Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.35 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG--

BÁO CÁO MÔN HỌC

VĂN PHONG KỸ THUẬT
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. Nguyễn Khanh Văn

Sinh viên thực hiện:
Dương Đình Quang

20152938


MỤC LỤC

Tổng quan về thực tế ảo ................................................................................... 5

I.

1. Các khái niệm ............................................................................................... 5
a. VR là gì ? .................................................................................................. 5
b. AR là gì ? .................................................................................................. 6
2. Lịch sử ra đời của thực tế ảo ......................................................................... 7
3. Đặc tính cơ bản của hệ thống thực tế ảo ........................................................ 7
4. Các thành phần của một hệ thống thực tại ảo ................................................ 8
II. Các ứng dụng của AR, VR..............................................................................10


1. Game ...........................................................................................................10
2. Di tích lịch sử ..............................................................................................11
3. Giáo dục ......................................................................................................12
4. Marketing ....................................................................................................12
5. Du lịch .........................................................................................................13
III.

Tài liệu tham khảo .......................................................................................15

2


Danh mục hình ảnh
Hình 1: Ví dụ về VR .............................................................................................. 5
Hình 2: Ví dụ về AR .............................................................................................. 6
Hình 3: Đặc tính của 1 hệ thống VR ...................................................................... 7
Hình 4: Các thành phần của một hệ thống thực tế ảo ............................................. 8
Hình 5: Ứng dụng AR, VR trong Game ................................................................10
Hình 6: Tượng voi thời Lê - Nguyễn được tái hiện qua công nghệ VR .................11
Hình 7: Sách tô màu 4D ........................................................................................12
Hình 8: Ứng dụng trong marketing .......................................................................13
Hình 9: Ứng dụng trong du lịch ............................................................................14

3


Lời mở đầu
Thực tế ảo (Virtual Reality) là một thuật ngữ mới xuất hiện đầu những năm 90,
tuy nhiên ở những nước phát triển (Mỹ, Châu Âu, .. ) thì thực tế ảo đã và đang trở
thành 1 xu hướng công nghệ nóng nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh

vực khác nhau (giáo dục đào tạo, thương mại giải trí, …). Tại Việt Nam, tuy thực tế
ảo là một lĩnh vực còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có những công trình hữu ích như
việc tái hiện lại các di tích lịch sử, sách tô màu 4D, … . Chính vì tầm quan trọng cũng
như khả năng ứng dụng to lớn đó nên việc nghiên cứu về thực tế ảo là vô cùng cần
thiết để có thể xây dụng một ứng dụng thực tế ảo phục vụ hữu ích trong thời đại hiện
nay.
Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng”.

4


I.

Tổng quan về thực tế ảo
1. Các khái niệm
a. VR là gì ?
VR (Virtual Reality) hay được gọi là Thực tế ảo, công nghệ này sẽ đưa bạn vào
một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra. Nó chuyển bạn từ môi trường với những
đồ vật có thật ở xung quanh sang một môi trường ảo, nơi mà bạn thực sự trở thành một
phần của nó và tương tác với nó theo những cách khác nhau. Bên cạnh việc tạo ra cho
người dùng các trải nghiệm về hình ảnh ảo, công nghệ VR còn tương tác với người
qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.
Đặc tính của thực tế ảo đó là sự hòa nhập (immersive). Thuật ngữ này mô tả cảm
giác của bạn khi được đưa vào thế giới VR: bạn cảm thấy thế giới đó có thật không,
bạn có thấy được hết những đối tượng trong đó hay không, bạn có cảm thấy như mình
đang sống trong một không gian hoàn toàn mới hay không. Sự hòa nhập này một phần
đến từ việc kính thực tế ảo sẽ bao phủ hết tầm nhìn của mắt nên bạn sẽ không thấy gì
ngoài đời thật cả.
Vi dụ: với kính Samsung Gear VR bạn có thể hoàn toàn hòa nhập vào một khung
cảnh trong game, và hoàn toàn không tương tác với bên ngoài và chỉ phụ thuộc vào

những gì hiện lên trong chiếc kính đó.

Hình 1: Ví dụ về VR

5


b. AR là gì ?
Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR là công nghệ được phát triển từ công nghệ
VR (Virtual Reality) vừa đề cập. Thực tế tăng cường (AR) là những hình ảnh thực tế
trước mắt bạn được "tăng cường" hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo. Nó giúp cho
những hình ảnh thực tế trước mắt bạn trở nên phong phú hơn với các hình ảnh ảo. Như
vậy nếu như VR là một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra thì AR lại là thế giới
thực ở trước mắt được tăng cường thêm các hình ảnh hoặc thông tin ảo.
Giống như công nghệ thực tế ảo (VR) có kính VR thì công nghệ AR cũng vậy.
Để trải nghiệm được công nghệ này bạn sẽ cần dùng đến loại kính thông minh chuyên
dụng hỗ trợ. Loại kính AR thông dụng nhất là Hololens của hãng Microsoft. Hololens
cho phép đặt trực tiếp các hình ảnh ảo lên không gian và tương tác trực tiếp với chúng.
Hololens được trang bị cảm biến để nhận dạng cử chỉ ngón tay, từ đó tạo ra các hình
ảnh mà người dùng có thể quan sát.

Hình 2: Ví dụ về AR

6


2. Lịch sử ra đời của thực tế ảo
VR ra đời từ 1962 tại Mỹ nhưng VR chỉ thực sự được phát triển và ứng dụng
rộng rãi trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của công nghệ phần mềm và
phần cứng hỗ trợ. Ngày nay VR đã trở thành một ngành công nghiệp và thị trường VR

tăng trưởng hàng năm khoảng 21% và đạt khoảng 3,4 tỷ $ năm 2005. Theo tổ chức
nghiên cứu thị trường toàn cầu Gartner đánh giá, VR đứng top 10 công nghệ chiến
lược.
3. Đặc tính cơ bản của hệ thống thực tế ảo
Một hệ thống VR có 3 đặc tính chính đó là: Tương tác (Interactive) – Đắm chìm
(Immersion) – Tưởng tượng (Imagination).

Hình 3: Đặc tính của 1 hệ thống VR

7


4. Các thành phần của một hệ thống thực tại ảo

Hình 4: Các thành phần của một hệ thống thực tế ảo

Thành phần chính của phần cứng của VR bao gồm 3 thành phần chính:
• Thiết bị đầu vào: được sử dụng để tương tác với môi trường ảo và các đối
tượng trong môi trường đó. Chúng gửi những tín hiệu đến hệ thống về
những cử động của người sử dụng, để trả về những phản ứng tương ứng
những hành động đó thông qua thiết bị đầu ra output devices) trong trong
thời gian thực để kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện
hữu và tương tác trong thế giới ảo.
• VR Engine: lựa chọn tuỳ theo yêu cầu của từng ứng dụng. Hiển thị hình
ảnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất và tốn nhiều thời gian nhất
trong một hệ thống VR. Việc lựa chọn VR Engine nào còn phục thuộc vào
lĩnh vực của ứng dụng, người dùng, các thiết bị đầu cuối và yêu cầu đầu ra
của hệ thống. Bởi vì nó chịu trách nhiệm tính toán, tạo ra các mô hình đồ
họa, dựng hình các đối tượng, ánh xạ, mô phỏng và hiển thị trong thời gian
thực.


• Thiết bị đầu ra: Các thiết bị đầu ra sẽ gửi các phản hồi từ VR engine và
chuyển nó đến người dung thông qua các thiết bị tương ứng để kích thích
các giác quan. Có thể phân loại thiết bị đầu ra dựa trên các giác quan là: đồ
8


họa (thị giác), âm thanh (thính giác), những cảm giác có được khi đụng
chạm, tiếp xúc bằng da qua tay, chân.... (xúc giác), mùi và hương vị.

9


II.

Các ứng dụng của AR, VR

Hiện nay thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) được áp dụng trên nhiều lĩnh vực
khác nhau trong cuộc sống để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Các
ứng dụng phổ biến nhất hiện nay như : Game, Giáo dục, Mua sắm, Du lịch, …

Tại Việt Nam hiện có khá nhiều công ty phát triển công nghệ thực tế ảo và có được thành
công ở một vài lĩnh vực hứa hẹn tương lại phát triển rộng rãi.
1. Game
Game thực tế ảo với trào lưu công nghệ thực tế ảo mới để đáp ứng nhu cầu thưởng
thức, trải nghiệm của người chơi với kính thực tế ảo VR hoặc triển khai rộng rãi trên
các nên tảng di động với Thực tế ảo Tăng cường AR, Đây là hướng mới được rất nhiều
nhà phát hành game phát triển, các công ty Marketing, các egency ứng dụng và đưa
vào khai thác trong các sự kiện Truyền thông marketing phù hợp với hướng phát triển
mới, các nội dung mới nổi bật, thu hút hơn.


Hình 5: Ứng dụng AR, VR trong Game

10


2. Di tích lịch sử

Hình 6: Tượng voi thời Lê - Nguyễn được tái hiện qua công nghệ VR

Việc số hóa các cổ vật, hiện vật, di tích, bảo tàng là việc làm rất cần thiết phù hợp
với xu hướng 4.0. Lưu trữ bản gốc, tái bản sẽ nhanh chóng và chính xác. Hơn thế nó
còn phục vụ cho việc trưng bày trong thời kỳ mới, để giới thiệu được nhanh, rộng ,hấp
dẫn hơn nhờ công nghệ mới nhất Thực tế ảo, từ bản số hóa (3D) của các hiện vật, cổ
vật, tranh ảnh.. Sẽ tạo ra các bảo tảng,di tích ảo 3D trên giải pháp đồng bộ từ website
3D, Kính thực tế ảo -VR ,Thực tế tăng cường -AR trên nền di động, để đáp ứng nhu
cầu trải nghiệm trước và tham quan bằng công nghệ mới nhất để thu hút khách tham
quan, du lịch mọi lúc mọi nơi.

11


3. Giáo dục

Hình 7: Sách tô màu 4D

Sách Tô Màu 4D thực tế ảo là sản phẩm giáo dục công nghệ mới rất hot tại Mỹ
và trên thế giới. Khi trẻ tô màu xong "hô biến" nó sẽ sống lại có thể chuyển động, giao
tiếp với người sử dụng thông qua ứng dụng trên smart phone, tabet. AR/VR giúp Giáo
dục đổi mới với cách thức giảng dạy, học trải nghiệm thực hành thực tế trên môi trường

số hóa, tránh tình trạng học chay, tăng hiệu quả, thu hút và lôi cuốn người học, không
hạn chế tiếp cận, mọi lúc mọi nơi. Các truyện, tranh, thiệp, catalo cũng sẽ trở nên khác
biệt với hiệu ứng thực tế ảo 4D sinh động, với nhiều ý tưởng sản phẩm, độc đáo hơn,
thu hút và hiệu quả hơn
4. Marketing

12


Hình 8: Ứng dụng trong marketing

Truyền thông quảng bá thương hiệu giờ đã có 1 lựa chọn tuyệt với khác ngoài các
cách truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào truyền thông một cách
sáng tạo dựa vào những đặc tính nổi bật của VR có thể thu được những kết quả đột phá
ngoài mong đợi, vídụ qua 1 trò chơi đua các loại ôtô để quảng bá thương hiệu cho một
hãng xe, hay ứng dụng thử đồ AR để quảng bá cho 1 hiệu thời trang. Sự mới mẻ, hấp
dẫn, lan tỏa nhanh chóng sẽ thu hút rất nhiều người tiếp xúc, thử, và chia sẻ.. Cho phép
tự trải nghiệm sản phẩm trước khi mua mọi nơi, mọi lúc, tích hợp tính năng mua hàng
- gọi là Marketing trải nghiệm, xóa hết khoảng cách địa lý, tiết kiệm thời gian,tăng sự
hài lòng thu hút truyền thông và lan tỏa thương hiệu như hãng xe Volvo, Land Rover
và hãng sơn Dulux.
5. Du lịch

13


Hình 9: Ứng dụng trong du lịch

Việc ứng dụng thực tế ảo trong du lịch là một đột phá mới, thu hút sự chú ý của
du khách tới các địa điểm du lịch của các địa phương. Công nghệ thực tế ảo sẽ phát

huy tối đa sự thu hút đó, tạo nên sự ấn tượng, thèm khát đến một địa điểm nào đó mà
họ chưa có điều kiện hoặc đang trong quá trình tham khảo chúng. Du lịch ảo hay du
lịch bằng thực tế ảo là bước tiến mới cho ngành du lịch là cơ hội để tạo ra sự khác biệt,
đột phá trong quảng bá, làm truyền thông theo cách mới phù hợp với xu thế phát triển
hiện nay, là hướng tiếp cận mới mà ngành du lịch cần hướng tới để quảng bá, thu hút
du khách và kết nối họ với du lịch địa phương đó một cách nhanh nhất, khác với các
cách làm truyển thống từ trước tới nay vẫn làm, và người ta gọi đó là "Du lịch trải
nghiệm" hay " Du lịch 4.0".

14


III.

Tài liệu tham khảo

[1].

Website của công ty cổ phần phát triển công nghệ thực tế ảo tại Việt Nam

/>[2].

/>
dang-ung-dung-vao-cuoc-song-nhu-the-nao.2627420/
[3].

/>
15




×