Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Biến đổi khí hậu tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.85 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Đề tài: “ Biến đổi khí hậu tác động đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp tư nhân.”

Nhóm: 04
Lớp: KTE404.4
Khóa: 56
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội, tháng 9 năm 2019

I.

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................1
4. Cấu trúc bài tiểu luận....................................................................................2
II. NỘI DUNG........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.....................................................3
1. Cơ sở lí luận, các khái niệm cơ bản..........................................................3
1.1.

Biến đổi khí hậu...................................................................................3



1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3

2. Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội....3
2.1. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở
nước ngoài......................................................................................................3
2.2.

Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH ở Việt Nam
..............................................................................................................5

3. Khoảng trống nghiên cứu..........................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN...................................................................8
1. Thực trạng của biến đổi khí hậu và kịch bản trong tương lai và các tác
động chung đến tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam.....................................8
1.1.

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam.............................................8

1.2.

Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng.....................................9

1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt
Nam ............................................................................................................10
1.3.1.


Tác động của nước biển dâng.......................................................10

1.3.2.

Tác động của sự tăng nhiệt độ......................................................11

1.3.3.

Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan...........................12

2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
................................................................................................................... 13
2.1.

Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy sản........13

2.1.1.

Tác động đến doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.......................13

2.1.2.

Tác động đến doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp.........................15

2.1.3.

Tác động đến doanh nghiệp sản xuất thủy sản..............................16



2.2.

Tác động đến các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch..............................17

2.2.1.

Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch................17

2.2.2.

Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải................19

2.2.3.

Các doanh nghiệp dịch vụ khác....................................................20

2.3.

Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp....................20

3. Kết luận thực trạng..................................................................................22
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CỦA DOANH NGHIỆP..................23
1. Giải pháp cho nền kinh tế..............................................................................23
2. Thích ứng với biến đổi khí hậu......................................................................24
3. Giảm nhẹ giảm thải.......................................................................................24
KẾT LUẬN............................................................................................................26
Tài liệu tham khảo..................................................................................................27
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 4
Họ tên
Phạm Thị Xuyến (nhóm trưởng)

Nguyễn Huyền Trang
Vũ Thị Hoạt
Nguyễn Quang Linh
Nguyễn Thị Châm
Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Thị Lan Hương
Nguyễn Thị Duyên
Võ Thị Thu Hằng
Phạm Thị Trang

Mã sv

Trang thực

Đánh giá

1711110792
1711110719
1711110285
1619110700
1711110084
1711110800
1711110310
1711110163
1711110225
1711110731

hiện
2.3
2.2

1,2(I)
3.2; 3.3
2.1
I
2(II)
1(II)
3(I)
3.1

hoạt động
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10


I.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay.
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến con người, đời sống kinh tế - xã
hội và môi trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải
chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí
hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều

nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn
cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả
về hệ thống tự nhiên, đời sống xã hội, nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Để nghiên cứu sâu hơn vấn đề nêu trên,
nhóm em quyết định chọn đề tài “ Biến đổi khí hậu tác động đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp tư nhân.”
Vì thời gian nghiên cứu, tài liệu, kiến thức còn hạn nên bài nghiên cứu không tránh
khỏi những thiếu sót kính mong sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, tư liệu và
thông tin liên quan rồi tổng hợp lại, sau đó phân tích và đánh giá vấn đề.
Bên cạnh đó tham khảo những tài liệu, đề tài đã được nghiên cứu về đề tài
này hoặc liên quan để có sự đánh giá, nhận xét vấn đề được chính xác hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Biến đổi khí hậu và tác động của nó đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được phân tích thành hai cấp độ. Cấp độ
lớn là nghiên cứu những vấn đề chung về biến đổi khí hậu mang tính chất
toàn cầu. Còn cấp độ vi mô là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động
-

kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.
Về thời gian: Các số liệu và thông tin trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được
lấy trong những năm từ cuối thế kỷ XX trở lại đây.
1


-


Về nội dung: Nội dung đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề lí luận, hiện
trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu lên tự nhiên,
con người, đời sống kinh tế xã hội. Từ đó tìm hiểu những ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và đề

xuất một số giải pháp.
4. Cấu trúc bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
I: Tổng quan nghiên cứu
II: Thực trạng và tác động của biến đổi khí hậu tác động đến các doanh nghiệp tư
nhân
III: Đề xuất, kiến nghị giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp tư nhân

II.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2


1. Cơ sở lí luận, các khái niệm cơ bản
1.1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.
Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả
năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến
hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, đến sức khỏe và phúc lợi của con

người.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp











Đối thủ cạnh tranh
Nhân tố Thị trường
Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư
Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Nhân tố môi trường tự nhiên
Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ
Nhân tố tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố vị trí địa lý
Môi trường chính trị - pháp luật
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

2. Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội
2.1. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở
nước ngoài
Cho đến nay, hàng loạt tác động tiềm tàng của BĐKH đã được xác định. Một số
nghiên cứu gần đây đã mô tả vấn đề này, gồm:



Ảnh hưởng của nước biển dâng do bão đến các thành phố ven biển



Ảnh hưởng của hiện tượng cực đoan (bão và nước dâng do bão, lũ lụt do
mưa lớn; cực nóng và hạn hán) đến cơ sở hạ tầng xây dựng;



Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe, sử dụng năng lượng,
nguồn tài nguyên, du lịch và di sản văn hóa, hệ sinh thái,…

3


Để đánh giá toàn diện tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đỏi hỏi phải đánh giá toàn diện các thành phần KT-XH và tự
nhiên. Tổng hợp các công trình nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu đến từng lĩnh vực cụ thể như sau:


Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp:

Biến đổi khí hậu đã gây nhiều tác động tiêu cực đến nông nghiệp, ảnh hưởng
tiêu cực đến năng suất cây trồng phụ thuộc vào vị trí địa lý của khu vực chủ yếu
do sự nóng lên và sự suy giảm tổng lượng mưa, xuất hiện nhiều sâu bệnh cho
cây trồng. Theo đó, các chỉ số quan trọng nhất thường được lựa chọn để đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp bao gồm: Mùa vụ cho cây
trồng; thời vụ cây trồng; năng suất cây trồng; yêu cầu nước tưới.



Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp và rừng:

Thể hiện trong các vấn đề: quỹ đất rừng và diện tích rừng, cơ cấu tổ chức rừng,
sinh khối rừng và chất lượng rừng, nguy cơ cháy rừng. Nhiệt độ tăng, thay đổi
về lượng mưa và thay đổi phân bố các yếu tố khí hậu, hạn hán, bão lũ sẽ có tác
động đến rừng. Bão, hạn hán và sóng nhiệt có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao của
cây, làm cho khu rừng dễ bị thiệt hại phụ, như nhiễm ký sinh trùng và nấm. Côn
trùng và mầm dịch bệnh thường được tạo điều kiện phát triển do khí hậu ấm lên.
Khi hệ sinh thái thay đổi, rừng và các loại khác sinh sống trong rừng thay đổi
theo điều kiện khí hậu thay đổi, thậm chí dễ bị rối loạn.


Tác động của BĐKH đến thủy sản và nuôi trồng thủy sản:

Các ngành hoạt động liên quan đến đánh bắt hải sản rất nhạy cảm đối với
BĐKH. Nhiệt độ ấm lên ở các vùng biển ấm kéo theo sự thay đổi về các dòng
hải lưu ven bờ và làm thay đổi phân bố nguồn thức ăn, do đó dẫn đến sự di cư
của các loài thủy sản. Quá trình axit hóa đại dương do nhiệt độ nóng lên cũng
làm thay đổi các động vật bậc thấp (nguồn thức ăn của cá) làm thay đổi năng
suất của cá. Sự xuất hiện, lây lan và mức độ nghiêm trọng của bệnh, ký sinh
trùng, các mầm bệnh, sự lây lan các loài mới do nước biển ấm lên cũng có thể có
khả năng gây thiệt hại cho ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

4





Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người

Tất cả các tác động môi trường và xã hội của BĐKH cuối cùng đều có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe con người thông qua thay đổi thời tiết, thay đổi chất lượng
nước, chất lượng không khí, lương thực phẩm, dịch vụ vệ sinh, sinh kế, cơ sở hạ
tầng và di cư. BĐKH có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hiện có cả tích cực và tiêu
cực và có thể xuất hiện những rủi ro sức khỏe mới với khu vực trước đây không
bị ảnh hưởng. BĐKH có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường đặt ra
những thách thức bổ sung để cung cấp dịch vụ nước và vệ sinh môi trường bền
vững, tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền qua thực phẩm, cũng như ảnh
hưởng đến sự phân bố của các bệnh truyền nhiễm.
Những tác động này bao gồm cả những tác động tiềm năng do BĐKH gây ra
với sản xuất, các dịch vụ kinh tế, chi phí nguyên liệu và đầu vào cho sản xuất,
chi phí cho các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và hoạt động kinh tế ở quy
mô lớn hơn.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH ở Việt Nam
Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2007) đã tập hợp các vấn đề về
BĐKH trong báo cáo điển hình “BĐKH và phát triển con người ở Việt Nam”, đã
đưa ra các nội dung: nghèo, thiên tai & BĐKH; các xu thế & dự báo về tính dễ
tổn thương về vật lý trước BĐKH như đất đai và khí hậu; Những biến đổi về
nhiệt độ và lượng mưa; Những biến đổi về lũ lụt và hạn hán; Thay đổi các hình
thái bão; Mực nước biển dâng; Các tác động đến nông nghiệp; Nghề cá và nuôi
trồng thuỷ sản; BĐKH và sức khỏe con người; tính dễ tổn thương do BĐKH
trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang thay đổi; chính sách ứng phó với BĐKH.
Dự án “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và
biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007), nhằm xây
dựng các kịch bản BĐKH cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá
những tác động của BĐKH đến các yếu tố như nhiệt độ, mưa;
Dự án “Lợi ích của thích nghi với BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và
nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn” (2005-2007) do Viện KH KTTV&MT

thực hiện đã xác định những lợi ích rõ rệt và nhiều mặt từ các nhà máy thuỷ điện
5


vừa và nhỏ là phát triển nông thôn, thích nghi với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH.
Mục tiêu cụ thể của dự án là: (1) Xác định được lợi ích của các nhà máy thuỷ
điện vừa và nhỏ trong việc thích nghi với BĐKH; (2) Phân tích và xác định
được lợi ích của thuỷ điện vừa và nhỏ đối với phát triển nông thôn trong vùng
nghiên cứu thí điểm; (3) Kiến nghị được các biện pháp giảm thiểu tác động đến
môi trường và đời sống của người dân do các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ gây
ra, đặc biệt đối với những cộng đồng dân nghèo;
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ
và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam” (20082010). Mục tiêu của đề tài là: (1) Làm rõ được những tác động của BĐKH đến
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam; và (2)
Đề xuất được các giải pháp chiến 15 lược nhằm thích ứng với BĐKH và giảm
nhẹ tác động xấu do BĐKH gây ra.
Như vậy, các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tại Việt Nam đã được
nhiều cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong nước và quốc tế
tiến hành từ những thập niên 90. Những nghiên cứu khởi đầu tập trung vào nhận
thức về BĐKH và phân tích xu thế BĐKH dựa theo các tài liệu quan trắc trong
lịch sử. Những nghiên cứu về sau đã đi sâu vào đánh giá tác động của BĐKH
đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực tự nhiên và địa phương
khác nhau. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp thích ứng
với BĐKH cho từng khu vực, lĩnh vực cụ thể.
3. Khoảng trống nghiên cứu
Khí hậu có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế
- xã hội (KT-XH). Khí hậu thay đổi làm thay đổi phương thức sản xuất, hoạt
động của con người. Thực tiễn cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan như
bão, mưa lớn diện rộng, hạn hán xảy ra nhiều hơn, lũ lụt và xâm nhập mặn ngày

càng nghiêm trọng. Tài nguyên nước ở trên thế giới cũng có sự biến động. Hạn
hán xuất hiện ở một số khu vực, trong khi một số khu vực khác bị ngập lụt.
Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng về giống loài, trữ lượng và
6


năng suất nuôi trồng thủy sản do thay đổi môi trường sống. Các di tích, danh
lam thắng cảnh, các khu công nghiệp, các công trình dân dụng, đường sá và khu
dân cư ven biển bị hủy hoại do nước biển dâng.
Việc đánh giá tác động của BĐKH đến kinh tế - xã hội đã được công bố
trong nhiều công trình nghiên cứu, nhưng hầu hết trên quy mô nhỏ và cho địa
phương cụ thể và từng địa phương cụ thể, chưa có các nghiên cứu, đánh giá tổng
thể và chi tiết, trong khi tác động của BĐKH đến toàn bộ quá trình sản xuất của
các doanh nghiệp tư nhân là rất rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp lợi ích của mỗi
doanh nghiệp. Các nghiên cứu về tác động của BĐKH ở Việt Nam nói chung
còn riêng lẻ, chưa thống nhất, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá
tổng hợp các nhân tố tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp tư nhân. Cùng với đó, vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được
nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn
hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước,
tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các
vấn đề xã hội.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1. Thực trạng của biến đổi khí hậu và kịch bản trong tương lai và các tác
động chung đến tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề

nhất của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí
hậu, tần suất và cường độ các thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn
về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi
trường.
1.1.

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Theo số liệu quan trắc, biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang ở tình trạng sau:
7


Nhiệt độ: Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh
trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ
1958-2014 tăng khoảng 0,62oC. Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế
tăng ít hơn so với các trạm ở sâu trong đất liền. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt
độ giữa các vùng và các mùa trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp
nhất vào mùa xuân. Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt
độ lớn nhất, khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất
Lượng mưa: Trong thời kỳ 1958-2014, lượng mưa năm tính trung bình cả
nước tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân;
giảm vào các tháng mùa thu. Nhìn chung, lượng mưa năm ở các khu vực phía Bắc
giảm (từ 5,8% ÷ 12,5%/57năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9% ÷
19,8%/57 năm). Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8%/57 năm);
khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất(12,5%/57 năm).
Gió mùa và một số hiện tượng cực đoan:



Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô.

Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam




Trung Bộ và Tây Nguyên
Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng.
Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị



thường.
Ảnh hưởng của El Nino và La Nina có xu thế tăng.

Mực nước biển:


Theo số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn: Mực nước tại hầu hết
các trạm đều có xu thế tăng, Giai đoạn 1993-2014, trung bình mực nước tại



các trạm có xu thế tăng khoảng 3,34mm/năm.
Theo số liệu vệ tinh giai đoạn 1993-2014: Mực nước trung bình toàn Biển
Đông có xu thế tăng (4,05±0,6mm/năm). Mực nước trung bình khu vực ven

1.2.

biển Việt Nam có xu thế tăng (3,50±0,7mm/năm).
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng


Nhiệt độ: Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm tăng 1,9÷2,4 oC ở
phía Bắc và 1,7÷1,9 oC ở phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, mức tăng 3,3÷4,0 oC ở
phía Bắc và 3,0÷3,5 oC ở phía Nam. Nhiệt độ cực trị có xu thế tăng rõ rệt.
8


Lượng mưa năm : Theo kịch bản RCP4.5, lượng mưa năm tăng phổ biến từ
5÷15%. Theo kịch bản RCP8.5, mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết Bắc
Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên. Giá trị trung bình của
lượng mưa 1 ngày lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam (10÷70%) so
với trung bình thời kỳ cơ sở.
Gió mùa và một số hiện tượng cực đoan:
Số lượng bão mạnh đến rất mạnh có xu thế tăng; gió mùa mùa hè có xu thế bắt
đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Mưa trong thời kỳ hoạt động của gió mùa có xu
hướng tăng. Số ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ đều giảm. Số ngày nắng nóng (Tx ≥ 35 oC) có xu thế tăng trên
phần lớn cả nước, lớn nhất là ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hạn hán
có thể trở nên khắc nghiệt hơn ở một số vùng do nhiệt độ tăng và khả năng giảm
lượng mưa trong mùa khô.
Mực nước biển dâng:
Theo kịch bản RCP4.5, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển
Việt Nam đến năm 2050 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm); đến năm 2100 là 53 cm (32 cm
÷ 76 cm), trong đó, khu vực ven biển từ Móng Cái - Hòn Dáu và Hòn Dáu - Đèo
Ngang có mực nước biển dâng thấp nhất là 55 cm (33 cm ÷ 78 cm), khu vực từ Mũi
Cà Mau – Kiên Giang là 53 cm (32 cm ÷ 75 cm), khu vực quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa lần lượt là 58 cm (36 cm ÷ 80 cm) và 57 cm (33 cm ÷ 83 cm).
Theo kịch bản RCP8.5, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển
Việt Nam đến năm 2050 là 25 cm (17 cm ÷ 35 cm); đến năm 2100 là 73 cm (49 cm
÷ 103 cm), trong đó, khu vực ven biển từ Móng Cái – Hòn Dáu và Hòn Dáu – Đèo

Ngang có mực nước biển dâng thấp nhất là 72 cm (49 cm ÷ 101 cm), khu vực từ
Mũi Cà Mau – Kiên Giang là 75 cm (52 cm ÷ 106 cm), khu vực quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa lần lượt là 78 cm (52 cm ÷ 107 cm), 77 cm (50 cm ÷ 107 cm).
1.3.

Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam

1.3.1. Tác động của nước biển dâng
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km 2 lãnh hải và trên 3.000
hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có
9


trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông
Hồng – Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm
phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa
khô. BĐKH và nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm
tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm
mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro
lớn đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng,
các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển.
Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng làm ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn,
ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây
dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát
triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng
thích ứng cao với nước biển dâng.
Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), khi mực nước
biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km 2,

chiếm 12,1 % tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả 17,1 triệu người sẽ mất đi
nơi sinh sống, chiếm 23,1 % dân số tại thời điểm báo cáo.
Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho Đồng bằng sông Cửu Long – một trong
những vựa lúa lớn nhất của khu vực và cả nước – bị thiệt hạinặng nề. Điều này đe
dọa an ninh lương thực không chỉ với Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, vì
Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Theo bản Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (năm
2015) nếu mực nước biển dâng 100 cm, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông
Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung
và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Với khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, sẽ có khoảng 39% diện tích bị ngập, ảnh hưởng tiêu cực
tới gần 35% dân số, nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng.

10


1.3.2. Tác động của sự tăng nhiệt độ
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển
các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay
đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn
đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay
đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí
không có vụ đông, vụ mùa thì kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật
canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ
cực đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm
tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng,
tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với
cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh

nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn
trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm.
Sự gia tăng nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng,
giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,... liên quan đến chi
phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản thiết bị, phương tiện, sức bền vật
liệu.
1.3.3. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan
Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và
cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả
các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng,
tố, lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho
sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên khốc liệt hơn
và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội hoặc xoá
11


đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển. Những khu vực được dự tính chịu
tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển
Trung Bộ, vùng núi Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long.
Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018, tỷ lệ tử vong do các hiện tượng
thời tiết cực đoan ở Việt Nam năm 2016 là 161, đứng thứ 11 trên thế giới. Giá trị
thiệt hại lên tới 4.037.704 triệu USD (tính theo sức mua tương đương -PPP) đứng
thứ 5; thiệt hại bình quân GDP theo % là 0,6782, đứng thứ 10 trên thế giới.
Ở Việt Nam, thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ
lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
cả nước. Trong giai đoạn 2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả
nước thấp nhất là 0,14% GDP (năm 2004) và cao nhất là 2% GDP (năm 2006). Tính
bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đã gây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng năm.
Theo các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường , đến cuối thế kỷ

21, sự gia tăng 1 m của mực nước biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm.
Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của tổ chức
DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại
khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không
có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP
vào năm 2030.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện
Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết, nếu
kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 20072050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH có thể ở mức 5,32% đến 5,39%
– tức là tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng không đáng kể. Nếu GDP vào năm 2050
của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD thì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40

12


tỷ USD vào năm 2050 – một thiệt hại tương đối lớn về giá trị tuyệt đối và có thể
giảm xuống nếu Việt Nam có chính sách ứng phó với BĐKH phù hợp và hiệu quả.
2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
2.1.

Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy sản

Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm trọng, mực nước biển dâng và
tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới nguồn cung ứng cho hoạt động sản xuất, điều
kiện thuận lợi trong sản xuất để các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy sản phát
triển ổn định hơn.
2.1.1. Tác động đến doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như:
đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm… nên sẽ là các

doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi biến đổi khí
hậu ở Việt Nam.
Thứ nhất, tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong
nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước tính khoảng 40% diện tích
đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích
của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Ngập lụt sẽ làm mất đất canh tác
ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam là đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng vì khoảng 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long
và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển.
Năm 2011, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu ha (trong đó có
4 triệu ha đất trồng lúa). Tính trên phạm vi cả nước, Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng
hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%) nếu mực nước biển dâng thêm 1m.
Thứ hai, tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện
tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều
là những vùng đất thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất
canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5
13


lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn,
chiếm 45% diện tích đất ở đồng bằng sông Cửu Long và ước tính rằng, có khoảng
85% người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần được hỗ trợ về nông nghiệp.
Thứ ba, nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố
của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có
xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ đông
có xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ. Ước tính
rằng, năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm
2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm

2020 và giảm 5% vào năm 2070 nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời và
hiệu quả.
Thứ tư, biến đổi khí hậu có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời
vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Biến đổi khí hâu
ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh
bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ,
thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị
thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và
các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía
núi cao và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị
thu hẹp lại. Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng
ở những độ cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 – 200km so với hiện
nay.
Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sẽ chịu tổn thất nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới năng
suất, sản lượng làm cho doanh thu của các doanh nghiệp này sụt giảm. Không chỉ
vậy, các doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí để khắc phục những thiệt hại do
biến đổi khí hậu gây ra. Các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra các chi phí để giảm tình
trạng ngập mặn, nghiên cứu phương pháp canh tác mới để nâng cao năng suất cũng
như khắc phục vấn đề về bệnh dịch và các vấn đề phát sinh khác. Việc bảo quản các
sản phẩm nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do khí hậu ngày càng nóng lên.
14


2.1.2. Tác động đến doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp
Thứ nhất, biến đổi khí hậu làm suy giảm quý đất rừng và diện tích rừng. Diện
tích rừng ngập mặt ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biển dâng. Nguy cơ
chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội
khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tác động lớn nhất đối với sản xuất lâm
nghiệp.

Thứ hai, biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng. Nhiệt độ ngày càng
tăng cao, lượng mưa, lượng bốc hơi, bão ngày cày nhiều, gia tăng các cực trị nhiệt
độ, cường độ mưa và suy giảm chỉ số ẩm ướt,… làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt
đới và ranh giới nhiệt đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch chuyển lên
cao, về phía đỉnh núi. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn,
rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh.
Thứ ba, biến đổi khí hậu làm suy giảm chất lượng rừng. Biến đổi khí hậu gây ra
sự phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai.
Các quá trình hoang mạc hóa làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất, chỉ số ẩm
ướt giảm đi gây ra suy giảm sinh khối trên hầu hết các loại rừng, đặc biệt là rừng
sản xuất. Số lượng quần thể của các loài động vật rừng, thực vật quý hiếm giảm sút
nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng.
Thứ tư, gia tăng nguy cơ cháy rừng do khí hậu ngày càng nóng lên và lượng bốc
hơi nhiều hơn, thời gian và cường độ khô hạn gia tăng. Chính vì vậy mà tăng khai
phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thường xuyên hơn.
Nói chung, các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp chịu nhiều tác động từ biến
đổi khí hậu. Diện tích rừng suy giảm làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp sụt giảm.
Không chỉ vậy, để bảo vệ rừng, các doanh nghiệp sẽ phải giảm thiểu hoạt động sản
xuất, đồng thời phải chịu các chi phí bảo vệ tài nguyên rừng, khắc phục các hậu quả
do biến đổi khí hậu gây ra, thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
2.1.3. Tác động đến doanh nghiệp sản xuất thủy sản

15


Năm 2018, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế
giới có nền kinh tế bị tổn thương cao nhất trước tác động của biến đổi khí hậu đối
với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Thứ nhất, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh trên biển. Nhiệt

độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú của loài thủy sản, quá trình khoáng hóa
và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật, làm cho thủy
sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác, ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản. Cường độ bão tăng kết hợp cường độ
dòng triều và sự sụt giảm nồng độ muối cũng giảm đi ảnh hưởng tới sinh thái một
số loài nhuyễn thể.
Thứ hai, biến đổi khí hậu tác động đến môi trường nuôi trồng thủy sản. Hàm
lượng Oxy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản. Các
điều kiện thủy lý và thủy hóa thay đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ
phát triển của thủy sinh. Một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừng ngập mặn
mất nơi sinh sống thích hợp. Ao hồ can kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi
trồng giảm đi rõ rệt.
Thứ ba, biến đổi khí hậu tác động đến kinh tế thủy sản. Suy giảm sản lượng và
chất lượng thủy sản biển cũng như thủy sản nước ngọt, diện tích nuôi trồng thủy
sản, thời gian đánh bắt và năng suất khai thác nghề cá trên biển. Chi phí tu sửa, bảo
dưỡng, xây dựng mới bến bãi, cảng cá, ngư cụ, tàu thuyền đều gia tăng đáng kể
Biến đổi khí hậu đối ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động khai thác và nuôi trồng
thủy sản. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thủy sản cũng chịu các tác động
không nhỏ. Sản lượng thủy sản và năng suất giảm khiến cho việc sản xuất trở nên
khó khăn hơn, gây sụt giảm doanh thu. Các bệnh dịch do biến đổi khí hậu gây ra
cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản của các doanh nghiệp,
khiến chất lượng giảm dẫn đến giá thành giảm. Không chỉ vậy, khí hậu nóng lên
làm các loại thủy sản không thích ứng kịp chết rất nhiều và việc bảo quản cũng
ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Doanh nghiệp phải chi các chi phí để xây
dựng các khu nuôi trồng thích hợp, các chi phí để bảo quản thủy sản.
2.2. Tác động đến các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch

16



Mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
dịch vụ không trực tiếp, không nhiều như các doanh nghiệp chế biến nông nghiệp,
doanh nghiệp công nghiệp nhưng cũng rất đáng kể. Và nó đã và đang có những tác
động tiêu cực lên một số hoạt động dịch vụ nhất là trong lĩnh vực du lịch, y tế, giao
thông vận chuyển,…
2.2.1. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch
Du lịch là một trong những ngành dễ bị tổn thương nhất từ biến đổi khí hậu
bởi hầu hết các hoạt động khai thác du lịch của Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên sẵn có. Biến đổi khí hậu tác động đến du lịch ở ba hình thức: Tác động
đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách
sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi đặc biệt là các hoạt động lữ hành bị trì hoãn, ảnh
hưởng do điều kiện thời tiết.


Hoạt động du lịch biển
Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3000 km, mang lại thế mạnh về du lịch

biển, du lịch nghỉ dưỡng. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn,
bão , lốc xoáy, lũ lụt, triều cường lớn) cộng thêm hiện tượng mực nước biển dâng
cao làm xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển các bãi biển đẹp, các bãi cát ven biển có
nguy cơ mất đi, một số địa hình cảnh quan đặc sắc có sức hấp dẫn với du khách có
nguy cơ ngập chìm và thay đổi cảnh quan theo hướng tiêu cực. Các di tích lịch sử
văn hóa, các công trình phục vụ du lịch bị xuống cấp do bão mạnh, các điều kiện về
nhiệt độ, độ ẩm. Ví dụ như khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5
năm hoạt động bởi xói lở do nước biển dâng. Phố cổ Hội An đứng trước nguy cơ bị
sạt lở và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tình
trạng xâm nhập mặn ngày càng phức tạp, mùa nước nổi đặc trưng của du lịch miền
Tây không còn theo chu kỳ. Tất cả những tác động kể trên ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, lượng khách du lịch đến các địa

điểm giảm, thất thường, làm suy giảm doanh thu, lợi nhuận của các khu vui chơi,
khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng phụ thuộc chủ yếu vào du lịch. Thậm chí, các
17


hiện tượng thời tiết cực đoan, xâm thực còn phá hỏng cơ sở hạ tầng kinh doanh của
chính các doanh nghiệp và hộ kinh doanh này, tốn chi phí tu sửa, bảo dưỡng. Nhiều
các chương trình du lịch, các dịch vụ lữ hành đến các vùng biển đã liên lục bị trì
hoãn do thời tiết gây thất thu khoản tiền lớn cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh các tác động tiêu cực thì biến đổi khí hậu cũng tạo cho du lịch biển
những cơ hội mới. Nhiệt độ tăng lên, mùa lạnh ngắn đi và mùa nóng dài thêm là
nhân tố gia tăng nhu cầu du lịch biển. Mùa tắm biển kéo dài hơn, trong thời gian
nắng nóng đỉnh điểm, các khu du lịch biển luôn ở trong tình trạng quá tải. Doanh
thu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng tăng nhanh gấp nhiều lần. Việc
không khí trong các thành phố lớn nóng bức, ngột ngạt hơn thì các khu nghỉ dưỡng
ven biển mát mẻ được khách du lịch ưa chuộng đem lại lợi nhuận khủng cho các
doanh nghiệp theo cùng với nó là dịch vụ lữ hành, ẩm thực, khu vui chơi giải trí
cũng có những nguồn thu đáng kể.


Hoạt động du lịch sinh thái và du lịch núi cao
Do Trái đất nóng lên, các vùng núi cao có nhiệt độ trung bình tăng lên, những

vùng có nhiệt độ lý tưởng, có sinh cảnh hấp dẫn, thích hợp cho du lịch ngày càng
thu hẹp. Ví dụ như nhiều thác nước nổi tiếng ở khu vực Tây Nguyên liên lục bị khô
hạn, cạn nước. Các di sản văn hóa vật chất và phi vật thể cũng bị ảnh hưởng như
Quần thể di tích kiến trúc Huế, phố cố Hội An, nhà vườn Huế bị mối mot, nấm mốc
có nguy cơ bị xuống cấp, nhiệt độ và độ ẩm cao làm mai một, thoái hóa các di sản,
di tích du lịch. Các tuyến đường dẫn đến các khu vực núi cao, khu vực tham quan
như Sa Pa, Bà Nà thường xuyên bị sạt lở đất gây khó khăn trong di chuyển, tạo tâm

lý e ngại cho khách du lịch. Từ đó, lượng khách du lịch đến các địa điểm này có
nguy cơ suy giảm do điểm đến không còn hấp dẫn, dẫn tới hoạt động khai thác,
kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn hơn, nguồn thu kém hơn dù đã đầu tư
chi phí cố định lớn, các doanh nghiệp vận tải phải chịu thêm nhiều chi phí, rủi ro do
điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên, cũng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất là ở khu vực đô thị,
nhu cầu đến các khu sinh thái nghỉ dưỡng, đến các vùng núi cao cũng tăng, đem lại
nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp phục vụ du lịch.
2.2.2. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải
18


Khi nước biển dâng cao, nhiều đoạn đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 qua
các tỉnh miền Trung, đường giao thông nội bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
và đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền Trung có thể bị ngập. 70 cảng biển
lớn nhỏ và hơn 20 cảng hàng không có mặt bằng khá thấp cũng có thể rơi vào tình
trang ngập lụt. Mưa lớn, bão lũ có thể gây phá vỡ kết cấu đường, sạt lở ở các vùng
núi. Nắng nóng nhiều hơn, góp phần thúc đẩy sự thoái hóa và hư hại của các công
trình giao thông vận tải các loại. Cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng đồng
nghĩa với việc các doanh nghiệp vận tải phải chịu nhiều chi phí hơn cho sự chậm trễ
về thời gian, khấu hao phương tiện vận tải. Các cảng biển bị ngập, ách tắc đường
vận chuyển ven biển, tàu vận chuyển không thể ra vào dẫn đến trễ giờ, trễ chuyến
làm tăng chi phí phát sinh, thời gian giao nhận hàng chậm trễ ảnh hưởng đến uy tín,
dịch vụ của doanh nghiệp, gián tiếp tác động tiêu cực đến giao lưu thương mại, hội
nhập qua hệ thống cảng biển.
Nắng nóng sẽ nhiều hơn cũng ảnh hưởng đến nhiều hoạt động giao thông bao
gồm thiết bị, động cơ và phương tiện. Tốc độ nóng lên nhanh hơn và thời gian duy
trì nhiệt độ cao dài hơn làm gia tăng chi phí điều hòa nhiệt độ, nhất là trong vận
chuyển hành khách. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, biến đổi khí hậu với nhiệt độ tăng
lên đến 2-30C, chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu suất giao thông vận tải về thời gian

cũng như về kinh tế. Chi phí khấu hao cho phương tiện vận tải tăng lên, nhiều chi
phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Khi thiên tai tăng lên về tần số cũng về cường độ, nguy cơ rủi ro đối với giao
thông vận tải cũng tăng lên, đặc biệt là giao thông thủy, đường sông và hàng không.
Thời tiết xấu xảy ra, hàng loạt chuyến bay phải trì hoãn, khách hàng bị tắc nghẽn tại
các sân bay, giảm sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp. Các hãng hàng
không phải chịu nhiều tổn thất trong việc hủy chuyến, bổ sung chuyến, đảm bảo chỗ
ăn nghỉ cho hành khách trong suốt thời gian chờ. Ngoài ra, trong vận tải hành
khách, hàng hóa các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, nhất là khi các
hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều.
2.2.3. Các doanh nghiệp dịch vụ khác
Dưới tác động của biến đổi khí hậu: nhiệt độ cao, độ ẩm cao cũng như hiện
tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, giông lốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ
19


thống lưới điện, cơ sở hạ tầng viễn thông, internet. Các doanh nghiệp này phải chịu
thêm nhiều chi phí sửa chữa, nâng cấp, khắc phục hậu quả.
2.3. Tác động đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới trước những
tác động của biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng lớn không kém dẫn đến kết quả kinh doanh không được như mong muốn.
Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm trọng, mực nước biển dâng và tăng
tần suất xuất hiện bão đe dọa tới nguồn cung ứng cho sản xuất, điều kiện thuận lợi
trong sản xuất để các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phát triển ổn định hơn.
Theo phân nhóm công nghiệp nước ta hiện nay có 4 ngành thuộc nhóm công
nghệ khai thác, 23 ngành thuộc nhóm công nghệ chế biến và 2 ngành thuộc nhóm
sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước,… Cũng như các nước trên thế giới ở nước
ta, cơ cấu các ngành công nghiệp luôn luôn có sự chuyển dịch kịp thời phù hợp với
mọi biến động về tự nhiên cũng như về kinh tế - xã hội trong nước và ngoài nước.

Trong những năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đang có
xu hướng chậm lại, từ trung bình 14,3%/năm của giai đoạn 2006 - 2010 giảm xuống
10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và giảm hầu hết trong các nhóm ngành công
nghiệp; tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp giai đoạn 2006 2015 khoảng 2,4%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là
3,9%. Từ đấy có thể thấy, tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam chưa được bền
vững, một trong những vấn đề ảnh hưởng đến kết quả của cả ngành công nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng hiện nay là biến đổi khí
hậu.
Cụ thể, biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng khoảng 1m vào cuối thế kỷ
21 sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp bị ngập, thấp nhất là trên 10% diện tích,
cao nhất là khoảng 67% diện tích.
Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc sẽ bị suy giảm đáng kể vì không được
tiếp ứng từ các vùng nguyên liệu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn bị
ngập lụt nặng nề nhất ở Việt Nam. Điều này dẫn tới vấn đề thiếu nguồn cung cho
các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời chi phí để mua được nguyên vật liệu ngày
20


càng tăng cao dẫn tới lợi nhuận giảm. Đồng thời, càng gây sức ép đến việc chuyển
dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ lệ công nghiệp chế
biến, công nghệ cao.
Tại hội nghị, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cho biết, nếu con
người tiếp tục phát thải khí CO2 như hiện nay thì giai đoạn 2030-2052 nhiệt độ toàn
cầu sẽ tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ tăng làm tăng
tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp: tăng chi phí thông gió, làm mát
hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. Tiêu thụ
điện cho sinh hoạt, sản xuất gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công
nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kể khi nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng.
Từ đó thấy được lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng giảm đáng kể

do chi phí ngày càng tăng cao và phát sinh thêm nhiều vấn đề khác.
Mưa bão thất thường và nước biển dâng sẽ tác động tiêu cực đến quá trình
vận hành, khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện, dàn khoan, đường ống
dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu chuyên chở dầu; làm gia tăng chi phí
bảo dưỡng và sửa chữa các công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việc cung cấp,
tiêu thụ năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia.
Chắc chắn rằng, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp
trọng điểm: khai thác than, khai thác dầu khí và chế biến lương thực, thực phẩm.
Khai thác than antraxit ở Quảng Ninh cũng như triển vọng khai thác than nâu ở
đồng bằng sông Hồng vốn đã khó khăn về kỹ thuật, sẽ càng khó khăn hơn trong
hoàn cảnh nước biển dâng cao, bão lụt nhiều hơn. Khai thác dầu khí ở các bể trầm
tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, công nghiệp lọc – hóa dầu ở Quảng Ngãi, Phú
Yên, dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ các mỏ Lan Đô, Lan Tây về cho các tuốc bin
khí của các nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau đều phải tăng thêm chi phí vận hành,
bảo dưỡng, duy tu máy móc, phương tiện. Công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm cũng gặp nhiều trở ngại do những biến đổi thất thường về thời tiết đối với quá
trình chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, chế biến hải sản, thủy sản.
3. Kết luận thực trạng
21


Biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trong giai
đoạn hiện nay.Việt Nam là nước đang phát triển lại phải hứng chịu nhiều tác động
của biến đổi khí hâu . Theo đánh giá của ngân hàng thế giới,Việt Nam nằm trong số
5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với những chứng cớ rõ
rang như sự tăng lên của nhiệt độ trung bình năm và hiện tượng thời tiết bất
thường,mực nước biển dâng và sự thay đổi lượng mưa hàng năm. Xu hướng biến
đổi khí hậu sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều yếu tố khác.Vấn đề nhức nhối mà các
doanh nghiệp cần phải quan tâm chính là, chất lượng môi trường có thể làm phát
sinh những chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua những vấn đề liên

quan đến sức lao động, chi phí ngoại ứng đối với nguồn nguyên, vật liệu và làm
tăng giá thành sản phẩm từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh.Hơn thế nữa, chất
lượng môi trường không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững trong hoạt động
kinh doanh. Những bất ổn này có thể là sự bất ổn về nguồn cung cho sản xuất kinh
doanh, những bất ổn phát sinh từ thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra cho các
chủ thể kinh doanh. Rõ ràng,biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến tăng trưởng
kinh tế, an sinh xã hội ở mỗi quốc gia nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tư nhân nói riêng. Hơn ai hết, bản than các doanh nghiệp phải đưa ra những
giải pháp, chiến lược để hạn chế tối đa tác động của biến đổi khí hậu một cách kịp
thời và hiệu quả.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CỦA DOANH NGHIỆP
Với mục tiêu ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bên
cạnh những chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra, bản thân các
doanh nghiệp cũng cần nêu cao ý thức và đưa ra những biện pháp hợp lý và hiệu
quả để hạn chế mức độ ô nhiễm gây ra cho môi trường xung quanh, góp phần vào
hạn chế tốc độ diễn biến nhanh của vấn đề nhức nhối này. Điều này sẽ giúp xây
dựng hình ảnh tốt của doanh nghiệp và tăng cường lợi ích của chủ doanh nghiệp,
công nhân, nhà cung ứng cũng như khách hàng tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp có
thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận và bớt bị động khi các chi phí bất ổn phát sinh.
1. Giải pháp cho nền kinh tế

22


×