Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Môi trường đầu tư ngành công nghiệp môi trường tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.89 KB, 29 trang )

Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***

TIỂU LUẬN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh
Lớp tín chỉ

:

Nhóm

:



Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam xác định công nghiệp môi trường (CNMT) là một ngành kinh tế cung
cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi
trường. Từ khi Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt nền móng cho sư
“hình thành và phát triển ngành CNMT”, đến nay, ngành CNMT Việt Nam vẫn đang
trong giai đoạn phát triển. Trong những năm trở lại đây, sư phát triển mạnh mẽ của
ngành công nghiệp – dịch vụ kèm theo thưc trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động
ở Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nền kinh
tế nước nhà. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra những giải pháp và hướng đi đúng đắn trong
việc khai thác điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của đất nước trong việc phát triển
ngành công nghiệp môi trường.
Bài tiểu luận “Môi trường đầu tư ngành Công nghiệp môi trường tại Việt Nam” sẽ
chỉ ra một bức tranh tổng quan về ngành công nghiệp môi trường Việt Nam hiện nay,
môi trường đầu tư của ngành công nghiệp môi trường, luật pháp và những quy định
điều chỉnh ngành, các hiệp định đầu tư quốc tế liên quan tới ngành công nghiệp môi
trường, ưu điểm, hạn chế và giải pháp pháp triển ngành công nghiệp môi trường tại
Việt Nam.

Bài tiểu luận chia làm 3 phần:
 Phần 1: Tổng quan về ngành Công nghiệp môi trường
 Phần 2: Môi trường đầu tư của ngành Công nghiệp môi trường tại Việt Nam
 Phần 3: Hạn chế trong môi trường ngành Công nghiệp môi trường và giải pháp

Để hoàn thành bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sư hướng tận
tình của PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh. Trong phạm vi bài tiểu luận ngắn, với vốn kiến
thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn cô! 
5


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

6


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

Chương 1. Tổng quan về ngành Công nghiệp môi trường
1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD: Công nghiệp môi
trường(CNMT) bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đo lường,
ngăn chặn, hạn chế tối thiểu hóa hay hiệu chỉnh tác hại môi trường tới nước; không khí
và đất cũng như các vấn đề liên quan đến chất thải và hệ sinh thái.

Văn phòng thống kê Cộng đồng Châu Âu cho rằng: CNMT bao gồm các dịch vụ
sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà chúng có khả năng đo lường, ngăn chặn, hạn chế hay
hiệu chỉnh các tác hại môi trường như ô nhiễm nước, không khí, đất cũng như chất thải
và các vấn đề liên quan đến tiếng ồn. Chúng cũng bao gồm công nghệ sạch nhằm hạn
chế ô nhiễm và sử dụng nguyên liệu thô.
Mạng lưới thông tin và quan sát Châu Âu: CNMT bao gồm các hoạt động thúc
đẩy công nghệ sạch hơn, xử lý nước và xử lý nước thải; quá trình tái chế; quá trình
công nghệ sinh học, chất xúc tác, màn ngăn; giảm tiếng ồn và các hoạt động sản xuất
các sản phẩm khác nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Ở Hoa Kỳ: CNMT bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra giá trị liên quan tới thưc
hiện các quy định môi trường; đánh giá phân tích và bảo vệ môi trường; kiểm soát ô
nhiễm không khí, quản lý chất thải, làm giảm ô nhiễm; cung cấp và phân phối tài
nguyên môi trường.
Ở Việt Nam, Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014. Công nghiệp
môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm
phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
(Nguồn: Phát triển ngành công nghiệp môi trường, Phạm Ngọc Thiện (Quỹ BVMT
Đồng Nai), ngày 26/01/2014, />Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2014, />%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=29068)
1.2.

Phân loại: 3 nhóm
7


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

(1) Thiết bị môi trường: bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc bán hoặc cho
thuê thiết bị môi trường như: Thiết bị xử lý chất thải, thiết bị đo và hệ thống thông tin,

thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thiết bị quản lý chất thải, công nghệ xử lý và ngăn ngừa ô
nhiễm.
(2) Dịch vụ môi trường: bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc thu phí các dịch
vụ môi trường như: phân tích và thử nghiệm môi trường, quản lý và xử lý chất thải,
chất thải nguy hại, phục hồi môi trường, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật môi trường.
(3) Tài nguyên môi trường: bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc bán tài
nguyên (ví dụ nước hoặc năng lượng) hoặc tái chế chất thải (ví dụ thép hoặc giấy).
T
Đến
năm Đến
năm
Lĩnh vực
T
2020
2030
1
Sản xuất thiết bị CNMT (tỷ đồng/năm)
1.1 Thiết bị xử lý nước thải
22.797
70.479
1.2 Thiết bị xử lý chất rắn đô thị
21.414
35.416
1.3 Thiết bị xử lý bùn thải
2.141
3.542
1.4 Thiết bị xử lý chất thải nguy hại
46.085
110.725
1.5 Thiết bị xử lý khí thải

1.000
2.000
Tổng giá trị
93.437
222.162
2
Dịch vụ CNMT
2.1 Tổng nước thải (nghìn m3/ngày đêm)
9.345
22.227
Nước thải đô thị
6.145
8.627
Nước thải khu công nghiệp
3.200
13.600
2.2 Tổng chất thải rắn đô thị (tấn/ngày)
96.370
200.871
Đô thị đặc biệt
50.906
86.510
Các đô thị khác
45.464
114.361
2.3 Tổng chất thải rắn khu công nghiệp (nghìn
11.160
54.720
tấn/năm)
Chất thải rắn không nguy hại

7812
38.304
Chất thải rắn nguy hại
3348
16.416
Chất thải rắn y tế nguy hại
50
92
2.4 Tổng khí thải (triệu tấn CO2 tương đương/năm) 320
542
Năng lượng, công nghiệp
251
470
Nông nghiệp
69
72
3
Tài nguyên môi trường
Tổng chất thải rắn tái chế (nghìn tấn/năm)
7280
21840
3.1 Chất thải nguy hại thiêu đốt thu hồi năng lượng
3.2 Chất thải rắn hóa rắn, và khác
3.3 Chất thải rắn có thể tái chế (từ chất thải rắn đô
thị) -10%
3.4 Chất thải rắn có thể tái chế từ chất thải rắn khu
công nghiệp
3.5 Chất thải rắn hữu cơ làm phân, viên năng lượng
3.6 Chất thải rắn điện tử


432
288

1296
864

15.829

32.993

7.280

21.840

17.588
89

36.659
2.397
8


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

3.7 Chất thải rắn ngành điện tái chế làm vật liệu xây
24.600
dưng
3.8 Dầu thải tái chế

214

51.300
420

Bảng 1.Dự báo nhu cầu phát triển của ngành CNMT
(Đơn vị: tỷ đồng/năm)
(Nguồn: Phạm Sinh Thành, “Hiện trạng và chính sách phát triển ngành công nghiệp
môi trường Việt Nam”, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công
Thương

-

Bài

đăng

trên

Tạp

chí

Môi

trường

số

10




2015,

/>%A1ng-v%C3%A0-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-ng
%C3%A0nh-c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB
%9Dng-Vi%E1%BB%87t-Nam--40017)
1.3. Đặc điểm đầu tư của ngành Công nghiệp môi trường tại Việt Nam
Công nghiệp môi trường của Việt Nam bao hàm các hoạt động và doanh nghiệp
đặc thù, chuyên sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu bảo vệ và
phòng ngừa các tác động xấu tới môi trường. Điều nay đang tạo động lưc để phát triển
và mở rộng các lĩnh vưc mới và gia tăng số lượng các doanh nghiệp môi trường.
-

Đầu tư vào lĩnh vưc công nghiệp môi trường đòi hỏi nguồn vốn lớn trong khi lại chưa
có nhiều mức ưu đãi vay cho các doanh nghiệp này. Kết quả thu hút vốn đầu tư vào
phát triển ngành CNMT còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội. Lĩnh vưc
dịch vụ môi trường vẫn chủ yếu dưa vào kinh phí cấp từ nguồn vốn ngân sách nhà

-

nước, nhất là lĩnh vưc dịch vụ xử lý nước thải đô thị.
Giá dịch vụ môi trường ở mức thấp nên ít hấp dẫn nhà đầu tư. Đây là trở ngại lớn đối
với sư phát triển của ngành CNMT.

Chương 2. Môi trường đầu tư của ngành Công nghiệp môi trường tại Việt Nam
2.1. Khung chính sách
Khái niệm: Khung chính sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, pháp luật và
chiến lược của nhà nước, để trên cơ sở đó chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ và

9


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

địa phương và cơ quan địa phương điều hành hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được
các mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
2.1.1. Quy định liên quan trực tiếp

a. Luật và các quy định điều chỉnh
-

Luật Bảo vệ môi trường 2014

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là đạo luật đầu tiên trong hệ thống pháp luật
môi trường có một số quy định liên quan đến phát triển công nghiệp môi trường như:
• Điều 142 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì,
phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý, phát triển ngành công
nghiệp môi trường và tổ chức triển khai thưc hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong
lĩnh vưc quản lý.
• Điều 151 quy định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường về cơ sở hạ tầng như
Xây dưng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải, trạm quan trắc môi trường, cơ sở
công nghiệp môi trường, công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích công cộng,…
• Điều 153 về phát triển công nghiệp môi trường

Theo điều luật này, Nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sư phát
triển của ngành CNMT dưa trên các chính đầu tư, hỗ trợ tổ chức và cá nhân hoạt động
trong ngành này.
(Nguồn:

Điều

142,

151,

153,

Luật

bảo

vệ

môi

trường

2014,

/>ItemID=29068)
− Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ (Điều 37 Nghị định 19/2015/NĐ-CP):
Theo đó, Nhà nước sẽ thưc hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế
đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động
bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ về đầu tư xây dưng các công trình hạ tầng (Điều 39 Nghị định
19/2015/NĐ-CP):
10


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

Những dư án hoạt động trong ngành CMNT sẽ được ưu tiên bố trí quỹ đất gắn
với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện,
cấp thoát nước, thông tin liên lạc, năng lượng) sẵn có ngoài phạm vi dư án nối với hệ
thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vưc.
-

Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường (Điều 40
Nghị định 19/2015/NĐ-CP):

Chủ dư án xây dưng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được hưởng ưu đãi
về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh
vưc đặc biệt ưu đãi đầu tư và được Nhà nước hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt
bằng.
-

Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn (Điều 48 Nghị định 19/2015/NĐCP):
Quảng bá sản phẩm trong ngành CNMT đóng một vai trò không hề nhỏ cho sư phát
triển của một dư án. Do vậy, để thúc đẩy phát triển ngành CNMT, Nhà nước khuyến
khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã thưc hiện quảng bá sản phẩm từ hoạt
động bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; …


-

Ưu đãi, hỗ trợ khác: trao tặng giải thưởng về bảo vệ môi trường theo quy định pháp
luật (Điều 49 Nghị định 19/2015/NĐ-CP).
(Nguồn: Nghị định 19/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Bảo

vệ

môi

trường,

ban

hành

ngày

14/02/2015,

/>class_id=1&mode=detail&document_id=179095)
− Quyết định số 1570/QĐ-TTg về việc phê duyệt khung chính sách, pháp luật phát
triển dịch vụ môi trường nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khả thi,
công khai, minh bạch, hỗ trợ phát triển và quản lý thị trường dịch vụ môi trường.
Quyết định được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khả
thi, công khai, minh bạch nhằm hỗ trợ phát triển và quản lý thị trường dịch vụ môi
trường. Từ đó, quyết định này hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ
môi trường nhằm hỗ trợ thúc đẩy dịch vụ môi trường, từng bước đáp ứng nhu cầu sử
dụng dịch vụ môi trường trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân

có điều kiện phát triển trong ngành CMNT.

11


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

(Nguồn: Quyết định số 1570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt khung
chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường, ban hành ngày 09/08/2016,
/>-

Quyết định 1030/QĐ-TTg Phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi
trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”
Đề án này có mục tiêu tổng quát là phát triển ngành công nghiệp môi trường
thành một ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ,
sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô
nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng
môi trường. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 là giai đoạn xây dưng, phê duyệt và
tổ chức thưc hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường; phát triển các
doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ môi trường đủ năng lưc đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
sử dụng bền vững tài nguyên; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân trong việc phát triển ngành công nghiệp môi trường.
(Nguồn:

/>
trien-nganh-cong-nghiep-moi-truong-viet-nam-den-nam-2015-tam-nhin-2025)
Như vậy có thể thấy trong giai đoạn 2010-2016, Nhà nước đã nhận thức được

vai trò của công nghiệp môi trường trong bảo vệ môi trường cũng như phát triển kinh
tế. Vì vậy, Việt Nam đã có những quan tâm nhất định đến điều chỉnh pháp luật trong
phát triển công nghiệp môi trường thông qua việc ban hành các Bộ luật, Nghị định,
Quyết định, đề án nhằm thúc đẩy sư phát triển ngành CNMT qua việc thu hút vốn đầu
tư cả từ trong và ngoài nước.

b. Các chính sách – hiệp định hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp
tác môi trường trong khu vưc Đông Nam Á (ASEAN), cũng như nhiều nước trên thế
giới, đóng góp tích cưc vào các hoạt động này của khu vưc.
-

Hợp tác môi trường Việt Nam – ASEAN
12


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

Năm 2017 là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2020
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thưc hiện Đề án Xây dưng, triển khai kế hoạch thưc
hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm.
-

Hợp tác môi trường Việt Nam – Hàn Quốc

Trong lĩnh vưc bảo vệ môi trường, quan hệ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc đã
được bắt đầu từ năm 2000, khi hai nước có hiệp định khung về hợp tác bảo vệ môi
trường và tổ chức hội nghị hợp tác môi trường hàng năm giũa bộ trưởng hai nước, với

một số thành tưu nổi bật như:
Sau năm 2008 thưc hiện vốn ODA môi trường: 6 dư án (11.480.000 $), thuộc các
lĩnh vưc Hợp tác chung phát triển kỹ thuật về môi trường, Phát triển kỹ thuật xử lý
nước thải, Phát triển máy phát điện khí sinh học, Phát triển công nghệ không rò rỉ
,không xả thải tại các bãi chôn lấp rác sử dụng cho vành đai thưc vật.
Hiện nay, Việt Nam và Hàn Quốc đang xây dưng chính sách hỗ trợ đầu tư ODA và
FDI vào Việt Nam để thúc đẩy các dư án hợp tác môi trường giữa hai nước, đưa các
doanh nghiệp Môi trường Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam.
(Nguồn: T.S Lê Đăng Hoan, “HỢP TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM –
HÀN QUỐC”, Viên Nghiên cứu môi trường nông nghiệp Nông thôn, ngày
07/02/2018,

/>
han-quoc)
-

Hợp tác môi trường Việt Nam – Nhật Bản

Kể từ năm 2003, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chính thức bắt đầu hỗ
trợ Việt Nam trong lĩnh vưc quản lý môi trường. Đến nay, các hoạt động hợp tác tập
trung vào môi trường nước. Đến thời điểm tháng 12 năm 2013, ngoài 7 dư án vốn vay
bằng đồng Yên trong lĩnh vưc thoát nước và xử lý nước thải, cùng với 3 dư án hợp tác
kỹ thuật trong lĩnh vưc thoát nước và xử lý nước thải, ô nhiễm không khí và quản lý
rác thải đã được thưc hiện, JICA còn cử các chuyên gia tư vấn chính sách (như chuyên
gia về chính sách môi trường, chính sách quản lý nước thải v.v...) Đặc biệt, từ năm
2010, trong lĩnh vưc biến đổi khí hậu, JICA đã và đang thưc hiện Chương trình hỗ trợ
xây dưng chính sách về biến đổi khí hậu với vốn vay bằng đồng Yên.
13



Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

(Nguồn: THÔNG CÁO BÁO CHÍ - Hợp tác Việt-Nhật trong lĩnh vưc môi trường,
/>2.1.2. Quy định liên quan gián tiếp

a.

Chính sách thuế

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014) quy
định chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc môi trường
như sau: áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với
thu nhập của doanh nghiệp từ thưc hiện dư án đầu tư mới trong lĩnh vưc bảo vệ môi
trường (điểm b khoản 1 Điều 13).
-

Ưu đãi về thuế đất, thuế mặt nước:

Đất xây dưng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước,
đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ
quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà
xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị) được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn
thuê (điểm I khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP).
Dư án sử dụng đất xây dưng công trình công cộng có mục đích kinh doanh (xã

hội hóa) thuộc lĩnh vưc môi trường được miễn tiền thuê đất theo quy định của Chính
phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vưc giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (Khoản 7 Điều 19 Nghị định
46/2014/NĐ-CP)
(Nguồn: Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, />
b.

Chính sách tác động đến ổn định kinh tế-chính trị-xã hội: chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách lao động, đất đai, khoa học
công nghệ…

-

Ưu đãi về huy động vốn đầu tư (Điều 42 Nghị định 19/2015/NĐ-CP):
14


Nhóm 12
-

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

Ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường địa phương và các
tổ chức tín dụng khác: Chủ đầu tư dư án nếu áp dụng công nghệ xử lý có tỷ lệ chất thải
phải chôn lấp sau xử lý dưới 30% trên tổng lượng chất thải rắn thu gom thì được vay
vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của
2.2. Các yếu tố kinh tế
Nhóm yếu tố kinh tế là tông thể các nhân tố hữu hình và vô hình, có sẵn và tạo ra cấu
thành của nền kinh tế và cũng là thước đo đánh giá tầm vóc của nền kinh tế.

2.2.1. Thị trường

a. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

GDP (nghỉn tỉ)

2157.8

2779.9

3245.4

3584.3

3937.9


4192.9

4502.7

Bảng 2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2010-2016
(Đơn vị: nghìn tỉ)

Biểu đồ 1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2010-2016
(Đơn vị: nghìn tỉ)
*Nhận xét: Tổng sản phẩm quốc nội từ năm 2010 tới năm 2017 có sư tăng trưởng đều,
đặt biệt năm 2017 đạt đỉnh điểm 5007,9 tỉ đồng tăng 6,81% so với năm 2016. Với chỉ
số kinh tế triển vọng, ngành công nghiệp môi trường nói riêng và nền kinh tế cả nước
nói chung đang và sẽ có tiềm năng thu hút FDI.
/> />
15


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

b. Vốn FDI đăng kí cấp mới vào lĩnh vực công nghiệp môi trường tại Việt
Nam
Năm

2010

2011


2012

2013

2014

2015

2016

Vốn
9.1
323.21 0.51
50.99 63.31 17.6
485.09
Bảng 3. Tổng vốn FDI đăng đăng kí cấp mới vào lĩnh vực công nghiệp môi trường tại
Việt Nam 2010-2016
(Đơn vị: Triệu USD)

Biểu đồ 2. Tổng vốn FDI đăng đăng kí cấp mới vào lĩnh vực công nghiệp môi trường
tại Việt Nam 2010-2016 (triệu USD)
.*Nhận xét: Vốn FDI cấp mới vào lĩnh vưc công nghiệp môi trường tại Việt Nam đạt 2
mốc cao nhất là năm 2011 với 323.21 triệu USD và năm 2016 với 485.09 triệu USD.
Khối lượng vốn FDI cấp mới từ năm 2013 tới năm 2016 nhìn chung có xu hướng tăng.
Kết hợp với tổng vốn FDI vào Việt Nam tăng đều trong những năm trở lại đây, việc
tăng vốn FDI vào lĩnh vưc công nghiệp môi trường cho thấy dấu hiệu tích cưc của việc
phát triền lĩnh vưc này trong tương lai.
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài FIA, mục Tình hình đầu tư FDI vào VN qua các tháng.
Xem tại:
/> />usp=sharing

/>usp=sharing
/>usp=sharing
/>usp=sharing
/>usp=sharing
16


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

/> />usp=sharing
/>c. Chỉ số sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp môi trường (%):
Năm
2012
2013 2014 2015 2016
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
108,2
109,5 106,3 106,9 108,0
rác thải, nước thải
Bảng 4.Chỉ số sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp môi trường giai đoạn
2012-2016(%)

Biểu đồ 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp môi trường giai
đoạn 2012-2016 (%)
Chú thích
* Năm trước = 100%, năm gốc so sánh 2010
Xem tại: />*Nhận xét: Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp môi trường đã có thời kì
giảm cho tới năm 2014 và sau đó lại tăng đều trở lại. Chỉ số này chỉ ra sư chú trọng
17



Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

vào ngành công nghiệp môi trường của nhà nước ta trong những năm gần đây. Đây là
cơ hội tốt cho vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp này.
2.2.2. Nguồn lực
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Hệ thống cung cấp năng lượng

3.27

2.71

2.44


1.85

1.9

2.51

3.49

Hệ thống liên lạc viễn thông

1.4

1.14

1.01

0.87

0.85

1.06

1.34

Vận tải đường thủy

0.01

0.01


0.01

0.01

0.01

0.01

0.01

Vận tải đường bộ

0.21

0.2

0.2

0.19

0.19

0.18

0.22

Vận tải đường sắt

0.74


0.72

0.7

0.68

0.66

0.63

1.11

Hàng không

1

0.84

0.74

0.6

0.58

0.69

0.74

Hệ thống cung cấp nước


0.05

0.05

0.05

0.05

0.04

0.04

0.05

Bảng 5. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 (Đơn vị:% GDP)

Biểu đồ 4. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 (Đơn vị:%
GDP)
(Nguồn: />*Nhận xét: Nhìn chung trong những năm gần đây đây việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng
cao hơn những năm từ 2013 đến 2015, nhưng lại chịu sư giảm nhẹ. Đây là khó khan
của Việt Nam khi nguồn vốn ODA dành cho phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng giảm
sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình; thị trường tín dụng trong
nước đối với các dư án PPP (đặc biệt đối với hạ tầng giao thông đường bộ) đã ở mức
18


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư


cao, đòi hỏi phải có sư quản lý chặt chẽ. Các chính sách về phí sử dụng dịch vụ hạ
tầng đổi mới còn chậm, chưa có cơ chế bảo lãnh một số rủi ro (rủi ro doanh thu, rủi ro
tỷ giá…) nên chưa thu hút được các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng nước ngoài tham
gia đầu tư. Đây là một hạn chế cho việc đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp môi
trường.
2.2.3. Lao động
a. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế
Kinh

tế

Nhà Kinh tế ngoài Nhà Khu vưc có vốn đầu Tổng

nước

nước

tư nước noài

số

2010

10.4%

86.1%

3.5%


100%

2011

10.4%

86.2%

3.4%

100%

2012

10.4%

86.3%

3.3%

100%

2013

10.2%

86.4%

3.4%


100%

2014

10.4%

85.7%

3.9%

100%

2015

9.8%

86.0%

4.2%

100%

2016

9.8%
85.8%
4.4%
100%
Bảng 6.Lao động phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2016 (%)


Biểu đồ 5. Lao động phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2016 (%)
*Nhận xét: Lượng lao động làm việc trong khu vưc kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
đang có xu hướng tăng. Điều này thể hiện sư đáp ứng nhu cầu về lao động cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Là tiền đề cho dòng vốn của nhà đầu tư nước
ngoài vào ngành công nghiệp môi trường.
(Nguồn: />b. Lao động trên 15 tuổi đang làm việc trong lĩnh vưc công nghiệp môi trường:

Cung cấp nước; hoạt
động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

117.4

106.3

107.8


108.7

109.1

119.8

137.5
19


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

Bảng 7.Lao động làm việc trong ngành CNMT giai đoạn 2010-2016 (nghìn người)

Biểu đồ 6. Lao động làm việc trong ngành CNMT giai đoạn 2010-2016 (nghìn người)
*Nhận xét: Lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vưc môi trường có sư tăng lên ro
rệt trong những năm gần đây, thể hiện sư chú trọng của Nhà nước vào ngành công
nghiệp này. Sô liệu cho thấy sư cần thiết đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường
hiện nay, đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vưc này.
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2016, Tổng cục thống kê
/>2.2.4. Khoa học công nghệ
-

Trong Đề án phát triển ngành CNMT Việt Nam đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia về phát triển
ngành CNMT nhằm phát huy và nâng cao năng lưc nghiên cứu phát triển các công
nghệ xử lý, thiết bị và sản phẩm BVMT có chất lượng tốt, giá thành và chi phí vận

hành hợp lý, phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam; đồng thời, đẩy mạnh liên
kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, có sư
điều phối, hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ
phục vụ BVMT.
Bên cạnh đó, Nhà nước nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp như:
Khuyến khích nhập, nghiên cứu, giải mã, làm chủ và phát triển các công nghệ và thiết
bị xử lý ô nhiễm đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao; hình thành các quỹ mạo hiểm hỗ
trợ nghiên cứu ứng dụng công nghệ môi trường; cho phép các tổ chức nghiên cứu sử
dụng kết quả nghiên cứu công nghệ để góp vốn thành lập công ty kinh doanh về môi
trường…
(Nguồn: Quyết định số 1292/QĐ-TTg về việc Phê duyệt kế hoạch hành động phát triển
ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng thưc hiện chiến lược công
nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến
năm 2020, tầm nhìn 2030

20


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

/>2.3. Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh
2.3.1. Hoạt động xúc tiến đầu tư.
-

Theo kết quả khảo sát thưc hiện năm 2014, nếu như 2011 nguồn vốn đầu tư vào các dư
án nước thải và chất thải rắn mới chỉ đạt khoảng 710 triệu USD thì đến năm 2013 đã
đạt mức 1.285 triệu USD.Có được kết quả tăng trưởng trên, một phần là nhờ hoạt động


xúc tiến đầu tư của chính phủ vào ngành công nghiệp môi trường.
a. Định nghĩa:
Xúc tiến đầu tư bao gồm việc quảng bá ra bên ngoài về hình ảnh, chính sách, lợi
thế, tiềm năng của nước nhận đầu tư nhằm cung cấp thông tin trung thưc nhất, cập
nhật nhất để nhà đầu tư hiểu đúng về môi trường kinh doanh của quốc gia mình. Mục
đích của hoạt động này nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
b. Một số hoạt động cụ thể được tổ chức nhằm mục đích xúc tiến đầu tư:
• Các trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư cấp quốc gia và địa phương được giao
nhiệm vụ thưc hiện hoạt động xúc tiến thương mại vào công nghiệp môi trường.
• Tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư, môi trường đầu tư vào công nghiệp môi
trường, qua đó giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về một lĩnh vưc đầu
tư đầy tiềm năng, đề xuất ra các chính sách mới thúc đẩy đầu tư vào khu vưc này.
• Tổ chức họp báo, hội thảo giới thiệu về các dư án đầu tư vào công nghiệp môi trường,
tổ chức kêu gọi đầu tư xã hội hóa nhằm kêu gọi thêm vốn vào đầu tư.
• Tổ chức tìm hiểu thưc địa tình hình môi trường tại các địa phương, các khu công
nghiệp, các công ty Công nghiệp môi trường.
• Thông tin đại chúng về các dư án đã và đang được thưc hiện.
• Tổ chức tư vấn đầu tư, pháp lý, hỗ trợ xin các giấy phép hoặc phê duyệt.
• Hoàn thiện khung chính sách về đầu tư Công nghiệp môi trường, ban hành nhiều chính
sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vưc này.
• Chăm sóc các nhà đầu tư đã có giấy phép hoặc hỗ trợ hoạt động tái đầu tư
(Nguồn: Vĩnh Phước, “Ưu đãi đầu tư dư án môi trường”, ngày 23/7/2018
/>21


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

2.3.2. Biện pháp khuyến khích đầu tư

a. Định nghĩa:
- Là các biện pháp khuyến khích đầu tư là những biện pháp của nước sở tại, là lợi thế
kinh tế có thể đo lường được đối với một doanh nghiệp ( nhà đầu tư) nhất định, nhằm
tăng tỷ lệ lợi nhuận và giảm các chi phí cũng như rủi ro.
Theo điều 153 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định về phát triển công
nghiệp môi trường: Nhà nước đầu tư và có chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát
triển công nghiệp môi trường; xây dựng đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật xử lý và tái
chế chất thải; hình thành và phát triển các khu xử lý, tái chế chất thải tập trung; sản
xuất, cung cấp thiết bị, sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường.
Từ quy định trên, nhà nước đã đề ra nhiều chính sách để khuyến kích các doanh
nghiệp, tổ chức đầu tư vào lĩnh vưc này.
b. Các chính sách khuyến kích đầu tư:
• Khuyến khích về tài khóa:
 Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (Theo khoản 2 điều 3 Thông tư số
212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế
TNDN đối với hoạt động bảo vệ môi trường): mức thuế xuất ưu đãi được áp dụng là
10% một năm trong vòng 15 năm.
 Ưu đãi về xuất nhập khẩu: hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu như các đối tượng thuộc
lĩnh vưc được đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
 Ưu đãi thuế giá trị gia tăng (theo công văn số 9714/BTC-CST của Bộ tài chính): áp
dụng 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10% tùy từng trường hợp đã được quy định cụ thể
(theo doi công văn)
• Ưu đãi về thị trường:
 Hỗ trợ về giá ( quy định tại điều 46 Mục III chương VII Nghị định 19/2015/NĐCP):trợ giá theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích
 Hỗ trợ về tiêu thụ ( quy định tại điều 47 Mục III chương VII Nghị định 19/2015/NĐCP): được ưu tiên mua sắm
(Nguồn: Công văn Số: 9714/BTC-CST về thuế GTGT đối với sản phẩm, dịch vụ
BVMT đặc thù theo Điều 45 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
22



Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

/>2.3.3. Kiểm soát các loại tiêu cực phí và đảm bảo công bẳng các dịch vụ tiện ích.
a.

Định nghĩa:
Là yếu tố có thể giảm sư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nếu không kiểm soát được

chặt chẽ tình trạng quan liệu, tham nhũng và cưả quyền của các cơ quan công quyền.
Hiện nay, tình trạng này rất phổ biến ở các nước đang và chậm phát triển và là mối lo
không chỉ của các doanh nghiệp nước ngoài mà còn cả các doanh nghiệp trong nước
muốn làm ăn bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
b.

Vai trò của thuế, phí trong công nghiệp môi trường:
Việc tăng, giảm thuế môi trường là nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm an
toàn về môi trường. Tăng thuế đối với các sản phẩm gây ô nhiễm và giảm thuế hoặc
không đánh thuế đối với các mặt hàng thân thiện với môi trường sẽ góp phần cải thiện
cung - cầu theo hướng có lợi cho môi trường.
Thuế, phí bảo vệ môi trường có vai trò định hướng hành vi xử sư của các chủ
thể tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh theo hướng ngày càng giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Các công cụ kinh tế này làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc
tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây
ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả
thải chất độc hại ra môi trường; thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công
nghệ sạch vào sản xuất, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu hóa

thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm gây ô
nhiễm môi trường.
Thuế, phí BVMT giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên bởi nó tác động
trưc tiếp đến đến lợi ích kinh tế của các cá nhân doanh nghiệp nên khi tiến hành sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng, các chủ thể phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên
như thế nào là tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận thông
qua việc thường xuyên cải tiến công nghệ, kiểm soát ô nhiễm.
23


Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

2.3.4. Các dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư:
a.

Nghiên cứu và phát triển:

Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi, hỗ trợ
như sau:
-

Được tài trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ từ các Quỹ, nguồn
kinh phí khác dành cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo;

-

Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu và phát triển từ Chương trình phát

triển công nghiệp hỗ trợ đối với trường hợp tư đầu tư nghiên cứu và phát triển công
nghệ có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả cao;

-

Được Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với Dư án sản xuất thử nghiệm các
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
b.

Ứng dụng và chuyển giao:

Tổ chức, cá nhân thưc hiện chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được
hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy
định hiện hành.
c.Phát triển nguồn nhân lưc:
Đào tạo nguồn nhân lưc công nghiệp hỗ trợ:
-

Dư án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển công nghiệp
hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lưc;

-

Cá nhân trưc tiếp thưc hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ
được ưu tiên đào tạo nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài theo các chương
trình đào tạo của nhà nước.
24



Nhóm 12

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

Chương 3. Hạn chế trong môi trường ngành Công nghiệp môi trường và giải
pháp:
-

Chưa có quy định ro ràng về điều kiện hành nghề cung cấp dịch vụ CNMT trong một
thời gian dài dẫn đến các doanh nghiệp này thành lập tràn lan theo kiểu “toàn dân làm
dịch vụ CNMT”, thiếu đầu tư về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến hoạt động kém hiệu
quả, chất lượng dịch vụ của nhiều doanh nghiệp cung cấp, vì thế cũng chưa cao, chưa
đầy đủ, tư vấn thiếu thưc tiễn.
=> Giải pháp: Nhà nước không chỉ có ưu đãi, hỗ trợ mà còn phải có một sân chơi
công bằng, bình đẳng cho các nhà đầu tư. Muốn vậy, Nhà nước cần có các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho mỗi loại sản phẩm, thiết bị mà ngành CNMT
tạo ra. Dưa trên chuẩn mưc quốc gia về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì những so
sánh, thẩm định về giá cả, chất lượng mới minh bạch và đáng tin cậy.

-

Việt Nam cần có mã ngành kinh tế và danh mục mã sản phẩm của ngành CNMT Việt
Nam để nhận dạng sản phẩm, thiết bị, làm căn cứ để quy định các chính sách thuế xuất
nhập khẩu đối với hàng hóa là sản phẩm và thiết bị của ngành này => thu hút đầu tư
quốc tế, cùng với đó là các thiết bị, máy và dây chuyền xử lý tái chế chất thải được
nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để các Bộ, ngành xây dưng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với các thiết bị, sản phẩm của
ngành CNMT, làm chuẩn mưc cho các đánh giá, so sánh trong các hoạt động thẩm
định, lưa chọn cũng như định giá thiết bị, sản phẩm của các dư án đầu tư phát triển


-

CNMT.
Đầu tư vào lĩnh vưc công nghiệp môi trường đòi hỏi nguồn vốn lớn trong khi lại chưa
có nhiều mức ưu đãi vay cho các DN này. Bên cạnh đó, giá dịch vụ môi trường ở mức
thấp nên ít hấp dẫn nhà đầu tư.
=> Giải Pháp: Tạo cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư, xã hội hóa vốn đầu tư cho ngày
Công nghiệp môi trường, coi việc đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường cũng là
đầu tư mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, đầu tư cho phát triển dài hạn trong tương
lai.

25


×