Đồ hình Pháp Luân 80
Bài giảng thứ năm
Đồ hình Pháp Luân
Ký hiệu của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là Pháp Luân. Người có công năng, có thể
nhìn thấy Pháp Luân này đang xoay chuyển. Chiếc huy hiệu nhỏ Pháp Luân này cũng lại
như thế, nó đang xoay chuyển. Chúng ta chiểu theo đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ,
để chỉ đạo sự tu luyện của mình, chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà luyện; do đó
công mà chúng ta luyện được cũng rất lớn. Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, đồ hình
Pháp Luân này là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Phật gia coi thế giới mười phương như
một khái niệm [về] vũ trụ, bốn mặt tám phương, tám phương vị; có thể có người có thể
nhìn thấy tồn tại trên dưới của nó {Pháp Luân} một công trụ, như vậy với trên dưới được
thêm vào thì [nó] chính là thế giới mười phương, cấu thành nên vũ trụ này, đại biểu cho vũ
trụ nói chung mà Phật gia nhìn nhận.
Tất nhiên trong vũ trụ này có vô số thiên hà, bao gồm cả hệ Ngân Hà của chúng ta
trong đó. Toàn bộ vũ trụ đang vận động, tất cả các thiên hà trong toàn bộ vũ trụ cũng đang
vận động; do đó các thái cực và phù [hiệu] chữ nhỏ ở trong đồ hình này cũng đang
xoay chuyển, toàn bộ Pháp Luân cũng đang xoay chuyển, hơn nữa phù [hiệu] chữ lớn
ở giữa cũng đang xoay chuyển. Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, nó tượng trưng cho hệ
Ngân Hà của chúng ta; đồng thời vì chúng ta là Phật gia, nên trung tâm là phù hiệu của
Phật gia; nhìn bề mặt là như vậy. Tất cả các vật chất khác nhau đều có hình thức tồn tại ở
[các] không gian khác, tại [các] không gian khác đều có hình thức tồn tại và một quá trình
diễn hoá cực kỳ phong phú và cực kỳ phức tạp. Đồ hình Pháp Luân này là [hình] ảnh thu
nhỏ của vũ trụ, tại từng không gian khác nó cũng có hình thức tồn tại và quá trình diễn hoá
của mình, vậy nên tôi gọi [đó] là một thế giới.
Khi xoay chuyển theo chiều kim đồng hồ thì Pháp Luân có thể tự động hấp thụ năng
lượng vũ trụ; khi xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ thì [nó] có thể phát phóng năng
lượng. Xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ) độ bản thân, xoáy ra (ngược chiều kim đồng
hồ) độ nhân; [đó] là một đặc điểm của công pháp chúng ta. Có người nói: ‘Chúng ta là
Phật gia, vì sao còn có thái cực? Thái cực ấy phải chăng là Đạo gia?’ Bởi vì công của
chúng ta luyện được rất lớn; [điều] luyện được tương đương với cả vũ trụ. Như vậy mọi
người thử nghĩ xem, trong vũ trụ này có hai ‘gia’ lớn là Phật gia và Đạo gia, loại trừ đi bất
kỳ ‘gia’ nào cũng không cấu thành nên vũ trụ hoàn chỉnh được, không thể nói là vũ trụ
hoàn chỉnh được; do đó chúng ta ở đây cũng có những điều trong Đạo gia. Có người
giảng: ‘Nhưng không phải chỉ có Đạo gia, còn có những [môn] như Cơ Đốc giáo, Nho
giáo, và những [tôn] giáo khác nữa’. Tôi nói với chư vị rằng, Nho giáo khi tu luyện đến
tầng cực cao, nó quy về Đạo gia; còn ở phương tây có rất nhiều tôn giáo sau khi tu lên cao
tầng, chúng quy về Phật gia, chúng thuộc về cùng một thể hệ bên Phật gia. Đó là hai thể hệ
lớn.
Vậy tại sao thái cực đồ [hình] vừa có hai cái trên đỏ dưới xanh lam, vừa có hai cái
trên đỏ dưới đen? Theo chỗ hiểu thông thường của chúng ta, thái cực là do hai chủng vật
chất đen và trắng cấu thành, [ấy là] khí âm và khí dương. Đó là nhận thức đứng tại tầng rất
nông [cạn] mà xét; tại các không gian khác nhau có các hiển thị [tại] không gian khác
nhau. Hiển thị tại tầng cao nhất, thì mầu sắc của nó chính là như thế. Đạo [gia] mà chúng
ta vẫn thường biết đến chính là [có thái cực đồ] có mầu sắc trên đỏ dưới đen. [Tôi] lấy một
thí dụ, một số người trong chúng ta đã khai thiên mục, phát hiện rằng dùng mắt nhìn thì
thấy [vật] mầu đỏ, [nhưng] tại không gian chỉ sai khác một tầng mà nhìn thì nó là mầu
xanh lục. Cái [vật] mầu vàng kim này ở trong không gian khác lại thấy là mầu tím; nó có
Kỳ Môn công pháp 81
sự tương phản sai biệt như thế; tức là mầu sắc tại các không gian khác nhau cũng có sự
thay đổi khác nhau. Thái cực trên đỏ dưới xanh lam là thuộc về Tiên Thiên Đại Đạo, bao
gồm pháp môn tu luyện Kỳ Môn. Phù [hiệu] chữ tại bốn [bên] mặt là Phật gia; chúng
giống với [phù hiệu] ở giữa; đều là Phật gia. Mầu sắc của Pháp Luân này trông rất tươi
sáng, chúng tôi lấy nó làm ký hiệu của Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi người chúng ta thông qua thiên mục nhìn thấy Pháp Luân này không nhất định có
mầu sắc như vậy; mầu nền này thay đổi, nhưng mẫu hình không thay đổi. Khi Pháp Luân
mà tôi cấp cho chư vị ở vị trí bụng dưới đang [lúc] xoay chuyển, thiên mục của chư vị
nhìn được [nó], có thể [là] đỏ, có thể là tím, có thể là xanh lục; cũng có thể là vô sắc. Đỏ
da-cam vàng lục lục-lam lam tím, mầu nền của nó không ngừng đổi mầu như thế; do đó
điều chư vị nhìn thấy được có thể có các mầu sắc khác; nhưng mầu sắc của mẫu hình phù
[hiệu] chữ và thái cực ở bên trong không thay đổi. Chúng tôi nhận thấy màu nền này
của mẫu hình rất đẹp mắt, nên chúng tôi lấy nó cố định lại [như thế]. Người có công năng
có thể thấu qua tầng không gian này mà thấy được rất nhiều điều.
Có người nói: ‘Phù [hiệu] chữ này trông rất giống như thứ của Hitler’. [Tôi] nói
với mọi người rằng phù hiệu này bản thân nó không có khái niệm giai cấp nào hết. Có
người nói: ‘Nếu góc này mà quay hướng nghiêng phía kia thì đúng là thứ của Hitler’.
Không phải như thế, nó xoay chuyển cả hai phía. Xã hội nhân loại chúng ta đã biết đến
mẫu hình này một cách rộng rãi từ 2500 năm trước đây, từ thời đại Thích Ca Mâu Ni đã
biết đến nó. Hitler là vào thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai tính đến nay mới có mấy
chục năm; ông ta đã trộm lấy nó để dùng. Tuy nhiên mầu sắc của nó khác với của chúng
ta; nó mầu đen; hơn nữa nó hướng đầu nhọn lên trên, để đứng, dùng đứng như thế. Về
Pháp Luân này [tôi] chỉ giảng đến đây thôi, chúng tôi chỉ giảng đến hình thức bên ngoài
của nó thôi.
Vậy phù [hiệu] chữ trong Phật gia chúng ta [biểu] thị điều gì? Có người nói là cát
tường như ý; đó là cách giải thích ở người thường. Tôi nói với chư vị rằng, phù [hiệu] chữ
là tiêu chí của tầng các Phật; chỉ đạt đến tầng của Phật mới có. Bồ Tát, La Hán không
có; tuy nhiên Đại Bồ Tát, tứ Đại Bồ Tát đều có. Chúng tôi thấy rằng những Đại Bồ Tát
này đã vượt xa khỏi tầng của Phật thông thường, thậm chí cao hơn cả Như Lai. Chư Phật
vượt quá tầng Như Lai có nhiều đến mức không đếm được. Như Lai chỉ có một phù [hiệu]
chữ , đạt đến tầng Như Lai trở lên, phù [hiệu] chữ sẽ [xuất hiện] nhiều hơn. Vượt
gấp đôi Như Lai thì có 2 phù [hiệu] chữ . Vượt lên nữa sẽ có 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, v.v.
đầy khắp thân cũng có. Trên đầu, hai đầu vai, đầu gối đều sẽ xuất hiện; khi nhiều quá thì
cả các chỗ như lòng bàn tay, ngón tay, gan bàn chân, ngón chân đều sẽ xuất hiện [các chữ
ấy]. Tuỳ theo tầng không ngừng đề cao, các phù [hiệu] chữ sẽ không ngừng tăng thêm
nhiều; do vậy phù [hiệu] chữ là đại biểu cho tầng của Phật; tầng của Phật càng cao thì
phù [hiệu] chữ càng nhiều.
Kỳ Môn công pháp
Ngoài các công pháp bên Phật gia và Đạo gia, còn có Kỳ Môn công pháp; họ tự gọi
mình là ‘Kỳ Môn tu luyện’. Đối với các công pháp tu luyện thì người thường chúng ta có
nhận thức thế này: Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, người ta nhìn nhận rằng các công
pháp bên Phật gia và Đạo gia là các phương pháp tu luyện chính thống, cũng gọi chúng là
tu luyện chính pháp môn. Kỳ Môn công pháp này từ xưa đến nay chưa hề [được] công bố
ra thế [gian]; rất ít người biết được sự tồn tại của họ, chỉ nghe nói đến qua các tác phẩm
nghệ thuật.
Có Kỳ Môn công pháp hay không? Có. Tôi trong quá trình tu luyện, đặc biệt là vào
một số năm về sau, tôi đã gặp ba vị cao nhân ở bên Kỳ Môn; [họ] truyền cấp cho tôi
những tinh hoa trong môn của mình, những điều hết sức độc đáo đặc biệt, hết sức hay.
Luyện tà pháp 82
Chính vì những điều của họ rất độc đáo đặc biệt, nên những [thứ] luyện xuất lai cũng cổ
quái phi thường; người thường không thể hiểu được. Ngoài ra còn giảng một câu: ‘phi
Phật phi Đạo’, không tu Phật không tu Đạo. Người ta hễ nghe thấy chẳng tu Phật cũng
chẳng tu Đạo, liền gọi họ là ‘bàng môn tả đạo’, họ tự gọi mình là ‘Kỳ Môn công pháp’.
Nói bàng môn tả đạo là có ý khinh thường, nhưng không có ý phản đối, không bảo rằng họ
là tà pháp; điểm này là khẳng định. Lý giải trên chữ [nghĩa] cũng không có ngụ ý tà pháp.
Lịch sử xưa nay [người ta] vẫn coi công pháp của Phật và Đạo mới xứng là tu luyện chính
pháp môn; khi người ta không nhận thức được công pháp của họ, thì người ta nói họ là
‘bàng môn’, [tức là] cửa bên cạnh, không phải chính pháp môn. Thế còn ‘tả đạo’? Tả đạo
ngụ ý là vụng về dốt nát, con đường vụng về. Chữ ‘tả’ tại Trung Quốc cổ đại thường hay
nói thành ‘bổn’; ‘bàng môn tả đạo’ là có ngụ ý như thế
1
.
Vì sao họ không phải tà pháp? Vì họ cũng có yêu cầu nghiêm khắc về tâm tính, họ
cũng tu luyện chiểu theo đặc tính vũ trụ, họ cũng không vi phạm đặc tính của vũ trụ, [và]
quy luật của vũ trụ, họ cũng không làm điều xấu; do đó không thể nói nó là tà pháp.
Không phải vì đặc tính của vũ trụ chúng ta phù hợp với phương pháp tu luyện của Phật gia
và Đạo gia, mà là vì phương pháp tu luyện của Phật gia và Đạo gia phù hợp với đặc tính
của vũ trụ, nên mới [trở] thành chính Pháp. Tu luyện của Kỳ Môn công pháp nếu phù hợp
với đặc tính của vũ trụ này, thì họ không phải tà pháp, mà cũng lại là chính Pháp; bởi vì
tiêu chuẩn nhận định tốt-xấu thiện-ác là đặc tính của vũ trụ. Họ chiểu theo đặc tính vũ trụ
mà tu, cho nên nó cũng là con đường chính; chỉ có điều đặc điểm yêu cầu của họ khác với
bên Phật gia và Đạo gia. Họ cũng không giảng việc truyền đồ đệ một cách rộng rãi, phạm
vi truyền rất nhỏ. Đạo gia truyền công, dạy một lô đồ đệ khá đông, tuy nhiên trong đó chỉ
có một đồ đệ chân truyền; Phật gia giảng phổ độ chúng sinh, ai có thể tu thì người ấy tu.
Khi truyền thừa Kỳ Môn công pháp không thể chọn hai người, mà trong một thời kỳ
lịch sử rất dài mới tuyển chọn một người để truyền; do đó những điều của họ không hề
được người thường biết đến trong lịch sử xưa nay. Đương nhiên vào lúc khí công lên cao
trào, tôi phát hiện rằng trong công pháp này có một số ít người cũng ra truyền công. Tuy
nhiên truyền tới truyền lui [một thời gian] thì họ thấy không được, bởi vì có một số điều
mà sư phụ của họ hoàn toàn không cho phép họ truyền. Nếu chư vị truyền công [phổ cập],
thì chư vị không thể chọn người [học]; những người đến [học], tâm tính cao thấp tại các
tầng khác nhau. [Những người] ôm giữ những quan niệm khác nhau đến [học], loại người
nào cũng có, nên chư vị không có cách nào chọn đồ đệ để truyền. Do vậy không phổ cập
Kỳ Môn công pháp được, dễ xuất hiện nguy hiểm; bởi vì những điều của họ rất đặc thù.
Có người nghĩ: Phật gia tu Phật, Đạo gia tu [thành] Chân Nhân, Kỳ Môn công pháp
này tu thành thì được tính là gì? Là tản Tiên, họ không có phạm vi thế giới cố định [trong]
vũ trụ. Mọi người đều biết, Phật Như Lai Thích Ca Mâu Ni có thế giới Ta Bà, Phật A Di
Đà có thế giới Cực Lạc, Phật Dược Sư có thế giới Lưu Ly; mỗi Như Lai và Đại Phật đều
có thế giới của mình. Mỗi một Đại Giác Giả đều có một thiên quốc do tự mình tổ chức; rất
nhiều đệ tử của họ sinh sống trong đó. Nhưng Kỳ Môn công pháp họ không có phạm vi cố
định [trong] vũ trụ, họ chỉ giống như du Thần tản Tiên.
Luyện tà pháp
Luyện tà pháp là gì? Có một số hình thức như thế này: có một loại người chuyên
luyện tà pháp, bởi vì những điều đó [luôn] có người truyền trong các [thời] đại lịch sử. Tại
sao lại truyền những thứ ấy? Vì họ truy cầu những danh, lợi, phát tài ở nơi người thường,
1. Về các chữ Hán trong đoạn này. Có chữ môn, nghĩa là cửa, cũng có nghĩa môn phái; tương tự với chữ đạo, nghĩa là
con đường, cũng có nghĩa là đạo, hay một môn phái nào đó. Bàng môn → cái cửa bên cạnh, không phải là chính
pháp môn. Tả đạo, hay bổn đạo → con đường vụng về dốt nát, không phải là chính đạo. Hiểu trên nghĩa bề mặt là
như vậy.
Luyện tà pháp 83
họ giảng những thứ ấy. Tất nhiên tâm tính của họ không cao, nên họ không đắc công. Họ
đắc [được] gì? [Đắc] nghiệp lực. Khi nghiệp lực của người ta lớn, thì cũng sẽ hình thành
một loại năng lượng. Nhưng họ không có tầng, họ so với người luyện công thì không so
được, nhưng so với người thường thì lại có thể ước chế người thường. Bởi vì những thứ ấy
cũng là một loại thể hiện của năng lượng, khi mật độ tập trung lại rất lớn, cũng có thể làm
cho công năng trên thân [thể] người ta mạnh lên, cũng có thể phát huy tác dụng như thế;
do đó trong lịch sử xưa nay cũng có một số người truyền những điều này. Họ nói: ‘Tôi làm
điều xấu, [nhục] mạ người ta, thì tôi tăng công’. Họ không hề tăng công, [trên] thực tế là
làm mật độ vật chất màu đen tăng lên; bởi vì làm điều xấu có thể đắc vật chất màu đen,
[tức là] nghiệp lực. Do vậy họ có thể khiến những công năng nho nhỏ vốn mang trên thân
thể {của họ} nhờ nghiệp lực kia mà trở nên mạnh hơn; họ có thể sinh ra một ít công năng
nhỏ bé, nhưng không làm được điều gì to tát. Những người này cho rằng, làm việc xấu thì
cũng tăng công, [ấy là] họ có cách nói như thế.
Có người giảng những thứ như: ‘Đạo cao một thước, ma cao một trượng’. Đó là tà
thuyết nơi người thường; ma kia vĩnh viễn không thể cao hơn Đạo được. Có một tình
huống như thế này; vũ trụ mà nhân loại chúng ta nhận thức được chỉ là một tiểu vũ trụ
trong vô số các vũ trụ; chúng ta gọi tắt [nó] là vũ trụ. Vũ trụ ấy của chúng ta mỗi lần trải
qua thời gian hết sức lâu dài, thì đều phát sinh một đại tai nạn vũ trụ. Vụ tai nạn ấy sẽ làm
cho hết thảy [mọi thứ] trong vũ trụ, kể cả các tinh cầu đều có thể [bị] huỷ diệt, hết thảy các
sinh mệnh trong vũ trụ đều có thể [bị] huỷ diệt. Sự vận động của vũ trụ cũng có quy luật
[của nó]; [tại] vũ trụ chúng ta lần này không chỉ có nhân loại là đã biến chất trở nên xấu;
có rất nhiều sinh mệnh đã thấy được tình huống này, rằng hiện nay, trong không gian vũ
trụ này từ lâu đã phát sinh một vụ nổ lớn. Các nhà thiên văn học hiện nay không nhìn thấy,
là vì hiện nay khi chúng ta dùng kính viễn vọng lớn nhất mà nhìn, thì quang cảnh nhìn
được là những sự việc 15 vạn năm ánh sáng trước đây. Nếu muốn nhìn thấy sự biến hoá
của thiên thể hiện nay, họ cần sau 15 vạn năm ánh sáng nữa mới có thể nhìn thấy được,
như vậy rất là lâu.
Toàn bộ vũ trụ hiện nay đã xuất hiện một biến đổi rất to lớn; mỗi khi xuất hiện sự
biến đổi như vậy, toàn bộ các sinh mệnh của toàn vũ trụ đều [bị] xử [lý] huỷ diệt, toàn bộ
đều [bị] đặt vào trạng thái huỷ diệt. Mỗi một khi phát sinh tình huống như vậy, thì đặc tính
tồn tại từ trước trong vũ trụ và vật chất trong đó đều cần phải [bị] làm cho nổ tung; thông
thường đều bị nổ chết hết; tuy nhiên qua mỗi lần nổ cũng không có sạch hết. Khi vũ trụ
mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có
[còn tồn tại] một số không bị nổ chết. Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu
theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ
ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng.
[Những sinh mệnh] không bị nổ chết, cứ ôm giữ đặc tính ban đầu, [Pháp] lý ban đầu
trong khi hành xử tại vũ trụ [mới] này. Vũ trụ mới được kiến tạo ra là chiểu theo đặc tính
vũ trụ mới, theo [Pháp] lý này mà hành xử. Do đó [những gì] đã không bị nổ chết trở
thành ma can nhiễu đến [Pháp] lý của vũ trụ. Nhưng họ không có xấu tệ đến thế, họ chẳng
qua chỉ chiểu theo đặc tính của vũ trụ chu kỳ trước mà hành xử; đó chính là cái mà người
ta gọi là ‘thiên ma’. Nhưng đối với người thường họ không có sự uy hiếp gì cả, họ hoàn
toàn không hại người, họ chỉ hành sự theo cái lý họ ôm giữ mà thôi. Trong quá khứ đây là
điều người thường không được phép biết đến; tôi nói rằng những Phật ở cảnh giới rất cao
siêu quá tầng Như Lai có rất nhiều, những ma ấy đáng kể gì, so sánh thật quá ư nhỏ bé.
Lão, Bệnh, Tử cũng là một loại ma, nhưng được sinh ra để duy hộ đặc tính vũ trụ.
Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, giảng về vấn đề [có] một đạo [là] A Tu La; kỳ
thực chính là [một] sinh vật của không gian khác, nhưng không mang bản tính [con]
người. Theo [góc độ] Đại Giác Giả mà xét, chúng cực kỳ thấp, không hề có khả năng gì;
nhưng trong con mắt người thường thì [chúng] thật đáng sợ; chúng có tồn tại năng lượng
Nam nữ song tu 84
nhất định; chúng xem người thường như thú vật, nên thích ăn người. Mấy năm gần đây,
chúng cũng chạy ra truyền công. Chúng được tính là gì đây, [hình dáng] chúng trông có ra
hình người [đâu]? Làm người ta rất sợ; học những thứ của chúng rồi thì phải theo chúng
[thành] đồng loại của chúng. Có một số người khi luyện công, tư tưởng không đúng đắn,
khi phù hợp với cách nghĩ của chúng, chúng liền đến dạy chư vị. Nhất chính áp bách tà,
khi chư vị không truy cầu, thì không ai dám động đến chư vị. Nếu chư vị sinh ra tà niệm,
truy cầu những thứ không tốt, chúng sẽ đến giúp chư vị, chư vị sẽ tu theo ma đạo; sẽ xuất
hiện vấn đề này.
Còn có một tình huống nữa gọi là ‘luyện tà pháp không tự biết’. Tại sao gọi là luyện
tà pháp không tự biết? Chính là vì người ta không hiểu được rằng mình đang luyện tà
pháp. Sự việc này hết sức phổ biến, quả là có rất nhiều. Giống như tôi đã giảng hôm vừa
rồi, có nhiều người luyện công tư tưởng không đúng đắn; chư vị thấy họ đang [luyện] trạm
trang ở kia, tay mỏi run cả lên, chân cũng mỏi run cả lên. Nhưng [đầu] não họ vẫn không
nghỉ, họ nghĩ: ‘Vật giá leo thang, mình phải đi mua mấy thứ; luyện công xong mình sẽ đi
mua; nếu không giá lại tăng lên’. Có người nghĩ: ‘Đơn vị [công tác] hiện nay đang phân
nhà, phân nhà [lần này] không biết có mình trong ấy không nhỉ? Người phụ trách phân nhà
đối xử tệ với mình như thế như thế’. Càng nghĩ càng bực mình: ‘Hắn thể nào cũng không
cấp nhà cho mình, mình sẽ cho hắn biết tay như thế này này …’ niệm đầu nào cũng có.
Như tôi đã giảng, [họ] nói từ chuyện nhà mình cho đến quốc gia đại sự; nói đến chỗ không
vừa ý thì càng nói càng bực mình.
Luyện công cần [coi] trọng đức; khi chúng ta luyện công, chư vị không nghĩ việc tốt,
thì cũng không thể nghĩ việc xấu; tốt nhất là đừng nghĩ gì hết. Bởi vì khi luyện công tại
tầng thấp cần phải thiết lập một cơ sở; cơ sở ấy phát huy tác dụng hết sức quan trọng, bởi
vì ý niệm hoạt động của con người có một tác dụng nhất định. Mọi người thử nghĩ xem,
hỏi những gì được thêm vào trong công của chư vị, những điều chư vị luyện xuất ra được
có thể là tốt không? Nó có thể không phải là đen đen không? Hỏi có bao nhiêu người
không ôm giữ cách nghĩ như trên khi luyện công? Chư vị tại vì sao luyện công mãi mà
không hết bệnh? Tại nơi luyện công có một số người không có nghĩ đến việc xấu như thế,
tuy nhiên khi luyện [công] họ vẫn cứ ôm giữ mãi [tâm] cầu công năng, cầu điều này cầu
điều khác, các loại tâm thái, [cũng như] các loại dục vọng mạnh mẽ. Kỳ thực, [họ] đang
luyện tà pháp [mà] không tự biết; nếu chư vị bảo rằng họ luyện tà pháp, họ có thể không
ưng ý: ‘Tôi là có khí công đại sư này nọ dạy tôi kia đấy’. Tuy nhiên khí công đại sư ấy bảo
chư vị [coi] trọng đức, chư vị có [coi] trọng không? Khi chư vị luyện công, chư vị cứ thêm
vào những ý niệm bất hảo, chư vị thử nói xem chư vị luyện xuất ra được gì tốt không?
Chính là vấn đề ấy, nó thuộc về luyện tà pháp không tự biết, vô cùng phổ biến.
Nam nữ song tu
Trong giới tu luyện có một loại phương pháp tu luyện, gọi là ‘nam nữ song tu’. Mọi
người đã có thể nhìn thấy trong phương pháp tu luyện Mật tông Tây Tạng, ở các hình
tượng Phật điêu khắc hoặc hình hoạ, thấy một [thân] thể nam ôm một [thân] thể nữ đang tu
luyện. Có những lúc hình thức biểu hiện của [thân] thể nam là Phật, đang ôm một người
nữ không mặc gì cả; cũng có [lúc là] thân biến hoá của Phật, biến thành hình tượng kim
cương đầu bò mặt ngựa, ôm một [thân] thể nữ cũng không mặc chút gì. Tại sao lại như
thế? Trước hết chúng tôi nói rõ vấn đề này cho chư vị. Trên trái đất chúng ta, không chỉ
Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nho gia, [mà] toàn thể nhân loại chúng ta, vào thời cổ đại
mấy thế kỷ trước, [thì] quan niệm đạo đức của nhân loại không khác [nhau] nhiều. Do đó
loại phương pháp tu luyện ấy thực ra không bắt nguồn từ trái đất này của chúng ta, nó
truyền từ tinh cầu khác đến; nhưng loại phương pháp ấy thật sự có khả năng tu luyện. Thời
ấy khi loại phương pháp này truyền nhập vào Trung Quốc nước ta, thì chính vì nó có bộ