Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

kỹ năng thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.06 KB, 18 trang )

z
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------o0o---------

BÀI TẬP NHÓM
Môn: Kỹ năng giải quyết các tranh chấp về dân sự

ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG THỤ LÝ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Vinh Hưng
Nhóm thực hiện:

Hà Nội – 2018
Danh sách thành viên:


Stt

Họ và tên

Lớp

1
2
3
4
5
6
7
8


9
10

MỤC LỤC

2

Mã sv


KỸ NĂNG THỤ LÝ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

I. ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỤ LÝ PHÚC
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
1. Định nghĩa:
Giải thích theo mặt thuật ngữ thì thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp nhận một vụ
việc để xem xét và giải quyết. Là việc tòa dân sự nhận đơn yêu cầu của đương
sự đề nghị xem xét giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ quan.
Phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết
định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị
kháng cáo hoặc kháng nghị. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15
ngày kể từ ngày tuyên án.
Như vậy khi một cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ quan không bằng lòng với
quyết định của Tòa án sơ thẩm trong việc giải quyết tranh chấp của mình thì có
quyền kháng cáo lên Tòa án cấp cao hơn. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
Tòa sơ thẩm tuyên án, Tòa án cấp cao hơn đó có trách nhiệm nhận đơn kháng
cáo và thụ lý vụ án đó để tiến hành xem xét, xét xử lại.
2. Đặc điểm:
- Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự là một hoạt động trong chuỗi những hoạt

động tiến hành tố tụng của tòa án có thẩm quyền thực hiện.

3


- Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự chỉ được thực hiện khi có yêu cầu kháng
cáo của chủ thể không bằng lòng với quyết định của tòa án sơ thẩm trong việc
giải quyết tranh chấp dân sự có liên quan.
3. Ý nghĩa:
- Việc thụ lý sơ thẩm vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm được
quyền tiếp cận công lý của các chủ thể pháp luật khi có tranh chấp dân sự.
- Tiến hành đúng quy trình tố tụng trong việc thụ lý phúc thẩm vụ án dâ sự
giúp tránh được hậu quả của việc thụ lý vụ án không đúng dẫn đến tốn kém về
công sức, tiền của cho đương sự. Qua đó tạo niềm tin của dân vào các cơ quan
bảo vệ pháp luật.

II. KỸ NĂNG THỤ LÝ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
2.1. Kỹ năng thụ lý hồ sơ phúc thẩm vụ án dân sự
Nếu những công việc được tiến hành ngay sau khi nhận được kháng cáo,
kháng nghị cho đến trước khi hồ sơ vụ án được chuyển lên cho Toà án phúc
thẩm là thuộc về Toà án sơ thẩm thì kể từ khi Toà án cấp phúc thẩm nhận được
hồ sơ vụ án do Toà án cấp sơ thẩm chuyển lên, Toà án cấp phúc thẩm chính thức
xác định trách nhiệm giải quyết vụ án của mình. Đây là phần nghiệp vụ của
Thẩm phán cấp phúc thẩm.
Khi nhận hồ sơ có kháng cáo, kháng nghị do Toà án cấp sơ thẩm chuyển đến,
Tòa án cấp phúc thầm vào sổ thụ lý. Khi vào sổ thụ lý, cần xác định tính chất
dân sự, kinh tế hay lao động của vụ án để vào đúng từng loại sổ thụ lý, tương
ứng với thẩm quyền phúc thẩm của từng Tòa chuyên trách ở cấp phúc thẩm.
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án và luật tố tụng, thẩm quyền phúc thẩm
thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Tại Tòa án

nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao có các Tòa chuyên trách, liên quan

4


đến thủ tục tố tụng dân sự là Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa án
nhân dân tối cao có Tòa Phúc thẩm.
Để bảo đảm thời hạn xét xử, sau khi thụ lý vụ án, người có thẩm quyền
(Chánh án hoặc Chánh toà chuyên trách) của Toà án cấp phúc thẩm phân hồ sơ
ngay cho các Thẩm phán.
Tòa án phải vào sổ khi nhận đơn kháng cáo để theo dõi. Tòa án cấp phúc
thẩm phai ghi ngày, tháng, năm nhận đơn kháng cáo. Đồng thời, Tòa án cấp
phúc thẩm phải chuyền ngay đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cử kèm theo
(nếu có) cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo
để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục cần thiết. Việc chuyển đơn kháng
cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm phải được ghi chú vào sẩ nhận đơn để theo dõi. Tòa
án cấp phúc thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết việc đã nhận đơn và
chuyển đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm biết để họ liên hệ với Tòa án cấp
sơ thẩm thực hiện nghĩa vụ của người kháng cáo theo thủ tục chung.
2.2. Kỹ năng kiểm tra hồ sơ kháng cáo
Sau khi nhận hồ sơ do người có thẩm quyền phân công, Thẩm phán cần kiểm
tra hồ sơ, nghiên cứu đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị theo các nội dung
sau:
Về hình thức: Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị hợp lệ hay không
hợp lệ; cụ thể đơn kháng cáo có được kháng cáo trong thời hạn luật định hay
không? Có do người có quyền kháng cáo thực hiện hay ai thực hiện?
Về nội dung: Nghiên cứu nội dung đơn kháng cáo, quyết định kháng
nghị; Nghiên cứu nội dung vụ án. Có thể theo trình tự:
- Nghiên cứu bản án sơ thẩm để xác định căn cứ mà bản án vận dụng để
quyết định đường lối giai quyết vụ án. Tìm ra những điểm hợp lý hoặc bất hợp

lý giữa phần nhận định và phần quyết định của bản án;

5


- Nghiên cứu biên bản phiên toà, biên bản nghị án;
- Xem xét có cần thực hiện ngay những biện pháp cần thiết như áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời hay thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà Toà án cấp sơ thẩm đã áp dụng theo quy định của BLTTDS.
2.3. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
2.3.1. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Theo quy định của BLTTDS, thời hạn chuẩn bị phúc thẩm là hai tháng kề từ
ngày thụ lý hồ sơ vụ án. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể quyết định
kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xứ nhưng không quá một tháng.
2.3.2. Những công việc chuẩn bị
Trong thời hạn chuẩn bị phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải ra một trong
các quyết định sau đây:
(1) Quyết định tạm đình chỉ phúc thẩm vụ án;
(2) Quyết định đình chỉ phúc thẩm;
(3) Quyết định đưa vụ án ra ra xét xử phúc thẩm.
(4) Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, không có căn cứ để ra quyết
định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
được soạn theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2006/NQHĐTP.
(5) Sau khi thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm chuyển
hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu hồ sơ để Viện kiểm sát thẩm gia
phúc thẩm. Thời hạn nghiên cứu là mười lăm ngày, kề từ ngày nhận được hồ sơ
vụ án. Hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sa vụ án cho Tòa án.
(6) Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Thẩm phán có quyền áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong BLTTDS.

6


Trường hợp đương sự kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm mà trong đơn
kháng cáo hoặc kèm theo đơn kháng cáo, đương sự khiếu nại quyết định áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án cấp sơ
thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm thông báo ngay cho họ biết là Tòa án cấp phúc
thẩm không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và giải thích cho họ biết họ có
quyền yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm thay đồi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn
cấp tạm thời, hủy bỏ biện pháp đã được áp dụng hoặc ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định chung của BLTTDS. Các quyết định
về thay đổi, áp dụng, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
được sử dụng theo mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2005/NQ- NĐTP.
(7) Thẩm phán thông báo việc mở phiên toà với Viện kiểm sát, tống đạt giấy
báo phiên toà cho các đương sự và những người khác (nếu có thẩm gia tố tụng).

III. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN THỤ LÝ PHÚC
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
3.1. Giúp đương sự kháng cáo phúc thẩm
Theo quy định của pháp luật tố tụng, sau khi bản án, quyết định sơ thẩm
tuyên, sẽ chưa có hiệu lực pháp luật, mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là một trong những quyền
tổ tụng đặc biệt quan trọng của đương sự. Các đương sự có thề tự mình thực
hiện quyền kháng cáo hoặc cũng có thể uỷ quyền cho người đại diện thay mặt
mình thực hiện quyền kháng cáo. Người đại diện cho đương sự có thê là Luật
sư. Ngoài ra Luật sư cũng có thể giúp đỡ cho đương sự với tư cách là người bào
vệ quyền lợi cho đương sự. Dù thẩm gia tố tụng với tư cách là người đại diện
hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, để giúp đương sự có
thể thực hiện được quyền kháng cáo, các Luật sư trước hết đều phải bắt đầu từ
việc xác định điều kiện thực hiện quyền kháng cáo.

7


Là một quyền tố tụng, nên khi thực hiện quyền kháng cáo cũng phài tuân thủ
những quy định của pháp luật tố tụng. Pháp luật tố tụng có nhiều quy định về
quyền kháng cáo tùy theo từng trường hợp cụ thể đảm bảo về thời hạn kháng
cáo và phạm vi kháng cáo.
3.2. Chuẩn bị hồ sơ kháng cáo
3.2.1. Viết đơn kháng cáo
Đơn kháng cáo cần được viết ngắn gọn, đủ ý, trong đó nêu rõ họ tên của
người kháng cáo, tóm tắt nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm; những nội
dung mà người kháng cáo không đồng ý về đề nghị xem xét lại; những yêu cầu
cụ thể. Đơn kháng cáo cần tránh kể lại nội dung và diễn biến của tranh chấp.
Đơn kháng cáo cũng không được kháng cáo về những vấn đề mà toà án chưa
xem xét hoặc chưa đặt ra ở cấp sơ thẩm. Cũng cần tránh việc đơn kháng cáo chỉ
nêu nội dung chung chung mà không nói rõ được những yêu cầu cụ thể. Đơn
kháng cáo sẽ được gửi cho Toà án sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị
kháng cáo. Mầu đơn kháng cáo được ban hành theo mẫu số 01 ban hành kèm
theo Nghị quyết sổ 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ ba "Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật
Tố tụng dân sự.
Khi viết đơn kháng cáo giúp đương sự, luật sư làm theo mẫu số 01, ngoài ra
còn có thể thẩm khảo mẫu số 8.
3.2.2. Các giấy tờ kèm theo Đơn kháng cáo
Kèm theo đơn kháng cáo, Luật sư phải giúp đương sự chuẩn bị gửi kèm cả
bản sao bản án sơ thẩm mà đương sự kháng cáo. Ngoài ra, nếu có thể, Luật sư
còn phải chuẩn bị cho đương sự tất cà những giấy tờ làm căn cứ cho việc kháng
cáo. Nhưng thông thường, các giấy tờ này đương sự cũng dã xuất trình từ cấp sơ
thấm rồi. Tuy vậy, Luật sư vẫn phải giúp đương sự kiềm tra lại các giấy tờ đó.

Trong trường hợp cần thiết. Luật sư phải giúp đương sự tìm thêm các tài liệu và
8


bổ sung các tài liệu đó vào hồ sơ kháng cáo. Đơn kháng cáo phải được gửi tới
toà án sơ thẩm đã có bản án bị kháng cáo.
Đồng thời với việc gửi hồ sơ kháng cáo, Luật sư còn hướng dẫn đương sự
nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm khi có yêu cầu của Toà án dã nhận đơn
kháng cáo. Đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn
kháng cáo. Nếu trong thời hạn này, người kháng cáo không nộp tạm ứng án phí
phúc thẩm thì coi như không kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Hiện nay cơ quan thi hành án cùng cấp với Toà án thụ lý vụ án vẫn là cơ
quan có trách nhiệm thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Do vậy, tiền tạm ứng án
phí phúc thẩm cũng sẽ được nộp tại cơ quan này, theo hướng dẫn của Toà án.
3.2.3. Chuẩn bị cho việc thẩm gia phiên toà phúc thẩm
Sau khi nộp Đơn kháng cáo và nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trong thời
hạn 5 ngày, kể từ ngày có người kháng cáo nộp được tạm ứng án phí phúc thẩm,
Toà sơ thẩm sẽ chuyển kháng cáo đơn và hồ sư vụ án cho Toà án có thẩm quyền
phúc thẩm. Bất đầu từ thời điểm nhận được hồ sơ vụ án do toà án cấp dưới
chuyên lên, Toà án cấp phúc thẩm tiến hành chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Thời
hạn chuẩn bị phúc thẩm bản án sơ thẩm là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án
Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng
không quá một tháng. Trong thời gian này. Toà án cấp phúc thẩm tiến hành
những công việc chuẩn bị cho việc xét xử phúc thẩm.
Do vậy, cũng trong thời gian chuẩn bị xét xử của Toà án, Luật sư phải có
những công việc chuẩn bị cho việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Cụ thể Luật
sư có thể đề nghị cho nghiên cứu hồ sơ, qua đó, Luật sư có thể đề nghị với Toà
án áp dụng những biện pháp cần thiết, như đề nghị Toà án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời cũ (đã áp


9


dụng ớ cấp sơ thẩm); ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ
án...
Bên cạnh đó, Luật sư phải tích cực chuẩn bị các công việc cần thiết đê bào
vệ quyền lợi cho đương sự. Một trong những việc quan trọng là chuẩn bị Bản
luận cứ. Nếu so với giai đoạn sơ thẩm, thì ờ giai đoạn này, Bản luận cứ phải có
những điểm khác biệt. Cụ thể, nếu Bản luật cứ bảo vệ quyền lợi cho đương sự ở
cấp sơ thẩm phải xoay quanh toàn bộ những vấn đề phải giải quyết trong vụ án,
thì Bản luận cứ ở cấp phúc thẩm chỉ tập trung vào những nội dung đã kháng
cáo, những quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm mà đương sự không
đồng ý. Do vậy, bản luận cứ phúc thẩm phải trình bày được căn cứ, lý do của
việc đương sự không đồng ý với cách giải quyết của Toà án sơ thẩm, những
chứng cứ, tài liệu, lập luận, đồng thời Bản luận cứ cũng phải đề xuất được
những yêu cầu cụ thể để giải quyết được kháng cáo của đương sự.
Cần xác định một điểm khác nhau trong trường hợp luật sư đã tham gia vụ
án từ giai đoạn sơ thẩm và trường hợp luật sư tham gia vụ án ở giai đoạn phúc
thẩm. Nếu luật sư tham gia vụ án từ giai đoạn sơ thẩm, luật sư đã nắm không
những đầy đủ vụ án mà còn biết về tất cả các diễn biến của vụ án, nên phần
chuẩn bị của luật sư này ờ giai đoạn phúc thẩm chủ yếu là những công việc
mang tính thủ tục. Nhưnc nếu luật sư mới chi được mời tham gia tố tụng ở giai
đoạn phúc thẩm thì luật sư mới bắt đầu tiếp cận vụ án, do vậy, không chi làm
việc với khách hàng của mình để hiểu về vụ án cũng như diễn biến của quá trình
giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, luật sư còn phải đề nghị được đọc hồ sơ vụ án.
Quá trình đọc hồ sơ, luật sư cũng phải ghi chép những nội dung chính, ghi lại
những bút lục quan trọng giống như cách nghiên cứu hồ sơ vụ án ở cấp sơ thẩm.
Cũng cần thiết phải xác định vai trò Luật sư của đương sự kháng cáo và của
đương sự không kháng cáo. Nếu là Luật sư của đương sự không kháng cáo, thì

cần nghiên cứu kỹ nội dung kháng cáo. Trên cơ sở đó chuẩn bị những phương
án bảo vệ quyền lợi cho đương sự theo hướng phản bác lại những nội dung
10


kháng cáo. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, người kháng cáo có quyền bổ sung
kháng cáo, rút kháng cáo, thay đổi nội dung kháng cáo. Nếu phát hiện thấy việc
có thể thực hiện những quyền trên, Luật sư sẽ trao đổi với đương sự để họ thực
hiện những quyền đó.
IV. KỸ NĂNG KIỂM SÁT TRONG THỤ LÝ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN
SỰ
4.1. Xác định nội dung kháng nghị phúc thẩm
Kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân đôi với bản án, quyết
định dân sự sơ thẩm của Toà án là một trong những biện pháp thể hiện rõ nét
nhất chức năng kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc giải
quyết vụ án của Toà án. Kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân góp
phần phát hiện và khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, của Nhà nước và bên thứ
ba.
Để thực hiện hoạt động kháng nghị, Kiểm sát viên cần phải xác định thẩm
quyền kháng nghị phúc thẩm đối với những bản án, quyết định nào? BLTTDS
quy định Viện kiểm sát có quyền kháng nghị mọi bản án của Toà án cấp sơ thẩm
nhưng lại giới hạn quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát dối với các
quyết định (quyết định đình chỉ và quyết định tạm đình chỉ) giải quyết vụ án dân
sự của Toà án cấp sơ thẩm. Đối với các quyết định khác của Toà án cấp sơ thẩm
về việc giải quyết vụ án dân sự như: quyết định công nhận sự thoà thuận của
đương sự, quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đưa
vụ án ra xét xử... Viện kiểm sát không đurợc quyền kháng nghị phúc thẩm.
Về chức danh người ký kháng nghị phúc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp có

quyền kháng nghị bản án, quyết định dân sự của Toà án cấp sơ thẩm đê yêu cầu
Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Việc quy định
11


người có thẩm quyền kháng nghị nêu trong BLTTDS đã thống nhất những nhận
thức khác nhau trước dây về người và cơ quan có quyền kháng nghị. Tuy nhiên,
đối với các vụ án dân sự do Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trường
Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm được Viện trường
Viện kiếm sát nhân dân tối cao uỷ quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối
với bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật.
BLTTDS quy định thống nhất về thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với việc
giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao
động, còn có sự phân biệt thời hạn kháng nghị đổi với bản án và thời hạn kháng
nghị đối với một số quyết định. Cụ thể là:
- Đối với các bản án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm, quy định thời hạn kháng
nghị của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát nhân
dân cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Viện kiểm sát
không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiềm sát
nhận được bản án.
Dối với các quyết định đình chi và quyết định tạm đình chi giải quyết vụ án
dân sự của Toà án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng
cấp là 7 ngày, của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ
ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
Sau phiên toà sơ thẩm thì bản án, quyết định dân sự sơ thẩm của Toà án có
thể chứa đựng nguy cơ bị các đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
cấp trên trực tiếp kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Để xem xét việc kháng
nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên nghiên cứu, đánh giá nội

dung của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm để phát hiện vi phạm. Khi
đã nắm chắc vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự,
12


Kiểm sát viên được phân công kiểm sát quá trình giải quyết vụ án phải chuẩn bị
dự thảo kháng nghị và báo cáo Viện trưởng. Khi ban hành văn bản kháng nghị
Kiểm sát viên phải tuân thù hình thức của kháng nghị mà pháp luật quy định
(kháng nghị phải bằng văn bản). Bên cạnh đó, Kiểm sát viên còn phải đảm bảo
được những yêu cầu về nội dung của bản kháng nghị theo quy định của
BLTTDS, Đó là những yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra việc sử dụng văn phong pháp
lý, các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ
hiểu. Khi viện dẫn các quy phạm pháp luật và văn bán pháp luật phái ghi đúng
tên loại, trích yếu nội dung văn bản: sổ ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban
hành văn bản và cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
4.2. Chuẩn bị kháng nghị
Theo quy định của BLTTDS thì nội dung và hình thức quyết định kháng nghị
của Viện kiểm sát như sau: "Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng
văn bản và có các nội dung chính như sau:
a. Ngày, tháng, năm ra qnyết định kháng nghị và số của quyết định kháng
nghị;
b. Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c. Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật;
d. Lý do việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ. Họ tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát
ra quyết định kháng nghị".
Khi đề cập nội dung trong phần c: “Kháng nghị phần nào của bản án, quyết
định của Toà án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”, bản kháng nghị phải thể
hiện rõ nội dung vụ việc, phân tích các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ đối chiếu

với bản án, quyết định sơ thẩm, xác định vi phạm của bản án, quyết định sơ
13


thẩm đó, về lý do (căn cứ) kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm quy định tại mục
d, khi ban hành kháng nghị Kiểm sát viên cần phải lưu ý: BLTTDS không có
quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm. Điều đó cũng có nghĩa, Viện kiềm
sát về nguyên tắc có thể kháng nghị phúc thẩm đổi với mọi bản án, quyết định
sơ thẩm có vi phạm về pháp luật nội dung hoặc pháp luật hình thức. Tuv nhiên,
trên thực tế, Viện kiểm sát thường chi tiến hành kháng nghị phúc thẩm đổi với
những bán án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tô tụng. Đối
với nhữna trườrm hợp bán án. quyết định dân sự mắc sai lầm trone việc áp dụne
pháp luật nhưng không vi phạm thủ tục tố tụng thì để đảm bảo nguyên tác tôn
trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Viện kiểm sát không kháng nghị. việc
kháng cáo hay không kháng cáo hoàn toàn do đương sự quyết định.
Sau khi nêu rõ lý do việc kháng nghị, Bản kháng nghị phải nêu rõ quan diểm
và hướng giải quyết vụ án dân sự mà Tòa án cấp phúc thẩm, đó cũng là nội
dung của kháng nghị phúc thẩm. Tuỳ thuộc vào đối tượng của quyền kháng nghị
mà quan điểm về hướng giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm có
khác nhau:
Đối với bản án sơ thảm có vi phạm, kháng nghị yêu cầu Hội đồng xét xử
phúc thẩm giải quyết lại vụ án theo một trong những hướng sau: Sửa bản án sơ
thảm; Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải
quyết lại vụ án; Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Đối với quyết định sơ thẩm có vi phạm, kháng nghị yêu cầu Hội đồng phúc
thẩm xem xét và quyết định theo một trong những hướng sau: Sửa quyết định
của Toà án cấp sơ thẩm; Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ
sơ vụ án dân sự cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
Theo quy định của BLTTDS thì Viện kiểm sát không kiểm sát việc thụ lý,
lập hồ sư tất cả các vụ án dân sự và cũng không tham gia 100% phiên tòa xét xử

sư thẩm các vụ án dân sự nữa. Do vậy, dể có điều kiện thực hiện quyền kháng
14


nghị phúc thẩm thì Viện kiểm sát phái tiếp nhận đầy đủ, kịp thời bản án và
quyết định sơ thẩm mà Toà án gửi.
Trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm thì
Kiểm sát viên có điều kiện nắm vững nội dung, diễn biến phiên toà cũng như
phán quyết của Hội đồng xét xử. Trone quá trình xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát
đã thể hiện quan điểm của mình đối với việc giải quyết vụ án. Nêu thấy bản án.
quyết định sơ thẩm của Toà án có vi phạm, thi Kiểm sát viên có thê báo cáo với
Viện trương cùng cấp xem xét kháng nghị ngay.
Trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ thẩm, qua nghiên
cứu bảnn án. quyết định sư thẩm của Tòa án và có thể qua kháng cáo của đương
sự thấy có dấu hiệu vi phạm trong việc giải quyết vụ án của Toà án thì Viện
kiểm sát yêu câu Toà án đã xét xử sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát
nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiềm sát viên nắm chắc
nội dune vụ án và kết quả giải quyết vụ án của Toà án sẽ phục vụ tốt cho việc
thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm.
Trên cơ sờ những nội dung trong bản án. quyết định sơ thẩm, Kiểm sát viên
đối chiếu bản án. quyết định với nhửne tình tiết khách quan, chứng cứ dã được
xác lập trong hồ sư vụ án để xác định việc vận dụng pháp luật nội dung và pháp
luật tố tụng của Toà án có chính xác, khách quan, đầy đủ không? Trường hợp
phát hiện vi phạm thì xác định vi phạm dó về tố tụng hay vi phạm về pháp luật
nội dung? Và có cần yêu cầu đương sự. cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ
sơ, tài liệu, vật chứng dê bảo đàm cho việc thực hiện kháng nghị phúc thẩm của
Viện kiểm sát hay không? Tính chất và mức độ vi phạm của những bản án.
quyết định sơ thẩm của Toà án trong việc giải quyết vụ án dân sự như thế nào để
thực hiện quyền kháng nghị của Viện kiểm sát. Thông thường, các bản án dân
sự sơ thẩm có sự vi phạm về cả pháp luật nội dung và pháp luật to tụng như: thụ

lý sai thẩm quyền, hết thời hiệu khởi kiện, áp dụng pháp luật không đúng...
Trong khi đó, các kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình
15


chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án lại hay được tiến hành trên cơ sở phát
hiện việc vi phạm pháp luật tố tụng của Toà án.
Đối với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp khi thực hiện quyền
kháng nghị thì ngoài việc thực hiện những nội dung công việc đà nêu trên, cần
trao đổi với Viện kiểm sát cấp dưới dã thẩm gia kiểm sát giải quyết vụ án dân sự
ở cấp sơ thẩm để nắm thêm những thông tin cho việc xác định vi phạm của Toà
án làm cơ sơ cho việc kháng nghị phúc thẩm.
Khi đã xác định rõ về những vi phạm của bản án. quyết định dân sự sơ thẩm,
Kiểm sát viên được phân công kiểm sát quá trình giải quyết vụ án chuẩn bị dự
thảo kháng nghị báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình. Trong khi
thực hiện hoạt động, kháng nghị, Kiểm sát viên phái nắm vừng những quy định
của pháp luật về vấn đề này.
4.3. Rút kháng nghị, thay đổi, bổ sung kháng nghị
Đê bảo đảm sự tôn trọng quan điểm của Viện kiểm sát và của người ký
kháng nghị trong trường hợp họ muốn thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị,
pháp luật đã quy định trình tự thay đổi, bổ sung kháng nghị nhằm bảo đảm việc
kháng nghị được chính xác, đầy đủ và cần thiết.
BLTTDS quy định về thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị của Viện kiểm
sát:
- Chủ thể bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị: Chỉ có Viện trưởng Viện kiểm
sát đã kháng nghị mới có quyền thay đồi, bổ sung kháng nghị. Việc rút kháng
nghị chỉ được thực hiện bởi Viện trưởng Viện kiểm sát đã ban hành kháng nghị
hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp;
- Phạm vi thay đổi, bổ sung kháng nghị: Khi thời hạn kháng nghị đã hết thì
nội dung thay đổi, bổ sung kháng, nghị không được vượt quá phạm vi kháng

nghị ban đầu. Trong trường hợp thời hạn kháng nghị chưa hết thì việc thay đổi,
bổ sung kháng nghị có thể vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu;
16


- Thời điểm thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị: Trước hoặc tại phiên tòa phúc
thẩm, phiên họp phúc thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát đã ban hành kháng nghị
hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thế thay đổi, bổ sung, rút
kháng nghị;
- Hình thức thay đôi, bỏ sung, rút kháng nghị: Trước phiên tòa phúc thẩm,
phiên họp phúc thẩm việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phải làm thành văn
bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho
đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Tại phiên tòa, phiên
họp phúc thẩm việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị do Kiểm sát viên tham gia
phiên tòa, phiên họp trực tiếp thực hiện theo sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp mình trên cơ sở Quy chế nghiệp vụ. Việc thay đổi, bổ sung, rút
kháng nghị tại phiên toà, phiên họp phúc thẩm không nhất thiết phải được làm
thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà, phiên họp phúc
thẩm;
- Hậu quả của việc rút kháng nghị: Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử vụ
án hoặc giải quyết việc dân sự đối với những phần của vụ việc mà Viện kiểm sát
đã rút kháng nghị.
4.4. Gửi quyết định kháng nghị
BLTTDS quy định sau khi ban hành kháng nghị, Viện kiểm sát đã ban hành
kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ việc cho Toà án
cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Toà án cấp sơ
thẩm tiến hành các thủ tục gửi hồ sơ vụ việc cho Toà án cấp phúc thẩm. Kèm
theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng
minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp. Đồng thời
quyết định kháng nghị cũng phải được gửi ngay cho các đương sự có liên quan

đến kháng nghị.

17


Bán án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị phần nào thì phần đó chưa có hiệu
lực và chưa đưa ra thi hành, chỉ trừ các quyết định về cấp dưỡng, bổi thường
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, trả tiền công lao động, cấm hoặc buộc phải
thực hiện hành vi nhất định thì Hội đồng xét xử có thể quyết định cho thi hành
ngay mà không cần chờ bản án phúc thẩm, quyết định. Bản án, quyết định hoặc
những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng nghị thì
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Bên cạnh đó xuất phát
từ nguyên tắc bảo đảm phần bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng nghị có
hiệu lực thi hành, góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc nhanh chóng,
chính xác và đúng pháp luật, BLTTDS quy định Toà án cấp phúc thẩm chi xem
xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng nghị hoặc có liên quan đến
việc xem xét nội dung kháng nghị. Bị giới hạn bởi nội dung kháng nghị, đối với
những phần của bản án, quyết định sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị
hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, Hội đồng xét
xử phúc thẩm không có thẩm quyền xem xét, quyết định.

18



×