để chế biến Thạch đen. Công nghệ vẫn theo
công nghệ truyền thống, tuy nhiên có sử dụng một số chất phụ gia mang tính bí
quyết, gia truyền nên cho sản phẩm thạch có chất lượng cao hơn. Cụ thể thạch
dai và giòn hơn, để được lâu hơn (khoảng 3 ngày). Thiết bị trong dây chuyền
chủ yếu là các nồi nấu, thùng khuấy và máy bơm. Qua tìm hiểu thấy cứ 60 -


14
70kg cây thạch khô đưa vào chế biến cho 1.500 - 1.600 kg thạch thành phẩm.
Thời gian nấu là 24 giờ.
Thạch chế biến theo công nghệ truyền thống thường có chất lượng

không cao, không đa dạng hóa được sản phẩm và đặc biệt không bảo quản
được lâu, chỉ để được 2 - 3 ngày. Đây là nguyên nhân chính hạn chế việc mở
rộng sản xuất, không đưa Thạch đen thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Vì là nước nông nghiệp nhiệt đới, do vậy nhu cầu về các đồ giải khát,
trong đó có thạch ở Việt Nam rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu về thạch, thời gian
qua nhiều đơn vị như Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch,
Viện Công nghiệp thực phẩm, v.v.... đã nghiên cứu, đưa ra quy trình và thiết bị
chế biến bột Thạch đen. Quy trình gồm các công đoạn:
- Thạch từ cây Thạch đen: Cây thạch tươi → Phơi khô → Bảo
quản→ Rửa sạch → Nấu→ Lọc, tách bã → Dịch chiết → Bổ sung phụ gia
→ Cô đặc → Sấy khô → Đóng gói → Bảo quản.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, sản xuất
thủ công, chất lượng không ổn định do chưa có tiêu chuẩn cho nguyên liệu đầu
vào, điều kiện trang thiết bị mới ở điều kiện thủ công, chưa đạt được độ ổn
định trong quy trình sản xuất.


15
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây Thạch đen.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Mật độ trồng của cây thạch đen
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí tại Trường Đại học Nông
Lâm, thành phố Thái Nguyên.

- Đất làm thí nghiệm: Đất bãi
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển
của cây Thạch đen;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cây Thạch đen;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại
trên cây Thạch đen;
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thời vụ trồng: Tháng 4 năm 2018, thu hoạch tháng 8 năm 2018.
Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại bố trí thí nghiệm theo kiểu
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 30m2 (6 x 5 m), tổng diện
tích 540m2, không tính diện tích bảo vệ.
Công thức 1: 166.667 cây/ha (40 x 15 cm)
Công thức 2: 125.000 cây/ha (40 x 20 cm)
Công thức 3: 100.000 cây/ha (40 x 25 cm)


16
Công thức 4: 133.333 cây/ha (50 x 15 cm)
Công thức 5: 100.000 cây/ha (50 x 20 cm) (đối chứng)
Công thức 6: 80.000 cây/ha (50 x 25 cm)
Công thức mật độ đối chứng được xây dựng dựa trên quy trình tạm thời
về kỹ thuật nhân giống và canh tác cây Thạch đen của Sở Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn.
Phân bón:
+ Lượng phân bón cho 1 ha: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 35 kg N + 32
kg P2O5 + 60 kg K2O (lượng phân bón được xây dựng dựa trên quy trình tạm
thời về kỹ thuật nhân giống và canh tác cây Thạch đen của Sở Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn).

+ Kỹ thuật bón phân:
Bón lót: Toàn bộ 2 tấn phân hữu cơ vi sinh và phân lân.
Bón thúc lần 1: sau trồng 30 ngày, khi cây Thạch đen bén rễ, hồi xanh
và bắt đầu phân cành; kết hợp xới xáo và làm cỏ cho cây Thạch đen.
Lượng phân bón: 1/2 đạm Urê + 1/2 kaly. Toàn bộ số phân này được
bón vào rãnh giữa 2 hàng Thạch đen.
Nếu không có mưa, sau bón phân phải tưới nước. Cũng có thể hòa phân
trong nước và tưới vào giữa 2 hàng Thạch đen.
Bón thúc lần 2: Sau bón thúc đợt 1 khoảng 30 ngày tiến hành bón khi bộ
thân cành cây Thạch đen phủ gần kín mặt đất. Lượng phân bón là số phân còn lại.
Phương pháp bón thúc như lần 1. Kết hợp xới xáo và làm cỏ cho cây Thạch đen
Chăm sóc Thạch đen
Công việc làm cỏ, xới xáo thường kết hợp cùng với bón phân cho cây.
Ngoài ra khi trong vườn thạch cỏ mọc nhiều cần tiến hành xới cỏ bổ sung. Với
một số loại đất có kết cấu kém, Sau mưa phải tiến hành xới phá váng.
Cây Thạch đen cần ẩm nhưng không chịu ngập úng, vì vậy khi tưới
nước chỉ nên tưới vừa đủ.


17
Thu hoạch Thạch đen
Khi cây Thạch đen vươn dài thân, bắt đầu xuất hiện nụ hoa là thời điểm
thu hoạch thạch có chất lượng tốt nhất.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải
bảo

1


3

5

2

6

4

5

6

2

4

1

3

vệ

Dải
bảo
vệ

4


2

3

1

5

6

Dải bảo vệ
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Theo dõi sự sinh trưởng của cây Thạch đen
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu
nhiên theo đường chéo góc/ô thí nghiệm, 10 ngày đo chiều cao cây 1 lần, lấy
số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Động thái ra lá: Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, 10 ngày đếm số
lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số liệu
trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
* Theo dõi chiều cao cây cuối cùng và năng suất thân lá cây Thạch đen
Theo dõi một lần khi thu hoạch vào tháng 8/2018
+ Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tổng chiều dài của cây đo được khi thu
hoạch.
+ Số nhánh cuối cùng (nhánh)
+ Năng suất thân lá lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây
x mật độ cây/ha.
+ Năng suất thân lá thực thu (tấn/ha) = Khối lượng trung bình/m2 x 10.000



×